Đồ án Công nghệ JavaFX

 JavaFX là một nền tảng được phát triển cho việc xây dựng các ứng dụng và cung cấp nội dung cho người dùng đầu cuối.Với thiết kế cho phép dễ dàng xây dựng và triển khai các rich internet applications (RIAs) cùng với thành phần media khác,nền tảng JavaFX đảm bảo rằng giao diện và chức năng của các RIAs sẽ phù hợp trên các môi trường luôn thay đổi.  JavaFX 1.0 được giới thiệu ngày 4/12/2008.Và đến 1/1/2009 đã có hơn 100,000 lượt download các công cụ và SDK.Hiện nay JavaFX đã có trên hơn 50 triệu máy tính.  JavaFX tương thích hoàn toàn với Java Runtime và có được ưu thế về khả thực thi và tính phổ biến của Sun's Java Runtime Environment(hiện đã được cài đặt trên hành tỉ thiết bị trên toàn thế giới).Thêm vào đó JavaFX sẽ thúc đẩy năng suất làm việc và sự cộng giữa các nhà phát triển ứng dụng và đội ngũ thiết kế đồ họa.

docx105 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5507 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Công nghệ JavaFX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ Án Công Nghệ Phần Mền Công Nghệ JavaFX Date [September 22, 2010] Version [1.0] Status [Approved] Author [Lê Hồng Danh, PM, SA] Approved by [Nguyễn Thị Thanh Thủy, Director] Revision History Date Version Description Author Giới Thiệu Chung: JavaFX là một nền tảng được phát triển cho việc xây dựng các ứng dụng và cung cấp nội dung cho người dùng đầu cuối.Với thiết kế cho phép dễ dàng xây dựng và triển khai các rich internet applications (RIAs) cùng với thành phần media khác,nền tảng JavaFX đảm bảo rằng giao diện và chức năng của các RIAs sẽ phù hợp trên các môi trường luôn thay đổi. JavaFX 1.0 được giới thiệu ngày 4/12/2008.Và đến 1/1/2009 đã có hơn 100,000 lượt download các công cụ và SDK.Hiện nay JavaFX đã có trên hơn 50 triệu máy tính. JavaFX tương thích hoàn toàn với Java Runtime và có được ưu thế về khả thực thi và tính phổ biến của Sun's Java Runtime Environment(hiện đã được cài đặt trên hành tỉ thiết bị trên toàn thế giới).Thêm vào đó JavaFX sẽ thúc đẩy năng suất làm việc và sự cộng giữa các nhà phát triển ứng dụng và đội ngũ thiết kế đồ họa. Những Đặc Điểm Nỗi Bật Của JavaFX: xpressive RIA platform for all screens: JavaFX cung cấp một mô hình phát triển và triển khai thống nhất cho việc xây dựng ứng dụng nhúng các thành phần như âm thanh, video, đồ họa, văn bản và các dịch vụ web. JavaFX để cho người phát triển sáng tạo chương trình trong một tầm nhìn ngữ cảnh, như vậy giúp họ mang những ý tưởng của họ vào đời sống nhanh hơn và tốt hơn. Broadest market reach and deepest system features: Triển khai trên hàng tỉ thiết bị, người phát triển có thể nâng cao sức mạnh, tính thành thục, thi hành và có mặt ở bất cứ nơi nào có Java Virtual Machine. Các ứng dụng JavaFX có thuận lợi là nâng cao khả năng thi hành những đặc trưng của JAVA như HotSpot Virtual Machine, trình dọn rác, và các thư viện lập trình chuyên nghiệp. JavaFX còn cung cấp môi trường đồ họa, âm thanh và xử lý video chuyên nghiệp, với sự hỗ trợ tăng tốc phần cứng. Creativity without boundaries: JavaFX làm cho việc kết hợp các video, âm thanh, đồ họa, hoạt họa và văn bản trở nên dễ dàng. Ứng dụng có thể bao gồm âm thanh/video và đồ họa 2 chiều với phối cảnh 3 chiều (đồ họa 3 chiều thật sắp có) và văn bản, với nhiều hiệu ứng và sự biến đổi. Hoạt họa chuyên nghiệp với các đặc trưng như các đường thời gian, các khóa khung (keyframe), và đường đi giúp các đối tượng hoạt họa đi theo bất cứ thiết kế chuyển động nào. Synergy between developers and designers: JavaFX giúp người thiết kế đồ họa và người phát triển nhanh chóng, dễ dàng, không giới hạn kết hợp các tài nguyên đồ họa và media trong quá trình sáng tạo đồng thời giảm công sức bỏ ra.JavaFX làm giảm thời gian sản xuất bằng cách cho phép người thiết kế đồ họa tạo ra hiệu ứng và nội dung trên những công cụ như Adobe Photoshop và Adobe Illustrator, và mã hóa và đưa ra những hiệu ứng và nội dung cho đa màn hình với sự thông minh, tổ chức và ứng xử đơn giản. Preserve investment in Java: Người phát triển Java có thể giữ lại những đầu tư hiện tại bằng cách dùng lại thư viện Java trong các ứng dụng JavaFX. Cộng thêm, JavaFX còn có khả năng chạy trên các thiết bị di động. Từ một chỗ đứng phát triển, người phát triển Java có thể tiếp tục ảnh hưởng đến Java toàn cầu với nền tảng hiểu biết và thị trường rộng lớn. JavaFX sẽ là sức mạnh đằng sau “thương hiệu” và kinh nghiệm giàu có khi nó ảnh hưởng đến việc đầu tư công nghệ hiện tại của các doanh nghiệp. Simple, declarative language for creative minds: Ứng dụng JavaFX được viết trên JavaFX Script, một ngôn ngữ được thiết kế cho người phát triển Web và người thiết kế công nghệ. Nó thật đơn giản, dễ học, người phát triển có thể viết code, mà nó được bố trí rất gần với giao diện người dùng. JavaFX Script có một sự ràng buộc dữ liệu mạnh mẽ, là một cú pháp đơn giản cho việc đồng bộ trạng thái của nhiều đối tượng, vì vậy cho phép các thành phần giao diện người dùng tự động thay đổi trạng thái với những thay đổi của dữ liệu cơ bản. One-click conversion: The JavaFX Production Suite chứa dựng các tools và các plugin cho Adobe Photoshop và Adobe Illustrator, hỗ trợ người thiết kế sáng tạo không biên giới và xuất ra các đối tượng đồ họa từ công cụ hiện tại thành định dạng của JavaFX. Các Plugin cung cấp một preview của các nội dung được chuyển đổi, giúp người thiết kế chỉnh sửa bất cứ những gì cần thiết trước khi chuyển đổi. Còn bao gồm cả JavaFX Media Factory, hỗ trợ người thiết kế làm việc với Scalable Vector Graphics (SVG) như là Inkscape để chuyển đổi các đối tượng đồ họa của họ thành định dạng của JavaFX rất tốt. Mobile Emulator Provides Most Expressive Content Testing: JavaFX 1.1 SDK được đưa ra hiện nay bao gồm JavaFX Mobile Emulator hỗ trợ người lập trình bắt đầu sáng tạo một cách chuyên nghiệp và kiểm thử trên di dộng. The Desktop Runtime cũng được update để tăng tốc độ xử lý và sự ổn định nhằm mang lại sự hỗ trợ tốt nhất trong việc phát triển ứng dụng mobile và desktop từ một nền tảng mã nguồn duy nhất. JavaFX Platform Components: Nền tảng JavaFX bao gồm một ngôn ngữ khai báo đơn giản có tên là JavaFX Script,tập hợp các công cụ phát triển,đồ họa,media và các thư viện hỗ trợ âm thanh,và môi trường thực thi.Điều này đảm bảo rằng ứng dụng có thể cung cấp một giao diện phù hợp và tạo ra cảm giác không giới hạn vào thiết bị đầu cuối. Công Cụ Phát Triển. Dưới đây là các gói công cụ mà chúng ta có thể sử dụng để phát triển ứng dụng JavaFX.Hình dưới minh họa cho các gói download, và tiếp theo sau là nội dung chi tiết mô tả thành phần của các gói. Download JDK JavaFX: Eclipse: NetBeans: NetBeans IDE 6.5 for JavaFX 1.1 Công nghệ JavaFX kết hợp với NetBeans IDE,một môi trường phát triển ứng dụng hoàn thiện và mạnh mẽ cho phép dễ dàng xây dựng,xem trước,kiểm lỗi các ứng dụng JavaFX. NetBeans IDE for JavaFX rất dễ dàng sử dụng nó bao gồm cả JavaFX SDK và rất nhiều các ví dụ cơ bản.Ngoài ra NetBeans editor hỗ trợ kéo thả các thành phần giúp chúng ta dễ dàng thêm các biểu thức JavaFX bao gồm cả các hiệu ứng,animation và transformations. JavaFX 1.1 Plugin for NetBeans Nếu hiện tại bạn đang sử dụng NetBeans IDE 6.5,bạn có thể thêm vào JavaFX 1.1 plugin để NetBeans có thể hỗ trợ việc phát triển ứng dụng JavaFX. Designer Bundle Gói thiết kế JavaFX 1.1 Production Suite,một gói download riêng lẽ bao gồm các công cụ thiết kế hỗ trợ đắc lực cho các nhà phát triển. JavaFX 1.1 Plugin for Adobe Photoshop and JavaFX 1.1 Plugin for Adobe Illustrator Plugins for Adobe Photoshop CS3 and Adobe Illustrator CS3 hỗ trợ chuyển đổi các tài nguyên đồ họa từ công cụ thiết kế sang định dạng của JavaFX. Nhà phát triển có thể bắt đầu xây dựng ứng dụng của họ dựa trên các tài nguyên mà đội ngũ thiết kế tạo ra.Khi việc thiết kế đồ họa được tách rời,nó sẽ dễ dàng cho đội ngũ phát triển cập nhật các thay đổi về đồ họa cho các phiên bản của ứng dụng. Khi người thiết kế lưu lại các thiết kế ở định dạng JavaFX họ có thế xem xét và đánh giá mức độ phù hợp của thiết kế với từng thiết bị(Desktop hoặc Mobile).Ngoài ra các công cụ còn hỗ trợ tối ưu kích thước của các đối tượng đồ họa nhằm mang lại tính tương thích tốt nhất cho từng môi trường mà ứng dụng sẽ thực thi. JavaFX 1.1 Media Factory JavaFX 1.1 Media Factory bao gồm 2 công cụ sau: SVG Converter: Chuyển định dạng đồ họa SVG sang định dạng của JavaFX  JavaFX Graphics Viewer:Công cụ cho phép xem trước các thiết kế đồ họa sau khi được chuyển sang định dạng của JavaFX. JavaFX Graphics Viewer còn cho phép ta xem trước các thiết kế đồ họa trên cả 2 môi trường Desktop và Mobile. Stand-alone SDK Nếu bạn muốn sử dụng một công cụ khác,hoặc phát triển trực tiếp từ môi trường command line,bạn có thể download gói stand-alone SDK. JavaFX 1.1 SDK: The SDK bao gồm các thành phần sau đây : JavaFX 1.1 Desktop Runtime JavaFX 1.1 Mobile Emulator (for Windows) JavaFX 1.1 APIs JavaFX 1.1 Compiler JavaFX API documentation Samples Khởi động cùng JavaFX Bạn đã sẵng sàng khám phá thế giới của JavaFX chưa? Chương này sẽ mô tả các ứng dụng cần được cài đặt vào hệ thống trước khi chúng ta bắt đầu các bài học tiếp theo. Ngoài ra chúng ta cũng sẽ có thêm một vài chỉ dẫn cho NetBeans IDE và Command line về cách biên dịch và chạy thử các ứng dụng đầu tiên. Nội dung của chương này bao gồm 3 phần: Bước 1: Tải về và cài đặt JDK Bước 2: Lựa chọn môi trường phát triển ứng dụng Bước 3: Tải về và cài đặt trình biên dịch,môi trường thực thi Bước 1: Tải về và cài đặt JDK: Ngôn ngữ lập trình JavaFX phát triển dựa trên nền tảng Java vì vậy trước bạn phải cài đặt JDK 5 hoặc JDK 6(6 thì nhanh hơn) trên hệ thống của mình.Nếu máy tính của bạn chưa có JDK hãy tải về và cài đặt trước khi bắt đầu làm việc với JavaFX(download and install JDK 6 or JDK 5). Bước 2: Lựa chọn môi trường phát triển ứng dụng: Hiện nay có 2 trường phát triển ứng dụng cho bạn lựa chọn:Phát triển ứng dụng bằng một IDE(môi trường phát triển ứng dụng tích hợp) hoặc sử dụng một trình soạn thảo văn bản thuần túy.Sự lựa chọn là tùy thuộc vào bạn.Một vài thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có được một sự lựa chọn phù hợp: Một IDE cung cấp cho bạn một môi trường phát triển tích hợp tất cả trong một.Bạn download một gói phần mềm hoặc chỉ một plug-in của ứng dụng,sau đó bạn sẽ có được tất cả những gì mình cần:biên dịch,thực thi,bắt lỗi ứng dụng.IDE còn cung cấp rất nhiều tính năng hữu ích như giao diện đồ họa(GUI),phát sinh mã tự động,xem mã theo nhiều định dạng khác nhau.Ngoài ra IDE còn chỉ ra các lỗi,thay đổi màu của các từ khóa giúp chúng ta dễ dàng hơn trong công việc.Một trong những IDE hỗ trợ JavaFX hiện nay là Netbeans 6.9.1.Website của Netbeans sẽ cung cấp thêm cho bạn thông tin về cách tải về,cài đặt và cấu hình IDE. Trình soạn thảo văn bản thuần túy cung cấp cho ta sự đơn giản và rõ ràng.Những lập trình viên giàu kinh nghiệm thường có một trình soạn thảo ưa thích và giúp họ làm việc ở bất cứ nơi nào họ muốn.Nếu bạn đã có một trình soạn thảo hoàn hảo cho riêng mình,hãy hoàn toàn yên tâm.Bạn có thể tải về các ví dụ mẫu(fx source file) và làm việc với chúng bằng chính trình soạn thảo của mình. Bước 3: Tải về và cài đặt trình biên dịch,môi trường thực thi JavaFX là một ngôn ngữ biên dịch,điều đó có nghĩa là tất cả các mã nguồn mà bạn viết trước tiên phải được dịch sang Java bytecode(ngôn ngữ của máy ảo Java) rồi sau đó mới có thể thực thi trên hệ thống.Điều này không phụ thuộc vào bất cứ môi trường phát triển nào.Sau khi cài đặt JDK và chọn một môi trường phát triển cụ thể,bạn sẽ phải tải về và cài đặt trình biên dịch và môi trường thực thi JavaFX.Cách tốt nhất để có được phần mềm này là tải về toàn bộ gói JavaFX SDK,nó bao gồm NetBeans IDE,trình biên dịch,môi trường thực thi và một số công cụ khác. Một cách đơn giản khác là tải về latest compiler binary từ website của dự án openjfx.Bản thân trình biên dịch cũng được viết bằng ngôn ngữ Java;Việc cài đặt và biên dịch lại các class sẽ giúp bạn có một cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về JavaFX.Thông tin chi tiết có thể tìm thấy tại PlanetJFX Wiki. Cuối cùng,Nếu bạn muốn có cho riêng mình một trình biên bịch và các công cụ hãy tham gia vào OpenJFX Compiler Project.Tạo cho chính bạn một project và tất cả những gì mình muốn. Làm việc với NetBens IDE Nếu bạn lựa chọn NetBeans IDE 6.9.1 làm môi trướng phát triển của mình,bạn có thể dùng các hướng dẫn dưới đây để tạo một Project đơn giản đầu tiên: Bước 1: Mở NetBeansIDE 6.9.1 và chọn File | New Project. Khi khung của cửa sồ new project xuất hiện bạn chọn JavaFX ở phía bên trái, phần bên phải có 3 lựa chọn giúp bạn viết ứng dụng nào. Bước 2: Bước 2.1:Chọn ứng dụng JavaFX Script Application là những ứng dụng chủ yếu viết JavaFX Script không có giao diện đồ họa hay trên những thiết bị di động. Bước 2.1.1:Đặt tên cho project và nơi lưu trử: Bước 2.1.2: Chọn finish để tạo bắt đầu tạo project. Bước 2.1.3: Để chạy ứng dụng các bạn quan sát và tìm nhấn vào nút màu xanh hình tam giác dưới đây: Bước 2.2: Chọn ứng dụng JavaFX Desktop Business Application giành cho những người chuyên về thiết kế giao diện hơn gì nó hổ trợ giao diện kéo thả từ netbeans 6.9.1 trở đi mới hổ trợ. Các bước tạo tên project và nơi lưu trử tương tự với ứng dụng JavaFX Script Application. Bước 2.2.1: Ở đây ta quan sát được ở giửa là giao diện người design thiết kế phía bên trái là các control dung cho thiết kế: Đồng thời có thể xem được code trong quá trình thao tác chọn vào tab source: Bước 2.2.2: Chạy ứng dụng tương tự như chạy ứng dụng trên. Bước 2.3: Chọn ứng dụng JavaFX Mobile Business Application dung để viết code chạy trên nền của mobile cách làm tương tư như trên ứng dụng JavaFX Desktop Business Application. Làm việc từ giao diện dòng lệnh Nếu bạn làm việc với giao diện dòng lệnh,lưu file giã sử bạn tao ra file calculator.fx vào thư mục bạn muốn.Phải chắc chắn rằng JDK và JavaFX SDK đã được cài đặt và đang kí vào Path, bạn chỉ đơn giản thực hiện quá trình biên dịch bằng lệnh: javafxc calculator.fx Sau quá trình biên dịch,bạn sẽ thấy file Java bytecode tương ứng được tạo ra và lưu lại với tên calculator.class .Ngoài ra bạn cũng sẽ thấy một file khác cũng được tạo ra calculator$Intf.class. Đây là file hỗ trợ cho việc thực thi ứng dụng,bạn có thể bỏ qua nhưng đừng xóa nó. Bạn có thể thực thi file class vừa biên dịch trên máy ảo Java bằng lệnh: javafx calculator Kết quả sẽ xuất ra như sau: 100 + 2 = 102 100 - 2 = 98 100 * 2 = 200 100 / 2 = 50  Ứng dụng này có thể rất nhỏ,nhưng nó đã giới thiệu cho bạn một cái nhìn tổng quát nhất về cấu trúc của ngôn ngữ.Hiểu rõ cấu trúc này là bước đầu tiên trong quá trình chinh phục ngôn ngữ JavaFX.  Viết kịch bản. Bài này cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về ngôn ngữ lập trình JavaFX Script. Ở chương này bạn sẽ có được những kiến thức cơ bản về khai báo biến và các hàm, bằng cách viết một máy tính đơn giản chạy từ cửa sổ dòng lệnh. Mỗi phần sẽ giới thiệu một khái niệm lõi mới, thảo luận nó, cung cấp đoạn mã ví dụ mà bạn có thể biên dịch và chạy. Quá trình thảo luận còn bao gồm việc trích dẫn mã trong các ứng dụng thực sự nhằm làm rõ hơn cách mà từng cấu trúc cụ thể được sử dụng trên môi trường SDK. Nội dung của chương này bao gồm 5 phần: Khai báo các biến Script. Khai báo và gọi các hàm Script. Truyền đối số vào các hàm Script. Giá trị trả về từ các hàm Script. Truy suất các đối số từ cửa sổ dòng lệnh. Khai báo các biến Script: Bài học trước đã hướng dẫn bạn cách cài đặt môi trường phát triển;bây giờ chúng ta sẽ có một cái nhìn gần hơn về mã nguồn của file calculator.fx. Đoạn mã màu đỏ thực hiện việc khai báo biến của chương trình. Biến Script được khai báo bằng từ khóa var hay def. Sự khác biết giữa hai cách khai báo là: biến var có thể gán giá trị mới xuyên suốt chương trình, ngược lại biến def là một hằng số,giá trị sẽ được gán khi khai báo và không thay đổi trong suốt quá trình thực thi. Ở đây chúng ta gán giá trị cho numOne và numTwo,nhưng không khởi tạo giá trị cho result bởi vì biến này sẽ được dùng để lưu giữ kết quả của việc tính toán. def numOne = 100; def numTwo = 2; var result; add(); subtract(); multiply(); divide(); function add() { result = numOne + numTwo; println("{numOne} + {numTwo} = {result}"); } function subtract() { result = numOne - numTwo; println("{numOne} - {numTwo} = {result}"); } function multiply() { result = numOne * numTwo; println("{numOne} * {numTwo} = {result}"); } function divide() { result = numOne / numTwo; println("{numOne} / {numTwo} = {result}"); } Bạn có thể thấy rằng chúng ta không cần phải khai báo rõ ràng kiểu dữ liệu của các biến(kể cả các chuỗi kí tự hoặc các kiểu dữ liệu khác).Trình biên dịch hoàn toàn đủ khả năng nhận biết biến sẽ được dùng để lưu trữ loại dữ liệu nào.Đây là tính type inference.Type inference làm cho công việc của bạn trở nên dễ dành hơn bởi vì bạn không còn phải lo lắng về việc khai báo kiểu dữ liệu phù hợp cho từng biến số. Real-World Example: Effects Playground Hình ở trên thể hiện demo ứng dụng "Effects Playground". Đoạn mã bên phải thể hiện một vài biến script. Bạn sẽ không hiểu toàn bộ đoạn mã này,nhưng những dòng trích in đậm thể hiện ý nghĩa cơ bản những gì mà bạn vừa học. Hãy nhớ rằng bài hướng dẫn này không tập trung vào giao diện, chỉ xây dựng các phần cơ bạn nhất.Trong các bài tiếp theo bạn sẽ có thêm kiến thức để xây dựng các ứng dụng với giao diện đồ họa cho chính mình(GUI applications). Khai báo và gọi các hàm Script. Ví dụ tính toán của chúng ta chỉ khai báo một số script functions cơ bản: cộng ,trừ,nhân,chia hai số. Hàm là một tác vụ thực hiện một khối mã lệnh và có một nhiệm vụ rõ ràng. Đoạn mã màu đỏ bên dưới khai báo bốn hàm,mỗi hàm thực hiện một tác vụ số học đơn giản và in kết quả ra màn hình.Quản lý mã nguồn bằng các hàm là một kĩ năng cơ bản mà bạn cần phải luyện tập.Làm tốt việc này sẽ giúp cho chương trình của bạn dễ đọc hơn,dễ hiểu hơn,và dễ dàng bắt lỗi hơn. def numOne = 100; def numTwo = 2; var result; add(); subtract(); multiply(); divide(); function add() { result = numOne + numTwo; println("{numOne} + {numTwo} = {result}"); } function subtract() { result = numOne - numTwo; println("{numOne} - {numTwo} = {result}"); } function multiply() { result = numOne * numTwo; println("{numOne} * {numTwo} = {result}"); } function divide() { result = numOne / numTwo; println("{numOne} / {numTwo} = {result}"); } Bạn phải nhớ rằng một hàm sẽ không thực thi cho đến khi nào nó được gọi.Điều này làm cho các hàm có thề được gọi ở bất cứ nơi nào bên trong chương trình. Ngoài ra chúng ta cũng không phải lo lắng về việc câu lệnh gọi hàm nằm trước hay sau các khai báo hàm (trong ví dụ của chúng ta,câu lệnh gọi hàm đứng trước các dòng khai báo,điều này vẫn được chấp nhận). def numOne = 100; def numTwo = 2; var result; add(); subtract(); multiply(); divide(); function add() { result = numOne + numTwo; println("{numOne} + {numTwo} = {result}"); } function subtract() { result = numOne - numTwo; println("{numOne} - {numTwo} = {result}"); } function multiply() { result = numOne * numTwo; println("{numOne} * {numTwo} = {result}"); } function divide() { result = numOne / numTwo; println("{numOne} / {numTwo} = {result}"); } Real-World Example: Draggable MP3 Player Trong demo "Draggable MP3 Player" , người lập trình đã khai báo function để dừng hoặc chơi bản nhạc hiện hành.Việc chọn tên cho các hàm (stopCurrentSong và playCurrentSong) làm cho mã có ý nghĩa hơn, và vì vậy cũng dễ dàng cho việc phân tích hơn. Khi đặt tên cho biến và hàm,bạn hãy cố gắng sử dụng những từ có ý nghĩa như vậy. Theo quy ước tên của tất cả các hàm nên là kí tự in thường,và các kí tự đầu của các từ còn lại trong tên hàm nên được viết hoa. Truyền đối số vào các hàm Script Các hàm Script cũng được khai báo để chấp nhận các đối số truyền vào. Đối số là những giá trị rõ ràng mà bạn có thể truyền vào trong quá trình gọi hàm. Với phương pháp này chúng ta có thể tạo ứng dụng máy tính thực hiện tính toán trên 2 số,ngoài ra giá trị cũng không còn nhún trực tiếp vào các biến numOne và numTwo nữa.Trên thực tế, trong đoạn mã này, chúng ta loại bỏ hoàn toàn hai biến numOne và numTwo,biến result là biến script duy nhất còn lại trong chương trình. var result; add(100,10); subtract(50,5); multiply(25,4); divide(500,2); function add(argOne: Integer, argTwo: Integer) { result = argOne + argTwo; println("{argOne} + {argTwo} = {result}"); } function subtract(argOne: Integer, argTwo: Integer) { result = argOne - argTwo; println("{argOne} - {argTwo} = {result}"); } function multiply(argOne: Integer, argTwo: Integer) { result = argOne * argTwo; println("{argOne} * {argTwo} = {result}"); } function divide(argOne: Integer, argTwo: Integer) { result = argOne / argTwo; println("{argOne} / {argTwo} = {result}"); } Giá trị xuất ra của script 100 + 10 = 110 50 - 5 = 45 25 * 4 = 100 500 / 2 = 250 Real-World Example: Interesting Photos Trong đoạn code trích dẫn từ demo “Interesting Photos”, chúng ta thấy tên của hàm script là loadImage chấp nhận danh sách các arguments. Một lần nữa,sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxJavaFX.docx
  • pptxBaoCaoJavaFX.pptx
  • docdocument.doc
  • pdfJavaFX.pdf