Đồ án Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý dòng hàng hóa ở khu vực đô thị Hà Nội

1.Đặt vấn đề Sự mở cửa của nền kinh tế đã tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của mọi thành phần kinh tế xã hội, đưa Việt nam chính thức vào danh sách những nước có nền kinh tế thị trường. Bộ mặt của đất nước từ nông thôn đến thành thị đã được cải thiện rõ rệt. Nhu cầu giao thương hàng hóa, vận tải giữa các vùng, miền trong cả nước cũng như với các nước trên thế giới tăng lên nhanh chóng. Tăng trưởng về kinh tế cùng sự bùng nổ về dân số tại các đô thị lớn kéo theo sự tăng cao về nhu cầu hàng hóa tại những khu vực này. Là trung tâm kinh tế,chính trị văn hóa của cả nước,thủ đô Hà Nội tập trung số lượng dân cư đông đúc.Nền kinh tế ngày càng phát triển,đời sống người dân ngày càng được nâng cao,do đó nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân cũng không ngừng tăng lên,đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.Tuy nhiên,luồng hàng hóa nói chung và luồng hàng tiêu dùng nói riêng ở khu vực Hà Nội trong quá trình dịch chuyển còn mang tính tư phát,thiếu sự quản lý đồng bộ.Do đó,nghiên cứu quản lý dòng hàng hóa đô thị ở Hà Nội là cần thiết để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng,nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp,đồng thời giảm thiểu chi phí cho xã hội. Trong các mặt hàng thiết yếu hàng ngày,mặt hàng lương thực,thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng.Do vậy,nghiên cứu sự dịch chuyển của dòng hàng hóa tiêu dùng ở đô thị Hà Nội sẽ tập trung nghiên cứu chủ yếu đối với các mặt hàng này . 2.Đối tượng,phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm dòng hàng hóa ở Hà Nội,chủ yếu là hàng tiêu dùng thiết yếu.  Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu vực Hà Nội cũ. 3.Mục đích và mục tiêu nghiên cứu  Mục đích của đề tài là quản lý dòng hàng hóa ở khu vực Hà Nội.  Mục tiêu của đề tài : ­ Nắm được hiện trạng sự dịch chuyển của dòng hàng hóa qua các khâu trong khu vực đô thị Hà Nội. ­ Xác định cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân Hà Nội thông qua chỉ tiêu mức tiêu thụ hàng hóa bình quân/người/năm của hộ gia đình. ­ Xác định cung hàng hóa của các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội thông qua chỉ tiêu mức cung hàng hóa bình quân/lao động/năm. ­ Các yếu tố tác động đến dòng hàng hóa đô thị ở Hà Nội. ­ Các giải pháp quản lý dòng hàng hóa ở Hà Nội. 4.Phương pháp nghiên cứu  Thu thập số liệu sẵn có từ các nguồn khác nhau.  Điều tra,khảo sát để thu thập số liệu và thông tin thực tế  Phân tích tổng hợp số liệu. 5.Nội dung nghiên cứu Kết cấu đồ án gồm 3 chương : Chương I : Cơ sở lý luận về quản lý dòng hàng hóa đô thị Chương II : Hiện trạng dòng hàng hóa ở khu vực đô thị Hà Nội Chương III : Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý dòng hàng hóa ở khu vực đô thị Hà Nội Kết luận và Kiến nghị

docx29 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2002 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý dòng hàng hóa ở khu vực đô thị Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II : HIỆN TRẠNG DÒNG HÀNG HÓA Ở KHU VỰC ĐÔ THỊ HÀ NỘI 2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HÀ NỘI 2.1.1 Điều kiện tự nhiên Vị trí, địa hình Nằm trong vùng trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Có thể nhận thấy địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội ô thành phố cũng có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. Thủy văn Thành phố Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà, hai con sông lớn của miền Bắc. Sông Hồng dài 1.183 km, bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố, khu vực huyện Ba Vì. Ngoài hai con sông lớn kể trên, qua địa phận Hà Nội còn nhiều con sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ... Nhiều con sông nhỏ cũng chảy trong khu vực nội ô, như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... trở thành những đường tiêu thoát nước thải của thành phố. Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khu cảnh đô thị, ngày nay được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự. Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội. Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ nổi tiếng khác như Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ... Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn… Do sự phát triển đô thị quá mạnh mẽ trong hai thập niên 1990 và 2000, phần lớn các sông hồ Hà Nội hiện nay đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000 m³. Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ một ngày. Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³. Đặc biệt, lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các sông mương nội và ngoại thành, ngoài vai trò tiêu thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và chất thải công nghiệp. Những làng nghề thủ công cũng góp phần vào gây nên tình trạng ô nhiễm này.Đã có nhiều biện pháp được triển khai để khắc phục, nhưng ô nhiễm làng nghề không giảm mà có chiều hướng ngày càng tăng, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của chính những người làm nghề và người dân xung quanh. Khí hậu Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông. Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường. Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8°C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7°C. Đầu tháng 11 năm 2008, một trận mưa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung khiến 18 cư dân Hà Nội thiệt mạng và gây thiệt hại cho thành phố khoảng 3.000 tỷ đồng./] Hình 2.2 Biểu đồ khí hậu Hà Nội 2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội Chính thức được quy hoạch mở rộng lên tới trên 334.470 ha với 6,2 triệu dân và lọt vào danh sách 17 thủ đô lớn của thế giới từ ngày 1/8/2008, Hà Nội vốn luôn trong nhóm dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ càng hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ khi có Luật đầu tư nước ngoài năm 1988 đến nay, Hà Nội đã thu hút 1.400 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 18 tỷ USD. Đây chính là cơ hội cho nhà kinh doanh dịch vụ vận chuyển và kho ngoại quan mở rộng phạm vi hoạt động tại Hà Nội và khu vực lân cận.TNT Express Việt Nam, một công ty chuyển phát nhanh của Hà Lan, đã nhanh chân đón cơ hội này bằng quyết định rót vốn vào xây dựng mạng lưới vận chuyển đường bộ xuyên Á. Tháng 9 vừa qua, doanh nghiệp này đã khởi đầu chiến lược đầu tư 100 triệu Euro cho mạng lưới vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ tại khu vực Đông Nam Á trong vòng 5 năm tới bằng việc đưa vào hoạt động trạm trung chuyển hàng hóa tại Mỹ Đình (Hà Nội).Hiện TNT đã có 23 văn phòng chi nhánh tại Việt Nam, có trạm trung chuyển và kho hàng lớn tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. TT - HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010.Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch của Hà Nội là tập trung đầu tư xây dựng và phát triển thủ đô thành một đô thị văn minh, hoàn thành cơ bản ba đường vành đai 3, ba cầu lớn qua sông Hồng, triển khai xây dựng một số tuyến đường sắt đô thị, tiếp tục xây dựng phát triển các khu đô thị mới hiện đại về phía nam, triển khai đầu tư khu đô thị mới ở tây hồ Tây, lập kế hoạch cải tạo các khu chung cư cũ. Bên cạnh đó là tập trung xây dựng các khu đô thị mới ở bắc sông Hồng, triển khai dự án thoát nước giai đoạn II. Huy động xây dựng và đưa vào vận hành năm nhà máy xử lý nước thải tập trung cho khu vực nội thành. Bên cạnh những dự án quan trọng trên, Hà Nội tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực dịch vụ là: du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng, KHCN, y tế, giáo dục đào tạo, vận tải công cộng và dịch vụ tư vấn. Về du lịch: Chú trọng xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch và tạo các sản phẩm du lịch phong phú. Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch văn hóa - sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch công vụ và du lịch hội nghị. Khôi phục tôn tạo một số làng cổ, làng nghề thành làng du lịch. Đầu tư xây dựng thêm khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 đến 5 sao, bảo đảm đến năm 2010 đón 2 triệu khách du lịch quốc tế. Hoàn thành trung tâm thương mại - văn phòng - căn hộ cho thuê 65 tầng. Đến năm 2010 trên địa bàn thủ đô có 60 TTTM, siêu thị đạt tiêu chuẩn các nước tiên tiến trong khu vực, bảo đảm lưu chuyển hàng hóa đạt 30% tổng khối lượng hàng hóa lưu chuyển trên toàn địa bàn. Hà Nội hiện đang chuẩn bị khởi công xây dựng khu triển lãm, hội chợ, TTTM Bắc Sông Hồng và một sàn giao dịch hàng hóa. Phấn đấu tăng doanh thu từ du lịch bình quân 16-18%/năm; lượng khách quốc tế tăng 12%/năm. Đến năm 2010 tiếp 7 triệu khách (trong đó có 2 triệu khách nước ngoài). Về KHCN: Tập trung xây dựng khu công nghệ Nam Thăng Long, trung tâm công nghệ sinh học, trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật và chợ công nghệ; nâng cấp Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ thành phố. Hoàn thành phát triển CNTT do Ngân hàng Thế giới tài trợ đảm bảo hạ tầng cơ bản phát triển công nghệ. Thành lập Trung tâm giao dịch công nghệ Hà Nội và sàn giao dịch công nghệ ảo, Quĩ phát triển khoa học công nghệ của thành phố; nghiên cứu xây dựng đề án công viên khoa học và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Khu công nghệ cao Hà Nội; khuyến khích các thành phần kinh tế, doing nghiệp đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ KHCN, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ. Đối với ngành y tế: Thành phố ưu tiên phát triển dịch vụ chất lượng cao trong khám chữa bệnh; phấn đấu hoàn thành các cơ sở khám chữa bệnh dịch vụ cao như: dự án xây dựng Bệnh viện Kwang Myung 1.000 giường của Hàn Quốc tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Trung tâm điều trị ung bướu. Giáo dục - đào tạo: Thành phố sẽ đầu tư xây dựng một số mô hình giáo dục trình độ cao ở bậc THPT, giáo dục chuyên nghiệp; tập trung xây dựng từ 1-3 trường trung cấp chuyên nghiệp ngang tầm khu vực về qui mô, trang thiết bị và chất lượng đào tạo; xây dựng một số trung tâm đào tạo nghề kỹ thuật cao, mở rộng đào tạo nghề... bảo đảm năm 2010 đạt tỉ lệ lao động qua đào tạo chiếm 55-65% tổng số lao động. Dịch vụ vận tải công cộng: Đặt mục tiêu vận chuyển 650 triệu lượt khách/năm, 24 triệu lượt khách/năm đi liên tỉnh. Hà Nội phối hợp với Bộ GTVT xây dựng mới tuyến Yên Viên qua cầu Thanh Trì - Ngọc Hồi; khai thác tuyến giao thông thủy trên sông Hồng, sông Đuống; nâng cấp, kết hợp xây dựng mới các cảng trên sông Hồng gồm: cảng Hà Nội, Khuyến Lương, Chèm và bến Bát Tràng... Trong kế hoạch, Hà Nội ưu tiên đầu tư cho các quận mới thành lập, khu ngoại thành. Phối hợp với Bộ GTVT hiện đại hóa ga Hà Nội, cải tạo ga hàng không Nội Bài. Giải pháp phát triển: Chuẩn bị điều kiện thực hiện các cam kết về dịch vụ trong khuôn khổ ASEAN - WTO; xây dựng đề án phát triển bốn loại thị trường gồm: thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường KHCN và thị trường lao động; xây dựng cơ chế và chủ động hợp tác giữa Hà Nội với các cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố cả nước; tạo thuận lợi về thủ tục hành chính, các chính sách đầu tư cho các doanh nghiệp phát triển dịch vụ. Thành phố tập trung kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các ngành dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng trên 30% vốn bằng nguồn FDI; tận dụng có hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, thông qua các sự kiện quốc tế lớn được tổ chức tại thủ đô và các chương trình hợp tác của Hà Nội với các thành phố lớn trên thế giới nhằm mở rộng thị trường dịch vụ chất lượng cao và chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực. Thành phố thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN; giúp các DN xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu; khuyến khích và tôn vinh các DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Cam kết hằng năm tổ chức các cuộc đối thoại định kỳ giữa chính quyền thành phố và DN để tháo gỡ khó khăn trong đầu tư, đáp ứng yêu cầu phát triển của thủ đô. . Thế giới (WTO) vào ngày 11-1-2007 là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Trong 3 năm từ 2007-2009 thành phố Hà Nội tham gia vào quá trình HNKTQT trong bối cảnh Thủ đô được mở rộng bao gồm cả tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã Huyện Lương Sơn (Tỉnh Hòa Bình). Mặc dù có sự tác động của khủng hoảng tài chính và sự suy giảm  kinh tế diễn ra trên toàn thể giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp, kinh tế Thủ đô vẫn tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. Hà Nội đã và đang tiếp tục hoàn thành chỉ tiêu quy hoạch các khu/cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhanh chóng xây dựng nhà xưởng, lấp đầy các khu, cụm công nghiệp. Phấn đấu giá trị gia tăng của ngành công nghiệp tăng từ 10-11%.Dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu đã đạt được năm 2009 so với năm trước của thành phố Hà Nội. (Nguồn từ Tổng cục Thống kê năm 2009) Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2009 (tăng/giảm) so với năm trước (%) Tổng sản phẩm trong nước  + 5,32   Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản  +3,0   Giá trị sản xuất công nghiệp  +7,6   Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng  +18,6   Tổng kim ngạch xuất khẩu  -9,7   Tổng kim ngạch nhập khẩu  -14,7   Khách quốc tế đến Việt Nam  -10.9   Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá thực tế  +15,3   Chỉ số giá tiêu dùng năm 2009 so với năm 2008  +6,88   (Ghi chú : + tăng ; - giảm) Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2009 ước tính đạt 640,3 triệu tấn, tăng 4,1% và 184,5 tỷ tấn.km, tăng 8,6% so với năm trước, bao gồm: Vận tải trong nước đạt 612,8 triệu tấn, tăng 5,6% và 63,9 tỷ tấn.km, tăng 5,3%; Vận tải ngoài nước đạt 27,5 triệu tấn, giảm 2,5% và 120,5 tỷ tấn.km, tăng 9,6%. Vận tải hàng hoá đường bộ ước tính đạt 470 triệu tấn, tăng 5,2% và 23,3 tỷ tấn.km, tăng 8,2% so với năm 2008 : Đường sông đạt 117,1 triệu tấn, tăng 2,3% và 18,7 tỷ tấn.km, tăng 2%; Đường biển đạt 45 triệu tấn, giảm 1% và 138,3 tỷ tấn.km, tăng 10%; Đường sắt đạt 8,1 triệu tấn, giảm 4,9% và 3,8 tỷ tấn.km, giảm 8,8%. (theo Tổng cục thống kê) 2.1.3 Đặc điểm nền công nghiệp và dân cư Dân số Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng mạnh mẽ trong nửa thế kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội, thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành phố được mở rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000 người. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân. So với con số 3,4 triệu vào cuối năm 2007, dân số thành phố đã tăng 1,8 lần và Hà Nội cũng nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Mật độ dân số Hà Nội hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành. Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình 1.875 người/km² nhưng tại quận Đống Đa, mật độ lên tới 35.341 người/km². Trong khi đó, ở những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 người/km². Sự khác biệt giữa nội ô và còn huyện ngoại thành còn thể hiện ở mức sống, điều kiện y tế, giáo dục... Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây khi đó chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2006, cũng trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây, cư dân đô thị chiếm tỷ lệ 41,1% và cư dân nông thôn là 58,1%, tỷ lệ nữ chiếm 50,7% và nam là 49,3%. Toàn thành phố hiện nay còn khoảng 2,5 triệu cư dân sinh sống nhờ sản xuất nông nghiệp. (Theo Hà Nội 36 phố phường) Tổng thu nhập bình quân của hộ gia đình trên một tháng (theo số liệu khảo sát Điều tra tiêu dùng và đi lại hộ gia đình năm 2009 ở Hà Nội) Hình 2.3 : Tỷ lệ phân chia theo các mức thu nhập của hộ gia đình(triệu đồng/tháng) / Theo kết quả phân tích số liệu điều tra hộ gia đình tại thành phố Hà Nội năm 2009,cho thấy số lượng các hộ gia đình có mức thu nhập từ 6-10 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (39%).Bình quân thu nhập của hộ gia đình là 7,56 triệu đồng/tháng.Sau đó là mức thu nhập từ 3-6 triệu đồng/tháng chiếm 29%,và từ 10-15 triệu đồng/tháng chiếm 17%. Điều này cho thấy mức sống của người dân Hà Nội đã tăng lên đáng kể,đồng nghĩa với việc nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cũng tăng lên.Khi mức thu nhập càng cao thì yêu cầu về hàng hóa cũng khắt khe hơn cả về số và chất lượng,cũng như mẫu mã,giá cả vv……. Số liệu điều tra hộ gia đình năm 2009 ở Hà Nội cho thấy có sự phân phối thu nhập theo nhóm tuổi : Nhóm dưới 17 tuổi,hầu hết đều ở độ tuổi đến trường và vì vậy đều chưa có thu nhập.Ở Hà Nội,số người đi làm ở độ tuổi này không nhiều. Nhóm từ 17- 23 tuổi chỉ có 15,4 % người có thu nhập vì hầu hết đều đang trong quá trình đào tạo ngành nghề.Do đó,thu nhập trung bình của nhóm tuổi này chỉ có 220.000 đồng. Nhóm tuổi từ 23 -35 : có đến 79,95% người có thu nhập hàng tháng.Thu nhập trung bình của họ là 1.860.000 đồng/người/tháng. Nhóm tuổi từ 35 -55 cũng có thu nhập hàng tháng là 1,94 triệu đồng/tháng. Các số liệu về thu nhập của hai nhóm tuổi này có thể chưa thực sự thuyết phục.Nguyên nhân là do người được hỏi chỉ đưa ra con số về thu nhập cơ bản,mà không tính các khoản thu khác. Hiện trạng các ngành nghề sản xuất chính ở Hà Nội Hiện nay,nền công nghiệp Hà Nội vẫn rất phát triển với đa dạng ngành nghề.Trong đó,nổi bật là năm nhóm ngành công nghiệp chính sau: Ngành điện tử - công nghệ thông tin: Hà  Nội đang phấn đấu trở thành trung tâm của cả nước về lắp ráp thiết bị, sản xuất linh kiện, thiết kế sản phẩm, sản xuất phần mềm và các dịch vụ điện tử - tin học với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Phát triển công nghiệp điện tử theo mô hình tổ hợp công nghiệp. Tập trung xây dựng các trung tâm, các công viên phầm mềm hiện đại, khu công nghiệp điện tử. Khuyến khích sản xuất linh kiện, phụ kiện và các sản phẩm phụ trợ cho công nghiệp lắp ráp. Ngành cơ khí: Thành phố đã tăng cường đầu tư chiều sâu, mở rộng liên doanh với nước ngoài, liên kết với các tỉnh trong vùng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm cơ khí phục vụ  nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến nông lâm sản; cơ khí chế tạo máy công cụ; chế tạo thiết bị kỹ thuật điện; cơ khí chế tạo máy phục vụ ngành công nghiệp nhẹ; thiết bị xây dựng và thiết bị toàn bộ; công nghiệp ôtô, xe máy; thiết bị đo lường thí nghiệm; thiết bị y tế; các sản phẩm cơ kim khí tiêu dùng, đồ gia dụng, giao thông vận tải... Ngành chế biến thực phẩm - đồ uống: Hà Nội đã và đang áp dụng các biện pháp tăng nhanh sản lượng xuất khẩu, tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất những sản phẩm có thương hiệu, uy tín. Kết hợp với các tỉnh trong vùng Bắc Bộ để phát triển vùng nguyên liệu và bố trí nhà máy chế biến phù hợp với quy hoạch vùng để tránh lãng phí, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Ngành dệt may: Công nghiệp dệt may Hà Nội phát triển theo hướng trở thành trung tâm cung cấp dịch vụ, trung tâm nghiên cứu, thiết kế mẫu, sản xuất các sản phẩm mới, sản phẩm thời trang cao cấp và làm tổng đại lý. Chú trọng phát triển theo chiều sâu, mở rộng hợp tác chặt chẽ với các tỉnh trong vùng để phát triển sản xuất. Với ngành dệt cần hướng vào sản xuất sản phẩm cao cấp theo công nghệ mới, hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường. Những sản phẩm chính của ngành gồm: sản phẩm dệt kim, khăn mặt, quần áo may sẵn, vải mặc ngoài, sợi bông và sợi pha... Ngành vật liệu xây dựng, trang trí nội thất cao cấp: Hiện tại,thành phố Hà Nội đang tập trung nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất các loại vật liệu mới, vật liệu cao cấp, vật liệu tổng hợp nhằm phục vụ xây dựng và trang trí nội thất như vật liệu nhẹ, tấm kết cấu 3 D, sản phẩm ốp lá, gốm, sứ xây dựng; các loại vật liệu mới ứng dụng công nghệ nano như kính chống va đập, kính chống mờ... Theo báo cáo của Tổng cục thống kê,Hà Nội đã xuất khẩu đến khoảng gần 200 nước và vùng lãnh thổ. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân 3 năm 2007-2009 đạt 17,2% . Giai đoạn 2007-2009 khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng khoảng 10-11%. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khoảng 39 %; Các nhóm hàng xuất khấu chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu của Thành phố : Nông sản chiếm tỷ trọng 13-15% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, Nhóm dệt may chiếm 11-13% Nhóm linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi chiếm 17- 18%; Nhóm hàng điện tử chiếm 3-4% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, Còn lại là các nhóm hàng khác; Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu là vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất (bình quân hàng năm chiếm khoảng 48,5% tổng kim ngạch nhập khẩu) và máy móc thiết bị (chiếm khoảng 24,7%). Cũng giống như những ngành lớn và lâu đời, lĩnh vực này tăng trưởng mộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnhien_chuong 2.docx
  • docxket_luan.docx
  • docxmß+ƒ -æߦºu 2.docx
  • docxmß+Ñc lß+Ñc 1.docx
  • docxnhien_chuong 1.docx
  • docxnhien_chuong 3.docx