1. Sự cần thiết của đề tài
Đô thị hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đô thị hóa với tốc độ ngày càng gia tăng là xu thế tất yếu của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, các đô thị nói chung và giao thông vận tải đô thị nói riêng đóng vai trò như những hạt nhân quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Ở nước ta, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cùng với những mặt trái của nó làm cho vấn đề giao thông đô thị ngày càng trở thành một vấn đề bức xúc lớn của xã hội, một bài toán đau đầu cho giới hoạch định chính sách và cũng là một rào cản trong quá trình đô thị hóa và phát triển đất nước. Giao thông đô thị rối ren không chỉ gây nhiều thiệt hại về mặt kinh tế, phản ảnh cảnh quan hay thực trạng văn minh thành phố mà còn là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe con người
Trục giao thông đô thị là một trong số những bộ phận rất quan trong của hệ thống giao thông vận tải đô thị. Đó là đường giao thông chính nối các khu vực chức năng đô thị với nhau, nối các thành phố vệ tinh với trung tâm cũng như giữa khu trung tâm với các vùng ngoại ô, mật độ phương tiện lưu thông trên trục giao thông rất đông do đó các vấn đề xảy ra trên trục cũng rất nhiều và khó giải quyết . Trong những điều kiện và đặc điểm về địa lý của nước ta các trục giao thông và mạng lưới giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để thiết lập được một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, vận hành đồng bộ, hiệu quả thì công việc đầu tiên là nghiên cứu, lập quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới GTVT cho quốc gia, cho Vùng và cho địa phương, trong đó có mạng lưới GTVT đô thị. Bước tiếp theo là trên cơ sở định hướng của quy hoạch tổng thể tiến hành lập quy hoạch chi tiết của một hoặc một số tuyến đường để làm căn cứ cho bước lập dự án đầu tư, thiết kế và thi công tiếp theo.
Tuyến đường quốc lộ 1A đoạn Km10+00 đến Km 16+00 là tuyến đường có ý nghĩa Đây là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế huyện Thanh Trì nói riêng và vùng phía nam thủ đô Hà Nội nói chung. Quốc lộ 1A trên địa bàn huyện Thanh Trì là tuyến đường chính đô thị hướng tâm phía Nam thành phố.Trục không gian đô thị chính của Thanh Trì được hình thành trên trục đường 1A liên kết với trục đường 70. Với vai trò là đường trục chính đô thị, tuyến phục vụ nhu cầu đi lại của 31.776 dân cư trong khu vực, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì.
Mặt khác với vị trí là cửa ngõ phía nam của thủ đô, tuyến đường đảm bảo mối liên hệ giữa huyện Thanh Trì và các vùng lân cận phía nam với thủ đô Hà Nội, cũng như giảm tải lưu lượng giao thông cho tuyến quốc lô 1A mới Trong những năm qua, lưu lượng giao thông trên tuyến tăng nhanh chóng trong bối cảnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên tuyến đã xuống cấp, không còn đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động giao thông trên tuyến làm nẳy sinh rất nhiều bất cập làm cho nó không tương xứng với vai trò và vị trí được quy định. Việc quy hoạch lại tuyến đường trục là cần thiết để tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh của Huyện Thanh Trì nói riêng và khu vực phía Nam của Hà Nội nói chung.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đồ án:
a, Đối tượng nghiên cứu:
-Tuyến đường quốc lộ 1A, đoạn Văn Điển – Nam Thanh Trì( Km 10+00 – Km 16+00)
- Các nút giao thông trên đoạn nghiên cứu, cụ thể nút ngã ba quốc lộ 1A – Đường 70, các nút giao với khu vực dân sinh, và nút giao với các đường ngang, đường tránh;
- Lưu lượng PTVT và người tham gia giao thông trên đường và tại các nút giao;
- Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất khu vực tuyến đường đi qua;
- Hành lang ai bên đường, cảnh quan công trình kiến trúc.
- Hiện trạng và quy hoạch phát triển KT- XH; sử dụng đất và GTVT Hà Nội.
b, Phạm vi nghiên cứu:
Quy hoạch chi tiết, cải tạo lại đoạn đường từ ngã ba Quốc lộ 1A ( đoạn thị trấn Văn Điển- Nam Thanh Trì) và dự báo lưu lượng phát sinh năm 2025.
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đồ án:
Quy hoạch chi tiết đoạn đường quốc lộ 1A( đoạn Văn Điển – Nam Thanh Trì) hết sức cần thiết nhằm tạo tạo đáp ứng được nhu cầu vận chuyển đang tăng lên nhanh chóng qua khu vực, Bên cạnh đó, cải tạo, nâng cấp tuyến nhằm kết nối hiệu quả hơn mạng lưới đường trục hướng tâm Hà Nội như: Quốc lộ 32, đường Láng - Hòa Lạc, Quốc lộ 6, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, hệ thống các tuyến tỉnh lộ.
Mục đích nghiên cứu chính của đồ án là căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển GTVT Hà Nội, tiến hành lập quy hoạch chi tiết đoạn đường nói trên.
Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội mới mở rộng nhưng các quy hoạch liên quan chưa kịp điều chỉnh lại cho phù hợp, thì đề tài cần nghiên cứu thêm để làm rõ vị trí vai trò của tuyến đường đối với Hà Nội mới, xem xét lại tính hợp lý của phương án quy hoạch tổng thể với hiện trạng và tương lai phát triển Hà Nội mới, từ đó đề xuất phương án quy hoạch chi tiết cho đoạn tuyến đã chọn sao cho GTVT trên tuyến được an toàn, thông suốt.
Sau đây là một số kết quả mà đồ án cần đạt được:
- Xác định vai trò của tuyến quốc lộ1A trong mạng lưới GT của Hà Nội mới;
- Xác định và dự báo lưu lượng GT trên trục.
- Xác định cấp hạng kỹ thuật đường GT cho đoạn nghiên cứu, lộ trình và xác định quỹ đất dành cho quy hoạch đoạn đường đã chọn;
- Lập phương án Quy hoạch chi tiết đoạn đường nghiên cứu: xác định mặt cắt, độ dốc dọc; phương án về lề đường và hè phố.
- Quy hoạch cây xanh và hạ tầng kỹ thuật trên đoạn nghiên cứu, hệ thống sơn kẻ vạch, biển báo GT, phân làn phân luồng ;
- Định hướng tổ chức GT trên đoạn tuyến và tại các giao cắt;
4. Phương pháp nghiên cứu
a, Các chỉ tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các chỉ tiêu trong các tài liệu đã có
- Các quy hoạch ngành có liên quan (Quy hoạch KT-XH Hà Nội, đến năm 2020, Quy hoạch sử dụng đất của các Quận, Huyện )
- Các Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị và ngoài đô thị (TCVN 4054/ 2005, TCVN 104 - 2007)
- Các nghiên cứu về giao thông vận tải của Hà Nội (Nghiên cứu HAIDEP);
- Các nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội, đánh giá và dự báo nhu cầu vận tải, đánh giá tác động môi trường do Viện chiến lược và phát triển, Viện KHCNGTVT, Trung tâm thủy văn Môi Trường thực hiện trong các năm trước và Niên giám thống kê 2008, tình hình kinh tế xã hội 2008
- Các báo cáo nghiên cứu Quy hoạch và Dự án phát triển CSHT và dịch vụ VTHKCC ở Hà Nội.
- Các Bài giảng quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch Giao thông Đô thị
- Các nguồn tài liệu khác
Các chỉ tiêu cần khảo sát thu thập số liệu hiện trường
- Khảo sát hiện trạng và hạ tầng kỹ thuật của tuyến giao thông: chiều dài, chiều rộng lòng đường, lề đường, hè phố .;
- Hiện trạng tổ chức giao thông tại tuyến: chiều giao thông, phân làn xe, biển báo giao thông, hình vẽ, hướng dẫn, tổ chức GT tại các giao cắt;
- Xác định hiện trạng lưu lượng các tuyến xe buýt, điều kiện vận hành như khoảng cách điểm dừng đỗ, tần suất chạy xe trong giờ cao điểm và bình thường;
- Đếm lưu lượng giao thông tại mặt cắt và tại một số nút giao thông: tiến hành đếm phân tích trong ngày bình thường và ngày cao điểm;
- Vấn đề sử dụng đất hai bên đường.
b, Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thu thập số liệu:
Số liệu sơ cấp: Tìm kiếm các nguồn sô liệu thống kê và nghiên cứu đã có;
Số liệu thứ cấp: Trực tiếp đếm lưu lượng thông qua mặt cắt và một số giao cắt (do lưu lượng GT hiện tại không quá cao, có thể đếm trực tiếp vào cao điểm);
Sử dụng máy ảnh phụ trợ trong việc ghi lại hình ảnh
Xử lý số liệu:
- Sử dụng Autocad, hình ảnh để minh họa tuyến đường, nút, hiện trạng vận hành trên tuyến.
- Tiến hành đếm các loại phương tiện trong điều kiện thực tế.
- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý các kết quả
- Sử dụng phần mềm Microsoft office 2007 để viết đồ án tốt nghiệp.
5. Kết cấu của đồ án
Đồ án ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch trục giao thông đô thị.
Chương II: Hiện trạng trục giao thông Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển- Nam Thanh trì
Chương III: Đề xuất một số giải pháp quy hoạch trục quốc lộ 1A (Đoạn Văn Điển- Nam Thanh Trì)
103 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2166 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đề xuất một số giải pháp quy hoạch trục quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Nam Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Lời nói đầu 3
1. Sự cần thiết của đề tài 7
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đồ án: 8
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đồ án: 8
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Kết cấu của đồ án 10
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH TRỤC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 3
1.1 Cơ sở lí luận về đường trục chính đô thị. 3
1.1.1 Khái niệm, và chức năng của đường đô thị. 3
1.1.2 Đặc điểm và các bộ phận của đường đô thị. 5
1.1.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản của đường giao thông đô thị. 7
1.1.4 Phân loại đường đô thị 12
1.1.5 Các dạng mặt cắt ngang điển hình của đường đô thị. 14
1.2. Tổng quan về quy hoạch giao thông đô thị. 16
1.2.1 Khái niệm quy hoạch GTVTĐT 16
1.2.2 Nội dung quy hoạch GTVTĐT 17
1.3 Nội dung và quy trình lập quy hoạch trục Quốc lộ 1A( Đoạn Văn Điển –Nam Thanh Trì 20
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ NHU CẦU GIAO THÔNG TRÊN QUỐC LỘ 1A (VĂN ĐIỂN –NAM THANH TRÌ ) 23
2.1. Đánh giá chung về hệ thống giao thông đô thị Hà Nội. 23
2.2.1 Giao thông đường bộ 23
2.1.2 Giao thông đường sắt 23
2.1.3 Giao thông đường thuỷ 25
2.1.4. Giao thông đường hàng không 26
2.2 Hiện trạng mạng lưới vận tải công cộng Hà Nội. 27
2.3 Quy hoạch xây dựng Giao thông vận tải vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 28
2.4. Các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội vùng tuyến đi qua 31
2.4.1. Vị trí địa lý, quy mô lãnh thổ. 31
2.4.2 Điều kiện tư nhiên 32
2.4.3 Dân số và lao đông 32
2.4.4 Hiện trạng kinh tế xã hội huyện Thanh Trì. 32
2.4.5 Định hướng phát triển kinh tế huyện Thanh Trì. 35
2.4.6 Quy hoach chung xây dựng Huyện Thanh Trì. 36
2.5. Tình trạng kỹ thuật trên quốc lộ 1 (đoạn Văn Điển-Nam Thanh Trì) 36
2.5.1 Vai trò, vị trí của tuyến đường và phạm vi nghiên cứu. 36
2.5.2 Cấp hạng kỹ thuật của tuyến đường 39
2.5.3 Hiện trạng giao thông trên tuyến 40
2.6 Đánh giá về hiện trạng nhu cầu vận tải trên tuyến 60
2.6.1 Phương pháp thực hiện thu thập số liệu. 60
2.6.2. Tính toán lưu lượng theo xe con quy đổi. 61
2.6.3 Nhận xét về nhu cầu giao thông trên tuyến. 65
2.7 Dự báo nhu cầu vận tải trên đoạn Quốc lộ 1A 68
2.7.1. Lựa chọn phương pháp dự báo. 68
2.7.2 Kểt quả dự báo. 69
2.8. Những thiếu hụt trên đoạn tuyến : 70
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TRỤC QUỐC LỘ 1A ĐOẠN VĂN ĐIỂN – NAM THANH TRÌ 72
3.1 Căn cứ,quan điểm và mục tiêu quy hoạch tuyến đường. 72
3.1.1 Căn cứ lập quy hoạch 72
3.1.2 Quan điểm quy hoạch tuyến đường 72
3.1.3 Mục tiêu quy hoạch 72
3.1.4. Lựa chọn dải đất phát triển cho tương lai 73
3.2. Đề xuất phương án quy hoạch cải tạo truc quốc lộ 1A đoạn Văn Điển –Nam Thanh Trì. 73
3.2.1 Quy hoạch cải tạo mặt cắt ngang tuyến đường 74
3.2.2 Quy hoạch các công trình hạ tầng trên tuyến 81
3.2.4 Cải tạo các nút giao thông trên tuyến: 90
3.3 Đánh giá, lựa chọn phương án. 94
Kết luận và kiến nghị 98
Danh mục tài liệu tham khảo 98
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Quy định chiều rộng và số làn xe cho một số loại đường phố. 9
Bảng 1.2. Khả năng thông qua lớn nhất của đường tương ứng với số làn xe 10
Bảng 1.3 Các loại đường phố và các thông số kỹ thuật chủ yếu. 11
Bảng 1.4 Phân loại đường đô thị Việt Nam 12
Bảng 2.1 Hiện trạng các tuyến đường sắt ở Hà Nội. 24
Bảng 2.2Một số đặc điểm của đường trục chính đô thị 40
Bảng 2.3 : Các tuyến xe buýt hoạt động trên tuyến đường 56
Bảng 2.4 Lưu lượng giao thông giờ cao điểm sáng 61
Bảng 2.5 Lưu lượng giao thông giờ cao điểm chiều 61
Bảng 2.6 Hệ số quy đổi các loại xe ra xe con 62
Bảng 2.7 Số lượng phương tiện trong giờ cao điểm sáng (xeconqđ/giờ). 62
Bảng 2.8 Số lượng phương tiện trong giờ cao điểm chiều (xeconqđ/giờ) 63
Bảng 2.9 Trị số KNTH lớn nhất (Đơn vị tính: xe con/h). 65
Bảng 2.10 Hệ số tăng trưởng xe năm tương lai 69
Bảng 2.11 :Kết quả dự báo lưu lượng phương tiện trên tuyến ở năm tương lai 69
Bảng 2.12:Kết quả dự báo lưu lượng giao thông trên tuyến năm tương lai 70
Bảng 3.1. Lưu lượng giao thông trong tương lai và số làn cần thiết 75
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Cấu tạo mặt cắt ngang đường cao tốc 14
Hình 1.2 Đường cao tốc qua đô thị. 15
Hinh 1.3 Đường cao tốc qua đô thị một bên có khu dân cư 15
Hình 1.4 Đường trục chính toàn thành 16
Hình 1.5 Đường trục chính khu vực 16
Hình 1.6. Nội dung quy hoạch GTVT 17
Hình 1.7 Quá trình lập quy hoạch 19
Hình 1.8 Quy trình quy hoạch quốc lộ 1A ( Đoạn Văn ĐIỂN- Nam Thanh Trì) 21
Hình 2.1 Phạm vi khu vực nghiên cứu 39
Hình 2.2 Các điểm phát sinh và thu hút nhu cầu vận tải trực tiếp trên đoạn tuyến 39
Hinh 2.3 Mặt cắt ngang Km10+00 - Km 13+00 41
Hình 2.4 Mặt đường bị hư hỏng do đào xới 41
Hình 2.5 Mặt cắt ngang Km13+00 – Km16+00 42
Hình 2.6 Hiện trạng mặt đường trên tuyến 43
Hình 2.7 Các dạng mặt cắt ngang điển hìnhư trên tuyến đường 52
Hinh 2.8 Giao cắt với đường 70 53
Hình 2.9 Nút giao quốc lộ 1A- Đường 70 53
Hình: 2.10 Các đường ngang do nhà dân ven đường sắt mở 54
Hình 2.12 Hiện trạng điểm dừng đỗ xe buýt trên tuyến 56
Hình 2.13 Lưu lượng giao thông rất lớn vào giờ cao điểm 57
Hinh 2.14 Biểu đồ cơ cấu phương tiện theo thời giao cao điểm sáng. 63
Hình 2.15 Biểu đồ cơ cấu phương tiện trong giờ cao điểm sáng. 63
Hình 2.16 Biểu đồ cơ cấu phương tiện trong giờ cao điểm chiều 64
Hinh 2.17 Số lượng phương tiện trong giờ cao điểm chiều (xeconqđ/giờ) 64
Hình 2.18 Phân bổ chung theo loại hình phương tiện trên một mặt cắt ngang 64
Hình 2.19 Vận tốc quy định cho các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến 67
Hình 2.20 Thành phần dòng xe trên tuyến 67
Hình 2.21 Kết quả dự báo lưu lượng giao thông trên tuyến năm tương lai 70
Hình 3.1 Phương án Bố trí 3 dải dùng cho đường phố chính toàn thành. 76
Hình 3.2 Phương án bố trí 4 dải dùng cho đường phố chính toàn thành. 76
Hình 3.3 Tổ chức giao thông trên đường Trục chính đô thị. 77
Hình : 3.4 Mặt cắt ngang điển hình tuyến đường sau khi mở rộng 80
Hình 3.5 Cấu tạo trạm dừng xe buýt đề xuất 81
Hình 3.6 Trạm dừng xe buýt không có làn phụ 84
Hình 3.7 Trạm dừng xe buýt có làn phụ 85
Hình 3.8 Đề xuất Hệ thông Tuynen kỹ thuật dọc theo tuyến 86
Hình 3.9 Hầm bộ hành cho người đi bộ 87
Hình 3.10 Cầu vượt cho người đi bộ 87
Hình 3.11 Vạch sơn và đèn tín hiệu cho người đi bộ 88
Hình 3.12 Phối cảnh quy hoạch quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Nam Thanh Trì 89
Hình: 3.13 Lưu lượng giao thông tại nút (Khảo sát từ 7h-8h ngày 3-3-2009) 91
Hình 3.14 Đồ thị lựa chọn loại hình nút giao thông của A.A.Ruzkov 92
Hình 3.15 Nút giao thông khác mức đơn giản 92
Hình 3.16 Phương án nút giao thông khác mức đơn giản 93
Hình 3.17 Sơ đồ nút giao thông khác mức dạng loa kèn trumpet 94
Hình 3.18 Nút giao thông khác mức dạng loa kèn Trumpet 94
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.
GTVT
Giao thông vận tải
GTĐT
Giao thông đô thị
QL
Quốc lộ
PTVT
Phương tiện vận tải
VTHKCC
Vận tải hành khách công cộng
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TCTK
Tiêu chuẩn thiết kế
NN - TMDV - CN TTCN
Nông nghiệp – Thương mại dịch vụ - Công nghiệp trung tâm công nghiệp
CSHT
Cơ sở hạ tầng
KTXH
Kinh tế xã hội
Viện KHCNGTVT
Viện khoa học công nghệ và giao thông vận tải
Xcqd/h
Xe con quy đổi/ giờ
Lời nói đầu
1. Sự cần thiết của đề tài
Đô thị hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đô thị hóa với tốc độ ngày càng gia tăng là xu thế tất yếu của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, các đô thị nói chung và giao thông vận tải đô thị nói riêng đóng vai trò như những hạt nhân quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Ở nước ta, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cùng với những mặt trái của nó làm cho vấn đề giao thông đô thị ngày càng trở thành một vấn đề bức xúc lớn của xã hội, một bài toán đau đầu cho giới hoạch định chính sách và cũng là một rào cản trong quá trình đô thị hóa và phát triển đất nước. Giao thông đô thị rối ren không chỉ gây nhiều thiệt hại về mặt kinh tế, phản ảnh cảnh quan hay thực trạng văn minh thành phố mà còn là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe con người…
Trục giao thông đô thị là một trong số những bộ phận rất quan trong của hệ thống giao thông vận tải đô thị. Đó là đường giao thông chính nối các khu vực chức năng đô thị với nhau, nối các thành phố vệ tinh với trung tâm cũng như giữa khu trung tâm với các vùng ngoại ô, mật độ phương tiện lưu thông trên trục giao thông rất đông do đó các vấn đề xảy ra trên trục cũng rất nhiều và khó giải quyết …. Trong những điều kiện và đặc điểm về địa lý của nước ta các trục giao thông và mạng lưới giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để thiết lập được một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, vận hành đồng bộ, hiệu quả thì công việc đầu tiên là nghiên cứu, lập quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới GTVT cho quốc gia, cho Vùng và cho địa phương, trong đó có mạng lưới GTVT đô thị. Bước tiếp theo là trên cơ sở định hướng của quy hoạch tổng thể tiến hành lập quy hoạch chi tiết của một hoặc một số tuyến đường để làm căn cứ cho bước lập dự án đầu tư, thiết kế và thi công tiếp theo.
Tuyến đường quốc lộ 1A đoạn Km10+00 đến Km 16+00 là tuyến đường có ý nghĩa Đây là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế huyện Thanh Trì nói riêng và vùng phía nam thủ đô Hà Nội nói chung. Quốc lộ 1A trên địa bàn huyện Thanh Trì là tuyến đường chính đô thị hướng tâm phía Nam thành phố.Trục không gian đô thị chính của Thanh Trì được hình thành trên trục đường 1A liên kết với trục đường 70. Với vai trò là đường trục chính đô thị, tuyến phục vụ nhu cầu đi lại của 31.776 dân cư trong khu vực, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì.
Mặt khác với vị trí là cửa ngõ phía nam của thủ đô, tuyến đường đảm bảo mối liên hệ giữa huyện Thanh Trì và các vùng lân cận phía nam với thủ đô Hà Nội, cũng như giảm tải lưu lượng giao thông cho tuyến quốc lô 1A mới…Trong những năm qua, lưu lượng giao thông trên tuyến tăng nhanh chóng trong bối cảnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên tuyến đã xuống cấp, không còn đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động giao thông trên tuyến làm nẳy sinh rất nhiều bất cập … làm cho nó không tương xứng với vai trò và vị trí được quy định. Việc quy hoạch lại tuyến đường trục là cần thiết để tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh của Huyện Thanh Trì nói riêng và khu vực phía Nam của Hà Nội nói chung.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đồ án:
a, Đối tượng nghiên cứu:
-Tuyến đường quốc lộ 1A, đoạn Văn Điển – Nam Thanh Trì( Km 10+00 – Km 16+00)
- Các nút giao thông trên đoạn nghiên cứu, cụ thể nút ngã ba quốc lộ 1A – Đường 70, các nút giao với khu vực dân sinh, và nút giao với các đường ngang, đường tránh;
- Lưu lượng PTVT và người tham gia giao thông trên đường và tại các nút giao;
- Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất khu vực tuyến đường đi qua;
- Hành lang ai bên đường, cảnh quan công trình kiến trúc.
- Hiện trạng và quy hoạch phát triển KT- XH; sử dụng đất và GTVT Hà Nội.
b, Phạm vi nghiên cứu:
Quy hoạch chi tiết, cải tạo lại đoạn đường từ ngã ba Quốc lộ 1A ( đoạn thị trấn Văn Điển- Nam Thanh Trì) và dự báo lưu lượng phát sinh năm 2025.
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đồ án:
Quy hoạch chi tiết đoạn đường quốc lộ 1A( đoạn Văn Điển – Nam Thanh Trì) hết sức cần thiết nhằm tạo tạo đáp ứng được nhu cầu vận chuyển đang tăng lên nhanh chóng qua khu vực, Bên cạnh đó, cải tạo, nâng cấp tuyến nhằm kết nối hiệu quả hơn mạng lưới đường trục hướng tâm Hà Nội như: Quốc lộ 32, đường Láng - Hòa Lạc, Quốc lộ 6, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, hệ thống các tuyến tỉnh lộ.
Mục đích nghiên cứu chính của đồ án là căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển GTVT Hà Nội, tiến hành lập quy hoạch chi tiết đoạn đường nói trên.
Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội mới mở rộng nhưng các quy hoạch liên quan chưa kịp điều chỉnh lại cho phù hợp, thì đề tài cần nghiên cứu thêm để làm rõ vị trí vai trò của tuyến đường đối với Hà Nội mới, xem xét lại tính hợp lý của phương án quy hoạch tổng thể với hiện trạng và tương lai phát triển Hà Nội mới, từ đó đề xuất phương án quy hoạch chi tiết cho đoạn tuyến đã chọn sao cho GTVT trên tuyến được an toàn, thông suốt.
Sau đây là một số kết quả mà đồ án cần đạt được:
- Xác định vai trò của tuyến quốc lộ1A trong mạng lưới GT của Hà Nội mới;
- Xác định và dự báo lưu lượng GT trên trục.
Xác định cấp hạng kỹ thuật đường GT cho đoạn nghiên cứu, lộ trình và xác định quỹ đất dành cho quy hoạch đoạn đường đã chọn;
Lập phương án Quy hoạch chi tiết đoạn đường nghiên cứu: xác định mặt cắt, độ dốc dọc; phương án về lề đường và hè phố.
Quy hoạch cây xanh và hạ tầng kỹ thuật trên đoạn nghiên cứu, hệ thống sơn kẻ vạch, biển báo GT, phân làn phân luồng…;
Định hướng tổ chức GT trên đoạn tuyến và tại các giao cắt;
4. Phương pháp nghiên cứu
a, Các chỉ tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các chỉ tiêu trong các tài liệu đã có
Các quy hoạch ngành có liên quan (Quy hoạch KT-XH Hà Nội, đến năm 2020, Quy hoạch sử dụng đất của các Quận, Huyện …)
Các Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị và ngoài đô thị (TCVN 4054/ 2005, TCVN 104 - 2007)
Các nghiên cứu về giao thông vận tải của Hà Nội (Nghiên cứu HAIDEP);
Các nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội, đánh giá và dự báo nhu cầu vận tải, đánh giá tác động môi trường do Viện chiến lược và phát triển, Viện KHCNGTVT, Trung tâm thủy văn Môi Trường thực hiện trong các năm trước và Niên giám thống kê 2008, tình hình kinh tế xã hội 2008
Các báo cáo nghiên cứu Quy hoạch và Dự án phát triển CSHT và dịch vụ VTHKCC ở Hà Nội.
Các Bài giảng quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch Giao thông Đô thị …
Các nguồn tài liệu khác…
Các chỉ tiêu cần khảo sát thu thập số liệu hiện trường
Khảo sát hiện trạng và hạ tầng kỹ thuật của tuyến giao thông: chiều dài, chiều rộng lòng đường, lề đường, hè phố ..;
Hiện trạng tổ chức giao thông tại tuyến: chiều giao thông, phân làn xe, biển báo giao thông, hình vẽ, hướng dẫn, tổ chức GT tại các giao cắt;
Xác định hiện trạng lưu lượng các tuyến xe buýt, điều kiện vận hành như khoảng cách điểm dừng đỗ, tần suất chạy xe trong giờ cao điểm và bình thường;
Đếm lưu lượng giao thông tại mặt cắt và tại một số nút giao thông: tiến hành đếm phân tích trong ngày bình thường và ngày cao điểm;
Vấn đề sử dụng đất hai bên đường.
b, Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thu thập số liệu:
Số liệu sơ cấp: Tìm kiếm các nguồn sô liệu thống kê và nghiên cứu đã có;
Số liệu thứ cấp: Trực tiếp đếm lưu lượng thông qua mặt cắt và một số giao cắt (do lưu lượng GT hiện tại không quá cao, có thể đếm trực tiếp vào cao điểm);
Sử dụng máy ảnh phụ trợ trong việc ghi lại hình ảnh
Xử lý số liệu:
- Sử dụng Autocad, hình ảnh để minh họa tuyến đường, nút, hiện trạng vận hành trên tuyến.
- Tiến hành đếm các loại phương tiện trong điều kiện thực tế.
- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý các kết quả
- Sử dụng phần mềm Microsoft office 2007 để viết đồ án tốt nghiệp.
5. Kết cấu của đồ án
Đồ án ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch trục giao thông đô thị.
Chương II: Hiện trạng trục giao thông Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển- Nam Thanh trì
Chương III: Đề xuất một số giải pháp quy hoạch trục quốc lộ 1A (Đoạn Văn Điển- Nam Thanh Trì)
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH TRỤC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
1.1 Cơ sở lí luận về đường trục chính đô thị.
1.1.1 Khái niệm, và chức năng của đường đô thị.
a , Khái niệm :
Đường đô thị là dải đất trong phạm vi giữa hai đường đỏ xây dựng (chỉ giới xây dựng) trong đô thị để xe cộ và người đi lại, trên đó có thể trồng cây, bố trí các công trình phục vụ công cộng như đèn chiếu sáng, đường dây, đường ống trên và dưới mặt đất. –
Đường nằm trong phạm vi đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn) đều được gọi chung là đường đô thị. Đường mà hai bên có xây dựng nhà cửa tạo thành phố xá gọi là đường phố.
Xuất phát từ khái niệm và đặc điểm đường trục chính ở trong và ngoài đô thị theo tiêu chuẩn các nước trên thế giới, đối chiếu điều kiện giao thông Việt Nam. Trong điều kiện giao thông Việt Nam, đường trục chính đô thị có chức năng liên hệ giữa các khu nhà ở, khu công nghiệp và các trung tâm công cộng, nối với đường cao tốc trong phạm vi đô thị. Nó phục vụ cho giao thông có lưu lượng lớn và tốc độ cao, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống mạng lưới đường của đô thị. Thực tế hiện nay, đường trục chính cấp đô thị phục vụ giao thông có tốc độ cao, đáp ứng lượng giao thông lớn và cho khả năng thông hành (KNTH) cao, nối các trung tâm dân cư lớn, khu công nghiệp lớn, các công trình cấp đô thị… Với chức năng trên, đường trục chính thường được tổ chức giao nhau khác cao độ. Để đảm bảo an toàn giao thông và tính cơ động cao phải hạn chế hoặc cấm các xe rẽ ra, vào các khu nhà ven đường.
b, Chức năng:
Chức năng giao thông.
Đây là chức năng chủ yếu nhất của đường phố.Trong các đô thị hiện đại đường phố là các công trình hết sức phức tạp, có nhiệm vụ thoả mãn đến mức tối đa các nhu cầu giao thông, cụ thể là:
Đảm bảo giao thông thuận tiện nhanh chóng, với đoạn đường nhắn nhất và an toàn nhất.
Đảm bảo tổ chức các tuyến giao thông công cộng hợp lý.
Liên hệ tốt giữa các khu vực của đô thị như khu dân dụng với khu công nghiệp, khu nhà ở với khu trung tâm đô thị, nhà ga công viên….
Có khả năng phân bố lại các đường giao thông tại các đường phố trong trường hợp một số đoạn đường có sự cố hoặc đang sử chữa.
Liên hệ mật thiết và thuận tiện với các đường ô tô và các khu bên ngoài đô thị.
Thoả mãn các điều kiện phát triển giao thông đô thị trong tương lai.
Chức năng kỹ thuật.
Trong các đô thị hiện đại, đường phố là các công trình tạp gồm các công trình ngầm và các công trình trên mặt đất:
Các công trình ngầm gồm các đương ống và đường dây (ống cấp thoát nước, ống hơi đốt, dây điện thoại….) được đặt dưới vỉa hè, lòng đường xe chạy của đường phố. Tập hợp các công trình ngầm kể trên gọi là mạng lưới công trình ngầm đô thị.Trên mắt đất có các đường, cầu vượt, cây, dây điện, các biển báo giao thông, các hình thức kiến trúc nhỏ.
Khi thiết kế đường phố phải giải quyết một loạt các vấn đề hoàn thiện sau:
Tổ chức giao thông và đi bộ tại các đường phố và mối giao thông.
Bố trí các công trình ngầm.
Giải quyết san nền đường phố và các khu đất lân cận.
Giải quyết việc chiếu sáng đường phố.
Tổ chức thoát nước cho đường phố và khu vực lân cận.
Đường phố còn là hành lang thông gió và lấy ánh sáng cho đô thị. Hướng của nó cần tạo điều kiện thông gió tốt cho đô thị.
Mỹ quan kiến trúc.
Đường phố là một bộ phận tổng thể kiến trúc của toàn đô thị, nó còn là một trong những nhân tố để tổ chức không gian đô thị. Cần hiểu đường phố là một không gian toàn diện được kết hợp rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó có các yếu tố giao thông, điều kiện khí hậu, yếu tố đất đai…Đường phố còn tạo ra khoảng không gian đủ để thu nhận các các công trình kiến trúc theo 3 chiều (Dọc theo đường phố, dọc theo chiều ngang của đường phố và từ các điểm cao của đô thị). Yêu cầu mỹ quan kiến trúc đòi hỏi phải có sự cân đối với chiều rộng đường phố và chiều cao của nhà hai bên đường, đòi hỏi một bố cục hợp lý các bộ phận của đường phố, sự hoà hợp về hình thái và sắc màu của cây trồng và các công trình khác với nhà cửa ở xung quanh.
Đường phố được hình thành và tồn tại hành chục có khi hành trăm năm và là phần ổn định nhất của đô thị.Thay đổi hướng hoặc mở rộng các đường phố đẵ có thường là một việc hết sức khó khăn vì công tác giải phóng mặt bằng tốn rất nhiều tiền của. Vì vậy, việc thiết kế và xây dựng đường phố có tầm quan trọng to lớn trong các quy hoạch và xây dựng đô thị.
c, Vai trò của trục đường chính trong đô thị.
Đảm bảo sự giao lưu giữa trung tâm thành phố với khu vực bên ngoài đô thị được thuận tiện, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội của đô thị
Kết hợp