Sổ tay hướng dẫn này đã được phát triển phù hợp với các tiêu chuẩn, quy tắc, quy
phạm có hiệu lực của nước Nga. Dựa trên yêu cầu của khách hàng ngoài nước sổ
tay hướng dẫn này có thể đã được mở rộng và hiệu chỉnh dựatrên cơ sở là kết quả
của những lần chạy thử và điều chỉnh hệ thống làm sạch các bề mặt trao đổi nhiệt
lò hơi.
107 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Điều chỉnh hệ thống làm sạch các bề mặt trao đổi nhiệt lò hơi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ CAO
Địa chỉ : Toà nhà Công Nghệ Cao - Số 01 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
MỤC ĐÍCH CỦA TÀI LIỆU: Để duyệt. (Đã được Công ty Tư Vấn Xây Dựng Điện 1 phê duyệt)
A 09/01/2006 Đệ trình để duyệt Mission Rangsan Sasaki
Rev. Mô tả Drwn. Chkd. Appd. Ngày
NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ 300MW MỞ RỘNG
Chủ đầu tư:
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Nhà thầu EPC:
TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM
Nhà thầu phụ:
TÀI LIỆU ĐƯỢC BIÊN DỊCH BỞI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ CAO
Biên dịch
ThS. Nguyễn Anh Đức
Phụ trách chung
KS. Nguyễn Văn Minh
Phê duyệt
PGS. Bùi Quốc Khánh
Tên tài liệu:
HÖ THèNG Xö Lý N¦íC Vμ N¦íC TH¶I
tμi liÖu ®μo t¹o VËN HμNH Vμ B¶O TR×
Số hiệu dự án: 11022004/LILAMA-GKC Định dạng: A4 Tổng số trang: 1quyển
Thiết kế: GOSHU KOHSAN CO.,LTD
Chức năng Tên Ký Ngày
Duyệt H Sasaki
Kiểm tra S Rangsan
Vẽ E Mission
Mã số tài liệu: UBEX1-M4,5,6-G-69-0002
Ngày
09/01/2006
Rev:
A
1
BẢNG MỤC LỤC
MỤC LỤC Trang
1
1
1. Lời giới thiệu.
2. Giới thiệu chung.
3. Nguyên lý vận hành. 5
3.1. Tổng quát. 5
3.2. Hiểu biết cơ bản 7
- Keo tụ và kết tủa 7
- Lọc trọng lực 7
- Lọc chất lỏng 8
- Hấp thụ Cácbon hoạt tính 9
- Khử khoáng 11
- Điều chỉnh pH 14
- Xử lý Clo 16
- Xử lý bùn hoạt tính 17
4. Hướng dẫn vận hành 18
4.1. Cảnh báo trước khi chuẩn bị khởi động thiết bị 18
4.2. Chuẩn bị khởi động vận hành 19
- Nguồn cấp cho trung tâm điều khiển động cơ 19
- Nguồn cấp cho bảng phân phối điện 24
- Nguồn cấp cho các panel điều khiển 24
- Chuẩn bị của panel điện từ 25
- Chuẩn bị hoá chất 30
- Chuẩn bị trung gian 31
- Tái sinh hạt nhựa tổng hợp 32
4.3. Khởi động vận hành 33
4.4. Vận hành bình thường 37
- Vận hành bình thường hệ thống xử lý nước thô 38
- Vận hành bình thường hệ thống xử lý khử khoáng 50
- Vận hành bình thường thiết bị xử lý nước thải 78
4.5. Ngừng khẩn cấp. 85
2
BẢNG MỤC LỤC
MỤC LỤC Trang
5. Hướng dẫn bảo dưỡng 86
5.1. Tổng quát 86
5.2. Kế hoạch bảo dưỡng thiết bị 86
- Bảo dưỡng định kỳ 86
- Kiểm kê thiết bị 90
- Bảo dưỡng sửa chữa 94
5.3. Hướng dẫn an toàn 103
- Tiếp xúc với hoá chất 103
- Làm việc với thiết bị 103
- Bảo vệ sức khoẻ và vệ sinh cá nhân 103
6. Tham khảo 104
7. Phụ lục
A. Các tiêu chuẩn chất lượng nước
B. Sơ đồ P&I
C. Mô tả lôgic chức năng
D. Danh mục điểm đo
E. Chu kỳ tuần tự và biểu đồ vận hành
F. Danh mục thiết bị
F-1. Danh mục thiết bị cơ khí
F-2. Danh mục van
F-3. Danh mục thiết bị đo
G. Biểu đồ chu trình bảo trì phòng ngừa
G-1. Dữ liệu tra dầu mỡ
G-2. Bảo dưỡng cơ khí
G-3. Bảo trì thiết bị đo và thiết bị điện
H. Danh mục các thiết bị dự phòng
I. Chẩn đoán lỗi
J. Bảng dữ liệu an toàn thiết bị (MSDS)
K. Tài liệu chỉ dẫn cho thiết bị
1
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG.
1. Lời mở đầu
Tập tài liệu này nhằm giới thiệu tổng quát quá trình vận hành và bảo dưỡng các thiết
bị thuộc hệ thống xử lý nước và xử lý nước thải tổ máy 300MW Uông Bí mở rộng 1 Công ty
nhiệt điện Uông Bí. Trong tập tài liệu này bao gồm: Thiết bị hệ thống xử lý nước thô, hệ
thống khử khoáng, hệ thống xử lý nước thải và xử lý nước thải sinh hoạt. Dự án này thuộc
quyền sở hữu của Tổng tông ty Điện lực Việt Nam (EVN). Dưới sự điều hành của EPC do
nhà thầu LILAMA xây dựng và lắp đặt.
Phụ lục của tài liệu gồm 4 phần là: Mô tả tổng quát, Nguyên lý vận hành, Hướng dẫn
vận hành và Hướng dẫn bảo dưỡng.
Mô tả tổng quát bao gồm: Giới thiệu tổng quát về thiết bị, các điều kiện và yêu cầu
thiết kế cơ bản và chỉ dẫn các đặc điểm kỹ thuật của thiết bị.
Nguyên lý vận hành là giới thiệu các nguyên lý vận hành cơ bản của các thiết bị quá
trình vận hành.
Hướng dẫn vận hành là hướng dẫn chi tiết tất cả các cách xử lý cần thiết trước và
trong suốt quá trình vận hành thiết bị ở mỗi chế độ vận hành.
Hướng dẫn bảo dưỡng là đưa ra những cảnh báo (lời khuyên) và những yêu cầu cần
thiết để cho thiết bị vận hành an toàn, hiệu quả và kinh tế. Nhằm kéo dài tuổi thọ của thiết bị
và lường trước những sự cố có thể xảy ra bên trong thiết bị và nhắc nhở những công tác an
toàn trong quá trình thiết bị vận hành.
Các cuốn sổ tay (Catalogue) hướng dẫn được sắp xếp riêng biệt, cụ thể cho từng thiết bị
để tham khảo trong quá trình vận hành và bảo dưỡng thiết bị.
Tất cả các hướng dẫn và cảnh báo trong cuốn sổ tay này là cơ sở kỹ thuật và kinh nghiệm vận
hành thiết bị của công ty trách nhiệm hữu hạn Goshu Kohsan (GKC), cùng với sự đóng góp
của các nhà cung cấp và các nhà sản xuất thiết bị. Những người công nhân vận hành cũng như
các kỹ sư nên đọc tập tài liệu này và phải hiểu được nội dung đã được giới thiệu trong cuốn sổ
tay này, để áp dụng vào công tác vận hành và bảo dưỡng thiết bị sao cho phù hợp cũng như để
làm tốt công tác an toàn và vận hành tốt thiết bị.
2. Giới thiệu chung
Tập tài liệu này giới thiệu các thông tin cơ bản về thiết bị tại các bảng sau:
- Bảng 1: Năng suất hệ thống - thiết bị.
- Bảng 2: Tiêu chuẩn chất lượng của nước.
- Bảng 3: Lượng hoá chất tiêu thụ.
- Bảng 4: Lượng tiêu thụ và quy định hữu ích.
2
Bảng 1: Năng suất hệ thống - thiết bị.
STT Hệ thống/thiết bị Đơn vị Giá trị Chú thích
1 Hệ thống xử lý nước thô m3/ngày 2520
2 Hệ thống nước sinh hoạt m3/ngày 90
3 Hệ thống khử khoáng m3/ngày 800
4 Thiết bị xử lý nước thải m3/giờ 70
5 Thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt m3/giờ 2,33
Bảng 2: Tiêu chuẩn chất lượng nước.
STT Các thông số Đơn vị Giá trị Chú thích
1 Chất lượng nước thô
Trị số PH - 7,0 ÷ 9,0
Độ đục NTU ≤ 40
Tổng HL tạp chất lơ lửng (TSS) mg/l ≤ 50
Tổng HL các chất hoà tan (TDS) mg/l ≤ 120
2 Chất lượng nước sau lọc trọng lực.
Độ đục NTU ≤ 0,5
Tổng HL tạp chất lơ lửng (TSS) mg/l ≤ 1
3 Chất lượng nước khử khoáng
Tổng độ cứng μEg/l ≤ 0,20
Hàm lượng Silica [SiO2] mg/l ≤ 0,01 (≤ 10 μg/l)
Độ dẫn điện chung μS/cm ≤ 0,15
Hàm lượng [Na+] mg/l ≤ 0,01 (≤ 10 μg/l)
Hàm lượng Clo [Cl - ] mg/l ≤ 0,01 (≤ 10 μg/l)
Hàm lượng Sunfát [SO42-] mg/l ≤ 0,005 (≤ 5 μg/l)
Tổng hàm lượng………….... (TOC) mg/l ≤ 0,30 (≤ 300μg/l)
4 Lưu lượng và thành phần các chất có
trong nước thải tới hệ thống.
4. 1 Nước thải ra của tổ máy
Lượng nước thải chảy về hệ thống m3/ngày 480
Tổng HL các chất lơ lửng (TSS) mg/L ≤ 600
Tổng HL các chất hoà tan (TDS) mg/L ≤ 500
Hàm lượng oxy hoà tan [02] (COD) mg/L ≤ 100
Hàm lượng dầu (oil) mg/L ≤ 5
Trị số pH - 6 ÷ 9
4. 2 Nước thải nhiễm dầu xả ra từ khu vực tua
bin và lò hơi.
Sau tách dầu
(Sau xủ lý thô)
Số lượng m3/ngày 44,77
Tổng HL các chất lơ lửng (TSS) mg/L ≤ 600
Tổng HL các chất hoà tan (TDS) mg/L ≤ 1.000 (1,0 g/l)
3
Hàm lượng oxy hoà tan [02] (COD) mg/L ≤ 100
Hàm lượng dầu mg/L ≤ 5
Trị số pH - 6 ÷ 9
4. 3 Nước thải không thường xuyên Thải từ từ
Số lượng m3/ngày 748
Tổng HL các chất lơ lửng (TSS) mg/L ≤ 4.000 (4,0 g/l)
Tổng HL các chất hoà tan (TDS) mg/L ≤ 4.000 (4,0 g/l)
Hàm lượng oxy hoà tan [02] (COD) mg/L ≤ 100
Hàm lượng dầu mg/L ≤ 45
Trị số pH - 3 ÷ 10
4. 4 Nước thải tái sinh
Số lượng m3/ngày 51,89
Tổng HL các chất lơ lửng (TSS) mg/L ≤ 30
Tổng HL các chất hoà tan (TDS) mg/L ≤ 15.500 (15,5 g/l)
4. 5 Đầu ra bể thu bùn
Số lượng m3/ngày 161,65
Tổng HL các chất lơ lửng (TSS) mg/L ≤ 50
4. 6 Đầu ra của tháp lọc Cácbon nước thải
Số lượng m3/ngày 18,4
Tổng HL các chất lơ lửng (TSS) mg/L ≤ 600
5 Chất lượng nước thải sau xử lý
Tổng HL các chất lơ lửng (TSS) mg/L ≤ 10
Tổng HL các chất hoà tan (TDS) mg/L ≤ 3.000 (3,0 g/l)
Hàm lượng oxy hoà tan [02] (COD) mg/L ≤ 100
Hàm lượng dầu mg/L ≤ 1
Trị số pH - 5,5 ÷ 9
6 Nước thải sinh hoạt
6. 1 Nước thải sinh hoạt tới để xử lý
Số lượng m3/ngày 56
Hàm lượng SS mg/L ≤ 300
Hàm lượng BOD mg/L ≤ 400
Trị số pH - 5,5 ÷ 9
6. 2 Nước thải sinh hoạt đã qua xử lý
Số lượng m3/ngày 56
Hàm lượng SS mg/L ≤ 100
Hàm lượng BOD mg/L ≤ 50
Trị số pH - 5,5 ÷ 9
4
Bảng 3: Lượng hoá chất tiêu thụ.
STT Các loại hoá chất Đơn vị Giá trị Chú thích
1 Phèn nhôm Kg/ngày 424
2 NaOCl 8% Kg/ngày 1,2
3 Polyme Kg/ngày 4,24
4 HCl 30% Kg/ngày 415
5 NaOH 50% Kg/ngày 708
Bảng 4: Mức tiêu thụ và tiêu chuẩn quy định.
STT Các thông số Đơn vị Quy định Lượng tiêu thụ
1 Nguồn điện cung cấp
1. 1 Điện áp xoay chiều Vôn 220/380
1. 2 Tần số Hz 50
1. 3 Điện áp dao động % ± 10%
2 Tiêu thụ điện tự dùng
2. 1 Bình thường
- Hệ thống xử lý nước thô Kw ≈ 40,5
- Hệ thống khử khoáng Kw ≈ 25,5
- Hệ thống xử lý nước thải Kw ≈ 53,7
2. 2 Lớn nhất ≈ 200
3 Khí nén cung cấp phục vụ. 6 kg/cm2
3. 1 Khí đo lường
+ HT. XLN thô + khử khoáng Nm3/giờ ≈ 20
+ Hệ thống xử lý nước thải Nm3/giờ ≈ 1
3. 2 Khí nén trộn hạt (Tháp trao đổi hỗn
hợp – HT khử khoáng).
Nm3/giờ
≈ 47,1
* Ghi chú:
+ (TSS) Total Suspentel Soids - Tổng hàm lượng các tạp chất lơ lửng
+ (TDS) Total dissolved Soids - Tổng hàm lượng các chất hoà tan
+ (COD) Chemical oxygen demant - Hàm lượng oxy hoà tan [02]
+ (OIL) - Hàm lượng dầu.
+ (SS) –Suspended Solids – Hàm lượng các tạp chất lơ lửng
5
3. Nguyên lý vận hành
3. 1 Tổng quát.
Hệ thống xử lý nước thô được thiết kế để xử lý nước nguồn từ Sông Uông tại thị xã Uông
Bí, tỉnh Quảng Ninh. Nước lọc trong được bơm vào hệ thống khử khoáng, ở đây nước được
xử lý sâu hơn nhằm loại bỏ các ion thể hoà tan trong nước để cấp cho lò hơi. Một phần nước
lọc trong được xử lý bằng dung dịch HypoCloruaNatri (Na0Cl) để sử dụng làm nước sinh
hoạt. Các loại nước thải từ mọi nơi trong tổ máy cũng như nước thải sinh hoạt được xử lý
trước khi thải ra môi trường. Thiết bị xử lý nước và nước thải gồm 4 hệ thống và thiết bị sau:
1. Hệ thống xử lý nước thô.
2. Hệ thống khử khoáng.
3. Hệ thống xử lý nước thải.
4. Hệ thống xử lý nước sinh hoạt.
Hệ thống xử lý nước thô.
Hệ thống xử lý nước thô nhận nước nguồn từ sông Uông Bí qua Hồ nước ngọt, nước
này được xử lý trước ở hệ thống lắng lọc với mục đích sản xuất nước trong đạt yêu cầu về tiêu
chuẩn chất lượng nước lọc trong và được chứa trong bể dự trữ nước lọc trong.
Trong bể lắng của hệ thống xử lý nước thô, phèn và kiềm, polymer được cấp vào với mục
đích là keo lắng và kết tủa. Kiềm NaOH xử lý để điều chỉnh pH. Bông bùn được tạo ra sẽ lắng
đều xuống dưới đáy bể lắng, ở đó nó được kết tủa đặc lại. NaOCl được cấp vào đường ống
dẫn nước ra của tháp lọc Cacbon (nước sinh hoạt) với mục đích là xử lý bằng Clo. Khi hàm
lượng chất rắn được giữ lại trong lớp vật liệu lọc của tháp lọc Cácbon tăng lên, khả năng lọc
giảm hoặc nước đi qua lớp vật liệu lọc bị đục, khi đó quá trình xới ngược sẽ được kích hoạt để
xới rửa những tạp chất bám vào vật liệu lọc.
Hệ thống khử khoáng.
Nước lọc trong từ bể dự trữ nước lọc trong được đưa vào xử lý trong hệ thống khử
khoáng, trong hai dãy đó lần lượt sản xuất nước khử khoáng theo yêu cầu của tổ máy. Mỗi
dãy gồm có: Tháp lọc carbon (A/C), hệ thống 2B3T (trong hệ thống 2B3T bao gồm: Tháp
trao đổi Cation, tháp khử khí và tháp trao đổi Anion), và tháp trao đổi hỗn hợp. Đầu tiên nước
lọc trong được đi qua tháp lọc carbon để khử các tạp chất phóng xạ, độc hại cho sức khoẻ của
con người, sau đó nước trong tiếp tục được đi vào tháp trao đổi Cation để loại bỏ các ion
dương tồn tại dưới dạng Cation muối cứng và các Cation khác, tiếp đó nước đi vào tháp khử
khí để khử khí CO2 đến mức thấp nhất trước khi đi vào tháp trao đổi Anion. Tại tháp trao đổi
Anion nước được loại bỏ các ion âm tồn tại dưới dạng Anion như các M-hữu cơ, gốc axit clo
(Cl-), sunfat (SO4-2) và silica (SiO3-2)… Cuối cùng nước được đưa vào tháp trao đổi hỗn hợp
để khử những Cation và Anion còn lại mà trước đó hệ thống 2B3T chưa loại bỏ hết, để phù
hợp với yêu cầu sử dụng nước khử khoáng của tổ máy và sau cùng là nước khử khoáng được
6
đưa về dự trữ trong bể chứa nước khử khoáng. Khi hạt lọc hết khả năng trao đổi thì phải đưa
ra tái sinh để khôi phục lại khả năng trao đổi của các hạt lọc. Nước thải sản phẩm của quá
trình tái sinh sẽ được đưa về bể trung hoà để hoà trộn trung hoà sau đó đưa sang hệ thống xử
lý nước thải để xử lý tiếp trước khi thải ra ngoài môi trường. Sục ngược nhằm mục đích là
làm cho tơi xốp lớp vật liệu lọc và loại bỏ các chất bẩn rắn bám trên bề mặt của vật liệu lọc.
Hệ thống xử lý nước thải:
Hệ thống xử lý nước thải chính của tổ máy 300MW Uông Bí mở rộng 1 được thiết kế
để xử lý những nguồn nước đã bị nhiễm bẩn về cơ học và hoá học trong quá trình sản xuất
điện của tổ máy. Yêu cầu xử lý là đảm bảo yêu cầu của môi trường trước khi thải bỏ chúng ra
ngoài môi trường.
Các nguồn nước thải được thu gom từ các khu vực trong toàn tổ máy đưa về bể chứa
nước thải chính là:
- Từ bể trung hoà (Hệ thống khử khoáng).
- Từ bể thu bùn (phần nước trong của bể thu bùn).
- Từ tháp lọc carbon (nước thải sục ngược tháp lọc carbon).
- Từ những đường xả sàn gian lò hơi và turbin ( Nhiễm dầu )
- Từ nguồn xả của tổ máy
- Từ hố xả nước thải không thường xuyên.
Hệ thống xử lý nước thải có thể xử lý được tổng hàm lượng các tạp chất lơ lửng (TSS), dầu và
pH. Nước thải trong bể trung hoà của hệ thống khử khoáng được bơm tuần hoàn và hoà trộn
hoàn toàn rồi bơm vào bể nước thải chính.
Nước sục ngược của hệ thống xử lý nước thô, phần bùn từ bể lắng nước thải và phần
cáu cặn từ bể lọc cáu cặn nước thải sinh hoạt được bơm vào bể thu bùn. Sau thời gian tự lắng
trong, phần bùn bã được bơm sang hệ thống thải xỉ còn phần nước trong tự chảy tràn vào bể
nước thải chính để đưa đi xử lý tiếp cùng các nguồn nước thải khác.
Nước thải nhiễm dầu được thải ra từ gian lò hơi, turbin và những khu vực khác được
bơm vào bể tách dầu thô để làm nhiệm vụ tách thô. Phần nước được chảy sang bể chứa nước
thảI nhiễm dầu đã xử lý thô, còn phần dầu được tách sang bể chứa nước thải nhiễm dầu sau đó
được bơm lên thiết bị lọc tinh. Phần dầu lọc ra từ thiết bị xử lý tinh được đưa vào bể gom dầu
cặn còn phần nước trong được đưa vào bể nước thải chính.
Nước thải không thường xuyên đã được xử lý trong các bể của chúng để làm giảm
nồng độ TDS và COD xuống đến giá trị cho phép rồi được đưa vào bể nước thải chính.
Tất cả các nguồn nước thải này cùng với nguồn nước thải của tổ máy được hoà trộn
hoàn toàn trong bể nước thải chính rồi tiếp tục được đưa vào hệ thống xử lý.
Hệ thống xử lý nước thải bao gồm : Bể điều chỉnh pH, bể hoà trộn, bể lắng hệ thống
xử lý nước thải, tháp lọc carbon hệ thống xử lý nước thải, bể trung hoà.Các loại hoá chất:
Phèn nhôm AL2(SO4)3.10%; Kiềm NaOH . 50%; Axit HCL . 30%, được cấp vào bể điều
7
chỉnh pH để phục vụ cho quá trình tạo lắng và điều chỉnh pH, trong khi polymer được cung
cấp vào bể hoà trộn để tạo điều kiện cho quá trình tạo bông bùn xảy ra nhanh hơn.
Bùn tạo ra trong bể lắng nước thải được bơm ngược về bể thu gom bùn để thực hiện
quá trình tạo tích bùn đặc, nước đã lắng trong tự chảy vào bể chứa nước đã lắng trong của hệ
thống xử lý thải. Sau đó được bơm vào tháp lọc carbon để khử các chất phóng xạ rồi đưa về
bể trung hoà. Tại đây kiềm NaOH 50% và axit HCL 30% được cấp vào để trung hoà đến môi
trường trung tính sau đó xả bỏ về hồ nước ngọt.
3. 2 Những hiểu biết cơ bản.
(Tham khảo: Tài liệu thiết bị xử lý nước và chất lượng nước ấn bản lần thứ 4, AWWA Thiết
kế hệ thống xử lý nước ấn bản lần thứ 3, AWWA & ASCE)
3. 2. 1 Chất keo lắng và kết tủa:
Keo lắng là một quá trình lý hoá, quá trình này làm tăng sự liên kết của các tạp chất có
kích thước nhỏ trong nước trở thành các tạp chất có kích thước lớn hơn. Nó là cơ sở phá vỡ
mối liên kết ổn định của các huyền phù trong nước. Sự liên kết của các tạp chất, huyền phù
này chia thành hai giai đoạn rõ rệt. Giai đoạn thứ nhất là phải thắng lực đẩy giữa chúng, bước
tiếp theo là đòi hỏi các tạp chất nhỏ đó phải liên kết với nhau. Giai đoạn thứ hai tiếp xúc giữa
các tạp chất nhỏ bị mất ổn định đó để lôi kéo chúng liên kết với nhau. Bước làm mất ổn định
là nhờ thêm hoá chất vào nước, khi bước liên kết hoàn thành đòi hỏi phải khuấy đều trong quá
trình liên kết. Các tạp chất, huyền phù thông thường được tách ra nhờ quá trình keo lắng ( kết
tủa) ở dạng bùn sệt, cùng với các tạp chất hữu cơ tự nhiên, các vi khuẩn gây ô nhiễm, các kim
loại độc hại, các hoá chất, sắt và hợp chất của sắt.
Thiết bị cho quá trình xử lý này là bể lắng, điều chỉnh pH khi xảy ra quá trình kết tủa
trong bể lắng và khoang trộn( khoang phản ứng).
3. 2. 2 Sự lắng cặn:
Lắng cặn là một phương pháp phổ biến của quá trình phân ly chất lỏng-đặc. Quá trình này gọi
là gạn lọc, khi yêu cầu đầu tiên là tổng sản lượng của nồng độ bùn. Quá trình này gọi là sự
đông đặc. Mặc dù hai quá trình này mang đến đồng thời cùng một lúc trong bất cứ bể tích
nào. Quá trình là phân ly phổ biến để lắng hoặc tích tuỳ thuộc vào chức năng căn bản.
Quy luật chủ yếu biến đổi rộng dãi của tự lắng trọng lực, phụ thuộc vào sự tập chung và
đặc điểm kết bông của các phần tử lắng đọng. Làm giảm bớt các huyền phù, các phân tử nói
chung lắng chậm hơn tốc độ lắng tự do tương ứng của chúng. Lý do cho sự lắng chậm này là
bao phủ nên xung quanh các vật có tính trơn mền nguyên nhân ngây ra bởi sự có mặt của các
phần tử bên cạnh. Còn các phần tử có đặc điểm tự nhiên khác (như là kích cỡ và mật độ) vẫn
còn duy trì tốc độ của riêng chúng và tự lắng ở các tốc độ khác nhau. Đó là kiểu của tự lắng
được hiểu như là tự lắng bị cản trở và thường xuyên được tìm thấy trong bể tự lắng nơi mà
tích tụ kết đặc tương đối chậm.
Sự cô đặc của các chất rắn tăng nên, tự lắng bị cản trở là do tự lắng của các phần tử đó
trong vị trí cố định bất chấp lẫn nhau ở các tốc độ lắng tự do của chúng. Tự lắng như vậy là
mô tả đặc điểm bởi sự có mặt của sự phân danh giới đường lọc trong giữa chất sền sệt và chất
lỏng nổi trên bề mặt. Kiểu của sự tự lắng này được gọi là sự tự lắng chia vùng. Tự lắng của
8
các phần tử dưới điều kiện này tạo nên một khuôn xốp, và trọng lượng của phân tử chịu đựng
được toàn bộ lực phát sinh từ sự chuyển động của chất lỏng. Kiểu lắng này được hiểu như là “
lắng áp lực” kết quả làm xấu đi các khối và cấu trúc mạng lưới của chúng. Tốc độ lắng áp lực
không chỉ phụ thuộc vào sự cô đặc của các tạp chất mà còn phụ thuộc vào chiều sâu và sự
phân tán nồng độ trong khu vực ảnh hưởng.
Bể lắng (RWTS) là kiểu tiếp xúc tạp chất rắn với lớp bùn bao phủ trên bề mặt của thiết bị
đó là những kết hợp keo tụ, bông bùn, và sự đóng cặn trong một kiểu bể đơn lẻ để cung cấp
bông bùn có hiệu quả hơn và tốt nhất cho hạt nhỏ tiếp xúc giữa lớp phủ, vấn đề đó cũng như
việc lọc cục bộ . Theo lý thuyết cơ bản của thiết bị này là tiếp xúc của các hạt keo tụ có hình
dạng mới với cụm bông bùn trước đây làm tăng sự hình thành của cụm bông bùn đó, tạo cơ
hội cho các huyền phù được tiếp xúc, cho phép cụm bông bùn phát triển lớn nên và tốc độ
lắng xuống cao hơn.
Quá trình hấp dẫn lắng đọng cho phần xử lý này xảy ra trong các bể lắng (RWTS), bể lắng
WWTP, và bể gom bùn
3.2.3 Lọc chất lỏng:
Bể lọc trọng lực:
Bể lọc trọng lực là bể hình trụ thẳng đứng, nước đi qua bể nhờ trọng lực của nó. Hệ thống
xả phía dưới có tác dụng thu nước đã lọc trong và phân chia nước xới ngược cũng như xục khí
nén. Nó là một hệ thống ống nối với các ống nhánh có khoan các lỗ nhỏ dọc theo phía mặt d-
ưới các ống nhánh.
Lọc nước:
Lọc nước là một quá trình lý hoá để tách các tạp chất gây bẩn, các hạt keo lơ lửng ra khỏi
nước bằng cách cho chúng đi qua tháp có lớp vật liệu lọc. Hai cơ cấu này sẽ tách ra khỏi nước
những chất rắn nhỏ hơn:
Truyền động
Ống cấp các
chất hoá học Thông khí
Nước thô
Đồng hồ
thời gian
Vòi lấy mẫu
Kênh
dãn
Khoang phản ứng thứ nhất
Khoang phản
ứng thứ hai
Khoang phân chia
Cánh
trộn
Tập trung
nước
Nước đã
xử lý
Khu vực tính
toán trộn
9
1. Cơ cấu vận chuyển: là một quá trình vật lý, trong đó các hạt nhỏ lơ lửng được