Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với con người, nó đã trở thành một trong những phương tiện trợ giúp đắc lực cho các hoạt động của con người, là công cụ không thể thiếu, là nền tảng của sự truyền tải, trao đổi thông tin trên toàn cầu giúp việc trao đổi thông tin nhanh chóng và ít chi phí nhất.
Sự xuất hiện của Internet là cuộc cách mạng lớn trong công nghệ, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt công nghệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, để có thể tương tác với nhau, trao đổi thông tin với nhau bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có một hình thức tìm kiếm, duyệt thông tin phổ biến nhất đó là qua môi trường Website. Qua đây các mọi người có thể trao đổi thông tin với nhau nhanh chóng dễ dàng và hiệu quả.
Vậy đằng sau các hệ thống giúp quản trị, điều hành từ xa đó chính là các Hệ thống quản trị nội dung(CMS), hệ thống này giúp cho việc xuất bản, quản lý thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện, trực quan và có độ tin cậy cao. Do đó với mong muốn nắm bắt và ứng dụng được công nghệ quản trị nội dung mà hiện nay hệ thống Website nào cũng phải có nên em quyết định viết đồ án Hệ quản trị nội dung ứng dụng trong việc thiết kế website quản lý tin, bài tại Học viện bưu chính nhằm hiểu rõ hơn về công nghệ này. Nội dung chính của đồ án bào gồm các vấn đề sau:
Chương 1 - Giới thiệu tổng quan về hệ quản trị nội dung : Tập trung trình bày các khái niệm về các hệ quản trị nội dung và giới thiệu công nghệ .NET với ngôn ngữ lập trình C# sử dụng để cài đặt trong đồ án.
Chương 2 - Phân tích thiết kế hệ thống quản trị nội dung (với ngôn ngữ mô hình hóa UML và Rational Rose) : Tập trung phân tích, thiết kế hệ thống chi tiết cho website quản trị nội dung tin, bài tại Học viện bưu chính.
Chương 3 - Cài đặt, tích hợp hệ thống quản trị nội dung : Thực hiện cài đặt lập trình, tích hợp hệ thống quản trị nội dung cho website quản trị nội dung tin, bài tại Học viện bưu chính với ngôn ngữ lập trình C#, Asp.net và SQL Server 2005.
Trong đồ án có sử dụng các tool mã nguồn mở cụ thể như sau: FCKEditor, Javascript Framework (Mootools, jQuery), JW Image Rotator 3.17 Flash.
64 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hệ quản trị nội dung thiết kế Website quản lý nội dung tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đồ án của riêng tôi, không sao chép từ bất kì công trình nào khác, các tài liệu có liên quan đều nghi rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của đồ án này !
Sinh viên thực hiện
(Ghi đủ họ tên)
Hoàng Phi Hiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Chú giải tiếng Anh
Chú giải tiếng Việt
CMS
Content Management System
Hệ quản trị nội dung
CLR
Common Language Runtime
Ngôn ngữ thực thi dùng chung
CSS
Cascading Style Sheets
Ngôn ngữ định kiểu
HTML
HyperText Markup Language
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
IE
Internet Explorer
Trình duyệt Web của Microsoft
MSDN
Microsoft Developer Network
Mạng hỗ trợ phát triển của Microsoft
SQL
Structured Query Language
Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc
UML
Unified Modeling Language
Ngôn ngữ mô hình hoá
RSS
Really Simple Syndication
Dịch vụ cung cấp thông tin đơn giản
WYSIWYG
What You See Is What You Get
Hệ soạn thảo trực quan
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kịch bản đăng nhập 21
Bảng 2.2: Kịch bản thêm mới loại danh mục 22
Bảng 2.3: Kịch bản đăng ký tài khoản 23
Bảng 2.4: Kịch bản xóa tài khoản 24
Bảng 2.5: Kịch bản xóa loại danh mục 25
Bảng 2.6: Kịch bản thêm mới tin bài 26
Bảng 2.7: Kịch bản cập nhật tin bài 27
Bảng 2.8: Kịch bản xóa tin bài 28
Bảng 2.9: Kịch bản thêm mới danh mục 29
Bảng 2.10: Kịch bản xóa danh mục 30
Bảng 2.11: Nội dung thiết kế và mô tả bảng CategoryType 54
Bảng 2.12: Nội dung thiết kế và mô tả bảng Category 54
Bảng 2.13: Nội dung thiết kế và mô tả bảng NewEvent 55
Bảng 2.14: Nội dung thiết kế và mô tả bảng User 55
Bảng 2.15: Nội dung thiết kế và mô tả bảng Advert 56
Bảng 2.16: Nội dung thiết kế và mô tả bảng Weblink 56
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Nhìn tổng quan về kiến trúc .NET (Nguồn: MSDN) 12
Hình 2.1: Giao diện hiện tại của website Học viện bưu chính 14
Hình 2.2: Biểu đồ use case tổng quát chức năng của quản trị Admin 15
Hình 2.3: Biểu đồ use case tổng quát chức năng quản trị của User 16
Hình 2.4: Biểu đồ use case tổng quát chức năng của Guest 16
Hình 2.5: Phân rã use case Quản lý tài khoản 17
Hình 2.6: Phân rã use case Quản lý loại danh mục 17
Hình 2.7: Phân rã use case Quản lý danh mục 18
Hình 2.8: Phân rã use case Quản lý tin bài 18
Hình 2.9: Phân rã use case Quản lý quảng cáo 19
Hình 2.10: Phân rã use case Quản lý liên kết 19
Hình 2.11: Biểu đồ lớp phân tích của hệ thống 30
Hình 2.12: Biểu đồ trạng thái lớp NewEvent – chức năng thêm mới tin bài 31
Hình 2.13: Biểu đồ trạng thái lớp NewEvent – chức năng xóa tin bài 32
Hình 2.14: Biểu đồ trạng thái lớp User – chức năng thêm mới tài khoản 33
Hình 2.15: Biểu đồ trạng thái lớp User – chức năng xóa tài khoản 34
Hình 2.16: Biểu đồ tuần tự cho chức năng đăng nhập. 35
Hình 2.17: Biểu đồ tuần tự cho chức năng xóa tài khoản. 36
Hình 2.18: Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm loại danh mục. 37
Hình 2.19: Biểu đồ tuần tự cho chức năng xóa loại danh mục. 38
Hình 2.20: Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm danh mục. 39
Hình 2.21: Biểu đồ tuần tự cho chức năng xóa danh mục. 40
Hình 2.22: Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm tin bài. 41
Hình 2.23: Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa, cập nhật tin bài. 42
Hình 2.24: Biểu đồ tuần tự cho chức năng xóa tin bài. 43
Hình 2.25: Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm quảng cáo. 44
Hình 2.26: Biểu đồ tuần tự cho chức năng xóa quảng cáo. 45
Hình 2.27: Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm liên kết web. 46
Hình 2.28: Biểu đồ tuần tự cho chức năng xóa liên kết web. 47
Hình 2.29: Biểu đồ cộng tác cho use case đăng nhập 48
Hình 2.30: Biểu đồ cộng tác cho use case xóa tài khoản 49
Hình 2.31: Biểu đồ cộng tác cho use case thêm tin bài 49
Hình 2.32: Biểu đồ cộng tác cho use case xóa tin bài 50
Hình 2.33: Biểu đồ cộng tác cho use case sửa tin bài 50
Hình 2.34: Biểu đồ hoạt động của chức năng thêm mới tin bài 51
Hình 2.35: Biểu đồ lớp thiết kế hệ thống 52
Hình 2.36: Biểu đồ triển khai hệ thống 56
Hình 3.1: Giao diện trang đăng nhập quản trị nội dung 58
Hình 3.2: Giao diện trang chính 59
Hình 3.3: Giao diện trang quản trị nội dung 60
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với con người, nó đã trở thành một trong những phương tiện trợ giúp đắc lực cho các hoạt động của con người, là công cụ không thể thiếu, là nền tảng của sự truyền tải, trao đổi thông tin trên toàn cầu giúp việc trao đổi thông tin nhanh chóng và ít chi phí nhất.
Sự xuất hiện của Internet là cuộc cách mạng lớn trong công nghệ, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt công nghệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, để có thể tương tác với nhau, trao đổi thông tin với nhau bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có một hình thức tìm kiếm, duyệt thông tin phổ biến nhất đó là qua môi trường Website. Qua đây các mọi người có thể trao đổi thông tin với nhau nhanh chóng dễ dàng và hiệu quả.
Vậy đằng sau các hệ thống giúp quản trị, điều hành từ xa đó chính là các Hệ thống quản trị nội dung(CMS), hệ thống này giúp cho việc xuất bản, quản lý thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện, trực quan và có độ tin cậy cao. Do đó với mong muốn nắm bắt và ứng dụng được công nghệ quản trị nội dung mà hiện nay hệ thống Website nào cũng phải có nên em quyết định viết đồ án Hệ quản trị nội dung ứng dụng trong việc thiết kế website quản lý tin, bài tại Học viện bưu chính nhằm hiểu rõ hơn về công nghệ này. Nội dung chính của đồ án bào gồm các vấn đề sau:
Chương 1 - Giới thiệu tổng quan về hệ quản trị nội dung : Tập trung trình bày các khái niệm về các hệ quản trị nội dung và giới thiệu công nghệ .NET với ngôn ngữ lập trình C# sử dụng để cài đặt trong đồ án.
Chương 2 - Phân tích thiết kế hệ thống quản trị nội dung (với ngôn ngữ mô hình hóa UML và Rational Rose) : Tập trung phân tích, thiết kế hệ thống chi tiết cho website quản trị nội dung tin, bài tại Học viện bưu chính.
Chương 3 - Cài đặt, tích hợp hệ thống quản trị nội dung : Thực hiện cài đặt lập trình, tích hợp hệ thống quản trị nội dung cho website quản trị nội dung tin, bài tại Học viện bưu chính với ngôn ngữ lập trình C#, Asp.net và SQL Server 2005.
Trong đồ án có sử dụng các tool mã nguồn mở cụ thể như sau: FCKEditor, Javascript Framework (Mootools, jQuery), JW Image Rotator 3.17 Flash.
Do điều kiện thời gian và tầm hiểu biết có hạn nên trong đồ án này mới chỉ đáp ứng được phần nào chức năng cơ bản của một hệ quản trị nội dung, do đó sẽ không tránh khỏi thiếu xót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đồ án hoàn thiện hơn nữa.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Đình Quế đã hướng dẫn và định hướng nghiên cứu cho em. Em xin gửi tới toàn thể các thầy, các cô trong khoa lời chúc sức khỏe và thành công !
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2009
Sinh viên
Hoàng Phi Hiệp
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG
1.1 TỔNG QUAN HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG
1.1.1 Khái niệm cơ bản
CMS (viết tắt bởi Content Management System) là hệ thống quản trị nội dung của một website. Những thông tin người dùng đọc được trên trang Web là một phần của quá trình quản trị nội dung. Trước quá trình này người quản trị website cần phải biên tập nội dung thông tin, chỉnh lý, kiểm duyệt… phê chuẩn hoặc làm bất cứ công việc nào có liên quan đến việc xuất bản thông tin.
Một CMS có thể tùy biến về quy trình xuất bản thông tin, thay đổi cách hiển thị. Diện mạo của một website tùy thuộc rất nhiều vào cách mà quản trị website tùy biến CMS.
Nội dung của CMS bao gồm nhiều thành phần, có thể là text, ảnh, nhạc hoặc tệp đính kèm. Ý tưởng làm thành nội dung của CMS là tích hợp nhưng thành phần này với nhau thành một website hoàn thiện.
Ban đầu CMS chỉ là chức năng cơ bản cho phép người dùng viết bài và đưa nội dung lên website, sau đó nhu cầu nhiều người cùng viết nội dung trên một website tăng do đó mà CMS có thêm chức năng mới gọi là Quy trình xuất bản thông tin – Workflow process. Quy trình này cho phép người quản trị hệ thống tùy biến quy trình biên tập và xuất bản thông tin. Cho phép người tham gia viết bài, một số người khác có quyền phê duyệt bài viết và chỉnh sửa nội dung nếu thấy cần thiết.
Hiện nay thì khái niệm Quản trị nội dung đã trở nên phổ biến, bất kì một website nào cũng phải có, và khái niệm đó đã phát triển thành Portal – Cổng điện tử.
1.1.2 Các đặc điểm của một hệ quản trị nội dung
Kiểm duyệt, phê chuẩn việc tạo hoặc thay đổi nội dung trực tuyến.
Làm việc dưới chế độ soản thảo giao diện trực quan – vừa soạn thảo vừa thấy kết quả WYSIWYG (viết tắt của What You See Is What You Get).
Quản lý người dùng.
Quản lý và lưu trữ các tin, bài, ảnh và các liên kết, ngôn ngữ hay gọi chung là nội dung.
Tìm kiếm và lập chỉ mục.
Lưu trữ nội dung.
Tùy biến giao diện hiển thị.
1.1.3 Một số các hệ quản trị nội dung tiêu biểu
W - CMS (Web CMS)
E - CMS (Enterprise CMS)
T – CMS (Transactional CMS): Hệ thống quản trị nội dung hỗ trợ quản lý các giao dịch thương mại điện tử.
P – CMS (Publications CMS): Hệ thống quản trị các loại ấn phẩm trực tuyến.
L – CMS/ LCMS (Learning CMS): Hỗ trợ việc quản lý đào tạo dựa trên nền web.
BCMS (Billing CMS): Hỗ trợ quản lý thu chi trên nền web.
Đi cùng với công nghệ phát triển thì hiện nay có một số các hệ thống quản trị nội dung tiêu biểu được kể đến đó là:
Drupal
DotNetNuke
WordPress
Joomla
Movable Type
Textpatter
…
1.2 GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ .NET VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C#
1.2.1 Giới thiệu về .Net Framework
Để phục vụ cho việc viết một hệ thống quản trị nội dung thì em đã lựa chọn công nghệ .NET Framework với ngôn ngữ lập trình C# Asp.net với cơ sở dữ liệu SQL Server 2005 sau đây là một vài khái niệm, các đặc điểm tổng quan về công nghệ này:
.Net hỗ trợ tích hợp ngôn ngữ, tức là ta có thể kế thừa các lớp, bắt các biệt lệ, đa hình thông qua nhiều ngôn ngữ. .NET Framework thực hiện được việc này nhờ vào đặc tả Common Type System - CTS (hệ thống kiểu chung) mà tất cả các thành phần .Net đều tuân theo. Ví dụ, mọi thứ trong .Net đều là đối tượng, thừa kế từ lớp gốc System.Object.
Ngoài ra .Net còn bao gồm Common Language Specification - CLS (đặc tả ngôn ngữ chung). Nó cung cấp các qui tắc cơ bản mà ngôn ngữ muốn tích hợp phải thỏa mãn. CLS chỉ ra các yêu cầu tối thiểu của ngôn ngữ hỗ trợ .Net. Trình biên dịch tuân theo CLS sẽ tạo các đối tượng có thể tương hợp với các đối tượng khác. Bộ thư viện lớp của khung ứng dụng (Framework Class Library - FCL) có thể được dùng bởi bất kỳ ngôn ngữ nào tuân theo CLS.
.NET Framework nằm ở tầng trên của hệ điều hành (bất kỳ hệ điều hành nào không chỉ là Windows). .NET Framework bao bao gồm:
Bốn ngôn ngữ chính thức: C#, VB.Net, C++, và Jscript.NET
Common Language Runtime - CLR, nền tảng hướng đối tượng cho phát triển ứng dụng Windows và web mà các ngôn ngữ có thể chia sẻ sử dụng.
Bộ thư viện Framework Class Library - FCL.
Hình 1.1: Nhìn tổng quan về kiến trúc .NET (Nguồn: MSDN)
Thành phần quan trọng nhất của .NET Framework là CLR (Common Language Runtime), nó cung cấp môi trường cho ứng dụng thực thi, CLR là một máy ảo, tương tự máy ảo Java. CLR kích hoạt đối tượng, thực hiện kiểm tra bảo mật, cấp phát bộ nhớ, thực thi và thu dọn chúng.
1.2.2 Ngôn ngữ lập trình C#
C# là một ngôn ngữ rất đơn giản, với khoảng 80 từ khoá và hơn mười kiểu dữ liệu dựng sẵn, nhưng C# có tính diễn đạt cao. C# hỗ trợ lập trình có cấu trúc, hướng đối tượng, hướng thành phần (component oriented).
Trọng tâm của ngôn ngữ hướng đối tượng là lớp. Lớp định nghĩa kiểu dữ liệu mới, cho phép mở rộng ngôn ngữ theo hướng cần giải quyết. C# có những từ khoá dành cho việc khai báo lớp, phương thức, thuộc tính (property) mới. C# hỗ trợ đầy đủ khái niệm trụ cột trong lập trình hướng đối tượng: đóng gói, thừa kế, đa hình.
C# hỗ trợ kiểu sưu liệu mới, cho phép sưu liệu trực tiếp trong tập tin mã nguồn. Đến khi biên dịch sẽ tạo tập tin sưu liệu theo định dạng XML. C# hỗ trợ khái niệm giao diện, interfaces (tương tự Java). Một lớp chỉ có thể kế thừa duy nhất một lớp cha nhưng có thế cài đặt nhiều giao diện.
C# có kiểu cấu trúc, struct (không giống C++). Cấu trúc là kiểu hạng nhẹ và bị giới hạn.Cấu trúc không thể thừa kế lớp hay được kế thừa nhưng có thể cài đặt giao diện.
C# cung cấp những đặc trưng lập trình hướng thành phần như property, sự kiện và dẫn hướng khai báo (được gọi là attribute). Lập trình hướng component được hỗ trợ bởi CLR thông qua siêu dữ liệu (metadata). Siêu dữ liệu mô tả các lớp bao gồm các phương thức và thuộc tính, các thông tin bảo mật …
Assembly là một tập hợp các tập tin mà theo cách nhìn của lập trình viên là các thư viện liên kết động (DLL) hay tập tin thực thi (EXE). Trong .NET một assembly là một đon vị của việc tái sử dụng, xác định phiên bản, bảo mật, và phân phối. CLR cung cấp một số các lớp để thao tác với assembly. C# cũng cho truy cập trực tiếp bộ nhớ dùng con trỏ kiểu C++, nhưng vùng mã đó được xem như không an toàn. CLR sẽ không thực thi việc thu dọn rác tự động các đối tượng được tham chiếu bởi con trỏ cho đến khi lập trình viên tự giải phóng.
CHƯƠNG 2 – PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1 KHẢO SÁT YÊU CẦU HỆ THỐNG
Hình 2.1: Giao diện hiện tại của website Học viện bưu chính
Hiện tại với nhu cầu mở rộng quản lý cùng với sự phát triển của Học viện vì vậy website của trường cũng cần được mở rộng nâng cấp với các chức năng và giao diện phù hợp hơn.
Yêu cầu về mặt chức năng:
Đáp ứng được cơ bản các nhu cầu quản trị mà các hệ thống quản trị nội dung cần có.
Có phân quyền cho người quản trị và khách, quản trị có thể thêm người dùng.
Quản trị nội dung tin bài của Học viện theo trật tự hiển thị.
Có đếm số lượt xem bài, tin để từ đó thống kê đánh giá các nội dung cần được chăm sóc.
Với yêu cầu bắt buộc hệ thống hoạt động nhanh, bảo mật và có độ ổn định cao.
Yêu cầu về mặt phi chức năng: Giao diện mới của website phải hài hòa với màu sắc của logo trường, bố trí các mục với màu sắc hài hòa và bố cục thoáng hơn.
2.2 PHA PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THEO UML VỚI RATIONAL ROSE
2.2.1 Biểu đồ use case
+) Biểu đồ use case tổng quát
Hệ thống bao gồm các tác nhân chính gồm:
Quản trị hệ thống (Admin)
Người dùng (User)
Khách (Guest)
Với tác nhân chính là quản trị hệ thống thì có toàn quyền trong việc quản lý phù hợp với yêu cầu trên:
Hình 2.2: Biểu đồ use case tổng quát chức năng của quản trị Admin
Hình 2.3: Biểu đồ use case tổng quát chức năng quản trị của User
Hình 2.4: Biểu đồ use case tổng quát chức năng của Guest
+) Phân rã biểu đồ use case
Phân rã use case Quản lý tài khoản: use case này được thực hiện bởi quản trị hệ thống Admin với quyền cao nhất, và được phân rã thành các use case nhở hơn là Thêm mới tài khoản, Cập nhật tài khoản, Xóa tài khoản, Kích hoạt tài khoản
Hình 2.5: Phân rã use case Quản lý tài khoản
Phân rã use case Quản lý loại danh mục: use case này được thực hiện bởi quản trị Admin, với use case này chỉ có tài khoản quản trị cao nhất mới cho phép thao tác, được phân rã thành các use case nhỏ hơn là: Thêm mới loại danh mục, Xóa loại danh mục, Cập nhật loại danh mục
Hình 2.6: Phân rã use case Quản lý loại danh mục
Phân rã use case Quản lý danh mục: use case này được thực hiện bởi quản trị hệ thống Admin và người dùng User, được phân rã thành các use case nhỏ hơn là: Thêm mới danh mục, Xóa danh mục, Cập nhật danh mục
Hình 2.7: Phân rã use case Quản lý danh mục
Phân rã use case Quản lý tin bài: use case này được thực hiện bởi quản trị hệ thống Admin và người dùng User, được phân rã thành các use case nhỏ hơn là: Thêm mới tin bài, Xóa tin bài, Cập nhật tin bài
Hình 2.8: Phân rã use case Quản lý tin bài
Phân rã use case Quản lý quảng cáo: use case được thực hiện bởi quản trị Admin và người dùng User, được phân rã thành các use case nhỏ hơn là: Thêm mới quảng cáo, Xóa quảng cáo, Cập nhật quảng cáo
Hình 2.9: Phân rã use case Quản lý quảng cáo
Phân rã use case Quản lý liên kết: use case được thực hiện bởi quản trị Admin và người dùng User, được phân rã thành các use case nhỏ hơn là: Thêm mới liên kết, Xóa liên kết, Cập nhật liên kết
Hình 2.10: Phân rã use case Quản lý liên kết
2.2.2 Biểu diễn use case bằng kịch bản (scenario)
+) Một số kịch bản tiêu biểu:
Kịch bản Đăng nhập
Tên Use Case
Đăng nhập
Tác nhân chính
User
Mức
1
Người chịu trách nhiệm
Admin
Tiền điều kiện
Tài khoản đã lưu trong CSDL, Người dùng chưa đăng nhập hệ thống
Đảm bảo tối thiểu
Yêu cầu đăng nhập lại
Đảm bảo thành công
Kích hoạt chức năng của Admin hoặc User
Kích hoạt
Nhập thông tin về Tài khoản và Mật khẩu
Chuỗi sự kiện chính:
User nhập thông tin về Tài khoản và Mật khẩu sau đó chọn nút Đăng nhập.
Hệ thống kiểm tra và xác nhận thông tin về tài khoản là hợp lệ
Hệ thống chuyển đến màn hình chức năng tương ứng .
Ngoại lệ:
2.1 Hệ thống thông báo thông tin về tài khoản đăng nhập không hợp lệ và yêu cầu nhập lại thông tin.
2.2 Hệ thống thông báo Tài khoản hiện không được kích hoạt.
Bảng 2.1: Kịch bản đăng nhập
Kịch bản Thêm mới loại danh mục
Tên Use Case
Thêm mới loại danh mục
Tác nhân chính
Admin
Mức
3
Người chịu trách nhiệm
Admin
Tiền điều kiện
Tài khoản Admin đã đăng nhập hệ thống
Đảm bảo tối thiểu
Thông tin mới về loại danh mục không được thêm
Đảm bảo thành công
Thêm mới loại danh mục thành công
Kích hoạt
Nút thêm mới loại danh mục được chọn
Chuỗi sự kiện chính:
Admin chọn mục quản lý loại danh mục, chọn nút thêm mới.
Admin nhập liệu cho form thông tin chi tiết về loại danh mục.
Admin chọn nút lưu và xác nhận lưu vào cơ sở dữ liệu.
Ngoại lệ:
2.1 Hệ thống thông báo thông tin nhập liệu không hợp lệ yêu cầu nhập lại.
2.2 Admin chọn nút Hủy không lưu vào cơ sở dữ liệu.
Bảng 2.2: Kịch bản thêm mới loại danh mục
Kịch bản Đăng ký tài khoản
Tên Use Case
Đăng ký tài khoản
Tác nhân chính
Guest
Mức
3
Người chịu trách nhiệm
Guest
Tiền điều kiện
Guest chưa có tài khoản trong hệ thống.
Đảm bảo tối thiểu
Hệ thống loại bỏ các thông tin đã nhập và quay lại trang trước.
Đảm bảo thành công
Guest được thêm vào danh sách User
Kích hoạt
Guest chọn nút đăng ký
Chuỗi sự kiện chính:
Hệ thống chuyển đến form đăng ký, yêu cầu Guest nhập các thông cần thiết vào form này
Guest nhập đầy đủ thông tin cần thiết vào form đăng ký và click vào nút đăng ký.
Hệ thống kiểm tra thông tin đăng ký hợp lệ.
Hệ thống thêm thông tin mới vào cơ sở dữ liệu
Hệ thống thông báo đăng ký thành công.
Ngoại lệ:
Guest chọn nút Hủy bỏ, hệ thống loại bỏ các thông tin đã nhập và quay lại trang trước.
Thông tin đăng ký không hợp lệ (hoặc không đầy đủ) hệ thống gửi thông báo yêu cầu Guest bổ xung hoặc sửa đổi thông tin.
Thông tin của Guest đã có trong hệ thống.
Bảng 2.3: Kịch bản đăng ký tài khoản
Kịch bản Xóa tài khoản
Tên Use Case
Xóa tài khoản
Tác nhân chính
Admin
Mức
3
Người chịu trách nhiệm
Admin
Tiền điều kiện
Admin đã đăng nhập vào hệ thống
Đảm bảo tối thiểu
User không được xóa khỏi hệ thống
Đảm bảo thành công
User được xóa khỏi hệ thống
Kích hoạt
Admin chọn nút xóa User
Chuỗi sự kiện chính:
Hệ thống liệt kê danh sách Usertrong hệ thống
Admin xác định User cần xóa khỏi hệ thống.
Admin xác nhận xóa bằng cách chọn nút xóa
Hệ thống xóa User ra khỏi cơ sở dữ liệu
Ngoại lệ:
3.1 Admin không xác nhận yêu cầu xóaUser
Bảng 2.4: Kịch bản xóa tài khoản
Kịch bản Xóa loại danh mục
Tên Use Case
Xóa loại danh mục
Tác nhân chính
Admin
Mức
3
Người chịu trách nhiệm
Admin
Tiền điều kiện
Admin đã đăng nhập vào hệ thống
Đảm bảo tối thiểu
Loại danh muc không được xóa khỏi hệ thống
Đảm bảo thành công
Loại danh mục được xóa khỏi hệ thống thành công
Kích hoạt
Admin chọn nút xóa loại danh mục
Chuỗi sự kiện chính:
Hệ thống liệt kê danh sách loại danh mục trong hệ thống
Admin xác định loại danh mục cần xóa.
Admin xác nhận xóa bằng cách chọn nút xóa
Hệ thống xóa loại danh mục ra khỏi danh sách hiển thị, kích hoạt trạng thái không nhìn thấy
Ngoại lệ:
3.1 Admin không xác nhận yêu cầu xóa loại danh mục
4.1 Hệ thống cập nhật cơ sở dữ liệu bị lỗi
Bảng 2.5: Kịch bản xóa loại danh mục
Kịch bản Thêm mới tin bài
Tên Use Case
Thêm mới tin bài
Tác nhân chính
User
Mức
3
Người chịu trách nhiệm
Admin
Tiền điều kiện
Tài khoản User đã đăng nhập hệ thống
Đảm bảo tối thiểu
Thông ti
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bao Cao - He Quan Tri Noi Dung.doc
- Bia.doc