Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần có một kế hoạch tài chính nhất định, bởi hệ thống kế hoạch tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng, then chốt trong việc lập kế hoạch và kiểm soát của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, hoạch định tài chính là sơ sở của sự tồn tại, phát triển và sự sống còn của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường như ngày nay thì nhu cầu về hoạch định tài chính cho từng doanh nghiệp càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn, vì một mặt doanh nghiệp phải đối mặt với sự biến động của thị trường cùng với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước cũng như các bạn hàng nước ngoài. Vì vậy, vấn đề đặt ra là các nhà quản trị phải lập ra các kế hoạch cho tương lai để phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn lực chung của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài:
“Hoạch định tài chính theo phương pháp quy nạp Quý I năm 2011 cho Công ty Amtech Systems Inc”, nhóm đã tiến hành hoạch định tình hình tài chính cho Công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh và hạn chế những yếu điểm.
Đồ án gồm có 3 phần
• Phần I. Cơ sở lý luận về hoạch định tài chính
• Phần II. Sơ lược về Công ty và tình hình tài chính của Công ty Amtach Systems Inc
• Phần III. Đánh giá tình hình tài chính năm 2011 cho Công ty Amtech Systems Inc sau hoạch định
35 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hoạch định tài chính theo phương pháp quy nạp quý I năm 2011 cho công ty Amtech Systems Inc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
(((((
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần có một kế hoạch tài chính nhất định, bởi hệ thống kế hoạch tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng, then chốt trong việc lập kế hoạch và kiểm soát của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, hoạch định tài chính là sơ sở của sự tồn tại, phát triển và sự sống còn của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường như ngày nay thì nhu cầu về hoạch định tài chính cho từng doanh nghiệp càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn, vì một mặt doanh nghiệp phải đối mặt với sự biến động của thị trường cùng với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước cũng như các bạn hàng nước ngoài. Vì vậy, vấn đề đặt ra là các nhà quản trị phải lập ra các kế hoạch cho tương lai để phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn lực chung của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài:
“Hoạch định tài chính theo phương pháp quy nạp Quý I năm 2011 cho Công ty Amtech Systems Inc”, nhóm đã tiến hành hoạch định tình hình tài chính cho Công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh và hạn chế những yếu điểm.
Đồ án gồm có 3 phần
Phần I. Cơ sở lý luận về hoạch định tài chính
Phần II. Sơ lược về Công ty và tình hình tài chính của Công ty Amtach Systems Inc
Phần III. Đánh giá tình hình tài chính năm 2011 cho Công ty Amtech Systems Inc sau hoạch định
Trong quá trình làm đồ án, nhóm đã nhận được sự góp ý kiến hết sức quý báu của cô Ngô Hải Quỳnh, giảng viên môn Tài chính tín dụng, và từ các bạn trong lớp. Tuy vậy, cũng không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô, các bạn trong lớp và bạn đọc để đồ án được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC HÌNH VẼ 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH 6
1.1. Vai trò của hoạch định tài chính 6
1.2. Mục tiêu của hoạch định tài chính 7
1.3. Các kế hoạch tài chính 7
1.4. Các phương pháp lập kế hoạch tài chính 8
1.4.1. Phương pháp quy nạp 8
1.4.2. Phương pháp diễn giải 8
1.5. Các chỉ tiêu xây dựng ngân sách hoạt động 8
1.5.1. Ngân sách bán hàng 8
1.5.2. Ngân sách sản xuất 9
1.5.2.1. Kế hoạch sản lượng 9
1.5.2.2. Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu 9
1.5.3. Các ngân sách hoạt động khác 9
1.5.3.1. Ngân sách quản lý 9
1.5.3.2. Ngân sách ngân quỹ 10
1.5.3.3. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 11
1.5.3.4. Dự toán báo cáo nguồn và sử dụng 12
1.5.4. Lập dự toán bảng cân đối kế toán 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AMTECH SYSTEMS INC 13
2.1. Tổng quan về Công ty 13
2.1.1. Giới thiệu về Công ty 13
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 13
2.2. Tình hình tài chính. 14
2.2.1. Bảng cân đối kế toán 14
2.2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 16
2.3. Lập kế hoạch tài chính theo phương pháp quy nạp Quý I năm 2011 cho Công ty Amtech Systems Inc 17
2.3.1. Ngân sách bán hàng 17
2.3.2. Ngân sách sản xuất 19
2.3.2.1. Kế hoạch sản lượng 19
2.3.2.2. Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu 20
2.3.3. Ngân sách các hoạt động khác 21
2.4. Xây dựng các ngân sách tài chính 21
2.4.1. Ngân sách ngân quỹ 22
2.4.2. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 24
2.4.3. Dự toán báo cáo nguồn và sử dụng 25
2.4.4. Dự toán bảng cân đối kế toán 27
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH SAU HOẠCH ĐỊNH 29
3.1. Thuận lợi và khó khăn của Công ty Amtech Systems Inc sau hoạch định 30
3.1.1. Thuận lợi 30
3.1.2. Khó khăn 30
3.2. Đánh giá tình hình tài chính sau hoạch định 30
3.3. Giải pháp phát triển tình hình tài chính trong tương lai 31
KẾT LUẬN 32
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
(((((
CP : Chi phí
NN : Nhà nước
TK : Tồn kho
CK : Cuối kỳ
ĐK : Đầu kỳ
NVL : Nguyên vật liệu
SL : Sản lượng
DS : Doanh số
BTD : Bán tín dụng
TT : Trực tiếp
NCC : Nhà cung cấp
NH : Ngắn hạn
KH : Khách hàng
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
BH : Bán hàng
SX : Sản xuất
DANH MỤC HÌNH VẼ
(((((
Hình 1.1. Tiến trình lập ngân sách ngân quỹ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
(((((
Bảng 1.1: Xác định các thay đổi tài chính để lập báo cáo nguồn và sử dụng bảng dự toán 10
Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán 14
Bảng 2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 15
Bảng 2.3. Ngân sách bán hàng 17
Bảng 2.4. Ngân sách sản xuất 18
Bảng 2.5. Ngân sách mua sắm 19
Bảng 2.6. Ngân sách quản lý doanh nghiệp 20
Bảng 2.7. Ngân sách ngân quỹ 21
Bảng 2.8. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 22
Bảng 2.9. Biến động của Công ty Amtech Systems Inc 23
Bảng 2.10. Dự đoán bảng cân đối kế toán 25
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH
1.1. Vai trò của hoạch định tài chính
Hoạch định tài chính giúp cho nhà quán lý thấy trước được ảnh hưởng chiến lược phát triển đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó đề ra các biện pháp đối phó thích hợp.
Hoạch định tài chính giúp doanh nghiệp chủ động hơn trước những biến cố của thị trường trong tương lai.
Hoạch định tài chính giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp thấy mối tương quan giữa các chiến lược đầu tư với chiến lược về vốn và tình hình doanh nghiệp một cách rõ rang, cụ thể ở từng thời điểm.
1.2. Mục tiêu của hoạch định tài chính
Thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch
Cung cấp nguồn thông tin để cải thiện việc ra quyết định
Giúp ích cho việc sử dụng các nguồn lực và quản lý nhân sự thông qua việc thiết lập tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất.
Cải thiện vấn đề truyền thông và hợp tác.
1.3. Các kế hoạch tài chính
Hoạch định tài chính là tiến trình xem xét tác động tổng thể các quyết đinh đầu tư và tài trợ mà kết quả là các kế hoạch tài chính.
Lập kế hoạch tài chính là một tiến trình:
Phân tích các quyết định đầu tư và tài trợ cho công ty
Dự đoán những kết quả trong tương lai từ các quyết định hiện tại
Quyết định những phương án thực hiện được đưa vào trong kế hoạch cuối cùng
Đo lường các hiệu suất một cách liên tục so với các mục tiêu của kế hoạch tài chính
Bao gồm:
Kế hoạch dài hạn biểu hiện dưới dạng kế hoạch đầu tư và tài trợ: Kế hoạch đầu tư và tài trợ biểu hiện tổng hợp các nhu cầu đầu tư và thứ tự ưu tiên khai thác các nguồn vốn qua từng năm tài khóa. Kết cấu của kế hoạch gồm nhu cầu vốn và nguồn vốn.
Nhu cầu vốn: Là sự tổng hợp tất cả các nhu cầu đầu tư vào các tài sản của các chương trình kinh doanh, chương trình phát triển dài hạn(đt vào TSCD, tăng vốn luân chuyển ròng…)
Nguồn vốn: Bao gồm các nguồn tài trợ dài hạn từ bên trong và bên ngoài, và nguồn vốn được khai thác theo thứ tự ưu tiên.
Ngân sách hằng năm gồm: ngân sách trang bị, ngân sách tài trợ, ngân sách kinh doanh. Trong đó, ngân sách kinh doanh là quan trọng nhất.
Ngân sách về ngân quỹ là tổng hợp từ các luồng thu chi từ các ngân sách trên.
Căn cứ để xây dựng kế hoạch tài chính:
Phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của công ty.
Mục tiêu đặt ra cho lĩnh vực tài chính và chính sách tài chính hiện tại.
Điều kiện sản xuất, bán hàng và cung ứng của công ty.
Các yếu tố tác động bên ngoài.
1.4. Các phương pháp lập kế hoạch tài chính
1.4.1. Phương pháp quy nạp
Kế hoạch tài chính là sự tổng hợp tất cả các chương trình hoạt động của từng bộ phận, từng cấp trong công ty. Việc lập kế hoạch tài chính được thực hiện từ dưới lên, trên cơ sở hệ thống các ngân sách bộ phận
1.4.2. Phương pháp diễn giải
Phương pháp này cho rằng kế hoạch tài chính là sự chuẩn bị những điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu. Xuất phát từ những mục tiêu tổng quát, ở cấp cao hay từ yêu cầu của cổ đông, sau đó cụ thể hóa thành những ngân sách ở các bộ phận nhằm thực hiện mục tiêu.
1.5. Các chỉ tiêu xây dựng ngân sách hoạt động
1.5.1. Ngân sách bán hàng
Ngân sách bán hàng là dự đoán do hội đồng ngân sách duyệt, mô tả doanh thu dự đoán cho từng sản phẩm theo đơn vị sản phẩm và đơn vị tiền tệ.
Phân loại ns doanh thu: sản phẩm hàng hóa, khu vực địa lý, khách hàng, kênh phân phối…
Doanh thu = sản lượng * giá bán
1.5.2. Ngân sách sản xuất
Ngân sách sản xuất bao gồm năm ngân sách liên quan là kế hoạch sản lượng, ngân sách lao động trực tiếp, ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp, ngân sách chi phí sản xuất chung.
1.5.2.1. Kế hoạch sản lượng
Để xác định số lượng cần sản xuất trong kỳ, chúng ta phải biết cả lượng bán, số lượng tồn kho sản phẩm hoàn thành đầu kỳ cũng như mức tồn kho dự kiến cuối kỳ.
Số đơn vị = Lượng bán + Hàng tồn kho – Hàng tồn kho
cuối kỳ dự kiến đầu kỳ
1.5.2.2. Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu
Lượng nguyên vật liệu sản xuất trong ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở để lập ngân sách mua sắm nguyên vật liệu. Lượng NVL trực tiếp mua sắm được xác định trên chính sách tồn kho của cty
* Khối = Lượng NVLTT + Hàng tồn kho NVLTT - Hàng tồn kho
mua lượng sử dụng trong kỳ cần thiết cuối kỳ NVLTT đầu kỳ
* Lượng NVL = NVL dùng + NVL tồn - Tồn kho NVL
mua sắm trong kỳ kho trong kỳ kỳ trước
trong kỳ
* Chi phí mua sắm NVL = Số lượng mua sắm trong kỳ * Giá NVL
1.5.3. Các ngân sách hoạt động khác
Ngoài bộ phận sản xuất, tất cả các bộ phận khác trong công ty cũng lập ngân sách cho bộ phận của mình. Các ngân sách này gồm có: Ngân sách Marketing, ngân sách quản lý, ngân sách nghiên cứu và phát triển…
1.5.3.1. Ngân sách quản lý
Cũng như ngân sách nghiên cứu và phát triển và ngân sách Marketing, ngân sch chi phí quản lý bao gồm chi phí dự đoán toàn bộ việc tổ chức và vận hành của doanh nghiệp. Có ba nhân tố tác động đến nội dung của ngân sách quản lý là nội dung của ngành, giai đoạn phát triển của công ty và cấu trúc tổ chức. Hầu hết các chi phí quản lý đều cố định theo doanh thu. Ngân sách này bao gồm lương, chi phí luật pháp và chi phí kiểm toán…
1.5.3.2. Ngân sách ngân quỹ
Ngân sách ngân quỹ là một kế hoạch chi tiết biểu diễn tất cả các dòng tiền vào và các dòng tiền ra dự đoán của công ty trong một thời kỳ trên cơ sở tiền mặt.
Việc theo dõi dòng ngân quỹ vô cùng quan trọng trong quản lý một doanh nghiệp.Thực tế, có nhiều công ty thành công trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhưng lại dễ thất bại vì những vấn đề liên quan đến dòng tiền vào và dòng tiền ra. Khi biết thời gian có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt hay dư thừa tiền mặt, nhà quản trị có thể lập kế hoạch vay tiền khi cần và trả nợ trong thời kỳ dư thừa tiền mặt. Ngoài ra, trong điều kiện cần thiết và nếu được sự chấp nhận của công ty, các nhân viên ngân hàng sử dụng ngân sách ngân quỹ để kiểm soát nhu cầu tiền mặt cũng như khả năng trả nợ của công ty. Vì dòng ngân quỹ như là huyết mạch của tổ chức nên ngân sách ngân quỹ là một trong những ngân sách quan trọng nhất của bộ tài chính.
Mỗi tổ chức phải cung cấp ngân quỹ cần thiết trong ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo cho công ty hoạt động suông sẻ và có đủ ngân quỹ để đáp ứng các khoản nợ bằng tiền ở hiện tại và trong tương lai.
Hình 1.1. Tiến trình lập ngân sách ngân quỹ
1.5.3.3. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bảng tóm tắt về doanh thu và tổng chi phí dự kiến của một thời kỳ trong tương lai, dự toán kết thúc với thông tin về tình hình lời lỗ trong thời kỳ đó. Các nhà phân tích phải sử dụng thông tin từ ngân sách bán hàng để xác định doanh thu, thông tin từ các ngân sách sản xuất để xác định giá vốn hàng bán và thông tin từ các ngân sách hoạt động để xác định chi phí cho dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Giá vốn = Chi phí + Chi phí – Chi phí
hàng bán NVLTT NCTT QLSX
Bảng 1.1: Xác định các thay đổi tài chính để lập báo cáo nguồn và sử dụng bảng dự toán
Khoản mục
Chênh lệch
Nguồn
Sử dụng
Phải thu khách hang
Doanh thu tín dụng – thu từ bán tín dụng
-
+
Hàng tồn kho
Chi phí sản xuất trực tiếp – giá vốn hàng bán
-
+
Tài sản ngắn hạn khác
Chi trả - nhận lại
-
+
Tài sản cố định
Đầu tư – thanh lý
-
+
Đầu tư dài hạn khác
Đầu tư – bán lại
-
+
Các khoản phải trả
Tổng chi phí phải trả trong kỳ - Thanh toán trong kỳ
+
Nợ ngắn hạn
Vay trong kỳ - trả nợ trong kỳ
+
Nợ dài hạn
Vay trong kỳ - trả nợ trong kỳ
+
Vốn chủ sở hữu
Phát hành – mua lại
+
Khấu hao
(Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
+
1.5.3.4. Dự toán báo cáo nguồn và sử dụng
Trước khi lập bảng cân đối kế toán, chúng ta cần rà soát và tổng hợp toàn bộ các thay đổi trong một báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ. Điều này rất thuận lợi cho việc kiểm soát các dòng dịch chuyển tiền tệ của thời kỳ kế hoạch và nhận thức rõ ảnh hưởng của mỗi quyết định tài chính. Dự đoán bảng cân đối kế toán phản ánh vị thể tài chính dự đoán của công ty và thực hiện 3 mục tiêu chính sau:
Đưa ra định hướng hoạt động của công ty với vốn đầu tư thấp nhất
Cung cấp một lớp đệm tài chính để giúp công ty vượt qua các thời kỳ suy giảm kinh tế.
Đảm bảo khả năng khai thác các cơ hội không dự đoán trước trong tương lai.
Chênh lệch hàng = Chi phí mua sắm – Chi phí NVL trực
tồn kho NVL tiếp sx trong kỳ
1.5.4. Lập dự toán bảng cân đối kế toán
Với thông tin từ dự toán báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ kết hợp với bảng cân đối kế toán đầu kỳ, ta xây dựng dự toán bảng cân đối kế toán cho thời kỳ lập kế hoạch.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AMTECH SYSTEMS INC
2.1. Tổng quan về Công ty
2.1.1. Giới thiệu về Công ty
Tên công ty: Amtech Systems Inc
Địa điểm: 131 Phía Nam Clark Drive Tempe, AZ 85281 Hoa Kỳ
Điện thoại: 480-967-5146
Fax: 480-968-3763
Website:
Chỉ số thành viên: N/A
Lĩnh vực kinh doanh: Công nghệ
Công nghiệp: Thiết bị và vật liệu bán dẫn
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Amtech được thành lập vào tháng 10 năm 1981 dưới tên ban đầu là Công ty vật liệu và cơ khí Quartz , Inc. Năm 1984 Amtech mua bằng sáng chế ATMOSCAN ® của Intel để phát triển các kênh tiếp thị trên toàn thế giới của mình. Năm 1992 Công ty phát triển và bán sản phẩm tự động hóa đầu tiên và năm 1994 bắt đầu hoạt động ở châu Âu với việc thành lập hệ thống Tempress Systems, đó là lò khuếch tán chất lượng .
Năm 2004, Amtech có được Bruce Technologies, một công ty chuyên sản xuất lò luyện khuyếch tán theo chiều ngang và cho ngành công nghiệp bán dẫn. Với việc mua lại Bruce Technologies, Amtech trở thành nhà lãnh đạo trong các lò khuếch tán ngang.
Trong năm 2007 Công ty mua lại công ty R2D Ingenrie, để hỗ trợ phát triển kinh doanh năng lượng mặt trời. Từ năm 2008 đến hết năm 2009 Amtech mở rộng danh mục sản phẩm năng lượng mặt trời của nó để bao gồm PECVD và PSG khô-Etch công cụ, ngoài lò phổ biến năng lượng mặt trời của nó. Ngày nay Amtech là một trong những nhà lãnh đạo thị trường phổ biến trong ngành năng lượng mặt trời và nhanh chóng trở thành một nhà cung cấp chìa khóa trao tay công nghệ cho sự khuếch tán, PSG, và PECVD trên thị trường
2.2. Tình hình tài chính.
Năm 2009 là năm đầy sóng gió và khó khăn đối với nền kinh tế, tuy nhiên tình hình tài chính của Công ty Amtech Systems Inc vẫn có giữ được sự ổn định và có bước tiến triển nhanh chóng vào năm 2010.
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp ta khái quát được tình hình tài chính của Công ty năm 2009, 2010.
2.2.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán
ĐVT: USD
TÀI SẢN
2010
2009
Tài sản ngắn hạn
119089
75085
Tiền và các khoản tương đương tiền
62956
43794
Các khoản phải thu ngắn hạn
29273
16995
Hàng tồn kho
24317
13455
Tài sản ngắn hạn khác
2543
841
Tài sản dài hạn
12148
17441
Tài sản cố định
12148
12305
Tài sản cố định hữu hình
9577
8477
Tài sản cố định vô hình
2571
3828
Bất động sản đầu tư
4839
5136
Tài sản dài hạn khác
25
0
TỔNG TÀI SẢN
136101
92526
NGUỒN VỐN
Nợ phải trả
51858
18721
Nợ ngắn hạn
30519
10489
Nợ dài hạn
1042
644
Nợ khác
20297
7588
Vốn chủ sở hữu
84243
73805
Thặng dư vốn cổ phần
72919
70403
Lợi nhuận chưa phân phối
12214
2651
Vốn khác của chủ sở hữu
(982)
661
Nguồn kinh phí và quỹ khác
92
90
TỔNG NGUỒN VỐN
136101
92526
Nhận xét: Số lượng hàng tồn kho tăng lên với một số lượng lớn so với năm 2009 và tổng tài sản cũng tăng lên nhiều hơn năm 2009. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu dao động nhẹ nhưng nợ phải trả thì nhiều. Điều đó cũng phần nào gây khó khăn cho tình hình tài chính của Công ty.
Tuy nhiên, nhìn chung nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản của Công ty ở mức tăng hơn năm trước. Đây là một dấu hiệu biểu hiện sự đầu tư của các cổ đông bên ngoài và thu hút các nhà đầu tư khác.
2.2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: USD
Chỉ tiêu
2010
2009
Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh
120019
52973
Các khoản giảm trừ doanh thu
77307
37954
Lợi nhuận sau thuế TNDN
9563
(1589)
Doanh thu từ hoạt động tài chính
1413
(590)
Chi phí bán hàng
24075
14766
Chi phí quản lý doanh nghiệp
15800
7571
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
15909
(1938)
Thu nhập khác
9563
(1589)
Chi phí khác
2118
509
Lợi nhuận khác
1682
356
Thu nhập trước thuế
15713
(2009)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
6150
(420)
Nhận xét: Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của năm 2010 (120019 USD) tăng 44,14% vượt trội hơn so với năm 2009 (52973 USD). Từ đó dẫn đến các khoản giảm trừ doanh thu năm 2010 nhiều hơn so với năm 2009.
Chi phí cho hoạt động bán hàng năm 2010 tăng 61,3% so với năm 2009 và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 47,9% so với năm 2009. Điều này cho thấy năm 2010 Công ty hoạt động hiệu quả khi doanh thu tăng 2,26 lần so với năm 2009.
Tổng doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng đáng kể, từ 590 USD năm 2009 lên đến 1413 USD năm 2010.
2.3. Lập kế hoạch tài chính theo phương pháp quy nạp Quý I năm 2011 cho Công ty Amtech Systems Inc
Khi nói đến ngân sách của công ty là nói đến kế hoạch tài chính, kế hoạch tài chính là một kế hoạch cụ thể tổng hợp từ nhiều ngân sách hoạt động và ngân sách bộ phận.
Ngân sách hoạt động liên quan đến các hoạt động tạo ra thu nhập cho công ty như như bán hàng, sản xuất, mua sắm… là cơ sở để dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán cuối năm.
2.3.1. Ngân sách bán hàng
Ngân sách bán hàng mô tả doanh thu dự đoán cho từng sản phẩm theo đơn vị sản phẩm và theo đơn vị tiền tệ.
Với ngân sách bán hàng của Công ty Amtech Systems Inc cho thấy sản lượng bán biến động theo mùa, giá bán không thay đổi trong suốt thời gian lập kế hoạch.
Ngoài ra, ngân sách còn thể hiện chi phí cho hoạt động bán hàng như: lương nhân viên, chi phí vận chuyển…
Bảng 2.3. Ngân sách bán hàng
ĐVT:1000 USD
Chỉ tiêu
T 12
T1
T2
T3
T4
Sản lượng bán
40.000
50.000
60.000
70.000
Hàng tồn kho cuối kỳ
250
300
350
350
Giá bán
2.889
3.609
4.325,4
Doanh thu
115.560.000
180.450.000
259.524.000
Luơng theo doanh số
11.556.000
18.045.000
25.952.400
Chi phí bán hàng
1.155.600
1.804.500
2.595.240
TỔNG CHI PHÍ BÁN HÀNG
12.711.600
19.849.500
28.547.640
Nhận xét:
Từ Bảng ngân sách bán hàng cho thấy sản l