Đồ án Khảo sát đặc thù tham gia giao thông của dân cư đô thị khu vực quận Đống Đa

Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, diện mạo thủ đô Hà Nội đã có bước thay đổi căn bản, ngày càng hiện đại hơn, tiện nghi hơn. Tuy vậy, sự phát triển đô thị hoá kéo theo những vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý và quy hoạch GTVT. Ùn tắc giao thông xảy ra hàng ngày trên địa bàn thành phố, gây tổn hại lớn về kinh tế, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khoẻ của người dân. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ vận tải hành khách công cộng không theo kịp sự phát triển kinh tế và sự bùng nổ dân số đô thị. Sự phát triển quá nhanh chóng và thiếu kiểm soát của các phương tiện giao thông cá nhân, sự yếu kém của hệ thống vận tải công cộng gây ra các vấn giao thông như: ách tắc, tai nạn, ô nhiễm môi trường càng trở nên nghiêm trọng. Do vậy đề tài nghiên cứu “khảo sát đặc thù tham gia giao thông của dân cư đô thị” là thực sự cần thiết hiện nay. Với những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập ở trường, dưới sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô trong viện Quy Hoạch và Quản Lý GTVT, cùng với xuất phát từ yêu cầu thực tế của nền kinh tế nói chung và bản thân em nói riêng em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát đặc thù tham gia giao thông của dân cư đô thị khu vực quận Đống Đa” dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo Th.s Nguyễn Văn Trường. Đối tượng nghiên cứu Là các hộ gia đình ở các phường thuộc địa bàn quận Đống Đa- Hà Nội và một số cá nhân thường xuyên tham gia giao thông tại khu vực này. Phạm vi nghiên cứu. Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc thù tham gia giao thông như: giới tính, tuổi, phương tiện sử dụng, thu nhập bình quân hàng tháng, số lượng phương tiện sử dụng trong gia đình, số chuyến đi của mỗi cá nhân trong gia đình trong ngày, mục đích chuyến đi, thời gian chuyến đi, nơi đi/nơi đến, chi phí dành cho việc đi lại Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích của đề tài là khảo sát đặc thù tham gia giao thông của dân cư đô thị nhằm xác định hiện trạng quận Đống Đa, đặc tính đi lại của người dân. Từ đó nêu lên đặc thù chung khi tham gia giao thông của đô thị bị ảnh hưởng và chi phối bởi những yếu tố gì? Kết quả cuối cùng của nghiên cứu là phải làm rõ được những vấn đề sau: - Số lượng các loại phương tiện mà mỗi hộ gia đình hiện có. - Dịch vụ GTCC ưa thích đối với từng nhóm tuổi, từng giới tính, cũng như từng mức thu nhập của hộ dân. - Mục đích chuyến đi, thời gian đi lại, điểm thu hút, chi phí đi lại - Tại sao phương tiện cá nhân lại được sử dụng chủ yếu? Phương pháp nghiên cứu + Sử dụng số liệu, tài liệu sẵn có - Sử dụng một số tài liệu đã có từ các cuộc điều tra trước + Thu thập số liệu - Sử dụng bảng hỏi với các câu hỏi độc lập với nhau, đến các hộ gia đình được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, tiến hành phỏng vấn nhanh. - Tiến hành quan sát, ghi lại nhũng thông tin cần thiết. + Xử lí số liệu - Sử dụng phần mền Microsoft Excel để xử lí kết quả, phần mềm Microsoft Word để viết báo cáo. Nội dung nghiên cứu đồ án Gồm có 3 Chương: Chương 1: Tổng quan về điều tra, dự báo và đặc thù tham gia giao thông của dân cư đô thị. Chương 2: Hiện trạng kinh tế - xã hội, sử dụng đất và giao thông vận tải quận Đống Đa- Hà Nội. Chương 3: Đặc thù tham gia giao thông của dân cư đô thị khu vực quận Đống Đa- Hà Nội.

doc20 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2238 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Khảo sát đặc thù tham gia giao thông của dân cư đô thị khu vực quận Đống Đa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNGII: HIỆN TRẠNG KINH TẾ- XÃ HỘI, SỬ DỤNG ĐẤT VÀ GTVT QUẬN ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI. 2.1 Giới thiệu chung về hệ thống giao thông vận tải thành phố Hà Nội. 2.1.1 Hệ thống đường bộ. a. Các trục đường bộ đối ngoại Hiện nay mạng lưới đường ở Hà Nội có hình dạng tương đối phức tạp: Ở trung tâm Thủ đô ( khu phố cổ) có dạng hình bàn cờ, được hình thành và tồn tại từ lâu; vùng vành đai ngoài có dạng vòng tròn xuyên tâm, với các đường vành đai ngoài và các đường xuyên tâm nối các vùng vành đai, các khu đô thị vệ tinh trung tâm, các đường vành đai nối liền các vùng vành đai và trung tâm đô thị. Nhìn chung, mạng lưới đường trong thủ đô Hà Nội đều là những tuyến đường kém chất lượng, chưa đảm bảo yêu cầu và nhu cầu đi lại của nhân dân đô thị. Hạ tầng đường bộ ở trung tâm Hà Nội gồm 326 tuyến phố và các đường phố hiện tại đều ngắn và hẹp chất lượng mặt đường từ trung bình đến xấu. Đặc biệt là các đường phố cổ có chiều rộng từ 6 - 8m, vì thế tốc độ của phương tiện giao thông rất thấp; hơn nữa tại các khu phố cổ này đều có lưu lượng xe lớn nên thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt trong giờ cao điểm ( Theo một tài liệu khảo sát, lưu lượng giao thông tại các trục đường như trục Hàng Bài, Đinh Thiên Hoàng, Tôn Đức Thắng, Khâm Thiên, Giảng Võ, Phố Huế biình quân giờ cao điểm trên 10000 HK/h). Mật độ mạng lưới đường ở Hà Nội nhìn chung là thấp và phân bố không đồng đều, mật độ bình quân ở khu vực nội thành là 0.87 km/km( theo phương pháp đánh giá của JICA), chỉ bằng 35-40% so với mức trung bình của thế giới. Mạng lưới đường quốc lộ: Các tuyến đường quốc lộ này chủ yếu là những con đường tạo ra mối liên hệ giữa Hà Nội với các tỉnh lân cận nói riêng và cả nước nói chung. - Quốc lộ 1A phía Bắc: Đây là tuyến giao thông nối Hà Nội với cửa khẩu Đồng Đăng ( Lạng Sơn), một trong những cửa khẩu đường bộ chính giao lưu giữa Việ Nam với Trung Quốc. Hiện nay, tuyến đường này đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp 3. - Quốc lộ 1A phía Nam: Đây là tuyến đường quan trọng xuyên suốt chiều dài cả nước từ Bắc vào Nam. Với mục đích giảm lưu lượng hiện tại cũng như trong tương lai trên tuyến này, hiện nay chúng ta đã và đang xây dựng các tuyến đường tránh cũng như nâng cấp tuyến. - Quốc lộ 5: Là tuyến đường nối Hà Nội với Hải Phòng. Đây là tuyến đường có tầm quan trọng cả về kinh tế quốc phòng, có nhiệm vụ nối liền 2 trung tâm kinh tế lớn của của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. - Quốc lộ 6: Tuyến đường này có nhiệm vụ nối Hà Nội với các tỉnh phía Tây và phía Nam. Đặc biệt nối với trung tâm thuỷ điện Hoà Bình ( cách Hà Nội khoảng 70 km ). - Quốc lộ 3 và 2: Trong những năm qua 2 tuyến đường này cũng được tập trung nâng cấp nhằm tăng cường khả năng thông qua trên toàn tuyến. Hiện nay quốc lộ 2 nối với đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, tạo mối liên hệ giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. - Quốc lộ 32: Đây là tuyến quốc lộ bắt đầu từ thị xã Sơn Tây đi vào thủ đô ở phía Tây. Tuyến đường này cách đây không lâu vẫn còn rất xấu, hẹp, hay xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông nhưng hiện nay đã được sửa chữa nâng cấp. - Đương cao tốc Láng – Hoà Lạc: Với chủ trương tạo cơ sở cho việc triển khai xây dựng chuỗi đô thị đối trọng Miếu Môn – Xuân Mai – Hoà Lạc – Sơn Tây, Nhà nước đã quyết định xây dựng tuyến đường cao tốc Láng – Hoà Lạc có độ dài hơn 30km với chất lượng cao, đảm bảo mối liên hệ trực tiếp giữa trung tâm Hà Nội và chuỗi đô thị này. b. Các đường vành đai Vành đai1: Vành đai 1 có chiều dài là 23 Km, là 1 vành đai khép kín, bắt đầu từ phố Trần Khắc Chân - Đại Cồ VIệt - đường La Thành - Đê La Thành - đường Bưởi - đường Lạc Long Quân - đường đê Hữu sông Hồng – Trần Khắc Chân. HIện tại đoạn Trần Khắc Chân, Đại Cồ Việt, Kim Liên - Ô Chợ Dừa, đê Hữu Hồng đã nâng cấp thành đường có 4-6 làn xe, các đoạn còn lại của đường vành đai 1 có mặt cắt hẹp. Vành đai II: Vành đai II có chiều dàI là 38,4Km, là 1 vành đai khép kín từ dốc Minh Khai - đường Trường Chinh – Ngã Tư Vọng – Ngã Tư Sở - đường Láng – Cầu Giấy – Bưởi – Lạc Long Quân - đê Nhật Tân và vượt sông Hồng từ vị trí xe Phú Thượng sang xã Vĩnh Ngọc, qua Đông Hội, Đông Trù, Quốc lộ 5, theo quy hoạch vượt sông Hồng tại cầu Vĩnh Tuy nối vào dốc Minh Khai. Hiện tại đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy đã được nâng cấp thành 4 làn xe, các đoạn đường hẹp chỉ có 1-2 làn xe chưa được cải tạo nâng cấp. Các đoạn còn lại chưa hình thành sé triển khai xây dựng trong kế hoạch 2001 -2005. Vành đai III: Vành đai III dài 69 Km, là 1 vành đai khép kín từ Bắc Thăng Long – Nội Bài – Mai Dịch – Thanh Xuân – Pháp Vân – cầu Thanh Trì - Sài Đồng – Cầu Đuống mới – Ninh Hiệp – nút Đồng Xuân ( giao với tuyến đường Nội Bài - Bắc Ninh) - đường Bắc Thăng Long – Nội Bài. Hiện Mới có đoạn Nội Bài – Mai Dịch (21Km) đã được xây dựng quy mô 4 làn xe, đoạn Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến được xây dựng quy mô 6 làn xe, các đoạn còn lại đang triển khai xây dựng trong kế hoạch 2010 – 2020. c. Mạng lưới nội đô Các đường trục chính: Các đường trục chính có 7 đường là đường Giải Phóng – Lê Duẩn, đường Nguyễn Trãi - đường Nguyễn Lương Bằng – Tôn Đức Thắng, đường Cầu Giấy – Kim Mã - Nguyễn Thái Học – Tràng Thi, đường Đội Cấn – Lê Hồng Phong - ĐIện Biên Phủ, đường Hoàng Hoa Thám –Phan Đình Phùng, đường Trường Chinh – Bạch Mai – Phố Huế, đường Nguyễn Văn Cừ – cầu Chương Dương. Hầu hết các đường trục chính này đã được mở từ 2-3 làn xe. Đường phố nội đô: Đường nội đô Hà Nội có chiều dài 598 km với diện tích mặt đường khoảng hơn 7,3km2 . Mật độ đường bộ bình quân ở nội thành là rất thấp chỉ đạt 4,38km đường/km2 và 0,22 đường/1.000dân, lại được phân bố không đều: Mật độ đường quận Hoàn Kiếm đạt 11,6 km đường/ km2 nhưng ở quận Tây Hồ chỉ đạt 1,8 km đường/km2. Các nút giao thông: Toàn thành phố Hà Nội có 610 nút giao thông ( Từ ngã 3 trở lên). Đa số các nút giao thông là giao cắt đồng mức (trừ nút Nam cầu Chương Dương, Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở), hầu hết chưa được cải tạo, mở rộng để thoát lưu lượng giao thông. Hiện đã có khoảng 170 nút đã được lắp đèn tín hiệu. 2.1.2 Hệ thống đường sắt. Mạng lưới đường sắt ở Hà Nội là các trục đường sắt hướng tâm cũng chính là các trục đường sắt quốc gia kết hợp với các tuyến đường sắt vành đai. a. Các trục đường sắt hướng tâm - Đường sắt Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh: Đây là tuyến đường sắt nối từ thủ đô Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh chạy suốt từ Bắc vào Nam đi qua 20 tỉnh thành phố. Chiều dài toàn tuyến là 1730 km với khổ đường dài 1000mm. Khối lượng xe cho tuyến đường sắt Bắc - Nam chiếm một tỷ trọng lớn so với hàng hoá toàn ngành đường sắt. Về hàng hoá: chiếm khoảng 30% Về hành khách: chiếm khoảng 50% Trong những năm đổi, mới tuyến đường sắt này được nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, cầu đường, kiến trúc tầng trên, đầu máy, toa xe, thông tin, tín hiệu… làm cho chất lượng vận tải hàng hoá, hành khách tăng lên rõ rệt. - Đường sắt Hà Nội – Lào Cai: Đây là tuyến đi qua các tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai và các khu công nghiệp Đông Anh, Quang Minh, Việt Trì, Lâm Thao – Bãi Bằng – khu mỏ Apatit (Lào Cai). Toàn tuyến dài gần 300m khổ đường 1000mm. Khối lượng vận chuyển hàng hoá, hành khách, chiếm tỷ trọng lớn xếp thứ 2 sau tuyến Bắc- Nam. Tuyến đường sắt này có tiềm năng phát triển mạnh khi hình thành hành lang Côn Minh – Hải Phòng. - Đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên: Tuyến đường sắt này nối từ khu công nghiệp Gò Đầm, khu Gang thép Thái nguyên, khu mổ than núi Hồng làng Cẩm. Đoạn đường sắt từ Hà Nội đến Quán Triều dài 75 km trong đó đoạn từ Gia Lâm đến Lưu Xá là đường lồng 3 ray (2 khổ 1000mm và 1435mm), từ Lưu Xá đến núi Hồng khổ đường là 1000mm - Đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn: Tuyến đường sắt từ Hà Nội đến cửa khẩu Hữu Nghị (biên giới Việt – Trung) đi qua các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn dài 160km là tuyến đường lồng 2 khổ đường 1000mm và 1435mm, tuyến đường nay ngoài nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách nội địa còn là một tuyến liên vận quốc tế. - Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng: Tuyến nối từ Hà Nội với thành phố Hải Phòng qua các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Tuyến dài 102km khổ đường 1000mm trước đây tuyến này có khối lượng vận tải lớn nhưng từ khi quốclộ 5A được nâng cấp và đưa vào khai thác thì khối lượng vận tải có phần giảm xuống do không cạnh tranh được với vận chuyển bằng đường bộ. b.Tuyến đường sắt vành đai Đường sắt vành đai Hà Nội được xây dựng theo quyết định 389/TT G của thủ tướng chính phủ bao gồm 2 nhánh đường: - Nhánh phía Đông: Thiết kế khổ đường 1435mm nhưng chưa xây dựng xong - Nhánh phía Tây: Được nối từ lộ trình Km0 +000 (tương ứng tại Km 8+800) qua cầu Thăng Long, Kim Nô Phú Diễn. c. Mạng lưới ga đường sắt và ga phân phối chính Đường sắt vành đai Hà Nội trở thành một vòng tròn khép kín với 11 ga trong đó có 2 ga lập tầu khách, 2 ga lập tầu hàng là ga Hà Nội, ga Long Biên, ga Yên Viên và ga Giáp Bát. Ngoài ra còn co các ga làm nhiệm vụ xếp dỡ và chuyển tải như các ga : Văn Điển, Gia Lâm, Đông Anh. 2.1.3 Hệ thống giao thông đường thuỷ. Các sông chính trên địa bàn thành phố Sông Hồng: Đoạn từ sông Hồng chảy qua Hà Nội từ Thượng Cát – Vạn Phúc dài 47km bề rộng 500-700m độ sâu mùa nước cạn từ 3,5 -5m mùa lũ từ 7m – 9m, diễn biến trung bình rất phức tạp. Sông Đuống: Phần chảy qua địa bàn Hà Nội có chiều dài 37 km. Từ ngã ba cửa Dậu đến xã Trung Mầu Sông có nhiều đoạn cong, bãi cạn. Sông Cầu: Nằm trên địa bàn Hà Nội dài 15 km, rộng trung bình 150m. Độ sâu mùa nứơc cạn từ 1,2 – 1,5m. Sông Công: Nằm trên địa bàn Hà Nội dài 12km nhưng chỉ khai thác vận tải đường thuỷ được 2 km từ cầu Đa phúc đén ngã ba sông Cầu. Sông Nhụê: Đoạn nằm trên địa bàn Hà Nội từ cống Liên Mai – cầu Hà Đông dài 15km. Sông nhỏ không vận tải chủ yếu phục vụ nông nghiệp huyện Từ Liêm sông đang bị lấn chiếm tại các đoạn nhà dân xây dựng. Hệ thống cảng, bến tầu: Cảng Hà Nội, cảng Khuyến Lương, bến của xưởng sửa chữa phương tiện thuỷ (công ty vận tải HN - sông Hồng), bến của xưởng sửa chữa phương tiện thuỷ (công ty vận tải HN - sông Hồng), bến của nhà máy đóng tầu sông Hà Nội (sông Hồng), cảng cầu Đức Giang (sông Đuống ), cảng khách Hà Nội (sông Hồng), bến Đa Phúc (sông Công)… 2.1.4 Đường hàng không. Hà Nội hiện có 2 sân bay: a. Sân bay quốc tế Nội Bài Là cảng hàng không quốc tế ở miền Bắc Việt Nam. Sân bay này là cửa ngõ giao thông quan trọng không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả miền Bắc. Đây là sân bay lớn thứ hai của Việt Nam hiện nay, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh. Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 45 km về phía Tây Bắc. Sức chứa nhà ga là 4.000 hành khách, và công suất tối đa 6.000.000 hành khách/năm. Sân bay có hai đường băng để cất cánh và hạ cánh: đường 1A dài 3.200 m, đường 1B dài 3.800 m. Có 3 sân đỗ máy bay A1, A2, A3 với tổng diện tích 165.224 m², 1 nhà ga hành khách T1 với tổng diện tích 90.000 m². Nhà ga T2 dự kiến xây dựng có 4 tầng, tổng diện tích sàn 90 ha. Công trình vào tháng 2 năm 2006 đang ở giai đoạn lập dự án nghiên cứu khả thi. Dự kiến tổng kinh phí đầu tư khoảng 31 tỉ yên Nhật. b. Sân bay Gia Lâm Cách thủ đô Hà Nội về phía Đông Bắc khoảng 10 km. Hiện nay sân bay chỉ làm nhiệm vụ như sân bay nội địa. Ngoài ra còn có sân bay Bạch Mai nằm ở phía Nam thủ đô Hà Nội ( cách trung tâm khoảng 3km). Đây là sân bay được xây dựng từ thời pháp, hiện tại đã bị thu hẹp rất nhiều và hầu như không hoạt động cho các loại máy bay cố định, chủ yếu sử dụng cho các loại máy bay trực thăng và do bộ quốc phòng quản lý. 2.1.5 Hệ thống giao thông tĩnh. a. Hệ thống bến xe liên tỉnh trong đô thị Hiện tại Hà Nội có các bến xe liên tỉnh sau: bến xe phía Nam (Giáp bát), bến xe phía Bắc (Gia Lâm, Long Biên), bến xe Mỹ Đình và bến xe Lương Yên. Các bến xe nay đều nằm ở phạm vi ngoại thành nên ít ảnh hưởng đến giao thông trong khu vực nội thành. Mặt khác các bến xe đều có xe buýt làm nhiệm vụ trung chuyển nên rất thuận tiện cho hành khách. Tuy nhiên điều kiện bến bãi ở các bến xe liên tỉnh còn chật hẹp, không đủ diện tích phát triển lâu dài, trang thiết bị thiếu đồng bộ, hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ hành khách. Bến xe phía Nam hiện đang có dự án nâng cấp và di chuyển xuống khu vực Văn Điển. b. Gara, bãi đỗ xe Nhìn chung hầu các gara, bãi đỗ xe ôtô tập trung tại khu vực trung tâm thành phố dẫn đến tình trạng một số khu vực tập trung cao và ngược lại một số khu vực gần như không có dịch vụ giao thông tĩnh. Các khu vực vành đai chưa thiết kế được hệ thống các điểm trung chuyển, đầu cuối để giảm áp lực giao thông trong khu vực nội thành. Nhiều khu vực chưa có điểm đỗ xe công cộng lên dẫn đến tình trạng xe để dưới lòng đường, vỉa hè gây cản trở giao thông. Các điểm đỗ xe công cộng chủ yếu là phục vụ cho xe buýt như: Bến xe Nam Thăng Long, điểm đỗ xe Kim Ngưu, điểm đỗ xe Long Biên, điểm đỗ xe Nguyễn Công Trứ, điểm đỗ xe Trần Khánh Dư, điểm đỗ xe Bác Cổ… 2.1.6 Hiện trạng VTHKCC hiện nay. Những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, cơ chế thị trường đã trực tiếp cải thiện từng bước đời sống của người dân thủ đô, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, thành phố được mở rộng, các khu dân cư mới đã và đang được xây dựng, nhu cầu đi lại của nhân dân ngày một tăng. Số lượng xe cá nhân tăng lên một cách nhanh chóng đặc biệt là xe máy (bình quân 18-24%/năm). Mặc dù cơ sở hạ tầng giao thông ở Hà Nội đã được quan tâm, một số tuyến phố được xây dựng mới hoặc mở rộng nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Tình trạng tắc nghẽn giao thông xảy ra khá thường xuyên tại các tuyến đường trục chính trong thành phố. Đến đầu năm 1996, Chính phủ và UBND thành phố chủ trương: ”Ưu tiên phát triển xe buýt” phục vụ mọi đối tượng có nhu cầu đi lại trong nội đô nhằm các mục tiêu: - Giảm ách tắc giao thông. Giảm tai nạn giao thông. Bảo vệ môi trường sinh thái Thực hiện văn minh đô thị. Về sản lượng hành khách Hình 2.1: Biểu đồ sản lượng VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội.  Hàng năm thành phố Hà Nội có khoảng gần 1.100 triệu lượt đi lại. Lưu lượng giao thông tại 1 số mặt cắt thường gây ắc tắc giao thông là rất cao, ví dụ tại đường Giải Phóng là 17.000 lượt người/hướng/giờ cao điểm/2 làn xe… Riêng tổng công ty vận tải Hà Nội, năm 2006 vận tải hành khách công cộng đã vận chuyển được trên 305 triệu lượt hành khách. Riêng xe buýt nội đô vận chuyển được 297,7 triệu khách, chiếm 94% sản lượng của toàn Thành phố, trong đó 44 tuyến đặt hàng đạt 286,6 triệu lượt khách, bằng 101,9% so với kế hoạch đặt ra. Về các tuyến vận tải Tính cả 2 tuyến XHH đã đấu thầu thì Hà Nội có 55 tuyến xe buýt, Trong đó: 44 tuyến đặt hàng và 11 tuyến XHH. Hình dạng mạng lưới tuyến khá đa dạng, bao gồm: - Hình dạng mạng lưới tuyến đơn độc lập (Không trùng điểm đỗ, không tự cắt) loại này gồm nhiều dạng khác nhau: Đường thẳng, gấp khúc, hình cung (như tuyến: 01, 02, 32, 22.....). (Các hình chỉ có tính chất minh hoạ) Hình 2.2: Tuyến đơn độc lập và tuyến vòng tròn khép kín  Tuyến đường vòng khép kín (điểm đầu và điểm cuối trùng nhau). Loại này có các dạng: đa giác, các cung, gấp khúc kết hợp với cung. Thực chất các loại này là được tạo nên bởi các tuyến đơn ghép lại với nhau. (các tuyến: 09, 18, 23, 24..... Tuyến khép kín một phần: Thực chất là tạo bởi các tuyến đường vòng khép kín và tuyến đơn độc lập. Tuyến khép kín số 8: Thực chất được tạo bởi 2 tuyến đường vòng khép kín. Các hướng tuyến cũng rất đa dạng, bao gồm: Tuyến hướng tâm: (Tuyến số 32, 22, 26, 30…) Là tuyến hướng về trung tâm thành phố. Hình 2.3. Sơ đồ tuyến hướng tâm Tuyến nội đô: (Tuyến số 9, 18, 24 …) Vận chuyển hành khách trong khu vực nội thành và chuyển tiếp sang các tuyến trục. Chức năng của tuyến là gom khách cho các tuyến trục chạy vòng tròn, chiếm 63% số tuyến và vận chuyển 63% sản lượng trong tổng toàn mạng. Tuyến ngoại thành (Tuyến 10, 7, 17, 15, 20 …) Vận chuyển hành khách từ ngoại thành vào các tuyến kế cận. Đây là loại tuyến có nhiều tiềm năng tăng trưởng lớn. Tuyến kế cận: Đã và đang phát triển tới tất cả các tỉnh lân cận Tần suất chạy xe: 5 – 10 phút/lượt xe Thời gian vận hành: từ 5h đến 22h c/ Về phương tiện Tổng số xe tính đến hết năm 2006 có 915 xe buýt hoạt động. Bao gồm xe của tổng công ty vận tải Hà Nội, Cty TNHH Bắc Hà, Cty thương mại Vận Tải Đông Anh, Cty TNHH du lịch thương mại xây dựng Bảo Yến. d/ Về cơ sở hạ tầng Các điểm dừng đỗ: Hiện nay toàn mạng lưới có 1022 điểm dừng đỗ trên tuyến và trên 234 nhà chờ. Tất cả điểm dừng đỗ đều có biển báo, trong nội thành có 766 biển/146 đường phố, chiếm 75%, ngoại thành có 256/14 đường phố, chiếm 25%. Các vạch sơn tại các điểm dừng không phù hợp với bề rộng đường (báo cáo của tổng công ty vận tải Hà Nội tháng 12/2004). Các điểm đầu cuối: Đây là vấn đề bất cập nhất cho hoạt động xe buýt. Trong tổng số 36 điểm đầu cuối chỉ có 10 điểm là xe được sắp xếp thứ tự vị trí đỗ trả khách, đón trả khách an toàn như: bến xe Giáp Bát, BX Gia Lâm, BX Mỹ Đình, BX Lương Yên, bến xe Kim Mã, bến xe Hà Đông, bến xe Nam Thăng Long, bến xe Kim Ngưu, bến xe Gia thuỵ, sân bay Nội Bài, điểm Trần Khánh Dư. Số còn lại hầu hết tận dụng các điểm tạm thời nên có thể bị thay đổi bất kì lúc nào. Bến bãi: Trên địa bàn hà Nội có 06 bến xe liên tình gồm: bến xe Giáp Bát, BX Gia Lâm, BX Mỹ Đình, BX Lương Yên, BX Nước Ngầm và BX Hà Đông. Tiếp nhận bình quân 2.790 lượt xe/ ngày. Bảng 2.1. Bến xe thuộc địa bàn Hà Nội STT  Tên bến xe  Quy mô (m2)  Ghi chú   1  Giáp Bát  46.000    2  Mỹ Đình  30.000    3  Gia Lâm  14.000    4  Nước Ngầm  11.230    5  Lương Yên  10.200    6  Hà Đông  -    c/ Về tổ chức quản lý vân tải hành khách công cộng Công tác quản lý hiện nay đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của thành phố do trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị thuộc sở giao thông công chính Hà Nội thực hiện. Trung tâm có nhiệm vụ ký kết hợp đồng kinh tế, tổ chức công tác giám sát, kiểm tra, nghiệm thu, lập hồ sơ thanh quyết toán cấp bù chi phí, chi in vé và các khoản chi phí khác của ngân sách thành phố cho hoạt động xe buýt. Với mạng lưới tuyến xe buýt được bố trí vận chuyển hành khách đã góp phần phục vụ tốt nhu cầu đi lại, hạn chế phương tiện cá nhân, giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông, được nhân dân tin tưởng và ủng hộ. 2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, sử dụng đất quận Đống Đa. 2.2.1 Điều kiện tự nhiên. a. Vị trí địa lý.  Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Phía Bắc giáp quận Ba Đình, phía Đông bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn) và quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải Phóng). Phía Nam giáp quận Thanh Xuân (ranh giới đường Trường Trinh và đường Láng), phía Tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch). b. Địa hình. Địa hình quận Đống Đa tương đối bằng phẳng. Có một số hồ lớn như hồ Ba Mẫu, Kim Liên, Xã Đàn, Đống Đa, Văn Chương. Trước có nhiều ao, đầm nhưng cùng với quá trình đô thị hoá đã bị lấp. Quận có hai sông nhỏ chảy qua là sông Tô và sông Lừ. Phía Đông có một vài gò nhỏ, trong đó có gò Đống Đa. 2.2.2. Kinh tế - xã hội. Quận Đống Đa rộng 9.96 Km2, có dân số thường trú là 352 nghìn người ( năm 2004) nhiều nhất trong các quận, huyện của Hà Nội. Mật độ dân số 35.341 người/km². Quận Đống Đa có tất cả 21 phường bao gồm: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Nam Đồng, Trung Liệt, Khâm Thiên, Phương Liên, Phương Mai, Khương Thượng, Ngã Tư Sở, Láng Thượng, Cát Linh, Văn Chương, Ô Chợ Dừa, Quang Trung, Thổ Quan, Trung Phụng, Kim Liên, Trung Tự, Thịnh Quang, Láng Hạ. Các phường phía Nam của Quận Đống Đa là những khu dân cư tập trung với những khu nhà chung cư được xây dựng sớm nhất của Hà Nội như: Phương Mai, Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Nam Đồng. Một số di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn quận Đống Đa là Văn Miếu-Quốc Tử Giám, di tích Đàn Xã tắc, di tích vòng thành Đại La, Chùa Bộc, gò Đống Đa và tượng đài vua Quang Trung, chùa Láng, đền Bích Câu, ga Hà Nội,… Trên địa bàn quận có gò Đống Đa, nơi được coi là mộ tập thể của các binh sĩ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchương 2.trang.4.doc
  • docchuong 1.3.doc
  • docxCHƯƠNG 3.5.docx
  • docLỜI MỞ ĐẦU2.doc
  • docmuc luc1.trang.doc
Luận văn liên quan