Đồ án Nghiên cứu các giải pháp tốt nhất trong hệ thống quản lý CTR đô thị cho thị xã Bảo Lộc và qui hoạch đến năm 2020
Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình đô thị hóa phát triển không ngừng cả về tốc độ lẫn qui mô, số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực, những tiến bộ vượt bậc thì vẫn còn những mặt tiêu cực, những hạn chế mà không một nước đang phát triển nào không phải đốimặt, đó là tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm cụ thể đó là ô nhiễmvề đất, nước, không khí và tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, và hàng loạt các vấn đề về môi trường khác cần được quan tâm sâu sắc và kịp thời giải quyết một cách nghiêm túc, triệt để. Cùng với sự phát triển vượt bậc của đất nước, Thị xã Bảo Lộc hiện nay đang phấn đấu xây dựng đến năm 2010 trở thành đô thị loại 3, tiếp tục giữ vai trò trung tâm kinh tế – xã hội, phục vụ cho sự phát triển của các tỉnh phía Nam tỉnh Lâm Đồng, địa bàn có qui mô dân số hơn nữa triệu người và nhiều tiềm năng đang được khai thác . Để thực hiện chức năng là trung tâm phát triển vùng hành chính kinh tế của tỉnh, là thủ phủ của ngành dâu tằm tơ Việt Nam và ngành chế biến chè phía Nam đất nước, Thị xã Bảo Lộc đang kêu gọi sự hợp tác của các đô thị trong cả nước, và các nhà đầu tư, sự quan tâm, giúp đỡ của các Bộ, ngành trung ương Để từng bước “Xây dựng Bảo Lộc thành một thành Phốphát triển ngang tầm với các nước xung quanh ta”. (Lời thủ tướng Võ Văn Kiệt khi về thăm Bảo Lộc năm 1993). Lượng chất thải phát sinh từ những hoạt động trên ngày càng tăng, đa dạng về thành phần và có nguy cơ gây ô nhiễm. Một trong những nguồn gây nguy cơ ô nhiễm chủ yếu là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh tế và sinh hoạt hàng ngày. Với lượng rác được thải ra hàng ngày là 35-40 tấn/ngày, hầu hết được xử lý bằng phương pháp chôn lấp với số tiền ngân sách đã tiêu tốn mất Đề tài tốt nghiệp GVHD: Ks.Vũ Hải Yến SVTH: Lê Thị Hà Trang2 khoảng 1 tỷ đồng/năm chưa kể tiền phí thu gomcủa người dân. Tuy nhiên, phương án thu gom, vận chuyển, chôn lấp đang áp dụng tại địa bàn thị xã chưa phải là phương án tối ưu, công nghệ xử lý cũng khôngcó gì đặc biệt. Nhưng trong điều kiện còn khó khăn, đây được xem là một giải pháp tình thế của thị xã Bảo Lộc. Thử nghĩ, mỗi ngày có vài chục tấn chất thải rắn được thu gom để trên mặt đất với thời gian khá dài mới được vận chuyển đổ về bãi chôn lấp, nếu không được xây dựng xử lý bằng phương án khác làm giảm lượng CTR đem chôn lấp thì hàng năm sẽ mất vài trăm hecta đất để chôn rác và tình trạng môi trường của Bảo Lộc sẽ bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dânkhu vực xung quanh điểm tập trung CTR và bãi chôn lấp. Tất cả mọi thứ được thu gom lại và vận chuyển tới bãi chôn lấp, bãi chôn lấp rác không được lót lớp vải địa chất đã trở thành nơi bị ô nhiễm bởi một lượng nước rỉ rác lớn, gây ô nhiễmnguồn nước khu vực xung quanh.