Đồ án Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần vai nam học sinh lứa tuổi 17 và thiết kế dây chuyền gia công lắp ráp sản phẩm áo đồng phục nam học sinh trung học phổ thông

Con người sống không thể thiếu những nhu cầu mà cơ bản nhất là nhu cầu ăn, mặc, ở. Ngày nay, khi đã “đủ ăn”, “đủ ở” thì “đủ mặc” trở thành nhu cầu bức thiết. Trang phục giúp con người hòa hợp với thiên nhiên, tô điểm cho cuộc sống, thể hiện cái tôi, khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Đây là nền tảng cốt yếu cho ngành công nghiệp thời trang phát triển. Bên cạnh đó Việt Nam ngày nay đã mở rộng quan hệ hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới, trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO. Và ngành Dệt may chiếm một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động góp phần ổn định xã hội và góp phần thu ngân sách cho nhà nước. Hiện nay hàng may mặc xuất khẩu chủ yếu là gia công cho các nước. Nhưng muốn phát triển mạnh mẽ ta cần phải chiến thắng trên sân nhà trước nhất. Đó là tạo ra các sản phẩm thời trang tuyệt vời, mọi ý tưởng luôn được hoàn thiện thật tốt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, đồng thời đưa ngành Dệt may Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu lớn. Riêng ngành May đã có cơ sở vật chất hiện đại với các trang thiết bị tiên tiến, các máy may tối ưu hóa công việc phục vụ cho sản xuất. Nhưng trang phục còn chưa vừa vặn với hầu hết người Việt, đặc biệt là lứa tuổi học sinh từ 15 – 17 tuổi. Muốn vậy trước tiên cần nghiên cứu nhân trắc đặc biệt nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người để từ đó góp phần điều chỉnh hệ công thức thiết kế quần áo phục vụ may công nghiệp. Nhằm đóng góp phần nào trong yêu cầu thực tế của ngành, trong đồ án em tiến hành nghiên cứu hai vấn đề Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần vai nam học sinh lứa tuổi 17 Và Thiết kế dây chuyền gia công lắp ráp sản phẩm áo đồng phục nam học sinh Trung học Phổ thông.

doc93 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4888 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần vai nam học sinh lứa tuổi 17 và thiết kế dây chuyền gia công lắp ráp sản phẩm áo đồng phục nam học sinh trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Con người sống không thể thiếu những nhu cầu mà cơ bản nhất là nhu cầu ăn, mặc, ở. Ngày nay, khi đã “đủ ăn”, “đủ ở” thì “đủ mặc” trở thành nhu cầu bức thiết. Trang phục giúp con người hòa hợp với thiên nhiên, tô điểm cho cuộc sống, thể hiện cái tôi, khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Đây là nền tảng cốt yếu cho ngành công nghiệp thời trang phát triển. Bên cạnh đó Việt Nam ngày nay đã mở rộng quan hệ hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới, trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO. Và ngành Dệt may chiếm một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động góp phần ổn định xã hội và góp phần thu ngân sách cho nhà nước. Hiện nay hàng may mặc xuất khẩu chủ yếu là gia công cho các nước. Nhưng muốn phát triển mạnh mẽ ta cần phải chiến thắng trên sân nhà trước nhất. Đó là tạo ra các sản phẩm thời trang tuyệt vời, mọi ý tưởng luôn được hoàn thiện thật tốt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, đồng thời đưa ngành Dệt may Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu lớn. Riêng ngành May đã có cơ sở vật chất hiện đại với các trang thiết bị tiên tiến, các máy may tối ưu hóa công việc… phục vụ cho sản xuất. Nhưng trang phục còn chưa vừa vặn với hầu hết người Việt, đặc biệt là lứa tuổi học sinh từ 15 – 17 tuổi. Muốn vậy trước tiên cần nghiên cứu nhân trắc đặc biệt nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người để từ đó góp phần điều chỉnh hệ công thức thiết kế quần áo phục vụ may công nghiệp. Nhằm đóng góp phần nào trong yêu cầu thực tế của ngành, trong đồ án em tiến hành nghiên cứu hai vấn đề Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần vai nam học sinh lứa tuổi 17 Và Thiết kế dây chuyền gia công lắp ráp sản phẩm áo đồng phục nam học sinh Trung học Phổ thông. PHẦN 1 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHẦN VAI NAM HỌC SINH LỨA TUỔI 17 TUỔI Chương 1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 1.1. Quá trình phát triển nhân trắc học Nhân trắc học là một môn khoa học dùng các phương pháp toán học và thống kê để nhận định và phân tích sự đo đạc các kích thước của cơ thể con người nhằm tìm hiểu các quy luật về sự phát triển hình thái con người đồng thời ứng dụng các qui luật đó vào việc giải quyết những yêu cầu thực tiễn của khoa học, kỹ thuật, thiết kế sản xuất các sản phẩm tiêu dùng phục vụ cho con người. Ngoài ra, về mặt lý luận nhân trắc học còn cho phép chúng ta đề ra các quy luật về sự phát triển cơ thể con người, về phân loại các dạng người và các nhóm chủng tộc loài người, và về nguồn gốc loài người. Tùy theo mục đích nghiên cứu, Nhân trắc học gồm có: 1. Nhân trắc học chuyên về nghiên cứu hình thái các chủng tộc loài người; 2. Nhân trắc học học đường, nghiên cứu thể lực và các tiêu chuẩn kiểm tra sức khỏe học sinh; 3. Nhân trắc học thể dục thể thao, nghiên cứu các tiêu chuẩn kiểm tra sức khỏe vận động viên hoặc xác định thiên hướng cũng như lựa chọn vận động viên vào môn thể thao thích hợp nhất; 4. Nhân trắc học nghề nghiệp, nhằm xác định thiên hướng nghề nghiệp cho từng đối tượng; 5. Nhân trắc học y học, nghiên cứu sự phát triển cơ thể theo từng thời kỳ, xác định các hình thái thay đổi do bệnh lý, phân loại các dạng người dễ nhiễm một số bệnh đặc trưng, đánh giá tình trạng bình thường hay bệnh tật … Vào đầu những năm 20 của thế kỷ XIX, Rudolf Martin nhà nhân trắc đi tiên phong người Đức đã đề xuất một hệ thống các phương pháp và dụng cụ để đo đặc kích thước cơ thể con người. Ông đã xuất bản cuốn sách “ Giáo trình về nhân học” (1919). Đó là cuốn sách đầu tiên trình bầy một cách đầy đủ các phương pháp nghiên cứu nhân trắc học với sự xâm nhập của toán học, đặc biệt là thống kê sinh học. Năm 1942 ông đã cho ra dời cuốn “Chỉ nan đo đạc cơ thể và xử lý thống kê”. Cuốn sách của Rudolf Martin được coi là kim chỉ nan cho môn khoa học này và ông được coi là người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại. Năm 1961, có hai công trình nghiên cứu lớn, thứ nhất là Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của địa lý đến sự tăng trưởng của chiều cao cơ thể và chứng minh rõ những yếu tố ảnh hưởng đó là có thật của Nold và Volsuski. Thứ hai là Đề tài nghiên cứu thu thập số liệu và chứng minh tình trạng dinh dưỡng, bệnh tật ảnh hưởng rõ rệt đến sự gia tăng của các kích thước cơ thể, đặc biệt là chiều cao và cân nặng của Graef và Cone. Năm 1962, “Học thuyết về sự phát triển thể lực con người” của tác giả Baskirop bàn luận về các quy luật phát triển cơ thể con người dưới ảnh hưởng của những điều kiện sống. Năm 1964, nhà nghiên cứu nhân trắc học BaLan đã nhận định khi đi sâu nghiên cứu sự liên hệ giữa hình thể cơ thể và chức năng cơ thể tỉ lệ thuận với nhau, quá trình hình thành phát triển cơ thể chịu ảnh hưởng của lao động. Đó chính là giá trị cơ bản hình thành quan điểm ngành may khi nghiên cứu các dạng hình thể cơ thể người: các kích thước cơ bản, các kích thước phụ thuộc và các dạng hình thái cơ thể. Cũng trong năm đó, F. Vandervael, môt thầy thuốc người Bỉ đã viết cuốn sách giáo khoa về Nhân trắc học, đưa ra những nhận xét toàn diện về các quy luật phát triển thể lực theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và xây dựng các đặc trưng thống kê trung bình cộng (tb) và độ lệch chuẩn (δ). Hình dáng bên ngoài và các kích thước cơ thể người được tạo thành do nhiều yếu tố, đi từ trong ra ngoài đầu tiên là khung xương và mấu chuyển của xương, dây chằng, gân, các cơ, mạch máu và sự phân bố của mỡ. Khi nghiên cứu về sự phát triển hình thể người, nhiều tác giả đã chỉ rõ cơ thể người thay đổi rất nhanh theo thời gian đặc biệt là nữ giới. Năm 1941 Theo tác giả Bunak, tất cả các kích thước trên cơ thể người có kích thước cơ bản, có kích thước phụ thuộc, chính vì vậy đây không còn là sự nghiên cứu của ngành y nữa mà còn là nghiên cứu của các nhà nhân trắc ứng dụng. Tác giả đã phân chia : “nam giới theo chiều cao cong của cột sống có 7 dạng hình thể người, mà trong đó có 3 dạng cơ thể là : Gù, bình thường và ưỡn. Đây là bước đầu nghiên cứu để thiết kế quần áo. Đặc biệt là những nghiên cứu bổ sung mới đây của các nhà nhân chủng học người Rumani trong lĩnh vực nghiên cứu nhân trắc ứng dụng hình thể con người để thiết kế các sản phẩm tiêu dùng. Chương trình đo đại trà dân cư với mục đích thiết kế công nghiệp quần áo may sẵn là một thành công lớn của Viện nghiên cứu tổng hợp nhân trắc học thuộc trường tổng hợp Lômônôxốp. Các kết quả trên đã xây dựng thành tiêu chuẩn nhà nước hệ thống cỡ số cơ thể người để thiết kế công nghiệp các sản phẩm trang phục. Năm 1971, với mục đích thống nhất hệ thống cỡ số phục vụ cho sản xuất quần áo may sẵn, các khối Sev đã mở rộng chương trình đo. Kết quả nghiên cứu trên của khối Sev đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cỡ số cơ thể nam giới, nữ giới và trẻ em. Các nước Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan kể cả các nước Châu Á như Hồng Công v.v…đều dựa vào kích thước cơ bản để đo nhân trắc và thiết kế công nghiệp sản phẩm may mặc. Ngoài các nghiên cứu trên cần mở rộng thêm các thông số kích thước trên cơ thể phụ nữ để hoàn thiện thêm các sản phẩm trang phục, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người sử dụng. Cho đến ngày nay các nhà nghiên cứu đưa ra sơ đồ phát triển của cơ thể phụ nữ phụ thuộc vào mức độ phát triển của chức năng cơ thể và sự phân chia phần mô mỡ nằm trên cơ thể. Theo tác giả Skerli, dạng hình thể phụ nữ có 3 nhóm chính, một nhóm phụ thuộc. Còn theo nhà nghiên cứu Nga Galant các dạng cơ thể phụ nữ không chỉ phụ thuộc vào sự phân bố phần mỡ nằm trên cơ thể mà còn phụ thuộc vào một loạt các yếu tố hình thể như: Sự cân đối, mức độ phát triển cảu phần cơ. Tất cả các quan điểm trên không chỉ là quan điểm của nhà nghiên cứu nhân chủng học , y học mà còn cả của các chuyên gia may mặc. Ngoài hình thể của cơ thể người còn có nhiều yếu tố quan trọng hình thành cấu trúc cơ bản bên ngoài cơ thể. Các nhà nghiên cứu thiết kế công nghiệp may mặc chấp nhận phân loại dạng cơ thể người theo phương pháp thẳng đứng của tác giả Nicolaiev phân ra làm 5 dạng: bình thường, thẳng đuỗn, gù lưng, ưỡn lưng và phưỡn bụng. Đại đa số người bình thường cá số đo tuân theo quy luật phân bố chuẩn và chiếm tỷ lệ lớn, còn các dạng người khác chiếm tỷ lệ ít, không áp dụng trong ngành may sẵn công nghiệp. Công trình nghiên cứu của các nhà chủng học Liên Xô và một số nước tiên tiến, đặc biệt là các nhà nhân trắc học Balan, Đức, Mỹ… đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu nhân trắc ứng dụng vào thiết kế các sản phẩm tiêu dùng. Các phương pháp đo được áp dụng trên toàn thế giới và Liên Xô đã đạt gần đến mức hoàn thiện, xây dựng thành tiêu chuẩn quốc gia các hệ thống cỡ số cho sản xuất công nghiệp các sản phẩm tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhờ vào sự hỗ trợ của thiết bị đo cơ thể người 3D, ứng dụng công nghệ chụp hình toàn bộ cơ thể người bằng tia hồng ngoại hiện đại, thực hiện tính toán xử lý số liệu các kích thước bằng máy tính trong một chu trình khép kín nên việc ứng dụng nhân trắc để xây dựng hệ thống cỡ số càng có những bước tiến vượt bậc và cho kết quả cực kỳ chính xác cho kết quả rất nhanh và chính xác. * Sự phát triển nghiên cứu nhân trắc học trẻ em Đặc biệt đối với lứa tuổi trẻ em đến trường học, việc ứng dụng phương pháp nhân trắc học vào nghiên cứu lứa tuổi này được quan tâm và tiến hành sớm hơn vào cuối thế kỷ 19. Mặc dù thời kỳ này các công trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế về số lượng và kích thước đo đạc, phương pháp nghiên cứu cũng chưa hoàn toàn thống nhất và các tính toán thống kê còn đơn giản. Theo Zack N.V (1982) thì Buffon sống ở cuối thế kỉ 19 là người đầu tiên trên thế giới đã nghiên cứu đối tượng này. Cũng trong những năm 80 của thế kỉ 19, các công trình về sinh trưởng của trẻ em cũng đã được giới thiệu khá đầy đủ, cụ thể như ở Hăm buốc năm 1977 (Theo Lenz Ort, 1959), ở Boxton va Aivakutu từ năm 1877-1880 (Theo Meredith, Kortt, 1962; Cone, 1965) ở Vacxava năm 1880 (theo Wolanski, 1973), ở Stockhom năm 1883 (theo Ljungetal, 1974). Bước vào thế kỉ 20, nhân trắc học ngày một phát triển cùng với các môn khoa học khác có liên quan như: di truyền học, sinh lý, hóa lý, sinh hóa, thống kê học ..v..v.. Những hội, ban, ngành, viên nghiên cứu về nhân trắc học được thành lập và đã cho ra đời nhiều công trình có giá trị thực tiễn cao. Ở Liên Xô cũ, chỉ trong vòng 50 năm đã có hàng trăm công trình. Ở Đức, Pháp, Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, Mỹ, Nhật…..số lượng và chất lượng các công trình nghiên cứu đều vượt bậc xa thế kỉ trước. Nội dung các công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến các vấn đề sau: Sự tăng trưởng các kích thước tổng thể và cơ thể học sinh không giống nhau giữa các lứa tuổi, mạnh nhất ở tuổi dậy thì do ảnh hưởng sự hoạt động của các cơ quan nội tiết trong thời kì chính sinh dục. Tốc độ tăng trưởng và sự kéo dài thời gian tăng trưởng phụ thuộc vào các điều kiện xã hội, Ví dụ như: theo Bunac(1941) sự tăng trưởng chiều cao ở nam giới đến năm 25 tuổi mới kết thúc nhưng theo Uruxon A.M (1962) thì lại là 17-18 tuổi đối với nữ và 19 tuổi đối với nam. Điều kiện kinh tế ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cơ thể trẻ em. Những trẻ em có cơ thể gầy gò, thể lực phát triển yếu đa phần là con em các gia đình có thu nhập thấp. Điều kiện xã hội, môi trường sinh thái cũng tác động mạnh đến sự tăng trưởng: trẻ em ở thành phố phát triển cơ thể tốt hơn trẻ em nông thôn hoặc trẻ em nữ ở các gia đình khá giả hoặc sống ở vùng khí hậu ôn hòa sẽ dậy thì sớm hơn so với trẻ em nữ sống ở gia đình nghèo khổ hoặc sống ở vùng khí hậu cận xích đạo và xích đạo. Sự chin sinh dục có quan hệ với sự tăng trưởng các kích thước hình thái. Soloviev V.S (1964) nhận thấy nam 14 tuổi đã chính sinh dục cả về kích thước, về hình thái và về chức năng sinh lý. Vào khoảng 100 – 150 năm trở lại đây sự phát triển cơ thể và trưởng thành sinh lý của trẻ em và thiếu niên tăng nhanh mac ở các nước phát triển cao như Anh, Pháp, Mỹ… hiện tượng này được thể hiện rõ nhất. Tập hợp nhiều tài liệu về sự phát triển cơ thể học sinh phổ thông ghi nhận được sự tăng nhanh về chiều cao đứng, trọng lượng cơ thể cũng như các kích thước từng phần (các đoạn thân thể, các chi, các mô mỡ….) trong vòng 100 năm gần đây, chẳng hạn chiều cao đứng tăng 10 – 15 cm. Thời kì chín sinh dục cũng sớm hơn 2 năm so với 100 năm trước đây. Tuổi có kinh nguyệt lần đầu còn sớm hơn nữa, vào đầu thế kỉ trước tuổi có kinh trung bình ở các nước Châu Âu phát triển là 16,5 – 17,5 thì ngày nay nở các thành phố công nghiệp chỉ còn là 12,5 – 13 tuổi. Sự phát triển cơ thể lâu nay được coi như là chỉ số đánh giá về tình trạng sức khoẻ con người nói chung và trẻ em nói riêng. Trong đó các chỉ tiêu như chiều cao, cân nặng, vòng ngực….là các chỉ tiêu quan trọng nhất. Quan hệ giữa các chỉ số phát triển cơ thể và sức khoẻ rất phức tạp. Do đó, người ta dùng các chỉ số thể lực để biểu hiện mối quan hệ giữa các đặc điểm đặc trưng nhất trong sự phát triển cơ thể. Các chỉ số thể lực chính là sự tổng hợp các tương quan của nhiều dấu hiệu hình thái cơ thể dưới góc độ công thức toán học. Loại chỉ số thể lực đơn giản nhất thể hiện mối tương quan giữa hai kích thước cao đứng và cân nặng là chỉ số BMI. Ngoài ra còn có các chỉ số phức tạp hơn thể hiện mối tương quan của 3-4 kích thước. Thời kì đầu phương pháp dùng chỉ số được áp dụng rộng rãi vì dễ tính toán, dễ hiểu, nhưng về sau đã bộc lộ nhiều nhược điểm như không chính xác hoặc vì phụ thuộc vào các lứa tuổi (nhất là trẻ em và thanh niên) nên cùng một trị số nhưng tuỳ theo lứa tuổi mà chỉ số có ý nghĩa khác nhau. Phương pháp Martin (1925) ra đời đã thay cho phương pháp chỉ số với quan niệm sự phát triển cơ thể mỗi người phải so sánh với sự phát triển cơ thể của nhóm người mà người đó là thành viên, Martin đã lập ra bảng chuẩn nhiều đặc điểm cơ bản của cơ thể trong đó mỗi đặc điểm lại được chia ra làm nhiều loại căn cứ vào độ lệch chuẩn. Phương pháp này sau được nhiều tác giả khác bổ sung nhưng vẫn có nhược điểm coi chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực là 3 đặc điểm biến đổi độc lập, trong khi thực tế chiều cao đứng biến đổi độc lập còn cân nặng và vòng ngực biến đổi phụ thuộc vào chiều cao đứng. Vì vậy, người ta dùng phương pháp tương quan (chuẩn hồi quy) với quan niệm cao đứng là đặc điểm biến đổi độc lập, vòng ngực biến đổi phụ thuộc vào cao đứng còn cân nặng biến đổi phụ thuộc vào cao đứng và vòng ngực. Mặc dù đã có nhiều phương pháp đánh giá sự phát triển cơ thể trẻ em và thiếu niên nhưng các nhà nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm tòi những phương pháp mới nhằm đánh giá sát thực hơn lứa tuổi đang lớn. Gần đây, nhóm tác giả người Pháp M.Sempe, G.Peldron và M.P Rog-Pernot đã xuất bản cuốn “Tăng trưởng phương pháp và sự nối tiếp” đề cập đến các phương pháp nghiên cứu về sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể, đặc biệt là nghiên cứu thể lực trẻ em. Cuốn sách này là một trong những cuốn sách hoàn chỉnh nhất trong lĩnh vực nghiên cứu nhân trắc. * Sơ lược lịch sử phát triển nhân trắc ở Việt Nam Ở Việt Nam nhân trắc học đã được bắt đầu chú ý tù những năm 30 của thế kỉ trước bằng một số công trình lẻ tẻ về đo đạc một số kích thước như: Chiều cao, cân nặng và vòng ngực của học sinh ở Hà Nội. Trong thời kì này, hầu hết các công trình nghiên cứu đều do một số bác sĩ người Pháp và bác sĩ người Việt Nam thực hiện tại ban nhân trắc học thuộc Viện Viễn Đông Bác Cổ (École d’Extreme Orient) và tại viện Giải phẫu học thuộc trường Đại học Y khoa Hà Nội. Cuốn “Hình thái học cơ thể người và giải phẫu mỹ thuật” là một trong những tác phẩm đầu tiên của Giáo sư bác sĩ Đỗ Xuân Hợp – Nhà nhân trắc học đầu tiên của Việt Nam, cộng tác với giáo sư P.Huard xuất bản năm 1942, đã tạp hợp được nhiều công trình nghiên cứu về nhân trắc học trên người Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu lúc đó cho kết quả rất hạn chế do chưa hệ thống các kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu còn đơn sơ, xử lý thống kê toán học chưa triệt để và còn thiếu chính xác. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc (1945-1954), giáo sư Đỗ Xuân Hợp đã cùng một số bác sĩ và sinh viên tiến hành những công trình nghiên cứu nhân trắc học trên thanh niên để phục vụ cho việc tuyển quân và may quân trang, mũ, giầy cho bộ đội. Sau khi đất nước giải phóng từ năm 1954 tới nay, các bộ môn nhân trắc học dần dần được thành lập ở một số viện nghiên cứu khoa học (Viện KHKT Bảo hộ lao động, Viện khoa học lao động, Viện vệ sinh dịch tễ học, Viện đo lường tiêu chuẩn, Viện khảo sát học, Viện bảo tang lịch sử ….) và trường đại học (Đại học tổng hợp Hà nội, Đại học sư phạm, Đại học mỹ thuật, Đại học văn hoá, Đại học thể dục thể thao….) để làm nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy. Nhiều đối tượng người ở hầu hết các lứa tuổi của hầu hết các thành phần đã được điều tra nghiên cứu. Số kích thước và thông số đo đạc cho mỗi đối tượng lên tới hàng trăm, các chỉ số thể lực và các thông số sinh học dần dần được thiết lập. Toán thống kê cũng được vận dụng tối ưu để nhận định và đánh giá kết quả một cách chính xác hơn. Có thể nói các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này khá phong phú. Tuy nhiên, những nghiên cứu tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu cùa việc nghiên cứu mà mỗi nghiên cứu sẽ đi sâu vào một đề tài, vấn đề khác nhau. Có thể tạm khái quát các kết quả nghiên cứu nhân trắc theo các hướng chính sau đây: 1. Các kết quả đi theo hướng tìm hiểu đặc trưng hình thái, chủng tộc của các cộng đồng người Việt Nam. Trong hướng nghiên cứu này, tác phẩm “nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam” với nội dung bổ ích mang tính ứng dụng cao, giới thiệu các bước tiến hành nghiên cứu, các mốc đo nhân trắc thông dụng trên cơ thể người, trên xương; các dụng cụ đo đạc và những nét chính về toán thống kê ứng dụng trong nghiên cứu nhân trắc, được xem là một tài liệu quan trọng hướng dẫn cho nhiều nhà nghiên cứu trẻ sau này đi vào lĩnh vực nhân trắc học Việt Nam. 2. Các nghiên cứu nhằm khảo sát đánh giá thể lực, sự tăng trưởng, phát triển về hình thái cơ thể được phát triển hơn cả với khá nhiều tác giả tham gia. Các nhà nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em, thiếu niên, thanh niên mà đại diện là Lê Thị Hợp, Đinh Kỷ, Nguyễn Công Khanh, Lê Nam Trà, Hàn Nguyệt Kim Chi, Đào Huy Khuê….. Liên tục trong các năm 1972, 1973 Đinh Kỷ và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu của mình về một số kích thước hình thái và thể lực của học sinh phổ thông của Thái Bình từ 7 đến 18 tuổi. Trong công trình này, tác giả đã bàn về sự phát triển cơ thể của học sinh và so sánh với các nhận định của Đỗ Xuân Hợp và Nguyễn Quang Quyền tiến hành nghiên cứu đối với học sinh Hà Nội cùng lứa tuổi từ năm 1959. Năm 1991, đề tài nghiên cứu đặc điểm và hình thái kích thước, sự tăng trưởng và phát triển cơ thể của trẻ em của Đào Huy Khuê đã khảo sát tới 50 chỉ tiêu nhân trắc trên 1478 em học sinh từ 7 đến 18 tuổi. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu tỉ mỉ để đánh giá sức lớn của trẻ em Việt Nam cả về mặt sinh lý và hình thái. Năm 1992, đề tài “Đặc điểm hình thái và thể lực học sinh một trường phổ thông cơ sở ở Hà Nội” của Thẩm Thị Hoàng Điệp đã mang lại cho lĩnh vực nghiên cứu nhân trắc học ở Việt Nam một bứt phá mới khi lựa chọn phương pháp theo dõi dọc (Longgitudial Study) để tiến hành theo dõi một nhóm học sinh trong 10 năm liên tục từ năm 1981 – 1992, từ đó đưa ra quy luật phát triển của trẻ em thông qua các quy luật phát triển như: quy luật phát triển về chiều cao, quy luật phát triển về cân nặng, quy luật phát triển của các kích thước vòng…. Đề tài này được tác giả bảo vệ thành công nhận học vị Phó Tiến sĩ khoa học. Từ đó cho đến nay phương pháp này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và áp dụng. 3. Các công trình nghiên cứu ứng dụng cho ergonomics (nghiên cứu về lao động) là một hướng mới trong nghiên cứu nhân trắc. Từ những năm 1970 hướng nhân trắc ergonomic được hình thành do yêu cầu của thực tiễn sản xuất và tổ chức lao động khoa học. Nhân trắc ergonomics đã được ứng dụng ở Việt Nam trong các công trình nghiên cứu, đánh giá về mức độ phù hợp của các loại máy móc, thiết bị (đa phần được nhập ngoại) với người lao động Việt Nam. Những kiến nghị, đề xuất thay đổi kích thước máy, chỗ làm việc trên cơ sở kết quả các dẫn liệu nhân trắc đã được đưa ra. Cho đến những năm đầu thập kỉ 80, các công trình nghiên cứu nhân trắc ở Việt Nam có từ trước, một mặt còn dẫn liệu về nhân trắc ergonomics, mặt khác đối tượng, phạm v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdoan.doc
  • pptdo an bv.ppt
Luận văn liên quan