Đồ án Nghiên cứu mối quan hệ giữa thao tác của người công nhân và năng suất chuyền may áo sơ mi thời trang

Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngành công nghiệp dệt may Việt Nam cũng giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế trong nước. Trên cơ sở tiềm năng vốn có và những chiến lược phát triển không ngừng, ngành công nghiệp dệt may ngày càng lớn mạnh và là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn. Hiện nay chúng ta đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngành may đang gặp nhiều thuận lợi và những khó khăn. Thuận lợi là việc xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ không còn bị giới hạn bởi quota các doanh nghiệp may có nhiều cơ hội chuyển mình thay đổi từ làm hàng gia công (CMT) sang làm hàng xuất khẩu trọn gói ( FOB) nhưng bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh với hàng nước ngoài vào Việt Nam đặc biệt là hàng Trung Quốc. Ngày nay thì phương thức sản xuất CMT không còn phù hợp với tốc độ phát triển của một nền kinh tế đang chuyển biến không ngừng. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải áp dụng phương thức sản xuất mới đó là sản xuất theo phương thức FOB. Đây là phương thức đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất từ nghiên cứu thị trường đến bao gói hòm hộp và giao hàng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt may, là sinh viên năm cuối khoa kĩ thuật may và thời trang em đã được nhận đồ án tốt nghiệp với đề tài gồm hai phần: Phần I: Chuyên đề “ Nghiên cứu mối quan hệ giữa thao tác của người công nhân và năng suất chuyền may áo sơ mi thời trang ” Phần II: Công nghệ “ Xây dựng tài liệu thiết kế cho bộ sản phẩm thời trang công sở nữ ” Thông qua đề tài này em học hỏi thêm nhiều kiến thức để khi ra trường em có thể làm việc tốt hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu cũng như góp một phần sức lực của mình vào sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.

docx120 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu mối quan hệ giữa thao tác của người công nhân và năng suất chuyền may áo sơ mi thời trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày… tháng… năm 2008 Giáo viên hướng dẫn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày ….tháng … năm 2008 Giáo viên phản biện MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa kĩ thuật may và thời trang trường đại học sư phạm kĩ thuật Hưng Yên, sự giúp đỡ của bạn bè lớp Mk2, các anh chi trong công ty may Anh Vũ đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô Đào Thị Thu giáo viên hướng dẫn đồ án của em. Trong thời gian thực hiện đồ án, với sự cố gắng của bản thân cùng với sự hướng dẫn của cô Đào Thị Thu đã giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, thời gian có hạn nên đồ án của em vẫn còn sai sót. Em rất mong có được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đồ án của em hoàn thiện hơn. Thông qua đây cho em gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa đặc biệt là cô Đào Thị Thu. Cho em gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong công ty may Anh Vũ đã tạo điều kiện tốt cho chúng em học hỏi kiến thức thực tế trong thời gian thực tập tại công ty để chúng em áp dụng các kiến thức đó vào đồ án tốt nghiệp của mình. Em cũng gửi lời cảm ơn đến các bạn của em trong lớp Mk2 các bạn cũng giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian làm đồ án. Em xin cam đoan đề tài nay không có sự sao chép của các đề tài khác. Em xin chân thành cảm ơn ! Hưng yên tháng 08 năm 2008 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thuỷ LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngành công nghiệp dệt may Việt Nam cũng giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế trong nước. Trên cơ sở tiềm năng vốn có và những chiến lược phát triển không ngừng, ngành công nghiệp dệt may ngày càng lớn mạnh và là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn. Hiện nay chúng ta đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngành may đang gặp nhiều thuận lợi và những khó khăn. Thuận lợi là việc xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ không còn bị giới hạn bởi quota các doanh nghiệp may có nhiều cơ hội chuyển mình thay đổi từ làm hàng gia công (CMT) sang làm hàng xuất khẩu trọn gói ( FOB) nhưng bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh với hàng nước ngoài vào Việt Nam đặc biệt là hàng Trung Quốc. Ngày nay thì phương thức sản xuất CMT không còn phù hợp với tốc độ phát triển của một nền kinh tế đang chuyển biến không ngừng. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải áp dụng phương thức sản xuất mới đó là sản xuất theo phương thức FOB. Đây là phương thức đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất từ nghiên cứu thị trường đến bao gói hòm hộp và giao hàng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt may, là sinh viên năm cuối khoa kĩ thuật may và thời trang em đã được nhận đồ án tốt nghiệp với đề tài gồm hai phần: Phần I: Chuyên đề “ Nghiên cứu mối quan hệ giữa thao tác của người công nhân và năng suất chuyền may áo sơ mi thời trang ” Phần II: Công nghệ “ Xây dựng tài liệu thiết kế cho bộ sản phẩm thời trang công sở nữ ” Thông qua đề tài này em học hỏi thêm nhiều kiến thức để khi ra trường em có thể làm việc tốt hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu cũng như góp một phần sức lực của mình vào sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thuỷ PHẦN I: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA THAO TÁC CỦA NGƯỜI CÔNG NHÂN NĂNG SUẤT CHUYỀN MAY ÁO SƠ MI NỮ THỜI TRANG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Hiện nay các doanh nghiệp may của Việt Nam đang chuyển dần sang hình thức sản xuất mới đó là hình thức sản xuất trọn gói (FOB). Khi chuyển sang hình thức sản xuất này nó làm cho các doanh nghiệp may phải đặc biệt chú trọng hơn về vấn đề chất lượng cũng như năng suất sản phẩm để kịp thời gian giao hàng cho khách hàng. Trong các xí nghiệp may hiện nay thì vấn đề năng suất chuyền may có vai trò rất quan trọng, các công ty luôn áp dụng các phương pháp tối ưu để giảm thời gian vô ích, giảm thời gian thao tác nhằm tăng năng suất chuyền may. Khi tiến hành nghiên cứu thao tác em đi vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thao tác kéo theo ảnh hưởng đến năng suất từ đó đưa ra được các thao tác tiên tiến để áp dụng cho dây chuyền may đạt được năng suất cao. Vấn đề nghiên cứu thao tác đã có rất nhiều doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu điển hình như tại công ty May 10 họ rất chú trọng đến việc nghiên cứu thao tác và đưa ra được các thao tác cải tiến áp dụng vào trong các dây chuyền may của họ nhằm đạt được năng suất cao. Tại công ty May 10 họ tập chung vào nghiên cứu thao tác và nghiên cứu sản phẩm này nên sử dụng các loại cữ gá lắp nào, nhìn chung cách bố trí chỗ làm việc cho người công nhân họ không đi sâu vào nghiên cứu mà phần lớn do công nhân của họ có tay nghề cao nên họ tự sắp xếp và tiến hành làm theo kinh nghiệm bản thân. Vấn đề nghiên cứu của công ty do các nhân viên phòng kĩ thuật thực hiện và họ đã đưa ra được thao tác cải tiến để áp dụng cho dây chuyền may của họ. Cho nên năng suất sản xuất của công ty May 10 rất cao không những thế mà họ có các trang thiết bị kĩ thuật hiện đại để phục vụ cho sản xuất cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề có kinh nghiệm sản xuất lâu năm. Khi tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa thao tác của người công nhân và năng suất chuyền may áo sơ mi thời trang em tập chung vào hai vấn đề trọng điểm sau: - Nghiên cứu, phân tích thao tác may của người công nhân ảnh hưởng đến năng suất chuyền may như thế nào. - Nghiên cứu cách bố trí sắp xếp vị trí đặt bán thành phẩm của người công nhân ảnh hưởng đến thời gian thao tác đồng thời ảnh hưởng đến năng suất chuyền may. Hiện nay các công ty may của Việt Nam rất chú trọng đến việc nghiên cứu thao tác, cải tiến thao tác để áp dụng vào dây chuyền may của họ nhằm tăng năng suất chuyền đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty. CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu thao tác và năng suất đạt được khi áp dụng thao tác đó và tiến hành nghiên cứu cách bố trí sắp xếp vị trí đặt bán thành phẩm của người công nhân ảnh hưởng đến thời gian thao tác đồng thời ảnh hưởng đến năng suất chuyền may. Thao tác là cử động của chân tay để hình thành một công việc nào đó theo một chuẩn mực quy định - Chu trình làm việc của các công đoạn + Nhận BTP, sắp xếp đưa vào vị trí để may + Đưa vào may và kiểm soát trong quá trình may + Cắt chỉ và đưa sản phẩm ra khỏi máy + Tạm dừng máy để chuẩn bị cho chu kỳ sau - Mục đích của nghiên cứu thao tác + Nghiên cứu thao tác để xác định phương pháp làm việc tối ưu. + Tiêu chuẩn hoá công việc + Đào tạo nhân viên + Quản lý công việc 2.2 Đối tượng nghiên cứu Trong quá trình sản xuất có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thao tác của người công nhân may bao gồm: Điều kiện trang thiết bị nhà xưởng, vật liệu, con người, cách bố trí điều hành tổ chức sản xuất trong xí nghiệp… Trong xí nghiệp với điều kiện trang thiết bị, nhà xưởng và vật liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất. - Vấn đề mà chúng ta phải tập chung vào nghiên cứu ở đây là yếu tố con người và cách bố trí, điều hành, tổ chức sản xuất trong xí nghiệp. Con người ta tập chung vào nghiên cứu thao tác của người công nhân may. Cách bố trí, điều hành, tổ chức sản xuất trong xí nghiệp tập chung vào vấn đề nghiên cứu cách bố trí sắp xếp các chi tiết bán thành phẩm của người công nhân như thế nào. - Yếu tố con người bao gồm: Trình độ chuyên môn, tâm sinh lý người công nhân, tinh thần trách nhiệm + Trình độ chuyên môn: Không chỉ ngành công nghiệp may mặc phải giải quyết tình trạng biến động nhân lực tăng lên và chất lượng công nhân giảm sút. Đa số công nhân ngành may là những lao động phổ thông không qua đào tạo. Vì ngành công nghiệp may phần nhiều là lao động nữ. Theo thống kê ta có 9 % số công nhân kĩ thuật 39 % công nhân kèm cặp nghề 52 % không qua đào tạo Từ thống kê trên ta có thể thấy được trình độ người công nhân may là tương đối thấp họ chưa có kiến thức ban đầu và việc đào tạo cũng chỉ coi là phụ. + Tinh thần trách nhiệm: Phần lớn các công ty may làm việc với thời gian là 10- 11 tiếng tính cả thời gian làm thêm giờ, thời gian mà người công nhân làm việc quá nhiều. Trong khi đó lương trả cho người công nhân may rất thấp đối với những công nhân mới mức lương của họ chỉ được vài trăm ngàn không đủ sống. Cho nên họ làm việc không có tinh thần trách nhiệm mà họ chỉ làm việc để giải quyết vấn đề thất nghiệp tạm thời. + Trạng thái tâm sinh lý người công nhân bao gồm: Ốm, khoẻ ; vui, buồn; tập chung hay không tập chung. Mỗi một trạng thái tâm lý nó ảnh hưởng đến thao tác của người công nhân cũng như năng suất lao động của họ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tâm sinh lý người công nhân bao gồm: Môi trường không khí, ánh sáng, nhiệt độ, bụi, tiếng ồn. Sức khoẻ người công nhân cũng như năng suất lao động của họ phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện vi khí hậu của xưởng sản xuất. Các tham số môi trường không khí như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sang, bụi, … không ổn định cũng làm thay đổi thân nhiệt của con người. Khi nhiệt độ trong xưởng thấp hơn nhiệt độ thân nhiệt thì cơ thể thấy dễ chịu làm việc thoải mái năng suất lao động tăng. Nếu như điều đó diễn ra ngược lại thì cơ thể sẽ cảm thấy căng thẳng giảm năng suất lao động. Điều này liên quan đến giải pháp kiến trúc cũng như việc lựa chọn công nghệ hiện đại để hình thành được một môi trường lao động lý tưởng giúp cho người công nhân có sức khoẻ tốt để làm việc đạt được năng suất cao. 2.3 Các phương pháp nghiên cứu - Kiểm tra bằng nghe ý kiến: Theo phương pháp này người ta kiểm tra qua việc nghe ý kiến cụ thể của người công nhân và các đốc công về công việc. - Quan sát trực tiếp Đây là phương pháp quan sát phổ biến nhất. Người quan sát trực tiếp quan sát các công đoạn và thao tác - Quay video và ghi nhận quan sát Phương pháp này là hình thức phân tích chi tiết và chính xác nhất. Tuy nhiên nó có bất lợi tốn nhiều kinh phí và nhiều thời gian so hơn với hai phương pháp trên. Trong quá trình nghiên cứu mối quan hệ giữa thao tác của người công nhân và năng suất chuyền may em lựa chọn phương pháp quan sát trực tiếp và tiến hành bấm giờ cho các công đoạn từ đó tiến hành phân tích và đưa ra được thao tác tiên tiến để giảm các thao tác thừa nâng cao năng suất. 2.4 Sản phẩm dùng để tiến hành nghiên cứu thao tác - Là áo sơ mi cổ tàu, tay ngắn. - Mặt trước sản phẩm: Áo được cắt thành ba mảnh gồm đề cúp, thân trước trên và thân trước dưới.Cổ tàu, trên cổ có trang trí bèo xung quanh, nẹp áo rời trên nẹp có trang trí hai hàng bèo ở hai bên nẹp. Tay áo ngắn có xếp ly cửa tay và có đai cửa tay bản đai cửa tay là 2cm - Mặt sau sản phẩm: Mặt sau sản phẩm được cắt thành hai mảnh và chắp lại tại đường sống lưng. 2.5 Nghiên cứu mối tương quan giữa thao tác và năng suất của công đoạn quay lộn kẹp bèo chân cổ áo sơ mi nữ mã hàng CSN-09 2.5.1 Thao tác kiểu 1 2.5.1.1 Sơ đồ bố trí vị trí đặt chi tiết Hình 1: Quay lộn kẹp bèo chân cổ I- SƠ ĐỒ VỊ TRÍ Chân cổ lót được đặt dưới ghế phía tay phải người may, mặt phải chân cổ lót ở trên, chân cổ lần và bèo được đặt trên bàn máy phía tay trái người may. Chân cổ lần mặt trái ở trên, bèo cổ mặt phải ở trên. Chân cổ lần và bèo cổ được đặt cùng chiều nhau. II- TRÌNH TỰ THAO TÁC Bước 1(B1): Thao tác lấy chân cổ lót dưới ghế bên tay phải người may đưa tới bàn máy. Thao tác lấy chân cổ lần trên bàn máy phía tay trái người may sắp hai lá lại với nhau. Đưa xuống dưới chân vịt, may hết phần nguýt tròn. Bước 2(B2): Thao tác lấy bèo cổ được đặt trên bàn máy phía tay trái người may kẹp vào giữa hai chân cổ đang may . Thao tác may cặp ba lá theo yêu cầu kĩ thuật, cắt chỉ Bước 3 (B3): Tay trái lấy chân cổ ra và đưa chân cổ may xong xuống dưới ghế bên tay trái người may Chú ý: Chân cổ được sang dấu trước khi cho vào may kẹp ba lá. 2.5.1.2 Phân tích thao tác STT Công việc (công đoạn) Thành phần công việc Động tác cơ bản (Động tác hợp thành) Thời gian (TMU) 1 Quay lộn kẹp bèo chân cổ - Lấy hai lá chân cổ và lá bèo cổ - Sắp xếp ba là lại với nhau - May kẹp ba lá - Lấy BTP ra ngoài - Với tay phải ra phía BTP chân cổ lót đặt tại vị trí ghế ngồi bên phải người may 13 - Cầm lấy BTP chân cổ lót 3.5 - Đưa BTP chân cổ lót lên bàn máy 17 - Đặt BTP xuống bàn máy 5 - Với tay trái ra phía BTP chân cổ lần đặt trên bàn máy phía tay trái người may 8.5 - Cầm lấy BTP chân cổ lần 3.5 - Đưa BTP chân cổ lần về phía BTP lót 13.3 - Đặt BTP lần lên trên BTP lót trên bàn máy 5 - Đưa BTP xuống dưới chân vịt 38 - Lại mũi tự động 9 - May hết vị trí nguýt tròn 130 - Dừng máy cắm kim tại vị trí sang dấu 5 - Với tay trái ra phía BTP bèo chân cổ đặt trên bàn máy phía tay trái người may 8.5 - Cầm lấy BTP 3.5 - Đưa BTP về phía hai lá chân cổ 13.3 - Kẹp BTP vào giữa hai lá chân cổ đang may 58 - Sắp xếp lại chi tiết cho trùng nhau 61 - May tiếp đến vị trí sang dấu đầu cổ bên kia 250 - Cắm kim tại vị trí sang dấu 5 - Sắp lại đầu nguýt tròn 10 - May hết phần nguýt tròn 120 - Lại mũi tự động 9 - Cắt chỉ tự động 2 - Lấy BTP ra đưa xuống ghế ngồi bên trái người may 42 - Tổng thời gian - Thời gian hao phí 20% 831.1= 29.9s 5.98s - Tổng thời gian cho công đoạn - Năng suất sản phẩm / 1h 35.88 s 100(sp) Bảng 1 2.5.2 Thao tác kiểu 2 2.5.2.1 Sơ đồ bố trí vị trí đặt chi tiết Hình 2: Quay lộn kẹp bèo chân cổ I- SƠ ĐỒ VỊ TRÍ Chân cổ lần và chân cổ lót được đặt trong lòng máy phía tay phải người may, mặt trái chân cổ lần ở trên, mặt phải chân cổ lót ở trên, chân cổ lần và lót được đặt cùng chiều nhau. Bèo cổ được đặt trên bàn máy phía tay trái người may mặt phải ở trên. II- TRÌNH TỰ THAO TÁC Bước 1(B1): Thao tác lấy chân cổ lần và chân cổ lót trong lòng máy phía tay phải người may, hai mặt phải vải áp vào nhau, đưa tới vị trí kim may. Bước 2(B2): May chân cổ hết phần nguýt tròn.Thao tác lấy bèo cổ được đặt trên bàn máy phía tay trái người may đưa đến kẹp và giữa hai là chân cổ và tiến hành may cặp ba lá theo yêu cầu kĩ thuật, cắt chỉ. Bước 3 (B3): Tay trái lấy chân cổ ra và đặt chân cổ đã may xong xuống ghế phía tay trái người may 2.5.2.2 Phân tích thao tác STT Công việc (công đoạn) Thành phần công việc Động tác cơ bản (Động tác hợp thành) Thời gian (TMU) 1 Quay lộn kẹp bèo chân cổ - Lấy hai lá chân cổ và lá bèo cổ - Sắp xếp ba là lại với nhau - May kẹp ba lá - Lấy BTP ra ngoài - Với tay phải ra phía lòng máy 6.5 - Cầm lấy BTP chân cổ lót 3.5 - Cầm lấy BTP chân cổ lần 4.5 - Đưa BTP lần sang tay phải 4 - Dùng hai tay sắp BTP trùng nhau 61 - Đưa BTP xuống dưới chân vịt 38 - Với tay phải về phía mẫu may trên bàn máy 6.5 - Cầm lấy mẫu may 3.5 - Đưa mẫu may đến vị trí đầu máy 11 - Đặt mẫu may lên trên BTP chân cổ lần dưới chân vịt 16.3 -Lại mũi tự động 9 - May hết vị trí nguýt tròn đến điểm đặt bèo 130 - Cắm kim dừng máy 5 - Với tay trái ra phía BTP bèo chân cổ đặt trên bàn máy phía tay trái người may 8.5 - Cầm lấy BTP 3.5 - Đưa BTP về phía trước mặt 13.3 - Đặt BTP vào giữa hai lá chân cổ đang may 58 - Dùng hai tay sắp ba lá cổ phẳng 61 - May đến vị trí gần đầu nguýt tròn tay trái đẩy vải, tay phải cầm mẫu may đặt vào vị trí nguýt tròn 350 - Lại mũi tự động 9 - Cắt chỉ tự động 2 - Lấy BTP ra đưa xuống ghế ngồi bên trái người công nhân 42 - Tổng thời gian - Thời gian hao phí 20% 846.1= 30.5s 6.1s - Tổng thời gian cho công đoạn - Năng suất sản phẩm / 1h 36.6s 98(sp) Bảng 2 2.5.3 Thao tác kiểu 3 2.5.3.1 Sơ đồ bố trí vị trí đặt chi tiết Hình 3: Quay lộn kẹp bèo chân cổ I- SƠ ĐỒ VỊ TRÍ Chân cổ lần, chân cổ lót và bèo chân cổ được đặt trên bàn máy phía tay trái người may, mặt trái chân cổ lần ở trên, mặt phải chân cổ lót và bèo ở trên, chân cổ lần, chân cổ lót và bèo cổ được đặt cùng chiều nhau. II- TRÌNH TỰ THAO TÁC Bước 1(B1): Thao tác lấy chân cổ lần đặt lên chân cổ lót trên bàn máy phía tay trái người may, hai mặt phải vải áp vào nhau, đưa tới vị trí kim may. Bước 2(B2): May chân cổ hết phần nguýt tròn. Thao tác lấy bèo cổ được đặt trên bàn máy phía tay trái người may đưa đến kẹp và giữa hai là chân cổ và tiến hành may cặp ba lá theo yêu cầu kĩ thuật, cắt chỉ. Bước 3 (B3): Tay trái lấy chân cổ và đưa xuống phía dưới ghế bên tay trái người may 2.5.3.2 Phân tích thao tác STT Công việc (công đoạn) Thành phần công việc Động tác cơ bản (Động tác hợp thành) Thời gian (TMU) 1 Quay lộn kẹp bèo chân cổ - Lấy hai lá chân cổ và lá bèo cổ - Sắp xếp ba là lại với nhau - May kẹp ba lá - Lấy BTP ra ngoài - Với tay trái ra phía BTP chân cổ lần đặt trên bàn máy phía tay trái người may 8.5 - Cầm lấy BTP chân cổ lần 3.5 - Đặt BTP chân cổ lần lên trên BTP chân cổ lót 5 - Đưa hai lá chân cổ về đầu máy 13.3 - Đưa hai lá chân cổ xuống dưới chân vịt 38 -Lại mũi tự động 9 - May hết vị trí nguýt tròn đến điểm đặt bèo 130 - Cắm kim dừng máy 5 - Với tay trái ra phía BTP bèo chân cổ đặt trên bàn máy phía tay trái người may 8.5 - Cầm lấy BTP 3.5 - Đưa về phía hai lá chân cổ 13.3 - Kẹp BTP vào giữa hai lá chân cổ đang may 58 - Dùng hai tay sắp ba lá cổ phẳng 61 - May hết chiều dài đường may 350 - Lại mũi tự động 9 - Cắt chỉ tự động 2 - Lấy BTP ra đưa xuống ghế ngồi bên trái người công nhân 42 - Tổng thời gian - Thời gian hao phí 20% 759.6= 27.3s 5.5s - Tổng thời gian cho công đoạn - Năng suất sản phẩm / 1h 32.8s 109(sp) Bảng 3 2.5.4 Thao tác chuẩn hoá 2.5.4.1 Sơ đồ bố trí vị trí đặt chi tiết Hình 4: Quay lộn kẹp bèo chân cổ I- SƠ ĐỒ VỊ TRÍ Chân cổ lần được đặt song song với máy, mặt trái chân cổ được ở trên, chân cổ lót và bèo chân cổ được đặt trên bàn máy phía tay trái người may, mặt phải chân cổ lót và bèo ở trên, chân cổ lót và bèo cổ được đặt cùng chiều nhau. II- TRÌNH TỰ THAO TÁC Bước 1(B1): Thao tác hai tay lấy chân cổ lần và chân cổ lót cùng lúc, áp hai mặt phải vào nhau và đưa tới vị trí kim may. Bước 2(B2): May chân cổ hết phần nguýt tròn.Thao tác lấy bèo cổ được đặt trên bàn máy phía tay trái người may đưa đến kẹp và giữa hai là chân cổ và tiến hành may cặp ba lá theo yêu cầu kĩ thuật, cắt chỉ. Bước 3 (B3): Tay trái đẩy chân cổ xuống thùng đựng bán thành phẩm được đặt phía trước máy 2.5.4.2 Phân tích thao tác chuẩn hoá STT Công việc (công đoạn) Thành phần công việc Động tác cơ bản (Động tác hợp thành) Thời gian (TMU) 1 Quay lộn kẹp bèo chân cổ - Lấy hai lá chân cổ và lá bèo cổ - Sắp xếp ba là lại với nhau - May kẹp ba lá - Lấy BTP ra ngoài - Với hai tay sang phía BTP chân cổ lần và lót đặt trên bàn máy 6.5 - Cầm lấy BTP chân cổ lần và lót bằng hai tay 3.5 - Đưa hai lá BTP chân cổ về phía trước mặt 13.3 - Áp hai mặt phải của lần và lót vào nhau 4.5 - Đưa BTP xuống dưới chân vịt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐo án mới.docx
  • rarAO.rar
  • pptTRÌNH CHIẾU BẢO VỆ.ppt
  • rarVAY.rar