Đồ án Nghiên cứu thực nghiệm xửlý màu dệt nhuộm bằng mô hình sinh học kỵ khí hai bậc
Ngành công nghiệp dệt may đã được hình thành và phát triển hơn một thế kỷ, đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng trong đời sống xã hội và kinh tế nước ta. Giá trị xuất khẩu ngành dệt may chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí. Tuy nhiên ngành công nghiệp này làm phát sinh một lượng nước thải lớn và khó xử lý, gây ra nhiều vấn đề cho môi trường nước khi được xả trực tiếp vào hệ thống cống rãnh không qua xử lý. Đáng chú ý hơn, trong quá trình dệt nhuộm hàng trăm loại hoá chất khác nhau đã được sử dụng như alkyl phenol ethoxylates, ethylenediaminetetracitic acid (EDTA) và diethylenetriaminepentacetic acid (DTPA) có độc tính cao đối với môi trường. Bên cạnh đó, sự hiện diện của thuốc nhuộm trong nước ngăn cản sự xuyên thấu của ánh sáng mặt trời vào nước, làm giảm quá trình quang hợp kéo theo sự giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước và làm tăng ô nhiễm nguồn nước. Thuốc nhuộm còn có độc tính đối với nhiều loài động vật thủy sinh, màu của thuốc nhuộm làm mất vẻ mỹ quan của môi trường nước. Hơn thế nữa, trong môi trường kỵ khí, một số loại thuốc nhuộm sẽ bị khử tạo thành những vòng amin thơm, đây là những loại chất độc gây ra ung thư và biến dị cho người và động vật. Nhìn chung, phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm được áp dụng phổ biến ở các cơ sở dệt nhuộm ở nước ta chủ yếu là phương pháp hoá học, sử dụng acid trung hòa kiềm và các chất tạo phản ứng oxy hoá khử. Tuy đem lại hiệu quả xử lý khá cao nhưng giá thành xử lý lại cao. Nên việc vận hành những hệ thống này cũng không thường xuyên, mang tính chất đối phó với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường Bên cạnh phương pháp xử lý hóa học, phương pháp xử lý sinh học đang được quan tâm nghiên cứu để xử lý nước thải dệt nhuộm do hiệu quả xử lý cao, giá Nghiên cứu thực nghiệm xử lý màu dệt nhuộm bằng mô hình sinh học kỵ khí 2 bậc GVHD: TS Lê Đức Trung SVTH : Đặng Thị Hằng Trang 2 thành xử lý thấp, dễ vận hành. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy màu nhuộm trong nước thải dệt nhuộm có thể được xử lý bằng các chủng vi sinh vật thuần khiết hoặc hỗn hợp trong mô hình liên tục hoặc bán liên tục và bán liên tục Vì vậy nghiên cứu tìm ra các quy trình để xử lý được nước thải mang màu từ các cơ sở dệt nhuộm là nhu cầu của thực tiễn sản xuất, nhằm giải quyết triệt để những tồn tại lâu nay trong nước thải từ ngành dệt nhuộm. Đề tài “Nghiên cứu thực nghiệm xử lý màu hoạt tính trong nước thải dệt nhuộm bằng mô hình công nghệ sinh học kỵ khí hai bậc” là một hướng nhằm góp phần giảm thiểu tác động của màu từ nước thải dệt nhuộm ra môi trường bên ngoài.