Tọa lạc tại 39/39A – đường Nguyễn Trung Trực – P.Bến Thành, Q1 – TP.HCM, công trình là điểm nhấn xứng đáng và là vị trí quan trọng giáp ranh : Dinh Thống Nhất ; kiến trúc đại tân cổ – hậu hiện đại đã làm nên sự hài hòa giữa ba công trình : Tòa Án Nhân Dân, Nhà Khách Thành ỦY và Dinh Độc Lập.
Công trình nằm trên trục đường giao thông chính nên rất thuận lợi cho việc cung cấp vật tư và giao thông ngoài công trình.
Đồng thời hệ thống cấp điện, cấp nước trong khu vực đã hoàn thiện và đáp ứng tốt các yêu cầu cho công tác xây dựng.
Khu đất xây dựng công trình bằng phẳng, hiện trang không có công trình cũ, không có công trình ngầm bên dưới đất nên rất thuận lợi cho việc thi công và bố trí tổng bình đồ.
332 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3262 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nhà khách thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I : KIẾN TRÚC
PHẦN I :
KIẾN TRÚC
(5%)
TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
NHU CẦU XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG
Những năm gần đây, mức độ đô thị hóa ngày càng tăng, mức sống và nhu cầu của người dân ngày càng được nâng cao. Tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hòa nhập với xu thế phát triển của thời đại nên sự đầu tư xây dựng các công trình nhà ở cao tầng thay thế các công trình thấp tầng là cấp thiết hơn bao giờ hết.
Theo xu hướng đó, hiện nay ở TP.Hồ Chí Minh hàng loạt chung cư, cao ốc văn phòng với quy mô lớn được xây doing như Sài Gon Center, Kumho, tòa tháp tài chính Bitexco, An Phú Plaza…Tất cả đã tạo nên những điểm nhấn mang lại vẻ hiện đại cho thành phố. Hòa cùng sự phát triển mạnh mẽ này, công trình Nhà Khách Thành Ủy TP.Hồ Chí Minh được xây dựng và đó là một dự án thật sự thiết thực và khả thi.
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
Tọa lạc tại 39/39A – đường Nguyễn Trung Trực – P.Bến Thành, Q1 – TP.HCM, công trình là điểm nhấn xứng đáng và là vị trí quan trọng giáp ranh : Dinh Thống Nhất ; kiến trúc đại tân cổ – hậu hiện đại đã làm nên sự hài hòa giữa ba công trình : Tòa Án Nhân Dân, Nhà Khách Thành ỦY và Dinh Độc Lập.
Công trình nằm trên trục đường giao thông chính nên rất thuận lợi cho việc cung cấp vật tư và giao thông ngoài công trình.
Đồng thời hệ thống cấp điện, cấp nước trong khu vực đã hoàn thiện và đáp ứng tốt các yêu cầu cho công tác xây dựng.
Khu đất xây dựng công trình bằng phẳng, hiện trang không có công trình cũ, không có công trình ngầm bên dưới đất nên rất thuận lợi cho việc thi công và bố trí tổng bình đồ.
GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC
CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
Tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam - tập 4.
TCVN 3905 - 1984 nhà ở và nhà công cộng, thông số hình học.
TCVN 4319 - 1986 nhà ở và công trình công cộng. Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
Quy mô đầu tư của dự án thuộc công trình cấp I
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997 - BXD)
MẶT BẰNG VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG
Mặt bằng:
Mặt bằng công trình hình chữ nhật với kích thước:
Tầng trệt có kích thước lần lượt là: chiều dài là (28.2m+1.5m)=29.7m, chiều rộng là (22.2m+1.5m)=23.7m → có diện tích là 659.34 m2, chiếm diện tích đất xây dựng là 1239.06 m2.
Từ lầu 5 trở lên công trình có kích thước lần lượt là: chiều dài là 28.2m, chiều rộng là 22.2m→ có diện tích là 626.04 m2.
Công trình gồm:
1 tầng trệt (có chiều cao 4.2m)
14 tầng trên (mỗi tầng có chiều cao 3.5m)
1 tầng hầm (có chiều cao 3.7m)
Và mái (có chiều cao 3.3m)
Cốt ±0.00 được chọn đặt tại mặt sàn tầng trệt. Mặt đất tự nhiên tại cốt -1.50m , mặt sàn tầng hầm tại cốt -3.70m, chiều cao công trình là 56.2m tính từ cốt mặt đất tự nhiên và 59.9m (kể cả tầng hầm)
Phân khu chức năng:
Tầng hầm: Thang máy bố trí ở giữa, chỗ đậu xe xung quanh. Các hệ thống kỹ thuật như: Bể chứa nước sinh hoạt, trạm bơm, trạm xử lý nước thải được bố trí hợp lý giảm tối thiểu chiều dài đường ống. Tầng hầm có bố trí thêm các bộ phận kỹ thuật về điện như: Trạm cao thế, hạ thế, phòng quạt gió.
Tầng trệt: Gồm sảnh đón, không gian đợi và các dịch vụ ăn uống
Lầu 1→ 13: Bố trí các phòng nghỉ với các tiêu chuẩn của khách sạn 3 sao
Tầng thượng : Bao gồm không gian thư giãn, khu vực để cục nóng máy lạnh trung tâm khu vực bồn nước năng lượng mặt trời
Mái : Bố trí hồ nước mái, kỹ thuật thang máy.
Các công năng của khách sạn 3 sao được vận hành trong một hình tượng thanh cao như đóa hoa sen .Công trình sử dụng các vật liệu hiện đại nhưng không mất đi nét dân tộc, giá trị truyền thống của con người Việt Nam
→ Nhìn chung giải pháp mặt bằng đơn giản, tạo không gian rộng để bố trí các căn hộ bên trong, sử dụng vật liệu nhẹ làm vách ngăn giúp tổ chức không gian linh hoạt phù hợp với xu hướng và sở thích hiện tại, có thể dễ dàng thay đổi trong tương lai.
MẶT ĐỨNG
Sử dụng, khai thác triệt để nét hiện đại với cửa kính lớn, tường ngoài được hoàn thiện bằng các lớp đá Granit ở các mặt bên, mặt đứng hình thành với sự xen kẽ các lam và đá Granit đen tạo nên sự chắc chắn, ấn tượng và hiện đại cho tòa nhà.
HỆ THỐNG GIAO THÔNG
Giao thông ngang thông thoáng, rộng rãi gồm các sảnh ngang và dọc, lấy hệ thống thang máy ở chính giữa nhà làm tâm điểm.
Hệ thống giao thông đứng là thang bộ và thang máy, bao gồm: 1 thang bộ và 3 thang máy. Thang máy bố trí ở giữa, căn hộ bố trí xung quanh lõi phân cách bởi hành lang cho nên khoảng đi lại là ngắn nhất, rất tiện lợi, hợp lý, đảm bảo thông thoáng.
→ Hệ thống giao thông đứng được bố trí khá hợp lý góp phần làm tăng them vẻ mỹ quan của công trình.
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
HỆ THỐNG THÔNG GIÓ VÀ CHIẾU SÁNG
Tiêu chuẩn thiết kế thông gió:
TCVN 5687 - 1992: Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCXDVN 323 - 2004: Nhà cao tầng. Tiêu chuẩn thiết kế.
Hệ thống chiếu sáng , thông gió và hệ thống điều hòa nhiệt độ:
Hệ thống thông gió được lắp đặt trong mỗi tầng nhằm tăng cường khả năng đối lưu không khí ở những khu vực kín gió.
Hệ thống thông gió được quan tâm khi điều kiện vi khí hậu và tiêu chuẩn vệ sinh trong nhà bếp và toilet không thể được đảm bảo bằng phương tiện thông gió tự nhiên.
Hệ thống thông gió trong nội bộ công trình chủ yếu sử dụng quạt ly tâm. Quạt ly tâm đạt được 90% yêu cầu tốc độ và lực đẩy so với tiêu chuẩn thiết kế.
Tầng hầm được thông gió bằng quạt hút, dẫn gió thải ra ngoài. Không khí trong lành tràn vào tầng hầm thông qua các cửa và đường xe lên suống nhờ sự chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài tầng hầm tạo ra bởi quạt hút.
Các văn phòng làm việc được chiếu sáng tự nhiên thông qua các cửa kính bố trí bên ngoài, các phòng ở có các cửa sổ mở ra ngoài nên gió vào dễ dàng.
Công trình còn được chiếu sáng bằng hệ thống đèn ở các văn phòng, sảnh chờ, cầu thang sao cho có thể phủ hết được các nơi cần chiếu sáng. Ngoài ra còn có hệ thống đèn trang trí bên trong và bên ngoài công trình.
Hệ thống điều hòa không khí đảm bảo yêu cầu sử dụng và thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện hành.
Tại các khu vực hành lang, cầu thang sảnh tầng bố trí chiếu sáng sự cố và chiếu sáng phân tán người.
Hệ thống điều hòa nhiệt độ gồm: hệ thống cung cấp lạnh sử dụng hệ thống máy lạnh VRV kết hợp hài hòa giữa điều hòa cục bộ và trung tâm dễ điều khiển hoạt động độc lập từng khu vực dễ theo dõi và sửa chữa khi có sự cố
HỆ THỐNG ĐIỆN, CHỐNG SÉT VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC:
Tiêu chuẩn thiết kế điện, chống sét và hệ thống thông tin liên lạc :
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập 1 : Ban hành theo quyết định số 439/BXD-CSXD ngày 25/9/1997 của Bộ xây dựng.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập 2 : Ban hành theo quyết định số 439/BXD-CSXD ngày 25/9/1997 của Bộ xây dựng.
- TCVN 185 - 1986 : Hệ thống tài liệu thiết kế, ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ điện, thiết bị điện và day dẫn trên mặt bằng.
- TCXD 25 - 1991 : Đặt đường dây dẫn trong nhà ở và công trình công cộng – tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXD 27 - 1991 : Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 95 - 1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình xây dựng dân dụng.
- TCXD 16 - 1986 : Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.
- TCXD 29 - 1991 : Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng – tiêu chuẩn thiết kế
- TCXD 46 - 1984 : Chống sét cho các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn thiết kế.
Hệ thống cấp điện, chống sét và thông tin liên lạc :
Hệ thống tiếp nhận điện từ hệ thống điện chung của khu đô thị ( mạng điện quận 1) vào công trình thông qua phòng máy điện. Từ đây điện được dẫn đi khắp công trình thông qua mạng lưới điện nội bộ.
Ngoài ra khi gặp sự cố mất điện có thể dùng ngay máy phát điện dự phòng đặt ở tầng hầm để phát bảo đảm cung cấp điện 24/24h cho công trình.
Hệ thống cáp điện được đi trong hộp gen kỹ thuật và có bảng điều khiển cung cấp điện
Chọn sử dụng hệ thống thu sét chủ động quả cầu Dynasphere được thiết lập ở tầng mái và hệ thống dây nối bằng đồng được thiết kế để tối thiểu hóa nguy cơ bị sét đánh.
Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống âm thanh và hệ thống camera hoạt động 24/24h
Hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình được thiết kế một cách đồng bộ và tuân theo tiêu chuẩn hiện hành. Tủ phân cáp được đặt tại phòng kĩ thuật, các ổ cắm điện thoại được đặt ngầm trong tường.
HỆ THỐNG NƯỚC
Tiêu chuẩn thiết kế cấp thoát nước:
TCVN 4513 - 1988 : Cấp nước bên trong tiêu chuẩn thiết kế.
TCXD 33 - 1985 : Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4474 - 1987 : Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCXD 51 -1984 : Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế.
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các quy chuẩn quy phạm hiện hành.
Hệ thống cấp thoát nước:
Nguồn nước được lấy từ hệ thống cấp nước khu vực và dẫn vào bể chứa nước ở tầng hầm sau đó dung máy bơm đưa đến hồ nước mái, rồi từ đây nước sẽ được cung cấp lại cho các tầng nhà. Đường ống thoát nước thải và cấp nước đều sử dụng ống nhựa PVC.
Mái bằng tạo độ dốc để tập trung nước vào các sênô bằng bê tông cốt thép, sau đó được thoát vào ống nhựa thoát nước để thoát vào cống thoát nước của thành phố.
Nước thải sau khi xử lý sẽ được xả vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.
Có hệ thống nước mưa và hệ thống nước thải riêng trong công trình. Hệ thống nước thải sử dụng ống có đường kính F114.
PHÒNG CHÁY THOÁT HIỂM
Tiêu chuẩn thiết kế phòng cháy chữa cháy:
- TCVN 5760 - 1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế – Lắp đặt & sử dụng.
- TCVN 2622 - 1995 : Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình.
- TCVN 3254 - 1989 : An toàn cháy – Yêu cầu chung.
- TCVN 5738 - 2000 : Hệ thống báo cháy tự động
- TCVN 5739 - 1993 : Thiết bị chữa cháy – Đầu nối.
- TCVN 6160 - 1996 : Phòng cháy chữa cháy - Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 4513 - 1998 : Cấp nước bên trong – Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 5740 - 1993 : Thiết bị chữa cháy – vòi chữa cháy tổng hợp tráng cao su.
- TCVN 7336 - 2003 : Phòng cháy chữa cháy – hệ thống Sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy:
Công trình BTCT bố trí tường ngăn bằng gạch rỗng vừa cách âm vừa cách nhiệt.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm: trụ cấp nước chữa cháy bean ngoài nhà, hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, hệ thống chữa cháy vòi cuộn, bình CO2 , hệ thống báo khói và báo cháy tự động.
Thiết bị phát hiện báo cháy được bố trí ở mỗi tầng và mỗi phòng. Ở nơi công cộng
và mỗi tầng có gắn đồng hồ và đèn báo cháy được nối trực tiếp với hệ thống quản lý để
kịp thời khống chế hoả hoạn cho công trình.
Nước được dự trư tại 2 bể nước trên mái và bể ngầm dưới tầng tầng hầm, sử dụng máy bơm lưu động.
Trang bị các bộ súng cứu hoả (ống và gai F20 dài 25m, lăng phun F13) đặt tại phòng trực, có 1 hoặc 2 vòi cứu hỏa ở mỗi tầng tuỳ thuộc vào khoảng không ở mỗi tầng và ống nối được cài từ tầng một đến vòi chữa cháy và các bảng thông báo cháy.
Các vòi phun nước tự động được đặt ở tất cả các tầng theo khoảng cách 3m một cái và được nối với các hệ thống chữa cháy và các thiết bị khác bao gồm bình chữa cháy khô ở tất cả các tầng. Đèn báo cháy ở các cửa thoát hiểm, đèn báo khẩn cấp ở tất cả các tầng.
Sử dụng một số lớn các bình cứu hoả hoá chất đặt tại các nơi quan trọng và dễ thấy (cửa ra vào kho, chân cầu thang mỗi tầng).
HỆ THỐNG THOÁT RÁC
Rác thải ở mỗi tầng được đổ vào gen rác đưa xuống gian rác, gian rác được bố trí ở tầng hầm và có bộ phận đưa rác ra ngoài. Gian rác được thiết kế kín đáo, kỹ càng để tránh bốc mùi gây ô nhiễm môi trường.
HỆ THỐNG VỆ SINH
Xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh có bể chứa lắng, lọc trước khi thải vào hệ thống cống chính của thành phố. Bố trí các khu vệ sinh của các tầng liên tiếp nhau theo chiều đứng để tiện cho việc thông thoát rác thải.
KHÍ HẬU - GIÓ
Khu vực TPHCM hay chính xác hơn là khu vực quận 1 vị trí của công trình nằm trong khu vực phân vùng áp lực gió II.A
Khu vực TPHCM chủ yếu chỉ có 2 mùa:mùa mưa và mùa nắng
Đảm bảo được hệ thống nước, hệ thống điều hòa nhiệt đo và hệ thống điện trong mùa nắng tránh hiên tượng quá tải trong những ngày nắng nóng
Đảm bảo chống thấm tốt của hệ thống chồng thấm của các tầng nhất là tầng mái BTCT tránh hiện tượng thấm do sự chênh lêch nhiệt độ xảy ra nhanh chống trong mùa mưa.
KẾT LUẬN
Công trình NHÀ KHÁCH THÀNH ỦY TP.HCM của thành phố là:
Phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và nhu cầu sử dụng của cộng đồng.
Phù hợp với những quy định về quản lý xây dựng của khu vực.
Phù hợp với mỹ quan, kiến trúc đô thị, cảnh quan thiên nhiên.
Phù hợp với khí hậu địa phương, tận dụng thông gió chiếu sáng một cách tối đa.
Đảm bảo các điều kiện về an ninh, chống ồn, vệ sinh môi trường, tiện nghi, phòng chống cháy nổ và an toàn sử dụng.
Đảm bảo tiếp cận tốt với các trang thiết bị và hệ thống cung cấp dịch vụ như điều hòa không khí, cấp gas, cáp truyền hình, điện thoại, viễn thông, thu gom rác…
PHẦN II :
KẾT CẤU
(70%)
TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU
SƠ LƯỢT VỀ HỆ KẾT CẤU CHỊU LỰC CHÍNH CỦA CÔNG TRÌNH.
Các kết cấu chịu lực cơ bản của nhà nhiều tầng
Công tác thiết kế kết cấu BTCT là giai đoạn quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình thiết kế và thi công công trình xây dựng. Tạo nên “ bộ xương” của công trình, thỏa mãn 3 tiêu chí của một công trình xây dựng: Mỹ thuật – kỹ thuật – giá thành xây dựng → Do đó lựa chọn kết cấu hợp lý cho một công trình cụ thể sẽ hạ giá thành xây dựng công trình, trong khi vẫn đảm bảo độ cứng và độ bền của công trình cũng như chuyển vị tại đỉnh công trình. Việc lựa chọn hệ kết cấu thích hợp với công trình phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của công trình, công năng sử dụng, chiều cao của nhà và độ lớn của tải trọng ngang (gió, động đất).
Các cấu kiện chịu lực cơ bản của nhà nhiều tầng được phân loại như sau:
- Cấu kiện dạng thanh: cột, dầm, thanh chống, thanh giằng ...
- Cấu kiện phẳng: tường đặc hoặc có lỗ cửa, hệ lưới thanh dạng dàn phẳng, tấm (sàn) phẳng hoặc có sườn .
- Cấu kiện không gian: lưới hộp và lõi được tạo thành bằng cách liên kết các cấu kiện thanh hoặc cấu kiện phẳng lại với nhau và làm việc như một kết cấu độc lập.
Hệ kết cấu chịu lực của nhà nhiều tầng là bộ phận chủ yếu của công trình nhận các loại tải trọng và truyền chúng xuống nền đất. Nó được tạo thành từ một hoặc nhiều loại cấu kiện cơ bản trên.
Các hệ kết cấu chịu lực chính trong nhà cao tầng chia làm 2 nhóm:
Nhóm các hệ cơ bản:
Hệ khung
Hệ vách
Hệ lõi
Hệ lưới hộp
Nhóm các hệ hỗn hợp:
Tổ hợp từ 2 hệ cơ bản trở lên.
Nhóm các hệ cơ bản :
Hệ khung chịu lực
Hệ này được tạo thành từ các thanh đứng (cột) và ngang (dầm) liên kết cứng tại chỗ giao nhau giữa chúng (nút). Các khung phẳng lại liên kết với nhau qua các thanh ngang tạo thành khối khung không gian có mặt bằng vuông, chữ nhật, tròn, đa giác...
Dầm: Do lực dọc ở dầm không lớn nên việc tính toán khung được ưu tiên cho tính chịu uốn.
Cột: Đa số cột của khung cứng là tương đối dễ uốn. Chúng tiếp nhận lực dọc và momen uốn lớn
Hệ này được sử dụng rất phổ biến với các ưu điểm:
- Biện pháp thi công đơn giản, phù hợp với mọi trình độ thi công
Nhược điểm: Khi thiết kế các kết cấu dùng hệ khung cần lưu ý:
- Khi thiết kế không đúng, nếu xảy ra động đất hệ này thường bị sập hoàn toàn, thường từ các liên kết dầm và cột do đây là nơi tập trung ứng suất.
- Do độ cứng của kết cấu loại này thường không lớn nên những công trình nhiều tầng có thể có biến dạng ngang lớn, do vậy cần lưu ý khoảng cách khe kháng chấn.
- Hệ kết cấu khung có khả năng tạo không gian lớn, linh hoạt, sơ đồ làm việc rõ ràng nhưng độ cứng ngang kém, kém hiệu quả khi chiều cao công trình lớn.
Hệ vách chịu lực
Hệ vách cứng chịu lực gồm tường trong và tường ngoài vừa chịu tải trọng đứng và ngang, đồng thời là tường bao ngăn của các phòng. Hệ này loại được vấn đề tập trung ứng suất tại các liên kết dầm cột. Các vách có khả năng chịu uốn tốt, đối với vách có độ mảnh lớn thì độ dẻo lớn, giảm chấn tốt. Đối với vách dày khả năng chịu lực rất cao và chịu tải động đất tốt. Tải trọng ngang tác dụng lên công trình được truyền qua các vách cứng chịu lực thông qua hệ bản sàn tuyệt đối cứng trong mặt phẳng của chúng. Các vách cứng làm việc như dầm consol có chiều cao tiết diện lớn. Khả năng chịu tải của vách cứng phụ thuộc phần lớn vào hình dạng tiết diện ngang. Ngoài ra vách cứng thường bị giảm yếu do có các lỗ cửa. Số lượng, kích thước, vị trí các lỗ cửa này trên chiều cao vách cứng ảnh hưởng đến sự làm việc của nó. Các vách liên kết với nhau hình chữ U, L để tăng khả năng kháng uốn và kháng xoắn.
Ưu điểm:
- Loại bỏ được hiện tượng tập trung ứng suất tại các liên kết dầm cột .
- Có độ cứng kháng xoắn lớn.
- Thích hợp cho các công trình cần phải phân chia các khoảng không gian bên trong nhà và đối với vùng có động đất cấp 8,9 thì công trình có thể cao đến 20 tầng.
Nhược điểm:
- Bố trí mặt bằng kém linh hoạt, tuy nhiên dùng hệ kết cấu hỗn hợp để loại bỏ hạn chế này.
- Tải trọng ngang phân phối vào vách nên khi một vách nào đó bị hỏng thì xác xuất công trình bị sập đổ sẽ cao hơn, móng các vách phải làm việc nặng hơn.
Hệ lõi chịu lực
Hệ kết cấu vách cứng có thể liên kết với nhau thành các hệ không gian khép kín gọi là lõi. Đặc điểm quan trọng của loại kết cấu này là khả năng chịu lực ngang và khả năng chống xoắn rất tốt. Lõi có dạng vỏ hộp rỗng, tiết diện kín hoặc hở, nó là bộ phận nhận toàn bộ tải trọng đứng và ngang tác động lên công trình và truyền xuống nền đất. Phần không gian bên trong lõi bố trí các thiết bị vận chuyển theo phương đứng (thang máy, cầu thang...) các đường ống kỹ thuật (cấp thoát nước, điện...)
Hình dạng, số lượng, cách bố trí các lõi cứng chịu lực trong mặt bằng nhà rất đa dạng:
- Nhà lõi tròn, vuông, chữ nhật, tam giác (kín hoặc hở).
- Nhà có một lõi hoặc nhiều lõi.
- Lõi nằm trong nhà, theo chu vi nhà hoặc ngoài nhà.
Lõi cứng có thể xem như một dầm consol lớn thẳng đứng. Trong lõi sẽ phát sinh ra các ứng suất do uốn , cắt và xoắn tương tự thành hộp kín. Phản ứng của lõi cứng khi chịu tải trọng ngang phụ thuộc vào hình dáng, độ cứng và mức độ đồng nhất của nó cũng như hướng tác dụng động lực. Dọc theo chiều cao lõi có nhiều lỗ cửa, kích thước các lỗ cửa quyết định tính chất biến dạng tổng thể của lõi.
Hệ lưới hộp chịu lực
Hệ kết cấu này được dùng cho các công trình có chiều cao lớn và cực lớn (trên 40 tầng). Hiện này các nhà cao tầng nhất trên thế giới dùng giải pháp kết cấu này. Hệ hộp chịu lực, các bản sàn được gối vào các kết cấu chịu tải nằm trong mặt phẳng tường ngoài mà không cần các gối trung gian khác bên trong. Có đặc điểm kết cấu là : Hệ lưới hộp bao mặt ngoài; các lõi, khung bên trong ( chịu tải trọng đứng) ; còn các sàn, dầm, sàn chịu tải trọng ngang.
Nhóm các hệ hỗn hợp
Hệ khung vách chịu lực
Kết hợp ưu điểm của cả hai loại kết cấu vách cứng và khung. Hệ này tận dụng ưu thế chịu tải trọng ngang tốt của lõi cứng để giảm tiết diện các cột đồng thời với việc bố trí các cột bên ngoài sẽ giúp việc bố trí kiến trúc được linh hoạt. Hệ kết cấu vách cứng thường được tạo ra tại khu vực cầu thang bộ, cầu thang máy, khu vệ sinh chung hoặc các tường biên là các khu vực có các tường liên tục nhiều tầng. Hệ kết cấu khung được bố trí tại các khu vực còn lại của ngôi nhà. Hai hệ kết cấu khung và vách liên kết với nhau thông qua hệ thống kết cấu sàn. Với trường hợp này hệ sàn liền khối có ý nghĩa rất lớn. Hệ thống vách chiếm vai trò chủ yếu chịu lực ngang, hệ khung chủ yếu chịu tải trọng đứng. Chính điều này tạo điều kiện để tối ưu hoá các cấu kiện, giảm bớt kích thước cột và dầm đáp ứng yêu cầu không gian kiến trúc.
Kết cấu khung - vách có khả năng chống động đất tương đối tốt. Nhà nhiều tầng nên tránh dùng kết cấu thuần khung, dùng kết cấu khung - vách có lợi đối với việc hạn chế chuyển vị ngang, giảm nội lực dầm cột của khung, tiết kiệm vật liệu.
Hệ khung lõi chịu lực
Hệ kết cấu khung lõi được tạo thành từ sự kết hợp hệ thống khung, lõi cứng. Hệ này tận dụng được các ưu điểm của mỗi loại, vừa cung cấp không gian lớn, dễ bố trí mặt bằng kiến trúc, có tính năng chống lực ngang tốt. Lõi cứng có thể bố trí độc lập hoặc lợi dụng lõi thang máy, thang bộ ...
Biến dạng của kết cấu khung có