Đồ án Phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh của công ty dịch vụ viễn thông vinaphone

Nền kinh tếViệt Nam từkhi mởcửa hội nhập đến nay đã có khá nhiều đổi thay. Đặc biệt là từthời điểm trởthành thành viên thứ150 của Tổchức Thương mại Thếgiới (WTO) vào ngày 07/11/2006. Thời điểm này đưa nền kinh tếViệt Nam bước sang một tiến trình mới, tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế, một tiến trình mà sựcạnh tranh diễn ra mạnh mẽvà gay gắt. Ngành Bưu chính viễn thông một ngành kinh tế, kỹthuật, dịch vụcũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của tiến trình hội nhập này. Tuy vẫn còn non trẻ nhưng nó đã giữmột vịtrí quan trọng trong sựphát triển kinh tế, xã hội đất nước, được xem là một trong những ngành xây dựng kết cấu hạtầng của nền kinh tế quốc dân. Từtrước đến nay thông tin luôn luôn đi đầu nên đểphát triển nền kinh tế đòi hỏi ngành Bưu chính Viễn thông phải tiến trước một bước. Dễdàng nhận thấy rằng các doanh nghiệp mới gia nhập thịtrường viễn thông đều nhắm vào Dịch vụthông tin di động, ngành dịch vụmang lại lợi nhuận đáng kể cho các nhà khai thác nhưng cũng là ngành dịch vụcó sựcạnh tranh gay gắt nhất. Công ty Dịch vụViễn thông (Vinaphone) là một trong haidoanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Đứng trước nguy cơngày càng có nhiều đối thủcạnh tranh trong và ngoài nước, từmột doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực được coi là độc quyền của nền kinh tế, Vinaphone nay đã không còn một mình chiếm lĩnh thịtrường mà phải sẻchia thị trường với nhiều nhà khai thác mới nhưMobifone, Vietel, Sphone, ., Vinaphone đã phải tìm mọi biện pháp nhằm giữvững và phát triển thịtrường, nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý và đưa ra các chiến lược kinh doanh nhằm duy trì và phát triển. Việc đánh giá đểhoàn thiện chiến lược kinh doanh trong thời kỳhội nhập kinh tếquốc tếsẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn không những cho Vinaphone và ngành Bưu chính viễn thông mà cho cảsựphát triển chung của nền kinh tế. Xuất phát từthực tế ấy, tôi chọn đềtài “Phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty Dịch vụViễn thông Vinaphone”là đềtài đồán tốt nghiệp cao học.

pdf50 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5114 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh của công ty dịch vụ viễn thông vinaphone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION  (Bilingual)  Hanoi Intake 4  Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh  (Hệ song ngữ)  Lớp M14‐MBA‐EV4,HN  Subject code (Mã môn học):    MGT 510  Subject name (Tên môn học): QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC  Assignment No. (Tiểu luận số): ĐỒ ÁN  Student Name (Họ tên học viên): ĐÀO TỰ LỊCH    Student ID No. (Mã số học viên): E0900336  TÊN KHÓA HỌC: Tích (√) vào ô lựa chọn HELP MBA √ Họ tên học viên : ĐÀO TỰ LỊCH Lớp : M14 Môn học : QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Mã môn học : MGT 510 Họ tên giảng viên hướng dẫn : TS. LÊ THỊ THU THUỶ Tiểu luận số : ĐỒ ÁN Hạn nộp : 25/7/2011 Số từ : 10.619 CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi xin cam đoan đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng với các quy định đề ra. Ngày nộp bài: 25/7/2011 Chữ ký: ……………................................. LƯU Ý • Giáo viên có quyền không chấm nếu bài làm không có chữ ký • Học viên sẽ nhận điểm 0 nếu vi phạm cam đoan trên MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TÊN ĐỒ ÁN: “PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VINAPHONE” Giảng viên : Mr. Michael M.dent : TS. Nguyễn Văn Minh Giảng viên hướng dẫn : TS. LÊ THỊ THU THUỶ Học viên : ĐÀO TỰ LỊCH Lớp : M14-MBA-EV4,HN Hà Nội 2011 2 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể các thầy giáo, cô giáo của khoa Quốc tế trường Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Help Malaysia đã tận tình truyền đạt kiến thức chỉ bảo tôi trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên Michael M. Dent, TS. Nguyễn Văn Minh và cô giáo Lê Thị Thu Thủy đã giành nhiều tâm huyết, trí tuệ mẫn tiệp của mình, giúp định hướng khoa học và luôn động viên khích lệ tôi hoàn thành đồ án một cách tốt nhất. Xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp, các anh chị lớp HELP M14‐MBA‐ EV4,HN đã thường xuyên cổ vũ, động viên và cung cấp những tài liệu thông tin quan trọng trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài. Cuối cùng xin đặc biệt cảm ơn những người thân trong gia đình đã quan tâm chia sẻ và tạo những điều kiện tốt nhất để tôi có thể yên tâm vững lòng hoàn thành đồ án này. Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thành đồ án này trong phạm vi và khả năng cho phép, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong sự thông cảm và chỉ bảo tiếp tục của các thầy cô. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn./. Tháng 07 năm 2011 Học viên Đào Tự Lịch 3 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn.....................................................................................................1 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................6 1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................7 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................7 1.4. Kết quả dự kiến......................................................................................7 1.5. Bố cục của đề tài....................................................................................7 CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT 2.1. Một số khái nhiệm cơ bản về quản trị chiến lược.................................8 2.1.1. Khái niệm...........................................................................................8 2.1.2. Tầm quan trọng của quản trị chiến lược.............................................8 2.1.3. Nhiệm vụ của quản trị chiến lược.......................................................9 2.2. Các công cụ sử dụng để nghiên cứu quản trị chiến lược.......................9 2.2.1. Mô hình cơ bản của quản trị chiến lược.............................................9 2.2.2. Hai công cụ cơ bản............................................................................10 2.2.2.1. Mô hình Delta (DPM - Delta Project Model).................................10 2.2.2.2. Bản đồ chiến lược (SM - Strategy Map).........................................10 2.3. Các công cụ hỗ trợ khác........................................................................10 CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu cơ bản..........................................................11 3.2. Quy trình nghiên cứu............................................................................11 3.2.1. Triển khai dữ liệu thu thập được.......................................................11 3.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp...............................................................................11 3.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp.................................................................................11 3.2.2. Phân tích dữ liệu thu thập được.........................................................12 4 CHƯƠNG IV THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VINAPHONE TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN DI ĐỘNG 4.1. Giới thiệu chung về Vinaphone......................................................................13 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...............................................................13 4.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh và chức năng sản xuất kinh doanh của công ty............................................................................................................13 4.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh của Vinaphone……..13 4.1.2.2. Chức năng sản xuất kinh doanh của Vinaphone…………………..13 4.1.3. Kết quả kinh doanh giai đoạn từ năm 2006 - 2010............................14 4.2. Định vị chiến lược của Vinaphone........................................................15 4.2.1. Tầm nhìn ……....................................................................................15 4.2.1.1. Tầm nhìn…………………………………………………………..15 4.2.1.2. Sứ mệnh…………………………………………………………...16 4.2.2. Định hướng chiến lược.......................................................................16 4.2.3. Giá trị cốt lõi......................................................................................16 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Vinaphone...........................16 4.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô................................................................16 4.3.1.1. Môi trường Chính trị - luật pháp…………………………………..16 4.3.1.2. Môi trường kinh tế……………………………………………...…17 4.3.1.3. Môi trường Xã hội - dân số………………………………………..17 4.3.1.4. Môi trường công nghệ …………………………………………….17 4.3.1.5. Môi trường quốc tế………………………………………………...18 4.3.2. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành..............................................18 4.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại…………………………………….......18 4.3.2.2. Sức ép nhà cung cấp……………………………………………….19 4.3.2.3. Sức ép của người mua……………………………………………..19 4.3.2.4. Sản phẩm dịch vụ thay thế………………………………………...19 4.3.2.5. Cạnh tranh trong nội bộ ngành……………………………………20 4.3.3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp...........................................................21 4.3.4. Ma trận SWOT của Vinaphone..........................................................24 4.4. Chiến lược hiện tại của Vinaphone qua mô hình Delta và Bản đồ chiến lược....24 4.4.1. Mô hình Delta DPM hiện tại..............................................................24 4.4.2. Bản đồ chiến lược SM hiện tại...........................................................26 5 CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VINAPHONE 5.1. Bình luận về chiến lược kinh doanh của Vinaphone...............................27 5.2. Tính hiệu quả của chiến lược cạnh tranh của Vinaphone........................27 5.3. Những khó khăn từ quá trình triển khai, thực thi chiến lược của Vinaphone...............................................................................................................28 5.4. Một số hạn số trong chiến lược hiện tại của Vinaphone..........................29 CHƯƠNG VI MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VINAPHONE TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 6.1. Cơ sở đề xuất chiến lược mới cho Vinaphone.........................................32 6.2. Đề xuất chiến lược mới cho Vinaphone theo Mô hình Delta và Bản đồ chiến lược...............................................................................................................32 6.2.1. Xây dựng chiến lược qua mô hình Delta Project……………………..32 6.2.1.1. Xác định tam giác định vị…………………………………………..32 6.2.1.2. Xác định vị trí cạnh tranh…………………………………………..32 6.2.1.3. Cơ cấu ngành…………………………………………………….....32 6.2.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh……………………………………………32 6.2.1.5. Đổi mới, cải tiến…………………………………………………....33 6.2.2. Xây dựng chiến lược qua Bản đồ chiến lược………………………...34 6.2.2.1. Về mặt tài chính……………………………………………………34 6.2.2.2. Về mặt khách hàng………………………………………………...35 6.2.2.3. Về mặt nội bộ………………………………………………………35 6.2.2.4. Về khả năng học hỏi và phát triển…………………………………35 6.3. Chiến lược qua mô hình Delta và Bản đồ chiến lược............................35 6.3.1. Mô hình Delta......................................................................................35 6.3.2. Bản đồ chiến lược................................................................................37 6.4. Kiến nghị................................................................................................38 CHƯƠNG VII KẾT LUẬN .....................................................................................................39 MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................40 PHỤ LỤC.........................................................................................................41 Mô hình Delta...............................................................................................41 Bản đồ chiến lược.........................................................................................42 Sơ đồ tổ chức bộ máy...................................................................................43 Đánh giá ma trận SWOT..............................................................................44 Phỏng vấn CEO............................................................................................45 6 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Nền kinh tế Việt Nam từ khi mở cửa hội nhập đến nay đã có khá nhiều đổi thay. Đặc biệt là từ thời điểm trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 07/11/2006. Thời điểm này đưa nền kinh tế Việt Nam bước sang một tiến trình mới, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một tiến trình mà sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ và gay gắt. Ngành Bưu chính viễn thông một ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của tiến trình hội nhập này. Tuy vẫn còn non trẻ nhưng nó đã giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước, được xem là một trong những ngành xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Từ trước đến nay thông tin luôn luôn đi đầu nên để phát triển nền kinh tế đòi hỏi ngành Bưu chính Viễn thông phải tiến trước một bước. Dễ dàng nhận thấy rằng các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường viễn thông đều nhắm vào Dịch vụ thông tin di động, ngành dịch vụ mang lại lợi nhuận đáng kể cho các nhà khai thác nhưng cũng là ngành dịch vụ có sự cạnh tranh gay gắt nhất. Công ty Dịch vụ Viễn thông (Vinaphone) là một trong hai doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Đứng trước nguy cơ ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, từ một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực được coi là độc quyền của nền kinh tế, Vinaphone nay đã không còn một mình chiếm lĩnh thị trường mà phải sẻ chia thị trường với nhiều nhà khai thác mới như Mobifone, Vietel, Sphone, ...., Vinaphone đã phải tìm mọi biện pháp nhằm giữ vững và phát triển thị trường, nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý và đưa ra các chiến lược kinh doanh nhằm duy trì và phát triển. Việc đánh giá để hoàn thiện chiến lược kinh doanh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn không những cho Vinaphone và ngành Bưu chính viễn thông mà cho cả sự phát triển chung của nền kinh tế. Xuất phát từ thực tế ấy, tôi chọn đề tài “Phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone” là đề tài đồ án tốt nghiệp cao học. 7 1.2. Mục tiêu của đề tài Phân tích đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ viễn thông ở nước ta và chiến lược kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ ra các ưu điểm, nhược điểm của các nội dung trong chiến lược kinh doanh của Vinaphone. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2015 và những năm tiếp theo phù hợp với điều kiện nền kinh tế Việt Nam. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chiến lược kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2010 1.4. Kết quả dự kiến Mô tả được chiến lược kinh doanh của Vinaphone Sử dụng mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược để đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về thực trạng chiến lược của Công ty Dịch vụ Di động Vinaphone đưa ra điểm mạnh, điểm yếu để đề xuất chiến lược phát triển một cách khả thi nhất trong giai đoạn từ 2011 đến 2015. 1.5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung của đề tài chia làm bảy chương lớn: Chương 1: Mở đầu Chương 2: Tổng quan về lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone trong lĩnh vực thông tin di động. Chương 5: Đánh giá chiến lược của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone Chương 6: Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Vinaphone trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 7: Kết luận 8 CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 2.1.1. Khái niệm Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về chiến lược, sau đây là một trong những cách hiểu: Chiến lược là phương hướng và phạm vi hành động của một tổ chức về dài hạn để nhằm mục tiêu đạt được lợi thế kinh doanh thông qua việc xác định nguồn lực hiện có thể sử dụng trong môi trường kinh doanh xác định để nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và đảm bảo lợi ích cho tất cả các tác nhân liên quan. Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và các hành động làm cơ sở cho việc thiết lập và triển khai các kế hoạch được thiết kế để đạt được các mục tiêu của công ty. (Tài liệu học tập môn Quản trị chiến lược) Cũng có thể hiểu theo cách khác: Quản trị chiến lược là khoa học và nghệ thuật về chiến lược nhằm xây dựng phương hướng và mục tiêu kinh doanh, triển khai, thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực hiện có nhằm giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được các mục tiêu dài hạn của nó. Có thể nói rằng, khái niệm chiến lược bao trùm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Xác lập một chiến lược cho doanh nghiệp đòi hỏi phải có những hiểu biết về môi trường bên ngoài, môi trường bên trong của doanh nghiệp, để từ đó xác định được một chiến lược cạnh tranh phù hợp giúp cho doanh nghiệp đứng vững và hoạt động vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. 2.1.2. Tầm quan trọng của quản trị chiến lược Quản trị chiến lược giúp cho tổ chức, doanh nghiệp xác định rõ ràng được mục tiêu, hướng đi, đồng thời vạch ra lộ trình hợp lý trên cơ sở phân bổ và sử dụng những nguồn lực của tổ chức một cách tối ưu để đảm bảo đạt được mục tiêu đã định theo đúng kế hoạch. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế ở mức thấp nhất các nguy cơ, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 9 Với toàn bộ những lý do trên có thể khẳng định công tác hoạch định chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Nếu có được một chiến lược mang lại hiệu quả cao, đó là chiến lược phù hợp với từng hoàn cảnh điều kiện cụ thể, phát huy được những ưu điểm và hạn chế được những nhược điểm. 2.1.3. Nhiệm vụ của quản trị chiến lược Quản trị chiến lược bao gồm năm nhiệm vụ có quan hệ chặt chẽ với nhau: Nhiệm vụ 1: Xác định tầm nhìn chiến lược Nhiệm vụ 2: Đặt ra mục tiêu Nhiệm vụ 3: Lập chiến lược Nhiệm vụ 4: Thực hiện và triển khai chiến lược Nhiệm vụ 5: Giám sát, đánh giá và chỉnh sửa nếu cần Hình1. Năm nhiệm vụ phải thực hiện trong quản trị chiến lược (Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược - Đại học Help, Maylaysia) 2.2. CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 2.2.1. Mô hình cơ bản của quản trị chiến lược Hình 2. Mô hình căn bản của Quản trị chiến lược (Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược - Đại học Help, Maylaysia) Xem lại, sửa đổi nếu cần Phát triển sứ mệnh viễn cảnh chiến lược của công ty Lập ra các mục tiêu Thảo chiến lược để đạt được các mục tiêu đặt ra Ứng dụng thực hành chiến lược Giám sát, đánh giá và sửa chữa sai sót Phục hồi các nội dung cũ nếu cần Cải thiện/Thay đổi Cải thiện/Thay đổi Xem lại, sửa đổi nếu cần 10 2.2.2. Hai công cụ cơ bản: 2.2.2.1. Mô hình Delta (DPM - Delta Project Model) Là tam giác phản ánh ba định vị chiến lược của doanh nghiệp bao gồm Giải pháp khách hàng - Chi phí thấp - Khác biệt hóa. Mục tiêu của mô hình này là mở ra một cách tiếp cận chiến lược mới cho doanh nghiệp trên cơ sở xác định sản phẩm tốt. Chi phí thấp hay Khác biệt hóa không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công. Điểm mới của tiếp cận chiến lược theo chiến lược Delta là xác lập xây dựng chiến lược với triển khai chiến lược thông qua một quy trình thích ứng với ba nội dung cơ bản: Hiệu quả hoạt động - Đổi mới - Định hướng khách hàng. (Hình 3 – Mô hình Delta trang 41). 2.2.2.2. Bản đồ chiến lược (SM - Strategy Map) Bản đồ chiến lược SM mô tả phương thức một tổ chức tạo ra các giá trị kết nối mục tiêu chiến lược với nhau trong mối quan hệ nhân - quả rõ ràng. Đây là một hệ thống đo lường kết quả hoạt động của công ty trong đó không chỉ xem xét các thước đo tài chính, mà còn cả thước đo khách hàng, quá trình kinh doanh, đào tạo và phát triển. Khi áp dụng bản đồ chiến lược SM các nguyên tắc sau cần được lưu ý: (1) Chiến lược cân bằng các nguồn mâu thuẫn; (2) Chiến lược khách hàng với các giá trị khác nhau; (3) Các giá trị được tạo ra nhờ nội lực của Doanh nghiệp; (4) Chiến lược bao gồm các đề tài bổ sung nhau và đồng thời; (5) Sự liên kết chiến lược xác định giá trị của những tài sản vô hình. (Hình 4 – Bản đồ chiến lược trang 42). 2.3. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ KHÁC - Phương pháp hệ thống: Sử dụng phương pháp này đồ án đánh giá toàn bộ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiến lược của công ty. Với phương pháp này, việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài công ty. - Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: Được sử dụng để nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm đặt nền tảng cho việc xây dựng chiến lược phát triển Vinaphone. - Phương pháp định tính: Được dùng để lựa chọn và ra quyết định chiến lược phát triển. - Phương pháp phân tích ma trận SWOT, mô hình PEST, mô hình 5 chiến lược PORTER… sẽ là những công cụ hỗ trợ để thực hiện mục đích của đề tài này. 11 CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CƠ BẢN Phân tích dữ liệu (định tính) theo các tiêu chí của hai công cụ cơ bản: Mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược. 3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 3.2.1. Triển kh
Luận văn liên quan