Trong những năm trở lại đây, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Với việc hỗ trợ của công nghệ thông tin thì mọi ngành kinh doanh đều phát triển theo và giải quyết được rất nhiều khó khăn và việc kinh doanh cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Vì vậy tại các cửa hàng thì việc áp dụng công nghệ thông tin cũng sẽ giúp ích rất nhiều và giải quyết mọi vấn đề khó khăn phát sinh trong việc quản lý hàng hóa, thống kê lượng hàng tồn, xuất hóa đơn giúp việc bán hàng trở nên nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp. Đặc biệt lĩnh vực phân tích thiết kế hệ thống là một phần quan trọng của ngành công nghệ thông tin. Nhờ có ngành này mà mọi vấn đề liên quan đến hệ thống được quản lý đơn giản, nhanh chóng và chặt chẽ hơn.
Chúng em xin báo cáo đề tài quản lý Cửa hàng hoa. Cùng với nhu cầu muốn tìm hiểu các vấn đề về quá trình quản lý cửa hàng, từ đó vận dụng bài học phân tích và thiết kế hướng đối tượng trong học phần này, chúng em đã thực hiện đồ án “Hệ Thống Quản Lý Cửa hàng hoa”. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô rất nhiều vì cô đã nhiệt tình giúp đỡ cho chúng em trong suốt quá trình học tập để chúng em có thể hoàn thành đồ án một cách tốt nhất. Tuy nhiên, đồ án của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong cô thông cảm và góp ý thêm cho chúng em.
68 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7862 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích thiết kế Hệ thống quản lý cửa hàng hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Version 3.0
GVHD : Cô Phan Thị Kim Loan
Nhóm SV thực hiện :
1 - Hồ Văn Thơm - MSSV : 3108410210
2 - Nguyễn Thanh Trúc - MSSV : 3108410238
3 - Trần Thị Mỹ Linh - MSSV : 3108410105
4 - Lê Thanh Phong - MSSV : 3108410149
Tháng 5/2011
Lời nói đầu
Trong những năm trở lại đây, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Với việc hỗ trợ của công nghệ thông tin thì mọi ngành kinh doanh đều phát triển theo và giải quyết được rất nhiều khó khăn và việc kinh doanh cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Vì vậy tại các cửa hàng thì việc áp dụng công nghệ thông tin cũng sẽ giúp ích rất nhiều và giải quyết mọi vấn đề khó khăn phát sinh trong việc quản lý hàng hóa, thống kê lượng hàng tồn, xuất hóa đơn giúp việc bán hàng trở nên nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp. Đặc biệt lĩnh vực phân tích thiết kế hệ thống là một phần quan trọng của ngành công nghệ thông tin. Nhờ có ngành này mà mọi vấn đề liên quan đến hệ thống được quản lý đơn giản, nhanh chóng và chặt chẽ hơn.
Chúng em xin báo cáo đề tài quản lý Cửa hàng hoa. Cùng với nhu cầu muốn tìm hiểu các vấn đề về quá trình quản lý cửa hàng, từ đó vận dụng bài học phân tích và thiết kế hướng đối tượng trong học phần này, chúng em đã thực hiện đồ án “Hệ Thống Quản Lý Cửa hàng hoa”. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô rất nhiều vì cô đã nhiệt tình giúp đỡ cho chúng em trong suốt quá trình học tập để chúng em có thể hoàn thành đồ án một cách tốt nhất. Tuy nhiên, đồ án của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong cô thông cảm và góp ý thêm cho chúng em.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô.
MỤC LỤC
Bảng ghi nhận thay đổi tài liệu
Ngày
Phiên bản
Mô tả
Tác giả
19/05/2011
1.0
Xây dựng tài liệu
Thơm - Trúc - Linh - Phong
21/05/2011
2.0
Cập nhật, hiệu chỉnh tài liệu
Thơm - Trúc - Linh - Phong
22/05/2011
3.0
Sửa đổi, hoàn thành tài liệu
Thơm - Trúc - Linh - Phong
Chương 1 : Phân tích yêu cầu
1.1 Giới thiệu chung:
Cửa hàng hoa ABC chuyên kinh doanh các loại hoa tươi (hoa hồng đủ loại, hoa lan, hoa cúc, hoa huệ, hoa li, hoa lay-ơn…) được lựa chọn từ những bông hoa đẹp và tươi nhất tại các nhà cung cấp uy tín. Cửa hàng hoa chúng tôi hân hạnh đón chào quý khách hàng tới đặt hàng và mua hàng. Cửa hàng sẽ chính thức khai trương vào ngày 22/5/2011 và có nhiều phần quà hấp dẫn cho những khách hàng mua đầu tiên. Cửa hàng chúng tôi buôn bán với tiêu chí giá cả phải chăng, hàng hóa chất lượng sẽ làm cho quý khách hài lòng và trở thành khách hàng thân thiết của chúng tôi.
1.2 Khảo sát hiện trạng:
Cửa hàng hoa ABC là một doanh nghiệp mới thành lập, các mặt hàng kinh doanh là các loại hoa tươi. Là một doanh nghiệp mới thành lập nên hoạt động chủ yếu vẫn mang tính thủ công, dựa vào kinh nghiệm của hệ thống nhân viên là chính. Do lượng hàng hóa nhập xuất ngày càng lớn nên công tác quản lý, mua bán rất mất thời gian và công sức, đôi khi không chính xác làm thiệt hại cho cửa hàng.
Ngày nay cửa hàng đang từng bước hiện đại hóa hệ thống, đưa hệ thống phần mềm vào sử dụng để dần thay thế công tác quản lý thủ công. Từ đó đã giúp cho việc quản lý cửa hàng trở nên nhanh chóng, dễ dàng và đạt độ chính xác cao, sau đây là các ưu điểm khi cửa hàng sử dụng phần mềm quản lý:
- Giảm khối lượng ghi chép, đảm bảo truy vấn nhanh, lưu trữ và cập nhật kịp thời, thuận tiện.
- Lập báo cáo định kỳ, đột xuất nhanh chóng và chính xác.
- Tự động in hóa đơn, phiếu nhập xuất kho.
- Thống kê được từng loại hàng nhất là số lượng tồn kho để phục vụ cho việc mua bán.
- Có khả năng lưu trữ thông tin lâu dài.
1.3 Mô tả hệ thống:
1.3.1 Mô tả chung:
Hoạt động của cửa hàng diễn ra chủ yếu qua 2 quá trình:
1/ Quá trình nhập hàng: quá trình này chủ yếu do nhân viên quản lý thực hiện.
- Khi cửa hàng cần thêm nguồn hàng, Quản lý sẽ liên hệ với nhà cung cấp để yêu cầu báo giá về mặt hàng và tiến hành mua hàng từ nhà cung cấp. Sau khi đồng ý, Quản lý cửa hàng sẽ tiến hành lập hợp đồng mua hàng với nhà cung cấp.
- Khi nhận hàng, Quản lý cửa hàng sẽ tiến hành kiểm tra hàng, nếu khớp với hợp đồng mua hàng thì lập hóa đơn mua hàng và tiến hành lập phiếu nhập hàng để cập nhật danh mục hàng vào sổ hàng hóa.
- Bên cạnh đó, Quản lý cửa hàng cũng quản lý thông tin của nhân viên cửa hàng và thông tin của nhà cung cấp.
2/ Quá trình bán hàng: quá trình này chủ yếu do nhân viên bán hàng thực hiện.
- Khi khách hàng tới cửa hàng và muốn mua hàng, nhân viên bán hàng sẽ giới thiệu sản phẩm và giá cả cho khách hàng biết.
- Nếu đồng ý mua hàng, nhân viên bán hàng tiến hành lập đơn đặt hàng hoặc hóa đơn bán hàng cho khách tùy theo 2 trường hợp sau:
+ Nếu khách hàng yêu cầu đặt hàng thì nhân viên bán hàng sẽ lập đơn đặt hàng cho khách hàng và hẹn ngày giao hàng cho khách.
+ Nếu khách hàng mua hàng và chọn thanh toán liền thì nhân viên bán hàng sẽ lập hóa đơn bán hàng cho khách. Nhân viên bán hàng sẽ tiến hành kiểm tra lượng hàng tồn kho. Đối với trường hợp không đủ số lượng mà khách hàng yêu cầu thì nhân viên phản hồi với khách hàng để khách hàng thay đổi số lượng hoặc giải quyết theo trường hợp 1 để hẹn ngày giao hàng cho khách khi có đủ nguồn hàng.
- Nếu khách hàng chọn hình thức lập đơn đặt hàng, nhân viên bán hàng sẽ cập nhật thông tin khách hàng vào sổ khách hàng.
- Nhân viên bán hàng sẽ gửi hóa đơn bán hàng đến quản lý cửa hàng để quản lý lập phiếu xuất hàng. Sau đó, nhân viên bán hàng tiến hành lấy hàng giao cho khách.
- Cuối ngày nhân viên bán hàng thống kê lại doanh thu trong ngày để tiến hành báo cáo với quản lý cửa hàng.
1.3.2 Mô tả chi tiết:
1. Yêu cầu báo giá: Khi có yêu cầu Nhà cung cấp sẽ gửi báo giá tới cửa hàng hoa ABC để quản lý cửa hàng tìm hiểu và chọn loại hàng phù hợp để nhập cho cửa hàng. Quản lý cửa hàng có thể gọi điện trực tiếp để biết về thông tin hàng hóa và giá cả từ nhà cung cấp đưa ra.
2. Lập hợp đồng mua hàng: Sau khi đã thống nhất về chủng loại mặt hàng, số lượng và giá cả. Quản lý cửa hàng ký hợp đồng mua hàng với nhà cung cấp.
3. Kiểm tra hàng: Sau khi nhà cung cấp giao hàng đến cửa hàng hoa ABC, quản lý trực tiếp kiểm tra hàng, đối chiếu hàng nhận với hợp đồng mua hàng về chủng loại, số lượng, mẫu mã…
4. Lập hóa đơn mua hàng: Nếu hàng hóa kiểm tra đủ, quản lý cửa hàng sẽ lập hóa đơn mua hàng và thanh toán với Nhà cung cấp.
5. Lập phiếu nhập hàng: Quản lý cửa hàng sau khi nhận đủ nguồn hàng sẽ chuyển hàng vào kho và lập phiếu nhập hàng.
6. Cập nhật danh mục hàng: Quản lý cửa hàng phải cập nhật lại danh mục hàng ngay sau khi cho hàng vào kho để nhân viên bán hàng dễ kiểm tra tồn kho khi bán hàng.
7. Quản lý thông tin nhân viên: Quản lý cửa hàng cũng phải quản lý họ tên, địa chỉ, số điện thoại, năm sinh… của nhân viên cửa hàng.
8. Quản lý thông tin nhà cung cấp: Quản lý cửa hàng cũng phải quản lý các thông tin như họ tên, địa chỉ, số điện thoại… của nhà cung cấp để tiện liên lạc khi có nhu cầu mua hàng.
9. Giới thiệu sản phẩm và giá cả: Khi khách hàng tới cửa hàng mua hàng hoặc gọi điện tới cửa hàng, nhân viên bán hàng phải giới thiệu thông tin về các loại hoa cũng như giá cả cho khách hàng biết.
10. Lập đơn đặt hàng: Khi khách hàng yêu cầu đặt hàng hoặc khi không đủ số lượng nguồn hàng, nhân viên bán hàng sẽ lập đơn đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng.
11. Cập nhật thông tin khách hàng: Nếu khách hàng đặt hàng tại cửa hàng thì nhân viên bán hàng sẽ lưu lại các thông tin của khách hàng như họ tên, địa chỉ, số điện thoại… để dễ dàng giao hoa khi có yêu cầu.
12. Kiểm tra lượng hàng tồn kho: Trong quá trình tạo hóa đơn bán hàng cho khách hàng, nhân viên bán hàng phải kiểm tra lại mặt hàng còn hay thiếu. Đa phần thì cửa hàng luôn có đủ hàng để cung cấp cho khách hàng vì quản lý cửa hàng cập nhật thường xuyên hàng hóa và yêu cầu nhập hàng liên tục từ nhà cung cấp nên không xảy ra tình trạng thiếu hàng. Đối với trường hợp thiếu hàng, thì nhân viên sẽ phản hồi với khách hàng để thương lượng về mặt số lượng hàng hoặc chờ tới khi nào có hàng.
13. Lập hóa đơn bán hàng: Nếu đã kiểm tra đủ số lượng nguồn hàng khách hàng yêu cầu, nhân viên sẽ lập hóa đơn bán hàng và báo tổng giá tiền với khách hàng.
14. Lập phiếu xuất hàng: Quản lý cửa hàng sẽ căn cứ vào hóa đơn để lập phiếu xuất kho, lúc này nhân viên bán hàng có thể lấy hàng và giao cho khách.
15. Báo cáo: Cuối ngày, nhân viên bán hàng phải kiểm tra lại tất cả các giao dịch bán hàng của ngày hôm đó, thống kê được những mặt hàng nào bán ra, số lượng bao nhiêu, doanh thu bao nhiêu. Tổng doanh thu của ngày hôm đó được bao nhiêu và thống kê được lãi suất của cả ngày hôm đó.
1.4 Xác định chức năng, tác nhân và hồ sơ:
Dựa vào các phân tích yêu cầu về hệ thống như trên, có thể xác định được các chức năng, tác nhân và hồ sơ như sau:
Stt
Chức năng
Tác nhân
Hồ sơ
Tin học hóa
Được
Không
1
Yêu cầu báo giá
- Quản lý
x
2
Lập hợp đồng mua hàng
- Quản lý
- Nhà CC
x
3
Kiểm tra hàng
- Quản lý
x
4
Lập hóa đơn mua hàng
- Quản lý
Hóa đơn mua hàng
x
5
Lập phiếu nhập hàng
- Quản lý
Phiếu nhập hàng
x
6
Cập nhật danh mục hàng
- Quản lý
Sổ hàng hóa
x
7
Quản lý thông tin nhân viên
- Quản lý
Sổ nhân viên
x
8
Quản lý thông tin nhà cung cấp
- Quản lý
Sổ nhà cung cấp
x
9
Giới thiệu sản phẩm và giá cả
- NV bán hàng
- Khách hàng
x
10
Lập đơn đặt hàng
- NV bán hàng
Đơn đặt hàng
x
11
Cập nhật thông tin khách hàng
- NV bán hàng
Sổ khách hàng
x
12
Kiểm tra lượng hàng tồn kho
- NV bán hàng
Sổ hàng hóa
x
13
Lập hóa đơn bán hàng
- NV bán hàng
Hóa đơn bán hàng
x
14
Lập phiếu xuất hàng
- Quản lý
Phiếu xuất hàng
x
15
Báo cáo
- NV bán hàng
x
Chương 2 : Vẽ và phân tích các lược đồ UML
của hệ thống Quản lý cửa hàng hoa
2.1 Use case Diagram:
Hình 1: Use case chính của hệ thống
2.1.1 Danh sách các actor của mô hình:
Stt
Actor
Ý nghĩa
1
NV Quan Ly
Nhân viên quản lý
2
NV Ban Hang
Nhân viên bán hàng
2.1.2 Danh sách các use case của mô hình:
Stt
Use case
Ý nghĩa
1
DangNhap
Đăng nhập
2
LapHoaDonMuaHang
Lập hóa đơn mua hàng
3
QuanLyNhapHang
Quản lý nhập hàng
4
QuanLyHangHoa
Quản lý hàng hóa
5
QuanLyXuatHang
Quản lý xuất hàng
6
QuanLyNhanVien
Quản lý nhân viên
7
QuanLyNCC
Quản lý nhà cung cấp
8
LapDonDatHang
Lập đơn đặt hàng
9
QuanLyKhachHang
Quản lý khách hàng
10
LapHoaDonBanHang
Lập hóa đơn bán hàng
11
LapBaoCao
Lập báo cáo
2.2 Phân rã Use case:
2.2.1 Use case Đăng nhập:
Hình 1.1: Use case Đăng nhập
1. Tóm tắt:
Use case này mô tả cách một người dùng đăng nhập vào hệ thống quản lý cửa hàng hoa.
2. Dòng sự kiện:
2.1 Dòng sự kiện chính:
Use case này bắt đầu khi một actor muốn đăng nhập vào hệ thống quản lý cửa hàng hoa.
1. Hệ thống yêu cầu actor nhập tên và mật khẩu.
2. Actor nhập tên và mật khẩu.
3. Hệ thống kiểm chứng tên và mật khẩu được nhập và cho phép actor đăng nhập vào hệ thống.
2.2 Các dòng sự kiện khác:
2.2.1 Tên/Mật khẩu sai:
Nếu trong Dòng sự kiến chính, actor nhập sai tên và mật khẩu, hệ thống sẽ hiển thị một thông báo lỗi. Actor có thể trở về đầu của Dòng sự kiện chính hoặc hủy bỏ việc đăng nhập, lúc này use case kết thúc.
3. Các yêu cầu đặc biệt:
Không có.
4. Tình trạng hệ thống trước khi thực hiện Use case:
Không có.
5. Tình trạng hệ thống sau khi thực hiện Use case:
Nếu use case thành công, actor lúc này đã đăng nhập vào hệ thống. Nếu không trạng thái hệ thống không thay đổi.
6. Điểm mở rộng:
Không có.
2.2.2 Use case Lập hóa đơn mua hàng:
Hình 1.2: Use case Lập hóa đơn mua hàng
1. Tóm tắt:
Use case này cho phép nhân viên quản lý tạo hóa đơn mua hàng trong hệ thống quản lý cửa hàng hoa.
2. Dòng sự kiện:
2.1 Dòng sự kiện chính:
Use case này bắt đầu khi NV quản lý muốn tạo 1 hóa đơn mua hàng trong hệ thống.
1. Hệ thống yêu cầu NV quản lý chọn yêu cầu trên màn hình.
2. NV quản lý chọn “Tạo hóa đơn”
3. Hệ thống yêu cầu nhập thông tin chi tiết hóa đơn (Mã hóa đơn được hệ thống cập nhật tự động).
3. NV quản lý nhập các thông tin hóa đơn (Tên hàng hóa, Số lượng).
4. NV quản lý nhấn chọn “Thêm”.
5. Nếu điều kiện nhập của NV quản lý là hợp lệ, hệ thống sẽ thực hiện việc thêm 1 hàng trong danh sách hóa đơn.
- Lúc này sẽ phát sinh những luồng sự kiện sau:
2.1.1 “Thêm chi tiết hóa đơn” để tiếp tục thêm hàng hóa vào hóa đơn hàng:
1. NV quản lý nhập các thông tin hóa đơn (Tên hàng hóa, Số lượng).
2. NV quản lý nhấn chọn “Thêm”.
3. Nếu điều kiện nhập của NV quản lý là hợp lệ, hệ thống sẽ thực hiện việc thêm 1 hàng trong danh sách hóa đơn và cập nhật lại số lượng hàng hóa trong sổ hàng hóa.
2.1.2 “Xóa chi tiết hóa đơn”:
1. NV quản lý chọn 1 hàng hóa muốn xóa khỏi danh sách hóa đơn, nhấp chuột phải và chọn “Xóa”.
2. Hệ thống hiển thị nhắc nhở có chắc muốn xóa hay không.
3. NV quản lý chấp nhận xóa.
4. Hệ thống tiến hành xóa hàng hóa đó ra khỏi danh sách.
2.1.3 “Hoàn tất hóa đơn”:
1. Sau khi chọn thêm 1 hay nhiều loại mặt hàng, NV quản lý chọn “Hoàn thành”.
2. Hệ thống tiến hành lưu hóa đơn và sẽ cập nhật lại mã hóa đơn trong lần tạo hóa đơn lần sau.
2.1.4 “In hóa đơn”:
1. Sau khi chọn thêm 1 hay nhiều loại mặt hàng, NV quản lý chọn “In hóa đơn”.
2. Hệ thống xuất ra bảng hóa đơn.
2.2 Các dòng sự kiện khác:
2.2.1 Không chấp nhận xóa:
Nếu trong luồng sự kiện 2.1.2, NV quản lý không đồng ý xóa hàng hóa nữa, thao tác xóa bị hủy, các luồng sự kiện sẽ bắt đầu lại từ đầu.
3. Các yêu cầu đặc biệt:
Không có.
4. Tình trạng hệ thống trước khi thực hiện Use case:
NV quản lý phải đăng nhập dưới quyền Quản lý vào hệ thống trước khi use case bắt đầu.
5. Tình trạng hệ thống sau khi thực hiện Use case:
Nếu use case thành công, thông tin hóa đơn mua hàng sẽ được lưu vào hệ thống. Ngược lại, trạng thái hệ thống không thay đổi.
6. Điểm mở rộng:
Không có.
2.2.3 Use case Quản lý nhập hàng:
Hình 1.3: Use case Quản lý nhập hàng
1. Tóm tắt:
Use case này cho phép nhân viên quản lý lập phiếu nhập hàng trên cơ sở hóa đơn mua hàng đã tạo.
2. Dòng sự kiện:
2.1 Dòng sự kiện chính:
Use case này bắt đầu khi nhân viên quản lý muốn lập 1 phiếu nhập hàng trong hệ thống.
1. Hệ thống yêu cầu NV quản lý chọn yêu cầu trên màn hình.
- Lúc này, xảy ra các luồng sự kiện sau:
2.1.1 “Lập phiếu nhập hàng”:
1. Hệ thống yêu cầu NV quản lý nhập thông tin về “Mã hóa đơn”.
2. NV quản lý nhập “Mã hóa đơn” muốn tạo ra phiếu nhập hàng và chọn “Lập phiếu nhập hàng”.
3. Hệ thống tạo phiếu nhập hàng dựa vào thông tin của hóa đơn mua hàng mà NV quản lý đã chọn “Mã hóa đơn”.
2.1.2 “Tìm kiếm phiếu nhập hàng”:
1. NV quản lý chọn “Tìm kiếm phiếu nhập hàng”.
2. Hệ thống yêu cầu NV quản lý nhập các thông tin muốn tìm.
3. Nếu NV quản lý nhập các thông tin hợp lệ, hệ thống tìm kiếm và hiển thị ra phiếu nhập hàng cần tìm.
2.1.3 “In phiếu nhập hàng”:
2.1.3a In phiếu nhập hàng không dùng chức năng tìm kiếm:
1. NV quản lý chọn phiếu nhập hàng muốn in ra.
2. NV quản lý chọn “In phiếu nhập hàng”.
3. Hệ thống xuất ra chi tiết phiếu nhập hàng.
2.1.3b In phiếu nhập hàng kèm theo chức năng tìm kiếm:
- Lập lại bước 1, 2, 3 trong luồng 2.1.2.
- NV quản lý chọn “In phiếu nhập hàng”.
- Hệ thống xuất ra chi tiết phiếu nhập hàng muốn in.
2.2 Các dòng sự kiện khác:
2.2.1 Không tìm thấy hóa đơn:
Nếu trong luồng sự kiện 2.1.1 không tồn tại hóa đơn mua hàng nào thì hệ thống sẽ xuất ra câu thông báo “Không tìm thấy hóa đơn”. NV quản lý có thể nhập thông tin mã hóa đơn khác hoặc hủy bỏ thao tác, lúc này use case kết thúc.
3. Các yêu cầu đặc biệt:
Không có.
4. Tình trạng hệ thống trước khi thực hiện Use case:
NV quản lý phải đăng nhập dưới quyền Quản lý vào hệ thống trước khi use case bắt đầu.
5. Tình trạng hệ thống sau khi thực hiện Use case:
Nếu use case thành công, thông tin phiếu nhập hàng được tạo mới trong hệ thống. Ngược lại, trạng thái hệ thống không thay đổi.
6. Điểm mở rộng:
Không có.
2.2.4 Use case Quản lý hàng hóa:
Hình 1.4: Use case Quản lý Hàng hóa
1. Tóm tắt:
Use case này cho phép nhân viên quản lý duy trì thông tin hàng hóa trong hệ thống quản lý hàng hóa. Bao gồm thêm hàng hóa, xóa hàng hóa, cập nhật hàng hóa và tìm kiếm hàng hóa.
2. Dòng sự kiện:
2.1 Dòng sự kiện chính:
Use case này bắt đầu khi nhân viên quản lý muốn thêm, thay đổi, xóa hay tìm kiếm hàng hóa trong hệ thống.
1. Hệ thống yêu cầu NV quản lý chọn chức năng muốn thực hiện (Thêm hàng hóa/Sửa hàng hóa/Tìm kiếm hàng hóa/Xóa hàng hóa).
- Lúc này, xảy ra các luồng sự kiện sau:
2.1.1 “Thêm hàng hóa”:
1. NV quản lý chọn “Thêm hàng hóa”.
2. Hệ thống yêu cầu NV quản lý nhập vào các thông tin của hàng hóa (Mã hàng hóa, Tên hàng hóa, Số lượng, đơn giá, giá bán, nhà cung cấp, ngày nhập hàng)
3. Sau khi NV quản lý cung cấp thông tin được yêu cầu. Nếu điều kiện nhập là hợp lệ thì hàng hóa này được lưu vào hệ thống.
2.1.2 “Sửa hàng hóa”:
2.1.2a NV quản lý trực tiếp chọn hàng hóa cần sửa:
1. NV quản lý chọn 1 hàng hóa cần sửa thông tin.
2. NV quản lý chọn “Sửa hàng hóa”.
3. Hệ thống hiển thị thông tin hàng hóa qua bảng sửa chữa.
4. NV quản lý chỉnh sửa các thông tin của hàng hóa, nếu điều kiện nhập là hợp lệ thì hàng hóa được lưu vào hệ thống.
2.1.2b NV quản lý dùng công cụ tìm kiếm để sửa hàng hóa:
1. NV quản lý chọn “Tìm kiếm hàng hóa”.
2. Hệ thống yêu cầu NV quản lý nhập các thông tin tìm kiếm hàng hóa.
3. Sau khi NV quản lý cung cấp thông tin được yêu cầu. Nếu điều kiện nhập là hợp lệ thì hệ thống bắt đầu việc tìm kiếm và hiển thị ra thông tin tìm kiếm.
- Lập lại 4 bước ở phần 2.1.2a
2.1.3 “Tìm kiếm hàng hóa”:
1. NV quản lý chọn “Tìm kiếm hàng hóa”.
2. Hệ thống yêu cầu NV quản lý nhập các thông tin tìm kiếm hàng hóa.
3. Sau khi NV quản lý cung cấp thông tin được yêu cầu. Nếu điều kiện nhập là hợp lệ thì hệ thống bắt đầu việc tìm kiếm và hiển thị ra thông tin hàng hóa được tìm kiếm.
2.1.4 “Xóa hàng hóa”:
2.1.4a NV quản lý trực tiếp chọn hàng hóa muốn xóa:
1. NV quản lý chọn 1 hàng hóa muốn xóa.
2. NV quản lý chọn “Xóa hàng hóa”.
3. Hệ thống hiển thị câu thông báo xác nhận NV quản lý có muốn xóa không ?
4. NV quản lý chấp nhận, hàng hóa sẽ bị xóa khỏi hệ thống.
2.1.4b NV quản lý dùng công cụ tìm kiếm để xóa hàng hóa:
1. NV quản lý chọn “Tìm kiếm hàng hóa”.
2. Hệ thống yêu cầu NV quản lý nhập các thông tin tìm kiếm hàng hóa.
3. Sau khi NV quản lý cung cấp thông tin được yêu cầu. Nếu điều kiện nhập là hợp lệ thì hệ thống bắt đầu việc tìm kiếm và hiển thị ra thông tin tìm kiếm.
- Lập lại 4 bước ở phần 2.1.4a
2.2 Các dòng sự kiện khác:
2.2.1 Không tìm thấy hàng hóa:
Nếu trong luồng sự kiện 2.1.2b/2.1.4.b/2.1.3 không tồn tại hàng hóa nào thì hệ thống sẽ xuất ra câu thông báo “Không tìm thấy hàng hóa”. NV quản lý có thể nhập thông tin tìm kiếm khác hoặc hủy bỏ thao tác, lúc này use case kết thúc.
2.2.2 Không chấp nhận xóa:
Nếu trong luồng sự kiện 2.1.4, NV quản lý không đồng ý xóa hàng hóa nữa, thao tác xóa bị hủy, dòng sự kiện chính được bắt đầu lại từ đầu.
3. Các yêu cầu đặc biệt:
Không có.
4. Tình trạng hệ thống trước khi thực hiện Use case:
NV quản lý phải đăng nhập dưới quyền Quản lý vào hệ thống trước khi use case bắt đầu.
5. Tình trạng hệ thống sau khi thực hiện Use case:
Nếu use case thành công, thông tin hàng hóa được thêm, cập nhật hoặc xóa hàng hóa khỏi hệ thống. Ngược lại, trạng thái hệ thống không thay đổi.
6. Điểm mở rộng:
Không có.
2.2.5 Use case Quản lý xuất hàng:
Hình 1.5: Use case Quản lý Xuất hàng
1. Tóm tắt:
Use case này cho phép nhân viên quản lý lập phiếu xuất hàng trên cơ sở hóa đơn bán hàng đã tạo.
2. Dòng sự kiện:
2.1 Dòng sự kiện chính:
Use case này bắt đầu khi nhân viên quản lý muốn lập 1 phiếu xuất hàng trong hệ thống.
1. Hệ thống yêu cầu NV quản lý chọn yêu cầu trên màn hình.
- Lúc này, xảy ra các luồng sự kiện sau:
2.1.1 “Lập phiếu xuất hàng”:
1. Hệ thống yêu cầu NV quản lý nhập thông tin về “Mã hóa đơn”.
2. NV quản lý nhập “Mã hóa đơn” muốn tạo ra phiếu xuất hàng và chọn “Lập phiếu xuất hàng”.
3. Hệ thống tạo phiếu xuất hàng dựa vào thông tin của hóa đơn bán hàng mà NV quản lý đã chọn “Mã hóa đơn”.
2.1.2 “Tìm kiếm phiếu xuất hàng”:
1. NV quản lý chọn “Tìm kiếm phiếu xuất hàng”.
2. Hệ thống yêu cầu NV quản