Đồ án Phân tích thực trạng và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội

Trong những năm gần đây, nước ta hội nhập ngày càng sâu sắc và toàn diện vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự tham gia tích cực và toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu được đánh giá bằng các sự kiện như gia nhập AFTA, WTO, tổ chức hội nghị APEC Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, xuất nhập khẩu trở thành một hoạt động quan trọng đối vơi mỗi công ty nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Ngành bưu chính viễn thông là một trong những ngành dẫn đầu trong công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đã đem lại những biến đổi kỳ diệu về công nghệ, dịch vụ tạo ra hạ tầng thông tin quốc gia vững chắc cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta. Được vào thực tập tại Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội, một công ty trực thuộc bộ Bưu Chính Viễn Thông chuyên xây lắp các công trình thuộc ngành Bưu Chính Viễn Thông là điều kiện tốt để em tìm hiểu thực tế từ những kiến thức đã học. Sau thời gian thực tập, thu thập số liệu em nhận thấy trong những năm gần đây công ty luôn hoạt động có hiệu quả và đang trên đà phát triển. Tuy nhiên ngành Bưu Chính Viễn Thông là một ngành đang phát triển rất nhanh và càng ngày càng có nhiều cạnh tranh trong từng lĩnh vực. Vì thế để có thể đứng vững và phát triển các công ty cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản trị kinh doanh giảm thiểu chi phí sản xuất. Nhận thức được vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, trong thời gian thực tập tại công ty em đã tìm hiểu, thu thập số liệu và hoàn thành đồ án với đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI Chọn đề tài này em muốn vận dụng kiến thức của mình đã được học trên trường để phân tích và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đồ án được chia làm bốn chương: Chương I : Cơ sở lý thuyết về hiệu quả sản xuất kinh doanh Chương II: Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội Chương III: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội. Chương IV: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội.

docx79 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích thực trạng và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nước ta hội nhập ngày càng sâu sắc và toàn diện vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự tham gia tích cực và toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu được đánh giá bằng các sự kiện như gia nhập AFTA, WTO, tổ chức hội nghị APEC … Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, xuất nhập khẩu trở thành một hoạt động quan trọng đối vơi mỗi công ty nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Ngành bưu chính viễn thông là một trong những ngành dẫn đầu trong công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đã đem lại những biến đổi kỳ diệu về công nghệ, dịch vụ tạo ra hạ tầng thông tin quốc gia vững chắc cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta. Được vào thực tập tại Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội, một công ty trực thuộc bộ Bưu Chính Viễn Thông chuyên xây lắp các công trình thuộc ngành Bưu Chính Viễn Thông là điều kiện tốt để em tìm hiểu thực tế từ những kiến thức đã học. Sau thời gian thực tập, thu thập số liệu em nhận thấy trong những năm gần đây công ty luôn hoạt động có hiệu quả và đang trên đà phát triển. Tuy nhiên ngành Bưu Chính Viễn Thông là một ngành đang phát triển rất nhanh và càng ngày càng có nhiều cạnh tranh trong từng lĩnh vực. Vì thế để có thể đứng vững và phát triển các công ty cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản trị kinh doanh giảm thiểu chi phí sản xuất... Nhận thức được vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, trong thời gian thực tập tại công ty em đã tìm hiểu, thu thập số liệu và hoàn thành đồ án với đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI Chọn đề tài này em muốn vận dụng kiến thức của mình đã được học trên trường để phân tích và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đồ án được chia làm bốn chương: Chương I : Cơ sở lý thuyết về hiệu quả sản xuất kinh doanh Chương II: Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội Chương III: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội. Chương IV: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội. Trước khi đi vào trình bày đồ án em xin được cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của TS. Nguyễn Danh Nguyên, thầy đã giúp em sử lý số liệu và bù đắp các mảng kiến thức còn hổng. Đồng thời cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị trong công ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty Do điều kiện tìm hiểu và do kiến thức còn hạn chế nên mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng cuốn đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót, vì thế em mong nhận được những ý kiến đóng góp và đánh giá của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2007 Sinh viên: Tạ Công Trường CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH (((((((((((((( I.1. Cơ sở xác định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và vai trò của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp I.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực như: nhân lực, tài lực, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí là nhỏ nhất. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Hình I.1 Các yếu tố đầu vào như: lao động, vốn, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu. Kết quả đầu ra sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh bao gồm giá trị tổng sản lượng, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, số sản phẩm tính bằng hiện vật. Đối với các doanh nghiệp, để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần phải chú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tuy nhiên để có thể hiểu rõ bản chất của hiệu quả, ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả như sau: Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đầu ra và các yếu tố nguồn lực đầu vào, sự so sánh ở đây có thể là sự so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối. Với kết quả đầu ra biểu hiện bằng giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, còn các yếu tố nguồn lực đầu vào là lao động chi phí tài sản và nguồn vốn. I.1.2. Phân biệt giữa kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh: a) Kết quả: kết quả là số tuyệt đối, trong bất kỳ hoạt động nào của con người cũng cho ta một kết quả nhất định. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng cho xã hội (sản phẩm vật chất hay phi vật chất). Những sản phẩm này phù hợp lợi ích kinh tế và trình độ văn minh tiêu dùng xã hội, được người tiêu dùng chấp nhận. Ví dụ: trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sau một chu kỳ kinh doanh có được những kết quả sau: giá trị tổng sản lượng, doanh thu bán hàng, số sản phẩm tính bằng hiện vật. - Như vậy kết quả là biểu hiện quy mô của một chỉ tiêu hay thực lực của một đơn vị sản xuất trong một kỳ kinh doanh nào đó. Tuy nhiên các kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ nói lên được bản chất bên trong của nó, nhưng chưa thể hiện được mối quan hệ giữa nó với các chỉ tiêu khác. Do đó dùng một chỉ tiêu kết quả để đánh giá chất lượng của công tác kinh doanh là chưa đầy đủ. Vì vậy để so sánh và đánh giá chất lượng công tác quản lý kinh doanh người ta so sánh các chỉ tiêu kết qủa với nhau để cho ta các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh. b) Hiệu quả: Khi so sánh các chỉ tiêu kết quả với nhau và với các chi phí đầu vào thì cho ta một chỉ tiêu hiệu quả như: Lợi nhuận / doanh thu; Lợi nhuận / vốn; Lợi nhuận / chi phí. ( Hệ thống chỉ tiêu tổng quát: Hiệu quả tuyệt đối  =  Kết quả đầu ra  -  Chi phí đầu vào   (nếu chỉ tiêu đầu ra bằng chi phí đầu vào thì hoà vốn) Hiệu quả tương đối  =  Kết quả đầu ra     Chi phí đầu vào   (nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì công ty làm ăn có hiệu quả và nhược lại) I.1.3. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh: + Căn cứ vào nội dung và tính chất của kết quả cũng như đáp ứng nhu cầu đa dạng của mục tiêu người ta phân hiệu quả sản xuất kinh doanh ra thành hai loại: hiệu quả kinh tế và hiệu quả khác. A/ Hiệu quả kinh tế: - Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và kinh tế đạt được so với chi phí bỏ ra trong việc sử dụng các nguồn lực. Tức là hiệu quả kinh tế là tác dụng của lao động xã hội đạt được trong quá trình sản xuất và kinh doanh cũng như quá trình tái tạo sản xuất xã hội trong việc tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ khác. B/ Các loại hiệu quả khác: - Hiệu quả xã hội và cải thiện điều kiện làm việc, đời sống, bảo vệ môi trường cho đến các mặt chính trị an ninh quốc phòng. - Căn cứ theo yêu cầu của các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và các cấp quản lý trong nền kinh tế quốc dân. Người ta phân loại hiệu quả kinh tế theo cấp hiệu quả và theo những đơn vị kinh tế bao gồm : Hiệu quả kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh tế vùng. Hiệu quả kinh tế sản xuất xã hội khác. Hiệu quả kinh tế khu vực phi sản xuất. Hiệu quả kinh tế các doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế theo nguồn lực sử dụng. I.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh: I.2.1. Hệ thống chỉ tiêu tổng quát: Hiệu quả kinh doanh  =  Kết quả đầu ra K     Chi phí đầu vào C   Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: tổng doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận thu được, lợi tức gộp và các kết quả khác nhau mà các doanh nghiệp đề ra trong kinh doanh. Còn các yếu tố đầu vào gồm chi phí mua hàng, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật... Công thức trên phản ánh sức sản xuất hay sức sinh lời của các chỉ tiêu đầu vào, chỉ tiêu này đặc trưng cho các kết quả đạt được trên một đơn vị chi phí và yêu cầu chung tối đa đạt được trên chi phí tối thiểu. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lại cũng có thể tính bằng cánh so sánh nghịch đảo: Hiệu quả kinh doanh  =  Chi phí đầu vào C     Kết quả đầu ra K   Công thức trên phản ánh sức hao phí của các chỉ tiêu đầu vào nghĩa là để có một đơn vị đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị đầu vào, mục tiêu là cực tiểu hoá chỉ tiêu này. I.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả: I.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động: - Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động bao gồm hiệu quả sử dụng lao động và tỷ suất lợi nhuận lao động. Hiệu quả sử dụng lao động (sức sản xuất của lao động) (Hn). Chỉ tiêu này phản ánh một lao động trong kỳ tạo được bao nhiêu đồng doanh thu và nếu hiệu suất sử dụng lao động càng tăng chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh càng được nâng cao. Do đó đây cũng chính là chỉ tiêu năng suất lao động (W). HN  =  Tổng doanh thu trong kỳ     Tổng số lao động trong kỳ   Tỷ suất lao động (RN) Chỉ tiêu này cho biết cứ một lao động trong kỳ làm được bao nhiêu đồng lợi nhuận. RN  =  Lợi nhuận trong kỳ     Tổng số lao động trong kỳ   Trong nhóm chỉ tiêu này có mối quan hệ:  Trong đó: L: lợi nhuận trong kỳ. DT: tổng doanh thu trong kỳ. N: tổng số lao động trong kỳ. : tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (doanh lợi sản xuất) biểu thị một đồng doanh thu trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận - Ngoài ra trong nhóm chỉ tiêu này còn có một nhóm chỉ tiêu khác nữa đó là chỉ tiêu “suất hao phí của lao động” thực chất đây là một chỉ tiêu nghịch đảo với chỉ tiêu “Sức sản xuất của lao động” nó cho ta biết để làm ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng chi phí cho lao động. Chỉ tiêu này càng giảm thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả. Suất hao phí của lao động  =  Tổng quỹ tiền lương     Tổng doanh thu trong kỳ   I.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh: Hiệu quả sử dụng vốn (HV). Là tỷ số giữa doanh thu trong kỳ và tổng số vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ. HV  =  Tổng doanh thu trong kỳ     Tổng số vốn SXKD trong kỳ   Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh đem lại mấy đồng doanh thu - nghĩa là biểu thị khả năng tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh của một đồng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn càng cao thể hiện hiệu quả kinh tế càng lớn. Như ta đã biết vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động (VLĐ), vì vậy ta có thêm các chỉ tiêu sau. Hiệu quả sử dụng vốn cố định (VCĐ) VCĐ  =  Tổng doanh thu trong kỳ     Tổng số vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ   Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định trong kỳ sản xuất ra bình quân bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này thể hiện trình độ sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) trong sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời của tài sản cố định. Ngoài ra hiệu quả sử dụng tài sản cố định còn có thể đánh giá theo phương pháp ngược lại công thức trên gọi là “Suất hao phí của TSCĐ”. Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu phải sử dụng bao nhiêu đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định. Kết quả càng giảm thì hiệu quá sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả. Suất hao phí của TSCĐ  =  Nguyên giá bình quân của TSCĐ     Doanh thu thuần trong kỳ   Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (VLĐ) HVLĐ  =  Tổng doanh thu trong kỳ     Tổng vốn lưu động bình quân trong kỳ   Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng doanh thu thuần trong kỳ. Sức sinh lợi của vốn lưu động  =  Lợi nhuận thuần     Vốn lưu động bình quân   Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận (lãi gộp) trong kỳ. Hai chỉ tiêu này tăng lên thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng chúng tăng lên và ngược lại. Khi đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh thì việc phân tích đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động cũng rất quan trọng. Bởi vốn lưu động vận động không ngừng và thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dữ trữ - sản xuất - tiêu thụ). Do đó việc đẩy nhanh tốc độ luân chuển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động người ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Số vòng quay vốn lưu động (VVLĐ). VLĐ  =  Tổng doanh thu thuần     Vốn lưu động bình quân   Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi là “Hệ số luân chuyển”. Thời gian của một vòng luân chuyển (TLC). TLC  =  Thời gian của kỳ phân tích     Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ   Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì thể hiện tốc độ luân chuyển càng lớn. Ngoài hai chỉ tiêu trên khi đánh giá và phân tích còn có thể tính ra chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (HĐM). HĐM  =  Vốn lưu động bình quân     Tổng doanh thu thuần   Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Qua chỉ tiêu này ta cũng biết được để có một đồng luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động. Ngoài việc phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động thì khi phân tích ta cần phải xem xét cả về hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lời (gọi là khả năng sinh lời của vốn). Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư quan tâm đặc biệt bởi nó gắn liền lợi ích của họ cả về hiện tại lẫn tương lai. Để đánh giá khả năng sinh lời của vốn người ta thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau: Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh (RV). RV  =  Tổng lợi nhuận trong kỳ     Tổng số vốn trong kỳ   Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bỏ ra để sản xuất kinh doanh trong kỳ thì sinh ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số doanh lợi doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợi nhuận. Hệ số doanh lợi doanh thu thuần  =  Vốn lưu động bình quân     Tổng doanh thu thuần   Trong nhóm chỉ tiêu này ta có mối quan hệ:  I.2.2.3. Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí: Hiệu quả sử dụng chi phí (HC). Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí sản xuất kinh doanh bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. HC  =  Tổng doanh thu trong kỳ     Tổng chi phí trong kỳ   Tỷ suất lợi nhuận chi phí (RC). Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. RC  =  Tổng lợi nhuận trong kỳ     Tổng chi phí trong kỳ   Trong nhóm chỉ tiêu này có mối quan hệ như sau:  Như vậy tỷ suất lợi nhuận chi phí bằng tích số của tỷ suất lợi nhuận doanh thu và hiệu suất sử dụng chi phí. I.3. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu hiệu quả: Sơ đồ 1.1 cho ta thấy để phản ánh hiệu quả của một chi phí nào đó (lao động, vốn hoặc giá thành) có hai chỉ tiêu hiệu quả tương ứng đó là chỉ tiêu về lợi nhuận và chỉ tiêu về năng suất. Từ hệ thống các chỉ tiêu ta có thể nhận thấy chúng có các mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ biểu diễn các chỉ tiêu hiệu quả doanh nghiệp  Kết quả    Lợi nhuận  Doanh thu   Chi phí  L  Rn  HL    V  RV  HV    Z  RZ (RC)  HZ (HC)   Mối quan hệ giữa hiệu quả lao động và hiệu quả vốn. Mối quan hệ giữa hiệu quả lao động và hiệu quả vốn thể hiện mối liên hệ nhất định giữa lao động sống và lao động vật hoá. Lao động sống trong quá trình phát triển sản xuất cùng với sự ứng dụng của khoa học tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thì dần dần nó được thay thế bằng lao động vật hoá và như vậy toàn bộ chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm ngày càng giảm. Trong quá trình này là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động và được thể hiện trong việc nâng cao chỉ tiêu trang bị vốn cho lao động. Như vậy muốn giảm chi phí cho lao động kể cả lao động sống lẫn lao động vật hoá cho một đơn vị sản phẩm cần thực hiện được một khối lượng sản xuất lớn bằng số vốn và tài sản vật chất được trang bị - nghĩa là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó suy ra các chỉ tiêu hiệu quả của lao động và các chỉ tiêu hiệu quả vốn có mối quan hệ mật thiết.  Tương tự: HL = HV . VL Ta thấy ở đây trang thiết bị vốn cho lao động (VL) và năng suất vốn (NV) là nguyên nhân tổng hợp chủ yếu của năng suất lao động. Lợi nhuận vốn (RV) là nguồn gốc của lợi nhuận lao động (RN). Ngoài ra chỉ tiêu trang bị vốn cho lao động là chỉ tiêu liên kết giữa hiệu quả lao động và hiệu quả vốn. Việc khảo sát mối quan hệ giữa hai loại chỉ tiêu này là một căn cứ để đánh giá sự tăng trưởng của hiệu quả giúp các nhà quản lý ra các quyết định trong điều hành sản xuất kinh doanh. Tất nhiên khi đi sâu vào nghiên cứu về vốn sản xuất kinh doanh phải phân tích hai thành phần vốn đó là vốn cố định và vốn lưu động. b) Mối quan hệ giữa hiệu quả vốn và hiệu quả giá thành. Chỉ tiêu hiệu quả vốn và hiệu quả chi phí khác nhau ở chỗ với hiệu quả vốn đó là mức vốn còn đối với hiệu quả chi phí đó là tiêu hao về lao động sống. Quan hệ giữa vốn và chi phí thường xuyên trong giá thành được thể hiện đặc trưng qua hai chỉ tiêu tốc độ chuyển vốn.  Nâng cao chỉ tiêu này là một nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả vì nó có nội dung kinh tế là giảm sử dụng vốn đối với một đơn vị sản phẩm. Tốc độ chu chuyển vốn cố định và vốn lưu động có khác nhau - đó là tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động cho phép tiết kiệm vốn và có thể sử dụng vốn đó cho đầu tư tài sản cố định. Còn tốc độ chu chuyển vốn cố định có thể tác động là giảm nhu cầu vốn đầu tư và trong điều kiện là tăng khối lượng sản xuất sẽ góp phần hạ chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Có thể nói rằng hiệu quả vốn càng lớn khi vốn được sử dụng càng nhanh và kết quả sản xuất càng cao so với tiêu hao về lao động vật hoá và lao động sống trong giá thành sản phẩm. Có thể nói rằng hiệu quả vốn càng lớn khi vốn được sử dụng càng nhanh và kết quả sản xuất càng lớn so với tiêu hao về số lượng vật hoá và lao động sống trong giá thành sản phẩm. Từ công thức:  Tương tự: HV = HZ . TCV Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn có vai trò liên kết giữa các chỉ tiêu hiệu quả vốn và hiệu quả giá thành. Từ các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu hiệu quả chúng ta có thể tổng hợp chung thành sơ đồ liên kết giữa các chỉ tiêu hiệu quả. I.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh: I.4.1. Các yếu tố khách quan: I.4.1.1. Môi trường kinh doanh: phân tích môi trường kinh doanh nhằm xác định thời cơ và các đe doạ từ môi trường, các yếu tố môi trường gồm có: Môi trường kinh tế: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ làm phát sinh thêm các nhu cầu mới, khả năng thanh toán tăng sẽ làm cho sức mua của các hàng hoá và dịch vụ tăng. Lúc này doanh nghiệp xẽ bán được nhiều hàng hoá đẫn đến doanh thu tăng, nhưng mối đe doạ mới lại xuất hiện từ đối thủ cạnh tranh, nhiệm vụ của doanh nghiệp là làm sao tận dụng cơ hội và đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý. - Tỷ lệ làm phát nhanh làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, đến hiệu quả đầu tư...tất cả những điều đó làm ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. - Tỷ giá hối đoái và giá trị đồng tiền trong nước có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện kinh tế mở, nếu đồng nội tệ tăng giá, các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm khả năng cạnh tranh ở nước ngoài vì khi đó giá bán của hàng hoá tính bằng đồng ngoại tệ sẽ cao hơn các đối thủ cạnh tranh, vì vậy khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ thấp, đối với doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng mặt khác sẽ thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài vì khi đó giá hàng nhập khẩu giảm. Như vậy đồng nội tệ tăng giá sẽ khuyến khích nhập khẩu. - Lãi xuất
Luận văn liên quan