I. Đặt vấn đề nghiên cứu
Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Dân cư tập chung về các thành phố lớn sinh sống làm cho mật độ dân số khu vực này tăng cao. Hơn nữa hệ thống giao thông của chúng ta còn yếu kém chưa thể đáp ứng nhu cầu đi lại dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, nhất là vào các giờ cao điểm.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông ở trung tâm thành phố là do số lượng phương tiện vận tải cá nhân tăng nhanh những năm gần đây, đặc biệt là xe máy. Vì vậy Hà Nội và các thành phồ lớn cần có các biện pháp về giao thông đô thị ngay từ bây giờ.
Một trong các giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề này là phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong thành phố. Nó đảm bảo được sự giao lưu bình thường hằng ngày giữa các khu vực của thành phố một cách nhanh chóng thuận lợi, tin cậy an toàn, giá cả phù hợp với người dân. Nhờ vậy có thể kiểm soát được ách tắc giao thông, nhất là trong giờ cao điểm; giảm tai nạn giao thông đến mức thấp nhất góp phần phát triển đô thị bền vững, nâng cấp cuộc sống đô thị.
Để phát triển hệ thống VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội và góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên cần phải xây dựng, cải tạo hệ thống điểm dừng đổ, điểm trung chuyển sao cho hợp lí và thuận tiện cho hành khách khi tham gia VTHKCC bằng xe buýt. Qua khảo sát sơ bộ thì tại khu vực ga Hà Nội lưu lượng tham gia VTHKCC là rất lớn, một điểm dừng xe buýt cùng chiều với ga Hà Nội cách ga khoảng 200m, điểm dừng ngược chiều với ga cách ga 200m. Điều này gây bất tiện cho hành khách khi đi từ ga Hà Nội ra điểm dừng xe buýt. Cần phải quy hoạch thiết kế một điểm trung chuyển ga Hà Nội để có thể kết hợp giữa VTHKCC và VTHK bằng đường sắt một cách hợp lí ngoài ra việc thiết kế điểm trung chuyển trước ga Hà Nội sẽ giúp hành khách ra vào ga dễ dàng và an toàn.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Quy hoạch điểm trung chuyển ga Hà Nội bao gồm: thiết kế một điểm trung chuyển phục vụ cho hành khách tham gia VTHKCC và có thể kết hợp 1 cách hiệu quả với VTHK đường sắt.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực ga Hà Nội trên trục đường Lê Duẫn.
III. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
- Mục đích: Quy hoạch điểm trung chuyển Ga Hà Nội.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu các tài liệu số liệu sẵn có
- Giáo trình quy hoạch giao thông đô thị.
- Giáo trình môn tổ chức giao thông đô thị.
- Các tài liệu chuyên ngành về tổ chức vận hành đường sắt.
2. Khảo sát thu thập số liệu hiện trường
- Xác định hiện trạng CSHT tuyến giao thông Lê Duẫn như chiều rộng, diện tích vỉa hè
- Hiện trạng khu vực trước ga Hà Nội
- Xác định hiện trạng lưu lượng các tuyến xe buýt, điều kiện vận hành như khoảng cách điểm dừng đỗ, tần suất chạy xe trong giờ cao điểm và bình thường.
- Đếm lưu lượng giao thông tại mặt cắt và tại nút giao thông : tiến hành đếm phân tích trong 1 ngày bình thường và một ngày cao điểm
3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thu thập số liệu:
Tiến hành điều tra số lượng hành khách đi lại bằng VTHKCC vào giờ cao điểm và bình thường
Điều tra số lượng xe buýt đi qua ga Hà Nội vào giờ cao điểm và bình thường
Xử lý số liệu:
- Sử dụng autocad để thiết kế điểm trung chuyển
- Sử dụng các phần mềm như Microsoft Excel để xử lý các kết quả
- Sử dụng Microsoft office 2003để viết đồ án tốt nghiệp
- Sử dụng Microsoft PowerPoint để trình diễn báo cáo
V. Kết cấu của đồ án.
Đồ án ngoài phần mở đầu và kết luận ra còn có ba chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận về quy hoạch điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng.
Chương 2: Hiện trạng hệ thống điểm trung chuyển VTHKCC ở Hà Nội và hiện trạng nhu cầu trung chuyển hành khách tại ga Hà Nội.
Chương 3: Phương án quy hoạch điểm trung chuyển ga Hà Nôi
72 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phương án quy hoạch điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng ga Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề nghiên cứu
Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Dân cư tập chung về các thành phố lớn sinh sống làm cho mật độ dân số khu vực này tăng cao. Hơn nữa hệ thống giao thông của chúng ta còn yếu kém chưa thể đáp ứng nhu cầu đi lại dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, nhất là vào các giờ cao điểm.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông ở trung tâm thành phố là do số lượng phương tiện vận tải cá nhân tăng nhanh những năm gần đây, đặc biệt là xe máy.. Vì vậy Hà Nội và các thành phồ lớn cần có các biện pháp về giao thông đô thị ngay từ bây giờ.
Một trong các giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề này là phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong thành phố. Nó đảm bảo được sự giao lưu bình thường hằng ngày giữa các khu vực của thành phố một cách nhanh chóng thuận lợi, tin cậy an toàn, giá cả phù hợp với người dân. Nhờ vậy có thể kiểm soát được ách tắc giao thông, nhất là trong giờ cao điểm; giảm tai nạn giao thông đến mức thấp nhất góp phần phát triển đô thị bền vững, nâng cấp cuộc sống đô thị.
Để phát triển hệ thống VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội và góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên cần phải xây dựng, cải tạo hệ thống điểm dừng đổ, điểm trung chuyển sao cho hợp lí và thuận tiện cho hành khách khi tham gia VTHKCC bằng xe buýt. Qua khảo sát sơ bộ thì tại khu vực ga Hà Nội lưu lượng tham gia VTHKCC là rất lớn, một điểm dừng xe buýt cùng chiều với ga Hà Nội cách ga khoảng 200m, điểm dừng ngược chiều với ga cách ga 200m. Điều này gây bất tiện cho hành khách khi đi từ ga Hà Nội ra điểm dừng xe buýt. Cần phải quy hoạch thiết kế một điểm trung chuyển ga Hà Nội để có thể kết hợp giữa VTHKCC và VTHK bằng đường sắt một cách hợp lí ngoài ra việc thiết kế điểm trung chuyển trước ga Hà Nội sẽ giúp hành khách ra vào ga dễ dàng và an toàn.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Quy hoạch điểm trung chuyển ga Hà Nội bao gồm: thiết kế một điểm trung chuyển phục vụ cho hành khách tham gia VTHKCC và có thể kết hợp 1 cách hiệu quả với VTHK đường sắt.
Phạm vi nghiên cứu: Khu vực ga Hà Nội trên trục đường Lê Duẫn.
III. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích: Quy hoạch điểm trung chuyển Ga Hà Nội.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu các tài liệu số liệu sẵn có
Giáo trình quy hoạch giao thông đô thị.
Giáo trình môn tổ chức giao thông đô thị.
Các tài liệu chuyên ngành về tổ chức vận hành đường sắt.
2. Khảo sát thu thập số liệu hiện trường
Xác định hiện trạng CSHT tuyến giao thông Lê Duẫn như chiều rộng, diện tích vỉa hè…
Hiện trạng khu vực trước ga Hà Nội
Xác định hiện trạng lưu lượng các tuyến xe buýt, điều kiện vận hành như khoảng cách điểm dừng đỗ, tần suất chạy xe trong giờ cao điểm và bình thường.
Đếm lưu lượng giao thông tại mặt cắt và tại nút giao thông : tiến hành đếm phân tích trong 1 ngày bình thường và một ngày cao điểm
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thu thập số liệu:
Tiến hành điều tra số lượng hành khách đi lại bằng VTHKCC vào giờ cao điểm và bình thường
Điều tra số lượng xe buýt đi qua ga Hà Nội vào giờ cao điểm và bình thường
Xử lý số liệu:
- Sử dụng autocad để thiết kế điểm trung chuyển
- Sử dụng các phần mềm như Microsoft Excel để xử lý các kết quả
- Sử dụng Microsoft office 2003để viết đồ án tốt nghiệp
- Sử dụng Microsoft PowerPoint để trình diễn báo cáo
V. Kết cấu của đồ án.
Đồ án ngoài phần mở đầu và kết luận ra còn có ba chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận về quy hoạch điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng.
Chương 2: Hiện trạng hệ thống điểm trung chuyển VTHKCC ở Hà Nội và hiện trạng nhu cầu trung chuyển hành khách tại ga Hà Nội.
Chương 3: Phương án quy hoạch điểm trung chuyển ga Hà Nôi
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU i
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH ĐIỂM TRUNG CHUYỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG 1
1.1: Tổng quan về điểm trung chuyển VTHKCC. 1
1.1.1: Khái quát điểm trung chuyển. 1
1.1.2: Chức năng cơ bản của điểm trung chuyển: 2
1.1.3: Phân loại điểm trung chuyển. 3
1.1.4: Các hạng mục cơ bản của điểm trung chuyển. 4
1.1.5: Tổ chức điểm trung chuyển. 4
1.1.6: Các tiêu chuẩn của điểm trung chuyển. 4
1.2: Quá trình lập quy hoạch điểm trung chuyển VTHKCC 5
1.2.1: Quá trình nghiên cứu lập quy hoạch 5
1.2.2: Quy hoạch điểm trung chuyến VTHKCC. 12
CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐIỂM TRUNG CHUYỂN VTHKCC Ở TP. HÀ NỘI VÀ NHU CẦU TRUNG CHUYỂN HÀNH KHÁCH TẠI GA HÀ NỘI 16
2.1: Tổng quan về VTHKCC ở Hà Nội. 16
2.1.1: Hiện trạng hệ thống VTHKCC bằng xe buýt của thành phố Hà Nội 16
2.1.2: Định hướng phát triển hệ thống VTHKCC ở HN đến 2010 23
2.1.3: Hiện trạng và dự báo nhu cầu đi lại TP Hà Nội đến năm 2010 26
2.2. Hiện trạng về nhu cầu trung chuyển hành khách tại ga Hà Nội. 33
2.2.1. Hiện trạng khu vực ga Hà Nội. 33
2.2.2. Hiện trạng tham gia VTHKCC tại khu vực ga Hà Nội trên trục đường Lê Duẫn. 38
2.2.3: Điều tra khảo sát nhu cầu đi lại bằng xe buýt tại ga Hà Nội. 42
CHƯƠNG III: QUY HOẠCH ĐIỂM TRUNG CHUYỂN VTHKCC GA HÀ NỘI. 46
3.1. Sự cần thiết phải quy hoạch điểm trung chuyển ga Hà Nội 46
3.2. Mục tiêu, yêu cầu khi lập quy hoạch điểm trung chuyển ga Hà Nội. 46
3.2.1. Mục tiêu quy hoạch điểm trung chuyển ga Hà Nội. 46
3.2.2. Yêu cầu quy hoạch điểm trung chuyển ga Hà Nội 46
3.3 Lợi ích của hành khách khi có điểm trung chuyển. 47
3.4. Các hạng mục chính của điểm trung chuyển ga Hà Nội 49
3.5 Lựa chọn vị tri quy hoạch điểm trung chuyển 49
3.6. Tính toán công nghệ cho điểm trung chuyển ga Hà Nội. 53
3.6.1 Diện tích của nhà chờ. 53
3.6.2 Chiều dài an toàn cho phương tiện đón trả khách. 54
3.6.3 Diện tích bãi đỗ xe nằm bên quảng trường phía Bắc. 54
3.7. Tổ chức hệ thống giao thông. 57
3.7.1. Tổ chức lại hệ thống giao thông. 57
3.7.2. Tổ chức lại vị trí điểm dừng 58
3.7.3 Tổ chức lại mạng lưới xe buýt. 59
3.8. Xây dựng điểm trung chuyển xe buýt kết hợp với Vận tải đường sắt. 61
3.8.1 Các điều kiện để có thế phối hợp biểu đồ vận hành của mạng lưới VTHKCC: 61
3.8.2 Thời gian tàu chạy và đến ga Hà Nội. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.
GTVT
Giao thông vận tải
GTĐT
Giao thông đô thị
PTVT
Phương tiện vận tải
VTHKCC
Vận tải hành khách công cộng
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TCTK
Tiêu chuẩn thiết kế
CSHT
Cơ sở hạ tầng
KTXH
Kinh tế xã hội
Xcqd/h
Xe con quy đổi/ giờ
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH ĐIỂM TRUNG CHUYỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
1.1: Tổng quan về điểm trung chuyển VTHKCC.
1.1.1: Khái quát điểm trung chuyển.
a. Khái niệm về điểm trung chuyển.
- Điểm trung chuyển là một bộ phận của hệ thống giao thông tĩnh, mà tại đó hành khách có thể chuyển từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác hoặc giữa các phương tiện trong cùng một phương thức trong quá trình đi lại.
- Các điểm trung chuyển là nơi để chuyển tải hàng hóa và hành khách trong cùng một phương thức vận tải hoặc giữa các phương thức vận tải trong quá trình vận tải đa phương thức. Trong các đô thị điểm trung chuyển vận tải hành khách nội đô có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống giao thông tĩnh.
“ Nguốn: ThS Trần Thị Lan Hương – Bộ môn Vận tải Đường Bộ TP”
b. Đặc điểm của điểm trung chuyển.
- Các điểm trung chuyển trong vận tải xe buýt được bố trí gần các đầu mối giao thông của nhiều phương thức vận tải. Trong thực tế người ta thường bố trí các điểm trung chuyển giữa xe buýt với một trong các phương thức vận tải như Metro, Troleybus, và vận tải liên tỉnh cũng có thể bố trí điểm trung chuyển tại nơi có nhiều tuyến buýt đi qua.
- Về quy mô điểm trung chuyển thường có các dịch vụ phục vụ hành khách, dịch vụ phục vụ phương tiện và phục vụ lái xe. Theo tính toán một điểm trung chuyển trung bình thường phục vụ cho khoảng 4-5 tuyến buýt hoặc giữa các tuyến buýt với các phương thức vận tải khác và có diện tích khoảng 200 – 300 m2
- Thông tin tại các điểm trung chuyển gồm: Lộ trình các tuyến, khoảng cách chạy xe của từng tuyến, giá vé và các điểm bán vé, và các quy định trong trường hợp đặc biệt ( ngày lễ, đối tượng ưu tiên…..)
- Là nơi tác nghiệp đón trả hành khách tham gia vận tải hành khách công cộng.
- Là nơi chuyển tải hành khách trong cùng một phương thức vận tải hành khách bằng xe buýt hoặc giữa VTHKCC bằng xe buýt với các loại hình vận tải khác như vận tải đường sắt…
- Là nơi có số lượng hành khách có nhu cầu đi lại trong đô thị bằng phương thức VTHKCC lớn.
- Điểm trung chuyển sẽ được đặt ở khu vực có mật độ dân cư cao với các vị trí giao thông thuận lợi như trung tâm thành phố hoặc các nút giao trên đường vành đai. Điểm trung chuyển phải đảm bảo sự đi lại của hành khách với thiết kế kiến trúc hợp lí. Các điểm trung chuyển nên được bố trí tại các địa điểm có người dân dễ tiếp cận.
c. Vai trò của điểm trung chuyển.
Điểm trung chuyển có vị trí rất quan trọng đối với hệ thống vận tải hành khách công cộng, đối với toàn bộ mạng lưới nếu điểm trung chuyển được bố trí ở vị trí hợp lí sẽ có tác dụng làm giãm tải cho toàn bộ hệ thống đặc biệt là vào giờ cao điểm tránh tình trạng các phương tiện phải nối đuôi nhau, gây ách tắc giao thông, bên cạnh đó sẽ có tác dụng thiết lập và hoàn thiện các tuyến vận tải. Đối với hành khách việc bố trí hợp lý các điểm trung chuyển sẽ tạo điều kiện dễ dàng thực hiện các chuyến đi giãm thời gian chờ đợi và thời gian chuyển tuyến.
1.1.2: Chức năng cơ bản của điểm trung chuyển:
Cải thiện chất lượng dịch vận hành, tạo sự liên thông cho các tuyến xe buýt, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho hành khách tiếp cận xe buýt tại điểm trung chuyển. Điều này sẽ thu hút được lượng hành khách tham gia VTHKCC bằng xe buýt nhiều hơn.
Nâng cao năng lực hoạt động của xe buýt và tổ chức hợp lý các tuyến xe buýt tại các điểm trung chuyển.
Sử dụng không gian hợp lý, đảm bảo trật tự an toàn giao thông góp phần giãm thiểu ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông.
Tổ chức cho xe buýt vận hành trong không gian nhất định, tách dòng xe buýt tránh tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm khi xe buýt dừng đón trả khách
Các điểm trung chuyển trên tuyến thường được kết hợp với các điểm dừng nơi tập trung nhiều tuyến xe buýt đi qua, không có công trình phụ trợ. Tại một số điểm trung chuyển lớn, tấn suất hoạt động của các tuyến buýt cao nhưng chỉ có một điểm dừng xe buýt nên xảy ra tình trạng các xe buýt phải chờ, nối đuôi nhau vào điểm dừng gây ùn tắc giao thông.
Điểm trung chuyển xe buýt đã và đang đem lại hiệu quả cho hoạt động vận tải hành khách công cộng, tạo cảnh quan và văn minh đô thị cho thủ đô Hà Nội góp phần làm giãm ùn tắc giao thông, giãm ô nhiễm môi trường. Với tốc độ phát triển VTHKCC nhanh chóng như hiện nay thành phố cũng như nghành Giao thông công chính cần quan tâm đến giao thông tĩnh đặc biệt là xây dựng và cải tạo các điểm trung chuyển xe buýt tại các vị trí cần thiết.
1.1.3: Phân loại điểm trung chuyển.
Chủ yếu có 4 cách phân loại điểm trung chuyển cơ bản sau:
- Theo chức năng và nhiệm vụ:
+ Điểm trung chuyển hành khách
+ Điểm trung chuyển hàng hóa.
+ Điểm trung chuyển cả hành khách và hàng hóa.
- Theo hiện trạng và vị trí đặt điểm trung chuyển:
+ Điểm trung chuyển đầy đủ: tương tự như các điểm đầu cuối, điểm trung chuyển đầy đủ có diện tích hợp lí cho các bộ phận, chức năng văn phòng thương mại, khu vực để xe máy, xe đạp, bến đón trả hành khách.
+ Điểm trung chuyển nhỏ: Hành khách phải đi qua đường để tới bến nằm trên giải phân cách giữa. Ví du: điểm trung chuyển Cầu Giấy.
- Theo phương thức vận tải:
+ Điểm trung chuyển của 1 loại phương thức như điểm trung chuyển dành cho xe buýt.
+ Điểm trung chuyển đa phương thức: kết hợp nhiều phương thức vận tải với nhau.
- Theo luồng tuyến hoạt động:
+ Điểm trung chuyển trong đô thị.
+ Điểm trung chuyển giữa đô thị với các khu vực lân cận.
1.1.4: Các hạng mục cơ bản của điểm trung chuyển.
Điểm trung chuyển VTHKCC là một tổ hợp gồm các hạng mục chính sau:
+ Hệ thống ghế ngồi dành cho hành khách đợi xe buýt.
+ Hệ thống cấp điện- chiếu sáng.
+ Hệ thống biển báo, thông tin về lộ trình các tuyến, bản đồ dành cho hành khách.
+ Hệ thống cây xanh tạo cảnh quan quanh khu vực điểm trung chuyển.
+ Hệ thống thu gom rác – Vệ sinh môi trường.
+ Hệ thống thoát nước.
1.1.5: Tổ chức điểm trung chuyển.
Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cho từng phương tiện vận tải
- Môi trường đi bộ và đợi xe của hành khách phải an toàn.
- An toàn giao thông và phương tiện cho người đi xe đạp.
- Đủ không gian vận hành cho phương tiện công cộng.
- Bãi đỗ chờ khách cho xe taxi.
- Bãi đỗ tạm thời và bãi gửi xe cho hành khách đi phương tiện công cộng.
“ Nguồn: Ts Khuất Việt Hùng “.
1.1.6: Các tiêu chuẩn của điểm trung chuyển.
- Điểm trung chuyển trên đường bộ phải đảm bảo đúng Luật Giao thông đường bộ.
- Điểm trung chuyển xe buýt phải có ghế để khách ngồi chờ.
- Điểm trung chuyển là phải kết hợp được nhiều hình thức vận tải với nhau. Điểm trung chuyển phải kết hợp được nhiều phương thức thì mới có thể nâng cao năng xuất phục vị hành khách, đạt được hiệu quả tối đa của điểm trung chuyển.
- Thiết kế điểm trung chuyển phải giải quyết được các vấn đề về giao thông thông qua việc tạo ra một đảo tròn giúp giãm số điểm xung đột.
- Xây dựng một điểm trung chuyển xe buýt đáp ứng điều kiện hiện trạng và tương thích với các dự án trong tương lai kết nối tới khu vực ( BRT, metro).
- Nâng cao được năng lực vận chuyển hành khách của xe buýt. Đây là một trong những tiêu chuẩn cơ bản và quan trọng của điểm trung chuyển.
- Điểm trung chuyển phục vụ người tàn tật đi xe lăn phải xây dựng lối lên xuống thuận tiện cho xe lăn và vị trí dành riêng cho người tàn tật.
- Trong điểm trung chuyển phải niêm yết đầy đủ các thông tin về các tuyến xe buýt: Số hiệu tuyến, tên tuyến, lộ trình tuyến, tần suất xe chạy, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại liên hệ; ngoài ra còn phải có bản đồ xe buýt của tất cả các tuyến xe buýt đang hoạt động.
- Khi thiết kế điểm trung chuyển thì phải quan tâm đến vấn đề cải thiện cảnh quan khu vực. Việc quan tâm đến cảnh quan sẽ dễ thu hút được hành khách tham gia VTHKCC hơn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đô thị và môi trường sống của người dân khu vực xung quanh.
- Làm sao có thể thu hút được lượng hành khách tham gia VTHKCC bằng xe buýt nhiều hơn khi chưa thiết kế điểm trung chuyển. Quy mô của điểm trung chuyển phải đáp ứng được các nhu cầu cho hành khách tham gia.
1.2: Quá trình lập quy hoạch điểm trung chuyển VTHKCC
1.2.1: Quá trình nghiên cứu lập quy hoạch
1.2.1.1: Khái niệm quy hoạch GTVTĐT
Quy hoạch: Là việc chuẩn bị và nghiên cứu của một quá trình ra quyết định với một đối tượng cụ thể.
GTVT: Là sự thay đổi về địa điểm của con người, hàng hoá, thông tin và năng lượng.
Quy hoạch giao thông vận tải: là việc chuẩn bị và nghiên cứu của một quá trình ra quyết định với đối tượng là sự thay đổi về địa điểm của con người, hàng hóa, thông tin và năng lượng. Thông qua tác động của việc thực hiện các giải pháp về xây dựng, quản lý và các giải pháp khác.
Quy hoạch GTVTĐT: là một bộ phận của quy hoạch không gian, là sự thông qua các tác động của việc thực hiện các giải pháp về xây dựng, quản lý và các giải pháp khác đến hoạt động giao thông vận tải.
( theo bài giảng Quy hoạch giao thông vận tải – Ts Khuất Việt Hùng )
Đô thị hóa kéo theo sự gia tăng số lượng và dân cư , đòi hỏi sự gia tăng về đất đai xây dựng. Chức năng và hoạt động của đô thị ngày càng đa dạng và phức tạp, nhu cầu của xã hội và con người ngày càng cao. Quy hoạch đô thị là những hoạt động định hướng của con người tác động vào không gian, kinh tế, và xã hội theo những mục đích của con người, tạo ra môi trường sống văn hóa, tiện lợi và kinh tế, thỏa mãn hài hòa những nhu cầu của con người. Quy hoạch đô thị cần phải đạt được 3 tiêu chuẩn sau:
+ Tạo lập tối ưu các điều kiện không gian cho quá trình mở rộng của xã hội.
+ Phát triển tổng hợp và toàn diện những điều kiện sống, điều kiện lao động và những tiền đề phát triển nhân cách, mối quan hệ cộng đồng của con người.
+ Tạo lập tối ưu quá trình trao đổi chất giữa con người và thiên nhiên, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Quy hoạch đô thị vừa nghiên cứu giải quyết những vấn đề tổng thể chung, vừa nghiên cứu và giải quyết những vấn đề riêng rexcuar đô thị nhằm tạo nên một cơ cấu đô thị thống nhất cân đối và hài hòa.
- Quy hoạch giao thông vận tải đô thị: là một phần trong quy hoạch đô thị, bao gồm tất cả những hoạt động có định hướng tác động lên hệ thống giao thông vận tải nhằm đạt được những mục đích nhất định, thõa mãn nhu cầu của người dân đô thị.
1.2.1.2: Mục đích, bản chất và yêu cầu của Quy hoạch GTVTĐT.
a. Mục đích
Trong bất kì một đô thị nào thì việc đánh giá trình độ phát triển vè kinh tế, xã hội đều có thể được đánh giá thông qua hệ thống GTVT của đô thị đó. Khó có thể nói rằng một đo thị là phát triển nếu hệ thống GTVT của nó không thỏa mãn được nhu cầu vận chuyển cả về hành khách cũng như hàng hóa của khách hàng tức là những người có nhu cầu về vận tải.
Mặt khác khi định hướng phát triển một đô thị thì yếu tố quan trọng cần chú ý đó là quy hoạch hệ thống GTVT trong đô thị ấy. Công tác này được thực hiện nhằm mục đích đãm bảo sự gia lưu trong nội đô, giữa nội đô với bên ngoài nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, tin cậy, đạt trình độ hiện đại văn minh ngang tầm với sự phát triển của đô thị. Các mục đích này được thể hiện như sau:
+ Về mạng lưới giao thông ( giao thông động, giao thông tĩnh và các cơ sở vật chất khác với tất cả các loại hình vận tải đô thị) phải có cơ cấu thích hợp và hoàn chỉnh tạo ra sự giao lưu hợp lí trong toàn bộ đô thị để đáp ứng tốt nhất quá trình vận chuyển.
+Về vận tải, đặc biệt là vận tải công cộng phải đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, an toàn, thuận tiện. Đảm bảo các chỉ tiêu vận tải đạt được phải tương xứng với quy mô đô thị.
+ Sự phát triển về tổ chức GTVT phải đảm bảo tương xứng với trình độ phát triển kinh tế-xã hội của đô thị và đạt hiệu quả về mọi mặt kinh tế, xã hội, môi trườngvà góp phần giữ gìn trật tự kỷ cương đô thị làm giảm tối đa thiệt hại do nạn ùn tắc giao thông, tai nạn…
b. Bản chất
- Lập quy hoạch là hoạt động hướng mục tiêu.
- Lập quy hoạch nhằm hướng tới tương lai.
- Quy hoạch nhằm phục vụ quyền lợi của một số nhóm mục tiêu, do đó quy hoạch cần có căn cứ và dễ hiểu .
- Quy hoạch là một quá trình thực hiện liên tục và có tính lặp, không có điểm đầu và cũng không có điểm kết thúc. Bản quy hoạch chỉ là hồ sơ trong các giai đoạn cụ thể của toàn bộ quá trình quy hoạch.
- Lập quy hoạch bị tác động của các lợi ích chủ quan.
- Lập quy hoạch cần đảm bảo tính khách quan và toàn diện.
- Quy hoạch là nhiệm vụ có tính liên kết hợp tác, thường có sự phối hợp của nhiều ngành khoa học.
c. Yêu cầu
Nhằm đạt được các mục đích trên thì việc quy hoạch phát triển GTVT đô thị phải tuân theo một số nguyên tắc sau:
- Quy hoạch GTVT đô thị phải được tiến hành theo một quy hoạch thống nhất phù hợp với chiến lược phát triển của đô thị.
+ Khi đề ra chiến lược nhằm phát triển đô thị thì chiến lược này phải đảm bảo tính tổng thể toàn diện và đồng bộ giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống đô thị, tức là các ngành, các khu dân cư, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị…. mà giao thông vận tải đô thị ở đây là bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Do đó, khi quy hoạch hệ thống GTVT đô thị phải dựa trên chiến lược kinh tế, xã hội của đô thị.
+ Xu thế đô thị hóa ngày càng gia tăng, đặc biệt là các nước đang phát triển và chậm phát triển. Quá trình cũng kéo theo hàng loạt sự thay đổi lớn về mọi mặt kinh tế xã hội đô thị như