“Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước , của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc , gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo của mỗi nước , với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”
Đó là lời mở đầu của Bản chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá 8
Quán triệt tinh thần và nội dung của chỉ thị nêu trên , từ đó cho đến nay công tác bảo vệ môi trường, chống suy thoái môi trường trong mọi lĩnh vực đời sống, công nghiệp đã và đang được các ngành các cấp , mọi người dân, mọi cơ sở sản xuất công nghiệp hết sức quan tâm .
91 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2446 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quá trình xử lý và thu hồi NH3 trong khí phóng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời nói đầu 5
Phần I.Tổng quan 7
Chương I. Ô nhiễm không khí do khí thải trong công nghiệp hoá chất 7
I.Các nguồn gây ô nhiễm khí trong công nghiệp sản xuất hoá chất 7
1.Công nghiệp sản xuất axit Sunfuric 7
2.Công nghiệp sản xuất axit Nitric 8
3.Công nghiệp sản xuất giấy 8
4.Công nghiệp sản đồ nhựa 9
5.Công nghiệp lọc hoá dầu 9
6.Công nghiệp sản xuất phân bón 10
7.Công nghiệp sản xuất xi măng 10
8.Công nghiệp sản xuất lưu huỳnh 10
II.Lượng hơi và khí độc hại rò rỉ từ các thiết bị công nghệ 11
III.Tác hại của các chất gây ô nhiễm khí 15
1.Khí CO 15
2.Khí Nitơ oxit 16
3.Khí SO2 17
4.Khí H2S 17
5.Khí Clo 18
6.Khí Amoniac 18
IV.Một số phương pháp xử lý khí thải trong công nghiệp hoá chất 19
1. Một số phương pháp xử lý khí thải trong công nghiệp hoá chất 19
2. Phương pháp hấp thụ xử lý khí thải chứa NH3 22
a.Nguyên lý quá trình 22
b.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình 23
Chương II.Công nghệ sản xuất NH3 24
I.Lịch sử phát triển của công nghệ tổng hợp NH3 24
II.Giới thiệu chung về quá trình tổng hợp Amoniac 24
III.Tính chất của Amoniac 25
IV.Cơ sở lý luận quá trình tổng hợp NH3. 27
V.Dây chuyền sản xuất NH3. 33
VI.Thuyết minh lưu trình công nghệ 36
Chương III.Tính cân bằng vật chất của quá trình phóng không 38
I.Cân bằng vật chất cho tháp tổng hợp NH3. 40
II.Cân bằng vật chất cho thiết bị làm lạnh bằng H2O 43
III.Cân bằng vật chất cho quá trình phóng không 47
IV.Tính cân bằng vật chất cho quá trình phóng không theo
năng suất phân xưởng 51
Phần II. Quá trình xử lý và thu hồi NH3 trong khí phóng không 53
Chương I. Lập luận tính kinh tế của quá trình xử lý và
thu hồi NH3 trong khí phóng không 53
Chương II. Dây chuyền công nghệ quá trình hấp thụ NH3
trong khí phóng không 54
Chương III.Tính toán quá trình hấp thụ NH3 trong khí
phóng không 56
I.Tính toán thiết bị chính 56
II.Tính toán cơ khí 66
III.Tính toán thiết bị phụ 75
IV.Tính cân bằng nhiệt lượng cho quá trình hấp thụ 88
V.Tính cân bằng vật chất cho quá trình nhả hấp thụ .90
Kết luận 91
Tài liệu tham khảo 92
LờI NóI ĐầU
“Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước , của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc , gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo của mỗi nước , với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”
Đó là lời mở đầu của Bản chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá 8
Quán triệt tinh thần và nội dung của chỉ thị nêu trên , từ đó cho đến nay công tác bảo vệ môi trường, chống suy thoái môi trường trong mọi lĩnh vực đời sống, công nghiệpđã và đang được các ngành các cấp , mọi người dân, mọi cơ sở sản xuất công nghiệp hết sức quan tâm .
Mặc dù vậy môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng, đặc biệt tại các khu công nghiệp vẫn có những dấu hiệu ô nhiễm đáng lo ngại . Phần lớn các nhà máy xí nghiệp chưa được trang bị hoặc trang bị thiếu đồng bộ các hệ thống xử lý khí thải, bụi, nước thải và hàng ngày thải vào bầu khí quyển một lượng khổng lồ các chất độc hại gây ô nhiễm nghiêm trọng cả một vùng rộng lớn quanh nhà máy.
Do đặc thù của công nghiệp hoá chất, khí thải của các nhà máy hoá chất còn chứa rất nhiều các khí độc hại và nồng độ của chúng vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Theo tính chất hoá lý người ta phân loại khí thải làm hai nhóm : Nhóm vô cơ bao gồm các khí SO2 , SO3 , H2S , CO , CO2 , NOX , NH3 , HCl , H2SO4 , HFNhóm hữu cơ bao gồm : Benzen , butan , axeton , các axit hữu cơ , các dung môi hữu cơ.
Tuỳ theo thành phần và khối lượng khí thải để tiến hành một phương pháp xử lý phù hợp, đảm bảo kỹ thuật xử lý và tính kinh tế của phương pháp đó . Khi lựa chọn thiết bị làm sạch khí thải cần phải tính đến hiệu quả làm sạch, những chi phí đầu tư ban đầu , những chi phí trong quá trình vận hành , tuổi thọ của hệ thống xử lý, đơn giản trong vận hành , dễ dàng kiểm tra sửa chữa , chi phí điện năng hợp lý
Trong nội dung thiết kế tốt nghiệp này, em đã tiến hành tính toán, thiết kế hệ thống xử lý , thu hồi khí NH3 trong khí phóng không của nhà máy sản xuất NH3. Dù đã hết sức cố gắng nhưng bản tính toán và thiết kế còn nhiều hạn chế , em rất mong được các thầy cô hướng dẫn chỉ bảo thêm.
Sinh viên Đào Xuân Huần
Phần i.Tổng quan
Chương I. Ô nhiễm không khí do khí thải trong công nghiệp hoá chất.
I.Các nguồn gây ô nhiễm trong công nghiệp hoá chất
Công nghệ hoá chất bao gồm rất nhiều loại nhà máy, sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, phục vụ cho đời sống, công nghiệp, quốc phòng, và do đó về khía cạnh ô nhiễm khí cũng có rất nhiều vấn đề chuyên môn riêng biệt và đa dạng
Một số nguồn ô nhiễm khí điển hình trong công nghệ hoá chất như sau:
1.Công nghiệp sản xuất Axit sunfuric
Axit sunfuric H2SO4 có thể được sản xuất từ lưu huỳnh đơn chất ( S có thể được thu từ khí đốt thiên nhiên), từ Sunfua Sắt, quặng FeS2 , phản ứng xảy ra như sau:
Từ lưu huỳnh S + O2 đ SO2
Từ quặng Pirit 4 FeS2 + 1102 đ2 Fe2O3 + 8SO2
Sunfua đioxit thu được từ quá trình nung đốt trên đây thường có hàm lượng từ 8 á 44% được cho tiếp xúc với chất xúc tác ở nhiệt độ 4500C để oxi hoá SO2.
2 SO2 + O2đ 2 SO3
Tiếp theo SO3 được hấp thụ bởi H2SO4 loãng để đạt được độ đậm đặc theo yêu cầu:
SO3 + H2O Û H2SO4
Trong thiết bị oxi hoá xúc tác nhiều lớp (4 á 5 lớp) tỷ lệ SO2 được chuyển hoá là 96 á 98%, phần còn lại được phát thải vào khí quyển. Đối với nhà máy công suất 1500 tấn H2SO4/ ngày, lượng phát thải ( nhờ nâng cao hiệu quả chuyển đổi ) có thể hạ xuống từ 44 xuống 4 tấn / ngày, từ đó làm tăng thêm 54 tấn H2SO4/ ngày
Nồng độ SO2 trong khi thải của dây chuyền sản xuất H2SO4 hiện đại có thể đạt 1,33g/ m3.
2.Công nghệ sản xuất axit nitric: HNO3
Phương pháp phổ biến để điều chế axit nitric là đốt có xúc tác Amôniac trong không khí. Các phản ứng xảy ra như sau:
4NH3 + 5 O2 đ 4 NO + 6 H2O + Q
2NO + O2 đ 2 NO2 + Q
3NO2 + H2O 2HNO3 + NO + Q
Chất ô nhiễm phát thải vào khí quyển chủ yếu là NO2 (nồng độ phát thải ở ống khói dao động ở khoảng 1500 á 3000ppm), ngoài ra còn có NO, NH3 . Công nghệ tiên tiến đã cho phép hạ nồng độ khí NOx phát thải xuống còn 300 ppm
3.Công nghiệp sản xuất giấy
Chất gây ô nhiễm chủ yếu thoát ra từ công nghiệp sản xuất giấy là khí SO2 , H2S, mùi hôi thối , buồn nôn . Giấy là sản phẩm thu được bằng cách ép các lớp sợi Xenlulozơ. Nguyên liệu làm giấy là gỗ. Dăm gỗ được ngâm và nấu dưới áp suất cao trong xút (NaOH) và natri sunfua (NaS)
Kết quả là thu được dung dịch bột giấy màu đen có chứa một lượng nhỏ các chất H2S và các hợp chất Sunfua hữu cơ tạo ra mùi hôi thối khó chịu.
Ngoài ra khi hoàn nguyên dung dịch nấu bột giấy để tái sử dụng bằng cách cho bốc hơi, cặn bã được đốt trong các lò đặc biệt để tạo thành tro natrisunfit Na2SO3 và natri cacbonnat Na2CO3. Trong quá trình này thoát ra nhiều khí H2S và các chất CH3HS , (CH3)2S , (CH3)2S2 có mùi hôi thối khó chịu đặc trưng cho công nghiệp giấy.
4.Công nghiệp sản xuất đồ nhựa:
Công nghiệp sản xuất gia công đồ nhựa tuy không phải là các nguồn ô nhiễm lớn, tuy nhiên lại rất đa dạng do sự khác nhau trong dây chuyền sản xuất, nguyên liệu, máy móc thiết bị.
Tại công đoạn chế biến: Polime hoá các nguyên liệu ban đầu (mônôme) được tiến hành trong các thùng kín, nguy cơ gây ô nhiễm hầu như bị triệt tiêu.
Khi sửa chữa các loại thùng chứa, đồ nhựa polime, khi dọn dẹp các thiết bị phản ứng có thể làm bốc ra một số hơi, khí có mùi gây khó chịu, dị ứng, nhất là cho công nhân vận hành giai đoạn này.
Tại công đoạn ép khuôn: Để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, người ta đã trộn vào polyme nhiều loại phụ gia có tính độc hại cao như các khoáng chất có gốc Chì, Cadimi rất độc hại cho sức khoẻ.
5.Công nghệ lọc hoá dầu
Công nghệ chế biến dầu mỏ đã có những bước phát triển mạnh mẽ từ nhiều thập kỷ trước. Giai đoạn đầu của quá trình lọc dầu là quá trình chưng áp - phân ly dầu thô ra thành nhiều cấp có tỷ trọng khác nhau - đó là quá trình Cracking. Một số sản phẩm thu được sau quá trình cracking có thể sử dụng ngay, phần còn lại đòi hỏi phải chế biến tiếp.
Khí thải của nhà máy lọc dầu gồm có:
a. Hơi Hidrocacbon rò rỉ từ các khe hở , nắp đậy không kín của thiết bị, thùng chứa.
b. Khí thải của các lò nung, bếp đun, vòi đốt sử dụng cho qúa trình chưng cất, trong đó có SO2 do đốt các tạp chất có S..
c. Khí có chứa các hợp chất của S như H2SO4 thoát ra từ các tầng của tháp chưng cất , khí thải của các hợp chất của S từ phần cất được.
d. Bụi với thành phần có hạt rất mịn thoát ra từ các quá trình hoàn nguyên các chất xúc tác. Đây là chất gây ô nhiễm chủ yếu của nhà máy lọc dầu.
6.Công nghiệp sản xuất phân bón ( phân đạm, phân Supephotphat)
Công nghiệp sản xuất phân bón gốc nitơ gây ô nhiễm không khí bởi các khí CO, H2S, SO2 , NH3.
Sản xuất phân Supephotphat được tiến hành theo phương pháp cho axit Sunfuric tác dụng với Phốt phát thiên nhiên (quặng apatit,phôtphat canxi ) .Trong quặng luôn có thành phần flo ( ằ1 %) . Các hợp chất chứa flo phản ứng với H2SO4 và thải ra HF và SiF4. Lượng phát thải các khí độc hại nhiều nhất ở công đoạn làm đông đặc bằng cách thổi không khí và axit photphoric. Không khí thoát ra từ các quá trình này có chứa khoảng 10 g/m3 flo. Sau khi lọc sạch khí thải nồng độ khí flo có thể giảm xuống còn 0,2 g/m3.
7.Ô nhiễm không khí trong công nghiệp sản xuất xi măng
Chất gây ô nhiễm chủ yếu là bụi. Bụi thoát ra môi trường xung quanh từ các công đoạn sau đây:
Vận chuyển và chứa kho các loại vật liệu như đá vôi, đất sét , phụ gia. Nếu thao tác quá trình với nguyên liệu ẩm thì bụi toả ra sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Sấy và nung: Toả nhiều bụi và khí SO2 có nguồn gốc từ nhiên liệu
Nghiền và trữ Klinker gây toả bụi
8.Ô nhiễm không khí trong công nghiệp sản xuất S
Lưu huỳnh (S) được sản xuất trên cơ sở điện phân các muối alcalin (kim loại kiềm: liti, natri, kali) trong dung dịch nước hoặc ở trạng thái nung chảy. Nguy cơ gây ô nhiễm không khí thường do Cl2, HCl bị thải ra ống khói.
Bảng1. Các chất khí, bụi độc hại thải ra từ các nhà máy hoá chất.
TT
Nhà máy
Các chất khí độc hại thải ra
1
HNO3
NO, NO2 , NH3
2
HCl
HCl , Cl2
3
H2SO4
+ Sản xuất theo phương pháp N2
+ Phương pháp tiếp xúc từ S
SO2, SO2, H2S, SO2, NH3.
NO, NO2 , NH3, SO2 , Fe2O3 (bụi)
HCl , Cl 2
4
NH3
CO, CO2, H2S, SO2, NH3
5
Phân bón tổng hợp
NO, NO2 , NH3 , HF, H2SO4 , P2O5, HNO3
6
Supe Photphat
H2SO4 , HF, bụi Supephotphat
7
Nước NH3
NH3
8
Photpho và axit Photphoric
P2O5, H2SO4 , HF, Ca3F( PO4) (bụi)
9
Metanol
CH3OH , CO
10
Axetylen
CH2=CH2, mồ hóng
11
Cl2
HCl, Cl2
12
Sợi nhân tạo
H2S, CS2
13
Cacbamit
NH3, CO , (NH3)2CO (bụi)
II.Lượng hơi và khí thải độc hại rò rỉ từ các thiết bị công nghệ.
Trong công nghiệp hoá chất luôn luôn có một hệ thống bình chứa, thiết bị có dung tích, đường ống áp lực cao Từ các thiết bị trên luôn luôn có một lượng khí của chất chứa bên trong thiết bị thoát ra ngoài qua khe hở, bích nối làm ô nhiễm bầu không khí bên trong phân xưởng nếu các thiết bị đặt trong nhà hoặc làm ô nhiễm bầu khí quyển nếu thiết bị, đường ống đặt ngoài trời.
Để có thể bảo vệ môi trường, an toàn lao động các thiết bị áp lực cần phải được thử nghiệm về độ kín và cho phép có một độ không kín nhất định được tiêu chuẩn hoá tuỳ thuộc vào mức độ độc hại hoặc nguy hiểm cháy nổ của môi chất chứa bên trong thiết bị.
Để kiểm soát được ô nhiễm do các nguồn phát thải dạng trên, cần xác định lượng hơi, khí thoát ra qua khe hở của thiết bị cao áp.
Độ hở của thiết bị đường ống xác định như sau:
h =
Với h: Độ hở, h-1
P1, P2: áp suất tuyệt đối ban đầu và cuối cùng của thời gian thử nghiệm
T1, T2 : Nhiệt độ tuyệt đối ban đầu và cuối thời gian thử nghiệm
t : Thời gian thử nghiệm , h
Nếu nhiệt độ và áp suất khí quyển không thay đổi trong suốt thời gian thử nghiệm thì
h =
D P : Độ sụt áp suất trong thời gian thử nghiệm
h: độ hở ,h-1
h được tiêu chuẩn hoá cho các thiết bị công nghệ khác nhau.
Lượng hơi, khí rò rỉ từ các thiết bị công nghệ
G =
Nếu T1 = T2 = T
đ G =
đ Rút trị số DP từ trên ta có
G = h. V.
Với: G: Lượng hơi, khí rò rỉ từ thiết bị , Kg/ h
V: Dung tích thiết bị , m3
R: Hằng số chất khí trong thiết bị , J/ Kg. K
Trong công thức trên P1/RT chính là khối lượng đơn vị r1 (kg/m3 ) của khí chứa trong thiết bị ứng với áp suất và nhiệt độ làm việc , do đó ta có thể viết công thức trên dưới dạng:
G=h.r1.V , kg/h
Công thức trên cho phép xác định lượng khí rò rỉ nếu thiết bị được thử độ kín bằng chính loại khí làm việc của nó.
Tiêu chuẩn Việt Nam 3959 - 1995. Chất lượng khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
1. Phạm vi áp dụng
a. Tiêu chuẩn này quy định giá trị nồng độ của các chất vô cơ và bụi trong khí thải công nghiệp (tính bằng mg/m3 khí thải) vào không khí xung quanh.
Khí thải công nghiệp nói trong tiêu chuẩn này là khí và khí có chứa bụi do các quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và do các hoạt động khác tạo ra.
b.Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát nồng độ các chất vô cơ và bụi có trong khí thải công nghiệp trước khi thải vào môi trường
2. Bảng 2.Giá trị giới hạn cho phép của bụi trong khí thải công nghiệp (mg/m3)
TT
Thông số
Giá trị giới hạn (A)
Giá trị giới hạn (B)
1
Khói bụi: - Nấu kim loại
- Bê tông nhựa
- Xi măng
-Các nguồn khác
400
500
400
600
200
200
100
400
2
Bụi: - Chứa Silic
- Chứa amiăng
100
không
50
không
3
Antimon
40
25
4
Asen
30
10
5
Cadimi
20
1
6
Chì
30
10
7
Đồng
150
20
8
Kẽm
150
30
9
Clo
250
20
10
HCl
500
200
11
Fl, axit HF các nguồn
100
10
12
H2S
6
2
13
CO
1500
500
14
SO2
1500
500
15
NOX (các nguồn)
2500
1000
16
NOx (Cơ sở axit)
4000
1000
17
H2SO4 (các nguồn)
300
35
18
HNO3
2000
70
19
Amoniac
300
100
Ghi chú: Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định từng thông số cụ thể được quy định trong các tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng
Giá trị giới hạn A: áp dụng cho các cơ sở đang hoạt động.
Giá trị giới hạn ở cột B : áp dụng cho tấc cả các cơ sở kể từ ngày cơ quan quản lý môi trường quy định
Đối với khí thải của một số hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ đặc thù, khí thải vào khí quyển theo các quy định riêng.
III.Tác hại của các chất gây ô nhiễm khí
Lượng không khí mà cơ thể cần cho sự hô hấp hàng ngày của một con người vào khoảng 10 m3, do đó nếu trong không khí có lẫn nhiều chất độc hại đó sẽ tạo điều kiện cho chúng xâm nhập sâu vào cơ thể, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho tính mạng và sức khoẻ con người.
1.Khí CO:
Cácbonoxit CO là một loại khí độc do nó có phản ứng rất mạnh (có ái lực) với hồng cầu trong máu và tạo ra cacboxy hemoglobin (COHb) làm hạn chế sự trao đổi và vận chuyển oxy trong máu đi nuôi cơ thể.
Tuy nhiên khí CO không để lại hậu quả bệnh lý lâu dài hoặc gây ra khuyết tật nặng nề đối với cơ thể.
Người bị nhiễm CO khi rời khỏi nơi ô nhiễm, nồng độ CO-Hb trong máu giảm dần do CO đưa thải ra ngoài qua đường hô hấp.
Bảng 3 . Triệu chứng của cơ thể ứng với nồng độ COHb trong máu
TT
Triệu chứng
% COHb trong máu
1
Không có dấu hiệu gì
< 1,0
2
Một vài biểu hiện không bình thưòng trong thái độ ứng xử
1,0 - 2,0
3
ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, kém nhạy cảm, giác quan, kém phân biệt độ sáng, rối loạn tâm lý
2,0 á 5,0
4
Chức năng tim phổi bị ảnh hưởng
5,0 á 10
5
Đau đầu nhẹ, giảm mạch máu ngoại vi
10 á 20
6
Đau đầu, mấp máy thái dương
20 á 30
7
Đau đầu nhiều, mệt mỏi , hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, suy sụp
30 á 40
8
Suy sụp, ngất, mạch và nhịp thở chậm dần
40 á 50
9
Ngất, giảm mạch đập và nhịp thở, co giật từng cơn
50 á 60
10
Hôn mê, co giật từng cơn, tim mạch suy giảm, nguy cơ chết
60 á 70
11
Mạch yếu, thở chậm, yếu dần và tắt thở sau vài giờ
70 á 80
12
Chết trong vòng 1 tiếng
80 á 90
13
Chết trong vòng vài phút
> 90
2. Khí Nitơ oxit NOx
Có tất cả 6 loại Nitơ oxit: N2O, NO , NO2, N2O3, N2O4, N2O5. Trong số đó NO2 là đáng chú ý nhất về mức độ độc hại .
Nitơ oxit được biết đến như là một chất gây kích thích viêm tấy và có tác hại đối với hệ thống hô hấp. Tại nơi làm việc của công nhân có ô nhiễm khí NOx có nồng độ < 3 ppm thì tác hại của NOx có thể thấy rõ sau 3 á5 năm. Hiện nay khí NOx được coi là chất độc hại tiềm tàng gây lên bệnh viêm xơ phổi mãn tính.
Bảng 4: Tác hại của NO2 phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc
Nồng độ NO2
ppm
Thời gian tiếp xúc
³ 500
48 giờ
Chết người
300 á400
2 á 10 ngày
Gây viêm phổi và chết
150 á 200
3 á 5 tuần
Viêm xơ cuống phổi
50 á 100
6 á 8 tuần
Viêm cuống phổi và màng phổi
3. Khí SO2:
Khí SO2 là loại khí dễ hoà tan trong nước và được hấp thụ hoàn toàn rất nhanh khi hít thở ở đoạn trên của đường hô hấp. Khi hít thở không khí có chứa SO2 với nồng độ thấp ( 1- 5 ppm) sẽ thấy xuất hiện sự co thắt tạm thời các cơ mềm của khí quản, ở nồng độ 5 ppm - cơ thể có biểu hiện bệnh lý rõ ràng khó thở , tức lồng ngực. Khi nồng độ > 10 ppm thì đường hô hấp bị co thắt nghiêm trọng.
4. Khí H2S.
Khí H2S là loại khí không màu , dễ cháy và có mùi đặc biệt giống mùi trứng ung. Tại các khu công nghiệp các nhà máy hoá chất có công đoạn đốt S, nồng độ H2S trong không khí có thể lên đến 0,13 pmm. Ngưỡng nhận biết mùi của H2S dao động trong khoảng 0,0005 á 0,13 ppm. ở nồng độ 10 á 20 ppm thì H2S làm chảy nước mắt, viêm mắt. Khi hít thở phải khí H2S sẽ gây xuất tiết nước nhầy và gây viêm toàn bộ tuyến hô hấp, ở nồng độ > 150 ppm , H2S gây tê liệt cơ quan khứu giác.
5.Khí Clo.
Đây là loại khí màu vàng xanh, có mùi hăng cay và gây tác hại đối với mắt, da và đường hô hấp. Hít thở không khí ô nhiễm, bởi khí Clo ta cảm thấy khí thở, bỏng rát da, cay đỏ mắt và nhìn bị mờ.
Bảng 5.Tác hại của khí Clo ở các nồng độ khác nhau:
Nồng độ khí Clo trong
Tác hại đối với cơ thể
0,5
Có mùi nhẹ, không gây tác hại
1 á 3
Mùi khó chịu, gây chảy nước mắt, mũi, viêm mắt mũi
6
Viêm cổ họng
30
Ho, đau rát, cổ họng
40 á 60
Tổn thương phổi nghiêm trọng nếu tiếp xúc trực tiếp 30 á 60 phút
100
Gây chết người
1000
Chết sau vài nhịp thở
6. Khí NH3
Amoniac có thể có trong không khí dưới dạng lỏng và khí
Đây là loại khí không màu, có mùi hắc, khai. Tác hại chủ yếu của nó là làm viêm da và đường hô hấp. Mùi amôniac có thể nhận biết được ở nồng độ 5 á10 ppm, ở nồng độ 150 á200 ppm gây khó chịu và cay mắt , ở nồng độ 400 á 700 ppm gây viêm mắt, mũi , tai , họng một cách nghiêm trọng, ở nồng độ ³ 2000 ppm da bị cháy bỏng ngạt thở và tử vong sau vài phút.
IV.Một số phương pháp xử lý khí thải trong công nghiệp hoá chất.
1.Một số phương pháp xử lý khí thải trong công nghiệp hoá chất.
Khí thải của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp còn chứa rất nhiều chất độc hại vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Tùy theo thành phần và khối lượng khí thải mà ta chọn phương pháp xử lý phù hợp đảm bảo kỹ thuật xử lý và tính kinh tế của phương pháp. Khi lựa chọn thiết bị làm sạch khí thải cần phải tính đến hiệu quả làm sạch, những chi phí đầu tư ban đầu, những chi phí trong quá trình vận hành, tuổi thọ của hệ thống xử lý, đơn giản trong vận hành, dễ kiểm tra, sửa chữa, diện tích chiếm chỗ hợp lý, chi phí điện năng ở mức tối ưu.
a.Phương pháp hấp thụ
Xử lý các chất độc hại có trong khí thải bằng phương pháp hấp thụ (hút thu và hoà tan) được sử dụng nhiều khi lưu lượng dòng khí thải lớn và nồng độ các khí độc hại cao. Ngoài ra khi áp dụng phương pháp này có thể đạt hiệu quả kinh tế cao và có thể thu hồi các chất để sử dụng tuần hoàn hoặc chuyển sang công đoạn sản xuất sản phẩm khác.
Sự hấp thụ là quá trình hút thu chọn lọc một hay một số thành phần của hỗn hợp khí bằng chất hút thu thể dịch , chất hút thu thể dịch này gọi là chất hấp thụ.
Quá trình hấp thụ có thể chia thành hấp thụ vật lý và hấp thụ hoá học. Khi xảy ra hấp thụ vật lý những phần tử bị hấp thụ không đi vào những phần tử hấp thụ, nghĩa là quá trình hấp thụ thành phần riêng bằng chất hấp thụ không kéo theo phản ứng hoá học. Khi áp suất riêng phần của khí thành phần có trong hỗn hợp khí cao hơn áp suất cân bằng trên bề mặt dịch thì quá trình hấp thụ tiếp tục. Khi hấp thụ hoá học những thành phần bị hấp thụ sẽ tác động tương hỗ hoá học với các phân tử