Từ những yêu cầu của sự thay đổi đó, nếu việc quản lí điểm số vẫn
không thay đổi theo thì việc xét tuyển cũng như thực hiện những việc liên quan
tới điểm số sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì hiện nay đa số các trường THCS quản lí
điểm của học sinh theo hình thức ghi chép, lưu trữ vào sổ sách hoặc file Ecxel,
việc này gây khó khăn và sai sót khi tìm kiếm dữ liệu. Quản lí, nhập điểm ,
xuất điểm bằng ghi chép thủ công, quản lí thông tin về học sinh cũng bằng
cách ghi chép và kiểm kê, dễ dẫn đến khó kiểm tra, quản lí, tốn nhiều thời gian
và công sức.
Cần phải có một cách quản lí điểm mới sao cho hợp lí và dễ sử dụng
hơn trước.
Và vấn để nói trên được giải quyết thông qua việc phân tích và thiết kế
hệ thống thông tin, là một lĩnh vực quan trọng của ngành công nghệ thông
tin-một ngành đang phát triển mạnh mẽ và có tác động rất lớn đến cuộc sống
của mõi chúng ta.
Phân tích hệ thống thông tin là tìm hiểu các yêu cầu đối với hệ thống
thông tin đó, xem xét đánh giá thực trạng của hệ thống cũ, rồi rút ra những gì
cần thiết để có thể thiết kế hệ thống quản lý thông tin mới.
Thiết kế hệ thống dựa trên kết quả đã phân tích nhằm đưa ra các quyết
định về cài đặt hệ thống có thể chạy được trên máy, để có thể đưa hệ thống vào
sử dụng và chỉnh sửa khi phát hiện hệ thống còn có chỗ chưa thích hợp.
25 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2398 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quản lí điểm trường THCS Eaphê - KrôngPak – DakLak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1MỤC LỤC
Đề mục
Trang
Trang bìa (Biểu mẫu BM Trang bìa DA, KLTN)
Mục lục 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 2
1.1 Tổng quan về vấn đề được nghiên cứu 2
1.2 Nhiệm vụ đồ án 3
1.3 Cấu trúc đồ án 3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
2.1 Liệt kê các thực thể 5
2.2 Liệt kê các mối kết hợp 7
2.3 Mô hình ERD 10
2.4 Mô hình DFD 11
2.5 Các ràng buộc toàn vẹn 12
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIÊM 14
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN 24
2CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 MÔ TẢ THỰC TRẠNG ĐIỂM TRƯỜNG THCS
EAPHÊ-KRÔNGPAK-DAKLAK
Đất nước ta đang bước sang một giai đoạn mới đó là giai đoạn tăng tốc
nền kinh tế, đưa nền kinh tế đất nước đuổi kịp các nước trong khu vực và trên
thế giới. Một nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình đổi mới đất nước là
ứng dụng các thành tựu khoa học vào quản lý ngày nay, nền khoa học thế giới
đang trải qua những biến đổi sâu sắc.
Cuộc cánh mạng tự động hoá và tin học hoá đang làm thay đổi mọi hoạt
động của con người. Hệ thống thông tin ngày càng phát triển với qui mô rộng
lớn và chất lượng ngày càng cao. Tin học phát triển thì những ứng dụng của nó
được mở rộng ở mức độ cao hơn, tối ưu hơn, hiện đại hơn. Nó giúp cho con
người học tập, làm việc, vui chơi giải trí khoa học, trí tuệ và hiệu quả cao hơn.
Công nghệ thông tin được sử dụng rầt nhiều vào các ngành khoa học kỹ thuật.
Một trong những ứng dụng của nó là việc áp dụng vào công tác quản lý các
hoạt động đời sống kinh tế xã hội. Thông tin được biểu diễn, lưu dữ dưới dạng
thuật toán và chương trình trên một hệ cơ sở dữ liệu đã giúp quản lý một khối
lượng đáng kể các công việc liên quan đến công tác quản lý.
Do nhu cầu phát triển đất nước, GD & ĐT của nước ta hiện nay không
đơn thuần là phúc lợi xã hội mà đẫ trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế phát
triển, được Đảng và Nhà nước coi là: ”quốc sách hàng đầu ” để đảm bảo chất
lượng giáo dục ngay trong mỗi nhà trường phải tổ chức một cơ cấu làm việc
nghiêm túc, hiệu quả, ổn định. Và công tác quản lý điểm cũng không nằm
ngoài yêu cầu đó, việc quản lý điểm đảm bảo chính xác, an toàn sẽ giúp phần
đảm bảo quyền lợi của học sinh, bảo đảm công bằng trong học tập.Việc tin học
hoá công tác quản lý điểm góp phần đáng kể thực hiện mục tiêu đó. Qua quá
trình học tập, với mong muốn được áp dụng kiến thức học được trong trường
để giảm được phần nào trong công việc của hệ thống quản lý điểm của các
trường THCS.
Hiện nay, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách, thay đổi trong việc xét
tuyển ở các lớp cuối cấp, chỉ tiêu đạt điểm tốt nghiệp sẽ dựa trên điểm của cả 4
3năm học. Điều này sẽ giúp đánh giá chính xác sức học của học sinh, đồng thời
cũng đặt ra vấn đề điểm số được lưu trữ một cách tốt nhất, mang lại hiệu quả
cao cũng như thuận tiện cho các thầy cô giáo trong việc quản lí điểm của học
sinh.
1.2 NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
Từ những yêu cầu của sự thay đổi đó, nếu việc quản lí điểm số vẫn
không thay đổi theo thì việc xét tuyển cũng như thực hiện những việc liên quan
tới điểm số sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì hiện nay đa số các trường THCS quản lí
điểm của học sinh theo hình thức ghi chép, lưu trữ vào sổ sách hoặc file Ecxel,
việc này gây khó khăn và sai sót khi tìm kiếm dữ liệu. Quản lí, nhập điểm ,
xuất điểm bằng ghi chép thủ công, quản lí thông tin về học sinh cũng bằng
cách ghi chép và kiểm kê, dễ dẫn đến khó kiểm tra, quản lí, tốn nhiều thời gian
và công sức.
Cần phải có một cách quản lí điểm mới sao cho hợp lí và dễ sử dụng
hơn trước.
Và vấn để nói trên được giải quyết thông qua việc phân tích và thiết kế
hệ thống thông tin, là một lĩnh vực quan trọng của ngành công nghệ thông
tin-một ngành đang phát triển mạnh mẽ và có tác động rất lớn đến cuộc sống
của mõi chúng ta.
Phân tích hệ thống thông tin là tìm hiểu các yêu cầu đối với hệ thống
thông tin đó, xem xét đánh giá thực trạng của hệ thống cũ, rồi rút ra những gì
cần thiết để có thể thiết kế hệ thống quản lý thông tin mới.
Thiết kế hệ thống dựa trên kết quả đã phân tích nhằm đưa ra các quyết
định về cài đặt hệ thống có thể chạy được trên máy, để có thể đưa hệ thống vào
sử dụng và chỉnh sửa khi phát hiện hệ thống còn có chỗ chưa thích hợp.
Dựa vào những vấn đề nói trên em xin khảo sát và phân tích mô hình
quản lí điểm trường THCS Eaphê - KrôngPak – DakLak, nơi mà em đã từng
theo học.
1.3 CẤU TRÚC ĐỒ ÁN
4Đồ án Quản lí điểm trường THCS Eaphê - KrôngPak – DakLak gồm
có 4 chương:
• Chương 1: Tổng quan: Tóm tắt những lí thuyết, thực trạng của việc quản lí
điểm tại những trường THCS của nước ta.
• Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Mô tả các khái niệm, phương pháp giải quyết
vấn đề quản lí điểm trường THCS bao gồm các ràng buộc, mô hình.
• Chương 3: Kết quả thực nghiệm: Xây dựng hệ thống quản lí điểm trường
THCS Eaphê - KrôngPak – DakLak thông qua chương trình Quản lý
điểm học sinh THCS.
• Chương 4: Kết luận: Những kết luận, khẳng định đã đạt và chưa đạt được
của đồ án.
5CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 LIÊT KÊ CÁC THỰC THỂ
2.1.1 THỰC THỂ TRUONG
- Tên thực thể: TRUONG
- Các thuộc tính: MA_TRUONG, SDT_TRUONG, TEN_TRUONG,
DC_TRUONG
- Khóa chính: MA_TRUONG
- Diễn giải: Thực thể TRUONG có các thuộc tính MA_TRUONG,
SDT_TRUONG, TEN_TRUONG, DC_TRUONG. Thể hiện thông tin chi tiết
của trường.
2.1.2 THỰC THỂ HOC_SINH
- Tên thực thể: HOC_SINH
- Các thuộc tính: MA_HS, HOTEN_HS, NGAYSINH_HS, DANTOC_HS,
TONGIAO_HS, XA_HS, HUYEN_HS, BAN_HS
- Khóa chính: MA_HS
- Diễn giải: Thực thể HOC_SINH có các thuộc tính MA_HS, HOTEN_HS,
NGAYSINH_HS, DANTOC_HS, TONGIAO_HS, XA_HS, HUYEN_HS,
BAN_HS. Thể hiển thông tin chi tiết về học sinh của trường.
2.1.3 THỰC THỂ GIAO_VIEN
- Tên thực thể: GIAO_VIEN
- Các thuộc tính: MA_GV, TEN_GV, DIACHI_GV
- Khóa chính: MA_GV
- Diễn giải: Thực thể GIAO_VIEN có các thuộc tính MA_GV, TEN_GV,
DIACHI_GV. Thể hiện thông tin chi tiết về giáo viên của trường.
2.1.4 THỰC THỂ MON
6- Tên thực thể: MON
- Các thuộc tính: TEN_MON, MA_MON
- Khóa chính: MA_MON
- Diễn giải: Thực thể MON có thuộc tính MA_MON, TEN_MON. Thể hiện tên
của môn học.
2.1.5 THỰC THỂ LOP
- Tên thực thể: LOP
- Các thuộc tính: MA_LOP, TEN_LOP
- Khóa chính: MA_LOP
- Diễn giải: Thực thể LOP có các thuộc tính MA_LOP, TEN_LOP. Thể hiện
thông tin của lớp.
2.1.6 THỰC THỂ KET_QUA
- Tên thực thể: KET_QUA
- Các thuộc tính: HIEM_HS1, DIEM_HS2, DIEM_HS3, DIEM_TB
- Khóa chính:
- Diễn giải: Thực thể KET_QUA có thuộc tính HIEM_HS1, DIEM_HS2,
DIEM_HS3, DIEM_TB. Thể hiện kết quả học tập của học sinh.
2.1.7 THỰC THỂ HK_NK
- Tên thực thể: HK_NK
- Các thuộc tính: MA_HS, MA_TRUONG
- Khóa chính: MA_HS, MA_TRUONG
- Diễn giải: Thực thể HK_NK có các thuộc tính MA_HS, MA_TRUONG. Thể
hiện thông tin học sinh có học tập ở học kì, niên khóa nào.
2.1.8 THỰC THỂ GVCN
7- Tên thực thể: GVCN
- Các thuộc tính: NGAYNHANLOP, NGAYROILOP
- Khóa chính: NGAYNHANLOP
- Diễn giải: Thực thể GVCN có các thuộc tính NGAYNHANLOP,
NGAYROILOP. Thể hiện thông tin giáo viên chủ nhiệm có chủ nhiệm lớp nào
và một lớp có giáo viên chủ nhiệm nào.
2.1.9 THỰC THỂ HANH_KIEM
- Tên thực thể: HANH_KIEM
- Các thuộc tính:
- Khóa chính:
- Diễn giải: Thực thể HANH_KIEM cho biết hạnh kiểm của từng học sinh qua
từng học kì, niên khóa.
2.2 LIÊT KÊ CÁC MỐI KẾT HỢP
2.2.1 MỐI KẾT HỢP QUAN_LI
- Tên mối kết hợp: QUAN_LI (Quản lí)
- Các thực thể tham gia: TRUONG, HOC_SINH
- Diễn giải: Mối kết hợp QUAN_LI hình thành bởi quan hệ giữa thực thể
TRUONG và thực HOC_SINH. Qua đó, mỗi một học sinh sẽ được quản lí bởi
một trường học trong khi đó một trường học có thể quản lí nhiều học sinh.
2.2.2 MỐI KẾT HỢP THUOC
- Tên mối kết hợp: THUOC (Thuộc)
- Các thực thể tham gia: HOC_SINH, HK_NK
- Diễm giải: Mối kết hợp THUOC hình thành bởi thực thể HOC_SINH và thực
thể HK_NK. Qua đó, mỗi học sinh sẽ có nhiều học kì, niên khóa khác nhau
trong khi đó mỗi niên khóa, học kì cũng có nhiều học sinh tham gia học tập .
82.2.3 MỐI KẾT HỢP CHUNHIEM
- Tên mối kết hợp: CHUNHIEM (giáo viên chủ nhiệm của)
- Các thực thể tham gia: GIAO_VIEN, LOP
- Diễn giải: Mối kết hợp CHUNHIEM hình thành bởi thực thể GIAO_VIEN và
thực thể LOP. Qua đó, tại một học kì một giáo viên chỉ làm chủ nhiệm cho một
lớp trong khi đó cũng trong một học kì, mỗi lớp cũng chỉ có một giáo viên chủ
nhiệm .
2.2.4 MỐI KẾT HỢP DAY
- Tên mối kết hợp: DAY (Dạy)
- Các thực thể tham gia: GIAO_VIEN, MON
- Diễn giải: Mối kết hợp DAY hình thành bởi thực thể GIAO_VIEN và thực
thể MON. Qua đó, một môn học của một lớp nào đó ở một học kì học niên
khóa chỉ có duy nhất một giáo viên giảng dạy trong khi đó một giáo viên có thể
dạy nhiều môn cho nhiều lớp học ở nhiều học kì, niên khóa nào đó.
2.2.5 MỐI KẾT HỢP THUOC
- Tên mối kết hợp: THUOC (Thuộc)
- Các thực thể tham gia: HOC_SINH, HK_NK
- Diễn giải: Mối kết hợp THUOC hình thành bởi thực thể HOC_SINH và thực
thể HK_NK. Qua đó, mỗi một học sinh sẽ tham gia một học kì niên khóa nào
đó trong một khoảng thời gian trong khi đó một học kì niên khóa nào đó sẽ có
nhiều học sinh tham gia hoc tập.
2.2.6 MỐI KẾT HỢP KET_QUA
- Tên mối kết hợp: KET_QUA (Kết quả)
- Các thực thể tham gia: HOC_SINH, KET_QUA
- Diễn giải: Mối kết hợp KET_QUA hình thành bởi thực thể HOC_SINH và
thực thể KET_QUA. Qua đó, mỗi học sinh sẽ có một kết quả riêng của mình
9gồm điểm hệ số 1, điểm hệ số 2, điểm hệ số 3 và điểm trung bình của từng
môn.
2.2.7 MỐI KẾT HỢP CO
- Tên mối kết hợp: CO (Có)
- Các thực thể tham gia: HOC_SINH, HANH_KIEM
- Diễn giải: Mối kết hợp CO hình thành bởi thực thể HOC_SINH và thực thể
HANH_KIEM. Qua đó, mỗi học sinh sẽ có một hạnh kiểm của mình qua từng
học kì, niên khóa riêng. Dựa vào đó, qua mới học kì, niên khóa nhà trường sẽ
xếp loại, đánh giá học sinh để xem xét học sinh có đủ điều kiện để lên lớp hoặc
được thi tốt nghiệp hay không.
10
2.3 MÔ HÌNH ERD
11
2.4 MÔ HÌNH DFD
12
2.5 CÁC RÀNG BUỘC TOÀN VẸN
Lược đồ quản lí điểm trường THCS Eaphê - KrôngPak – DakLak
TRUONG(MA_TRUONG, SDT_TRUONG, TEN_TRUONG, DC_TRUONG )
HOC_SINH(MA_HS, HOTEN_HS, NGAYSINH_HS, DANTOC_HS,
TONGIAO_HS, XA_HS, HUYEN_HS, BAN_HS)
GIAO_VIEN(MA_GV, TEN_GV, DIACHI_GV, GIOITINH_GV)
MON(MA_MON, MA_GV, TEN_MON)
LOP(MA_LOP, MA_TRUONG, MA_HS, TEN_LOP)
KET_QUA(MA_HS, MA_TRUONG, HIEM_HS1, DIEM_HS2, DIEM_HS3,
DIEM_TB)
GVCN(MA_GV, MA_LOP, NGAYNHANLOP, NGAYROILOP)
HK_NK(MA_HS, MA_TRUONG)
Các ràng buộc toàn vẹn
2.5.1 RÀNG BUỘC MIỀN GIÁ TRỊ
R1: Giới tính của học sinh chỉ là Nam hoặc Nữ.
- Nội dung: hs Hoc_SINH: hs.HOC_SINH = {‘Nam’, ‘Nữ’}
- Bối cảnh: quan hệ HOC_SINH.
- Bảng tầm ảnh hưởng:
R1 Thêm Xóa Sửa
HOC_SINH + - +
(GIOITINH_HS)
2.5.2 RÀNG BUỘC LIÊN BỘ
R2: Tất cả các học sinh phải có mã số phân biệt với nhau.
- Nội dung:
13
hs1, hs2 HOC_SINH: Nếu hs1 # hs2 thì hs1.MA_HS # hs2.MA_HS
- Bối cảnh: quan hệ HOC_SINH.
- Bảng tầm ảnh hưởng:
R2 Thêm Xóa Sửa
HOC_SIN
H
+ - -(*)
Tương tự ta có:
R3: Tất cả cá giáo viên phải có mã số phân biết với nhau.
- Nội dung:
gv1, gv2 GIAO_VIEN: Nếu gv1 # gv2 thì gv1.MA_GV # gv2.MA_GV
- Bối cảnh: quan hệ GIAO_VIEN.
- Bảng tầm ảnh hưởng:
R3 Thêm Xóa Sửa
GIAO_VIE
N
+ - -(*)
2.5.3 RÀNG BUỘC LIÊN THUỘC TÍNH
R4: Ngày nhận lớp của giáo viên chủ nhiệm luôn nhở hơn ngày rời lớp của
giáo viên đó.
- Nội dung:
cn GVCN: cn.NGAYNHANLOP < NGAYROILOP
- Bối cảnh: quan hệ GVCN.
- Bảng tầm ảnh hưởng:
R4 Thêm Xóa Sửa
GVCN + -
+(NGAYNHANLOP,
NGAYROILOP)
14
2.5.4 RÀNG BUỘC THAM CHIẾU
R5: Giáo viên dạy môn nào thì môn đó phải có trong danh sách các môn học.
- Nội dung:
m MON, n GIAO_VIEN: m.MA_GV = n.MA_GV
- Bối cảnh: quan hệ MON, GIAO_VIEN
- Bảng tầm ảnh hưởng:
R5 Thêm Xóa Sửa
MON - + -(*)
GIAO_VIE
N
+ - -(*)
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIÊM
3.1 THIẾT KẾ FORM CHÍNH
Sau khi khởi động, chương trình sẽ có giao diện sau:
Gồm các menu chức năng:
15
• Menu Chính: Dùng để trở về giao diện ban đầu sau khi sử dụng các chức
năng khác.
• Cập Nhật: Dùng để cập nhật các danh sách giáo viên, học sinh, môn hoc,
và điểm. Gồm có các tùy chọn:
o Danh Sách Giáo Viên.
o Danh Sách Học Sinh.
o Danh Sách Môn Học.
o Điểm Học Sinh.
• Phân Công-Sắp Xếp: Dùng để phân công giáo viên chủ nhiệm, sắp xếp lớp
học, phân công môn học cho các lớp và môn dạy cho các giáo viên. Gồm có
các tùy chọn:
o Phân Công GV.
o Sắp Xếp Lớp Học Sinh.
• Tìm Kiếm: Dùng để tìm kiếm thông tin về giáo viên, học sinh, lớp, và cũng
là để tìm kiếm kết quả học tập. Có các tùy chọn:
o Thông Tin Học Sinh.
o Thông Tin Giáo Viên.
o Kết Quả Học Tập:
Theo Môn.
Theo TB Học Kì.
• Báo Cáo: Dùng để truy vấn kết quả học tập chi tiết của học sinh và danh
sách tất cả giáo viên giảng dạy trong trường, và danh sách học sinh theo
từng lớp học. Có các tùy chọn sau:
o Kết Quả Học Tập.
o Danh Sách Giáo Viên.
o Danh Sách Học Sinh Theo Lớp.
16
Và nút Thoát dùng để thoát khỏi chương trình.
Trong chương trình, sử dụng chuột để tương tác. Dùng chuột trái để thực thi
các công việc cụ thể.
3.2 THIẾT KẾ CÁC FORM CỤ THỂ
3.2.1 CÁC FORM CỦA MENU Cập Nhật
Form này chủ yếu là cập nhật thông tin và điểm. Có hai nút chức năng là Nhập
và Thoát.
Sử dụng nút Nhập khi đã điền đầy đủ thông tin để lưu vào cơ sở dữ liệu.
Sử dụng nút Thoát sau khi đã nhập xong thông tin hoặc muốn thoát khỏi Form
nhập đối tượng đó.
Danh Sách Học Sinh:
Danh Sách Giáo Viên:
17
Danh Sách Môn Học:
Điểm Học Sinh:
18
3.2.2 CÁC FORM CỦA MENU Phân Công-Sắp Xếp
Form này dùng để phân công cho giáo viên làm chủ nhiệm của lớp và giảng
dạy những môn thuộc chuyên môn của giáo viên đó. Form cũng có chức năng
phân lớp cho học sinh.
Trong Form có sử dụng hai nút chức năng là Lưu và Thoát.
Dùng nút Lưu sau khi đã phân công, sắp xếp xong cho giáo viên và học sinh.
Dùng nút Thoát sau khi đã phân công, sắp xếp xong hoặc muốn thoát khỏi
Form này.
Phân Công GV:
19
Sắp Xếp Lớp Học Sinh:
3.2.3CÁC FORM CỦA MENU Tìm Kiếm
20
Form này có chức năng tìm kiếm thông tin cơ bản của học sinh, giáo viên, và
tìm kiếm kết quả học tập của học học sinh theo từng lớp hoặc theo từng học kì,
niên khóa cụ thể.
Trong Form có các nút cơ bản như Tìm Kiếm, Lưu, Thoát và các chức năng
hỗ trợ sau khi tìm kiếm như Thêm, Xóa, Sửa để có thể cập nhật đúng và đầy
đủ thông tin của giáo viên, học sinh.
Nhập thông tin cần tìm kiếm và nhấn nút Tìm Kiếm để hệ thống bắt đầu tìm
kiếm.
Sử dụng các nút Thêm, Xóa, Sửa để thêm, xóa, sửa thông tin của giáo viên,
học sinh, thông tin về điểm số học sinh. Nhấn nút Lưu để thực hiện lưu những
thay đổi đó.
Nhấn Thoát để thoát khỏi Form khi đã thực hiện xong công việc hoặc muốn
thoát khỏi Form tìm kiếm đối tượng.
Thông Tin Học Sinh:
Thông Tin Giáo Viên:
21
Kết Quả Học Tập Theo Môn:
Kết Quả Học Tập Theo Trung Bình Học Kì
22
3.2.4 CÁC FORM CỦA MENU Báo Cáo
Form này dùng để báo cáo những thông tin về kết quả học tập của học sinh
theo lớp, thông tin cơ bản học sinh theo lớp, và những thông tin cơ bản của
giáo viên.
Sau khi lựa chọn mục cần báo cáo. Ta được những bản báo cáo sau:
Bảng Điểm Học Sinh Theo Lớp:
23
Danh Sách Giáo Viên
Danh Sách Học Sinh Theo Lớp
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Trong đời sống xã hội hiện nay, yêu cầu của con người đặt ra ngày càng
cao, các công việc không những đòi hỏi phải được giải quyết nhanh chóng mà
còn phải chính xác, việc “quản lí điểm trường trung học cơ sở” mà nhóm thực
hiện đang nghiên cứu cũng vậy.
24
Qua từng bước khảo sát hệ thống, xây dựng mô hình ERD, DFD, mô
hình quan hệ thì hệ thống “Quản lí điểm trường trung học cơ sở” đã ngày càng
hoàn thiện hơn. Đã tin học hóa được việc quản lí điểm của học sinh thay vì
phải quản lí thủ công bằng cách ghi chép sổ sách. Tạo sự thuận lợi, nhanh
chóng cho việc nhập dữ liệu, tìm kiếm, tra cứu thông tin trở nên chính xác hơn
với một giao diện trực quan thân thiện.
Bên cạnh đó, hệ thống vẫn chưa đạt được những kết quả như mong
muốn. Nhóm chưa thực sự nắm bắt được các công tác quản lí, các quy tắc hoạt
động của hệ thống nên còn nhiều sai sót. Ngoài ra, do kiến thức về phân tích
thiết kế hệ thống còn một số hạn chế, thời gian thực hiện ngắn nên hệ thống
chưa được sửa chữa hoàn thiện. Nhóm rất mong được sự góp ý của thầy cô để
hệ thống được hoàn thiện hơn.
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện, nhóm đã hoàn thành đề tài mặc
dù còn nhiều thiếu sót, những cũng từ những thiếu sót đó nhóm đã tích lũy
được một số kinh nghiệm, kĩ năng. Nâng cao khả năng phân tích và thiết kế hệ
thống. Một điều quan trọng hơn là khả năng làm việc theo nhóm của từng
thành viên được nâng cao, tinh thần đoàn kết được phát huy.
Nhóm chân thành mong được sự góp ý, chỉ dẫn các thầy cô.
25
Link download bản .docx