Đồ án Quản lý đăng ký ô tô, xe máy tại phòng cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Ninh

Phòng Cảnh Sát Giao Thông Tỉnh Bắc Ninh được phân ra thành nhiều đội khác nhau như: đội quản lý phương tiện giao thông đường bộ, đội xử lý vi phạm giao thông. và đội quản lý đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Vì đề tài chỉ đề cập đến vấn đề quản lý đăng ký ô tô, xe máy nên em xin đi sâu vào giới thiệu về đội quản lý đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Đội quản lý đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Phòng Cảnh Sát Giao Thông Tỉnh Bắc Ninh là nơi đăng ký các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cả Tỉnh Bắc Ninh gồm: Thị xã Bắc Ninh, và 7 huyện: Huyện Tiên Du, Huyện Tiên Sơn, Huyện Gia Bình, Huyện Lương Tài, Huyện Quế Võ, Huyện Yên Phong, Huyện Thuận Thành.

doc57 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3295 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quản lý đăng ký ô tô, xe máy tại phòng cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ñ&Ð Bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của sự phát triển khoa học kỹ thuật, thế kỷ của ngành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của cuộc sống hiện đại... Cùng với sự phát triển này, là những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống ngày nay, khi mà mọi thứ đều trở nên quá phức tạp. Nhiều vấn đề nảy sinh thì việc quản lý các vấn đề đó là một công việc luôn phải được quan tâm, luôn phải được xử lý. Khi mà các vấn đề đó không ngừng thay đổi từng ngày, từng giờ thì việc phải tìm cách giải quyết chúng là vấn đề hết sức cấp bách. Trong những năm gần đây, với sự phát triển vượt trội của khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều lĩnh vực, đã đóng góp nhiều lợi ích vô cùng to lớn cho sự phát triển của con người. Trong các lĩnh vực đó thì lĩnh vực quản lý là thật sự giúp ích được rất nhiều cho con người. Việc áp dụng quản lý bằng máy tính thay cho quản lý bằng sổ sách ở các tổ chức, cơ quan, công ty, xí nghiệp... là rất cần thiết và thật sự cần thiết. Hiện nay, do phương tiện giao thông đường bộ phát triển không ngừng và ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là ô tô, xe máy. Cho nên việc quản lý các phương tiện này đã gây nhiều khó khăn cho các cán bộ cảnh sát trong quá trình quản lý. Xuất phát từ nhu cầu trên, đồng thời được sự cho phép của Thầy Giáo Đinh Hùng, và sự giúp đỡ của Phòng Cảnh Sát Giao Thông Tỉnh Bắc Ninh, em xin chọn đề tài cho đồ án tốt nghiệp của mình là: “Quản lý đăng ký ô tô, xe máy”. Trang LỜI MỞ ĐẦU . 1 MỤC LỤC.................................................................................... 2 Chương1: Khảo sát hệ thống quản lý đăng ký ô tô, xe máy….. 6 I - Giới thiệu về Đội quản lý đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ........................................................................................ 6 1- Nhiệm vụ và quy trình nghiệp vụ của đội quản lý đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ 6 1.1 - Làm thủ tục đăng ký ô tô, xe máy....................................... 6 1.2 - Làm thủ tục sang tên, di chuyển 7 1.3 - Làm thủ tục cấp lại biển, và đăng ký.................................. 8 1.4 - Làm thủ tục đăng ký xe tạm thời........................................ 8 1.5 - Làm thủ tục xoá sổ đăng ký................................................ 9 2- Hiện trạng đội quản lý đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ............. 9 2.1 - Cơ cấu tổ chức của đội........................................................... 9 2.2 - Chức năng các thành phần trong đội....................................... 10 3- Quy định của bộ công an về đăng ký, cấp biển số xe............................. 10 3.1 - Quy định đối với chủ phương tiện............................................ 10 3.2 - Quy định về chứng từ nguồn gốc của xe.................................... 11 3.3 - Quy định đổi, cấp lại đăng ký hoặc biển số.............................. 12 3.4 - Quy định sang tên, di chuyển xe............................................... 12 3.5 - Quy định về biển số xe và quản lý biển số xe.......................... 13 4- Ưu điểm của hệ thống hiện tại................................................................ 14 5- Nhược điểm của hệ thống hiện tại.......................................................... 14 II - Một số biểu mẫu sử dụng trong hệ thống.......................................... 15 1- Giấy khai đăng ký, đổi biển số, cấp lại đăng ký, thay tổng thành máy, khung, màu sơn (Mẫu số 1 )..................................................................... 15 2- Giấy khai sang tên di chuyển (Mẫu số 2).............................................. 16 3- Giấy đăng kí mô tô, xe máy (Mẫu số 3)................................................. 17 4- Giấy đăng kí Ô tô (Mẫu số 4)…………................................................. 17 III - Lập dự án........................................................................................... 18 1- Các hạn chế của dự án.......................................................................... 18 2 - Mục tiêu của dự án............................................................................... 18 3- Phác hoạ giải pháp............................................................................... 18 Chương II:Phân tích hệ thống.......................................................... 20 I - Yêu cầu của hệ thông........................................................................... 20 II - Thông tin vào ra của hệ thống........................................................... 20 1- Thông tin đầu vào........................................................................ 20 2- Thông tin đầu ra........................................................................... 21 III - Phân tích chức năng hệ thống........................................................... 21 1- Biểu đồ phân cấp chức năng................................................................... 22 2- Mô tả chức năng...................................................................................... 23 2.1 - Câp nhật thông tin.................................................................... 23 2.2 - Tìm kiếm thông tin...................................................................... 23 2.3 - Thông kê báo cáo...................................................................... 24 3- Biểu đồ luồng dữ liệu................................................................................ 24 3.1 - Các yếu tố biểu diễn của biểu đồ luồng dữ liệu......................... 24 3.2 - Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh.......................................... 26 3.3 - Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh.................................................. 27 3.4 - Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh......................................... 28 3.4.1 - Phân rã chức năng cập nhật thông tin.......................... 28 3.4.2 - Phân rã chức năng tìm kiếm thông tin.......................... 29 3.4.3 - Phân rã chức năng báo cáo thống kê............................ 30 4 - Các thực thể của hệ thống....................................................................... 31 4.1 - Thực thể Chủ phương tiện.......................................................... 31 4.2 - Thực thể Chủ cũ phương tiện..................................................... 31 4.3 - Thực thể Phương tiện….............................................................. 32 4.4 - Thực thể Hồ sơ………................................................................. 33 4.5 - Thực thể Phân loại quản lý......................................................... 33 4.6 - Thực thể Loại phương tiện.......................................................... 34 4.7 - Thực thể Mục đích đăng kí.......................................................... 34 4.8 - Thực thể Sang tên………….......................................................... 34 5. Sơ đồ thực thể liên kết................................................................................ 35 Chương III: Thiết kế hệ thống.............................................................. 36 I - Các bảng trong Cơ sở dữ liệu……………............................................... 36 II - Thiết kế…………………….…………….............................................. 39 1. Thiết kế tổng thể ( Mô hình vật lý )............................................................ 39 2. Thiết kế chi tiết…………………….............................................................. 40 2.1 - Thiết kế Menu cho chương trình................................................. 40 2.2 - Thiết kế Form và Report cho chương trình................................. 41 2.2.1 - Form chính của chương trình………….......................... 41 2.2.2 - Form đăng kí mới phương tiện..……….......................... 42 2.2.3 - Form đăng kí sang tên phương tiện..….......................... 43 2.2.4 - Form đăng kí đổi biển phương tiện..….......................... 44 2.2.5 - Form cập nhật thông tin phương tiện............................ 45 2.2.6 - Form tìm kiếm thông tin phương tiện…......................... 46 2.2.7 - Form Log On…………………………….......................... 47 2.2.8 - Form Quản lý người dùng…..…………......................... 47 2.2.9 - Report danh sách phương tiện…..…….......................... 48 2.2.10 - Report danh sách chủ phương tiện….......................... 49 2.2.11 - Các Form và Report còn lại trong chương trình….... 50 3. Thiết kế cơ sở dữ liệu.…………….............................................................. 51 KẾT LUẬN....................................................................................... 52 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN........................................................ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 54 Chương I KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ Ô TÔ, XE MÁY I - Giới thiệu về Đội quản lý đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Phòng Cảnh Sát Giao Thông Tỉnh Bắc Ninh Phòng Cảnh Sát Giao Thông Tỉnh Bắc Ninh được phân ra thành nhiều đội khác nhau như: đội quản lý phương tiện giao thông đường bộ, đội xử lý vi phạm giao thông... và đội quản lý đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Vì đề tài chỉ đề cập đến vấn đề quản lý đăng ký ô tô, xe máy nên em xin đi sâu vào giới thiệu về đội quản lý đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Đội quản lý đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Phòng Cảnh Sát Giao Thông Tỉnh Bắc Ninh là nơi đăng ký các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cả Tỉnh Bắc Ninh gồm: Thị xã Bắc Ninh, và 7 huyện: Huyện Tiên Du, Huyện Tiên Sơn, Huyện Gia Bình, Huyện Lương Tài, Huyện Quế Võ, Huyện Yên Phong, Huyện Thuận Thành. 1- Nhiệm vụ và quy trình nghiệp vụ của đội quản lý đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ 1.1 - Làm thủ tục đăng ký ô tô, xe máy Cán bộ cảnh sát làm nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ, phương tiện và cấp đăng ký cho chủ phương tiện để chứng nhận phương tiện đó đủ điều kiện để được phép lưu hành. Quy trình trong thủ tục đăng ký phương tiện: - Tiếp nhận hồ sơ: Các cán bộ cảnh sát tiếp nhận hồ sơ từ chủ phương tiện đến đăng ký, kiểm tra xem những giấy tờ trong hồ sơ đã hợp lệ và đầy đủ chưa. Bộ hồ sơ đăng ký xe gồm các giấy tờ sau: + Giấy khai( Mẫu số 1 - trang 11 ). + Tờ khai nguồn gốc nhập khẩu( Nếu là xe nhập khẩu ). + Phiếu kiểm tra chất lượng. + Hoá đơn GTGT. + Tờ khai lệ phí trước bạ. + Biên lai thu lệ phí trước bạ. + Giấy phép lái xe (bản phôtô). + Bảo hiểm phương tiện (bản phôtô). + Sổ hộ khẩu (bản phôtô). - Kiểm tra thực tế phương tiện: Các cán bộ cảnh sát kiểm tra phương tiện xem có đúng với những thông tin trong hồ sơ không. - Soát hồ sơ và lắp ghép đăng ký, biển số: Các cán bộ cảnh sát soát lại hồ sơ xem có đủ điều kiện được đăng ký không (như chủ phương tiện đã đăng ký lần nào chưa). Nếu đã đủ điều kiện thì lắp ghép đăng ký và biển số cho phương tiện. - Duyệt hồ sơ: Trưởng phòng cảnh sát giao thông ký ra quyết định cho phép phương tiện được đăng ký. - Nhập dữ liệu đăng ký vào máy tính, in ra đăng ký xe và in sổ cái đăng ký: Các cán bộ cảnh sát nhập dữ liệu về phương tiện, dữ liệu về chủ phương tiện vào máy tính. Để từ đó in ra sổ cái và đăng ký xe. - Trả đăng ký và biển số cho chủ phương tiện và bàn giao hồ sơ lưu kho: Sau khi đã hoàn thành thủ tục mất khoảng 3 ngày, các cán bộ cảnh sát trả đăng ký và biển số cho chủ phương tiện. Và bàn giao hồ sơ cho cán bộ quản lý kho hồ sơ. 1.2 - Làm thủ tục sang tên, di chuyển Các cán bộ cảnh sát làm thủ tục sang tên hoặc di chuyển, khi phương tiện đổi chủ sở hữu hay chủ sở hữu di chuyển sang các địa phương khác. Quy trình trong thủ tục sang tên, di chuyển: - Tiếp nhận hồ sơ: Cán bộ cảnh sát tiếp nhận hồ sơ, và kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ, gồm có: + Giấy khai sang tên di chuyển (Mẫu số 2 - trang 12). + Giấy đăng ký xe (Mẫu số 3 và Mẫu số 4 - trang 13). + Giấy bán xe (đối với trường hợp sang tên). + Biển số (Chỉ đối với trường hợp di chuyển). - Duyệt hồ sơ: Trưởng phòng cảnh sát giao thông ký ra quyết định. - Cập nhật dữ liệu trên máy tính: Các cán bộ cập nhật dữ liệu về thông tin chủ mới của phương tiện, rồi lưu tiếp hồ sơ mới cùng với hồ sơ cũ đối với trường hợp sang tên, còn xử lý thông tin về chủ phương tiện, phương tiện, hồ sơ đối với trường hợp di chuyển. - Trả lại giấy đăng ký cho chủ phương tiện mới trong trường hợp sang tên, và trả lại hồ sơ cho chủ phương tiện trong trường hợp di chuyển. 1.3 - Làm thủ tục cấp lại biển, và đăng ký Trong trường hợp biển xe hay đăng ký xe bị mất hoặc bị hỏng, thì cán bộ cảnh sát cấp lại biển số xe và đăng ký xe cho chủ phương tiện. Quy trình trong thủ tục cấp lại đăng ký và biển số: - Sau khi nhận được đơn xin cấp lại đăng ký hoặc biển số của chủ phương tiện, cán bộ cảnh sát kiểm tra lại thông tin trong cơ sở dữ liệu. Nếu đúng thì cán bộ cảnh sát cho in lại đăng ký hoặc làm lại biển số theo số cũ. Rồi sau đó trả lại cho chủ phương tiện. 1.4 - Làm thủ tục đăng ký xe tạm thời Đối tượng được đăng ký xe tạm thời - Xe mới nhập khẩu và xe sản xuất lắp ráp lưu hành từ kho, cảng, nhà máy, đại lý bán xe về nơi đăng ký hoặc các đại lý, kho lưu trữ khác (trừ mô tô, xe máy). - Xe có phiếu sang tên di chuyển đi địa phương khác. - Xe làm thủ tục xoá sổ để tái xuất về nước hay chuyển nhượng tại Việt Nam. Khi đến làm thủ tục đăng ký tạm thời, chủ phương tiện mang toàn bộ bản sao hồ sơ gốc và hồ sơ gốc để đối chiếu. Khi cấp đăng ký tạm thời thì cán bộ cảnh sát trả hồ sơ gốc cho chủ phương tiện, và chỉ lưu lại bản sao hồ sơ gốc nơi đăng ký. 1.5 - Làm thủ tục xoá sổ đăng ký Những trường hợp làm thủ tục xoá sổ đăng ký xe. - Xe cũ nát, không sử dụng được. - Xe tháo máy, khung để thay thế cho xe khác. Hồ sơ, thủ tục xoá sổ: - Tờ khai xoá sổ đăng ký. - Công văn hoặc đơn đề nghị xoá sổ đăng ký. - Chủ xe không phải mang xe đến nhưng phải trả lại giấy đăng ký và biển số cho cơ quan cảnh sát giao thông. 2- Hiện trạng đội quản lý đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ của phòng cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Ninh. 2.1 - Cơ cấu tổ chức của đội Trưởng phòng Tổ tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký Tổ vi tính Tổ lưu hồ sơ Đội trưởng 2.2 - Chức năng các thành phần trong đội - Trưởng phòng: Trưởng phòng cảnh sát giao thông là người ký ra quyết định cho phép phương tiện được phép đăng ký. - Đội trưởng: Đội trưởng đội quản lý đăng ký phương tiện là người chịu trách nhiệm phân công công việc cho các tổ trong đội. - Tổ tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký: Các cán bộ cảnh sát trong tổ làm nhiệm vụ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký của chủ phương tiện, xử lý hồ sơ để lắp ghép đăng ký và biển số, rồi trình trưởng phòng duyệt, sau đó bàn giao hồ sơ cho tổ vi tính. Đồng thời các cán bộ của tổ này có trách nhiệm trả đăng ký và biển số cho chủ phương tiện theo ngày đã hẹn. - Tổ vi tính: Sau khi nhận hồ sơ từ tổ tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký, các cán bộ cảnh sát trong tổ làm nhiệm vụ cập nhập dữ liệu về phương tiện đăng ký, dữ liệu về chủ phương tiện vào máy vi tính để từ đó in ra giấy đăng ký và sổ cái đăng ký. Rồi sau đó, họ bàn giao giấy đăng ký cho tổ tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký, và bàn giao sổ cái, hồ sơ đăng ký cho tổ lưu hồ sơ. - Tổ lưu hồ sơ: Sau khi nhận hồ sơ từ tổ vi tính, cán bộ trong tổ sắp xếp và lưu hồ sơ và sổ cái vào kho. 3- Quy định của bộ công an về đăng ký, cấp biển số xe 3.1 - Quy định đối với chủ phương tiện - Đối với với xe máy, chỉ cấp cho chủ phương tiện từ 18 tuổi trở lên, đã có giấy phép lái xe. - Kể từ ngày 28/ 01/ 2003, mỗi người chỉ được đăng ký một xe mô tô hoặc xe gắn máy. - Đối với chủ xe là người Việt Nam thì phải xuất trình sổ hộ khẩu thường trú ở tỉnh, thành phố nơi đăng ký xe. Nếu chủ xe là cán bộ cảnh sát trong lực lượng vũ trang (công an, quân đội) phải có giấy giới thiệu của đơn vị công tác, kèm theo giấy chứng minh quân đội nhân dân, giấy chứng nhận cảnh sát nhân dân, giấy chứng nhận an ninh nhân dân, kể cả giấy chứng nhận tạm thời. - Đối với chủ xe là các cơ quan, tổ chức việt nam phải có giấy giới thiệu ghi rõ họ, tên, chức vụ người đến đăng ký. - Đối với chủ xe là người nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu (còn giá trị) và giấy giới thiệu của cơ quan quản lý người nước ngoài đó. 3.2 - Quy định về chứng từ nguồn gốc của xe. 1. Xe nhập khẩu nguyên chiếc a.Nhập theo lô: - Tờ khai nguồn gốc nhập khẩu theo quy định hải quan. Nếu là xe viện trợ thì phải có giấy xác nhận viện trợ của ban tiếp nhận viện trợ quốc tế. b.Xe nhập khẩu riêng lẻ hoặc quà biếu: - Tờ khai hàng nhập khẩu phi mậu dịch. - Biên lai thu thuế xuất khẩu. Đối với xe chuyên dùng thuế xuất 0% chỉ cần tờ khai. 2. Xe sản xuất lắp ráp trong nước a. Đối với xe lắp ráp từ linh kiện nhập khẩu đã đủ số khung, số máy: - Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng. b. Xe lắp ráp chưa có số khung, số máy hoặc nhập khẩu chỉ có số khung hay số máy hoặc tổng thành máy và tổng thành khung sản xuất trong nước: - Phiếu kiểm tra. 3. Xe xử lý vi phạm hành chính - Quyết định xử lí của cấp có thẩm quyền. - Hoá đơn bán tài sản, tịch thu sung quỹ nhà nước. Biên lai bàn giao theo mẫu quy định của bộ tài chính. 4. Xe cầm cố, thế chấp do ngân hàng phát mại - Văn bản bán đấu giá tài sản. - Văn bản thể hiện chủ xe đồng ý phát mại bán xe cầm cố thế chấp không trả nợ được. - Đăng ký xe, hoặc chứng từ gốc của xe. - Hoá đơn bán hàng theo bộ tài chính. 5. Xe bị mất chứng từ gốc - Đơn của chủ xe cam đoan trước pháp luật về việc mất chứng từ nguồn gốc của xe có xác nhận của công an nơi báo mất. - Bản sao chứng từ nguồn gốc của xe có xác nhận của cơ quan đã cấp chứng từ đó. - Bản thông báo cảnh sát giao thông toàn quốc. Sau 30 ngày không phát hiện có vi phạm hoặc tranh chấp gì thì làm thủ tục đăng ký. 3.3 - Quy định đổi, cấp lại đăng ký xe hoặc biển số 1. Đổi lại giấy đăng ký, biển số - Các trường hợp được đổi: xe cải tạo, thay đổi màu sơn, giấy đăng ký bị hư hỏng, biển số xe bị hư hỏng, mờ. - Khi xin đổi đăng ký, biển số xe, chủ xe phải có đơn( nếu là cá nhân), hoặc công văn đề nghị ( nếu là cơ quan tổ chức nhà nước), cơ quan cảnh sát giao thông cấp lại đăng ký , biển số xe theo số cũ. 2. Cấp lại giấy đăng ký xe, biển số xe bị mất - Chỉ cấp lại giấy đăng ký xe, biển số xe bị mất khi chủ xe có công văn đề nghị ( nếu là cơ quan tổ chức ) hoặc đơn xin cấp lại có xác nhận của chính quyền địa phương ( nếu là cá nhân ) . - Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được công văn đề nghị hoặc đơn xin cấp lại nếu không phát hiện nghi vấn thì giải quyết cấp lại đăng ký, biển số xe theo số cũ. 3.4 - Quy định sang tên, di chuyển 1. Sang tên trong tỉnh Hồ sơ gồm các giấy tờ sau: - 2 tờ khai sang tên di chuyển. - Đăng kí xe. - Giấy bán, cho, tặng xe. - Chứng từ lệ phí trước bạ. Trường hợp này giữ nguyên biển số cũ( trừ biển loại 3 số thì cho đổi sang biển loại 4 số cùng loại biển).Và cấp lại giấy đăng ký xe cho chủ xe mới. 2. Sang tên di chuyển đi tỉnh khác Như mục 1 ở trên. Không bắt buộc chủ xe phải đưa xe đến kiểm tra nhưng phải nộp lại biển số cũ. 3. Di chuyển nguyên chủ - Quyết định điều động công tác hoặc di chuyển hộ khẩu. - 2 tờ khai sang tên di chuyển. Chủ xe nộp lại đăng ký và biển số xe. 3.5 - Quy định về biển số xe và quản lý biển số xe 1. Biển số xe của các tổ chức, cá nhân trong nước - Xe đăng ký tại phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh , thành phố nào thì biển số mang kí hiệu tỉnh, thành phố đó. - Xe không làm kinh doanh của cơ quan hành chính sự nghiệp, xe công an nhân dân, xe của các tổ chức chính trị, xã hội: Biển số nền xanh, chữ và số màu trắng. - Xe của doanh nghiệp, xe làm kinh tế của cơ quan hành chính sự nghiệp, xe cá nhân: Biển số nền trắng, chữ và số màu đen. 2. Biển số xe của tổ chức, cá nhân nước ngoài - Xe của tổ chức quốc tế, của tổ chức, cá nhân nước nào thì mang ký hiệu riêng của nước đó theo quy định của tổng cục cảnh sát. - Xe của cơ quan, tổ chức ngoại giao, cá nhân nước ngoài có thân phận ngoại giao: biển số nền trắng, chữ và số màu đen, có ký hiệu " NG" màu đỏ ở