Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt là ở các đô thị, dẫn đến nhu cầu đi lại gia tăng làm cho số lượng phương tiện tăng lên một cách vượt bậc gây ra áp lực rất lớn cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông bao gồm cả hệ thống giao thông và giao thông tĩnh tĩnh đô thị hay nói cách khác là bến bãi đỗ xe và đường đô thị.
Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước. Với tốc độ gia tăng phương tiện như hiện nay, đã xảy ra hiện tượng ách tắc cục bộ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này do nhu cầu giao thông tĩnh các phương tiện giao thông trong địa bàn thành phố rất lớn trong khi hệ thống công trình giao thông phục vụ nhu cầu giao thông tĩnh của các phương tiện còn thiếu quá nhiều so với nhu cầu thực tế, mặt khác việc quản lý các điểm đỗ còn chưa hợp lý.
Theo thống kê của sở giao thông công chính Hà Nội, số lượngphương tiện tính đến nay có 252.926 ô tô cac loại và hơn 2,5 triệu xe máy ngoài ra trong khu vực nội thành có khoảng 1 triêu xe đạp và 300 xe xích lô. Trong khi đó tốc độ tăng phương tiện xe máy và ô tôt khá nhanh từ 12-15% một năm, chưa kể các phương tiện đăng ký ngoại tính thường xuyên hoạt động trong thành phố. Hiên nay toàn thành phố có 189 điểm trông xe thì có 31 điểm không có giấy phép. Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội - sở GTCC đang quản lý 262 điểm đỗ xe công cộng với diện tích khoảng 55000m2. Có 3000 vị trí đỗ xe với diện tích bình quân một vị trí đỗ là 15,5 m2. Công ty cũng đang giám sát 33 điểm đỗ xe Taxi với tổng sức chứa 327 xe. Ngoài ra còn có một số điểm đỗ xe do các cơ quan tự xây dựng và quản lý và các điểm đỗ xe trên đường, hè phố. Diện tích cho bãi đỗ xe tại khu vực nôi thành chỉ chỉ đạt 1,2% diện tích đất đô thị, khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông tĩnh của khu vực thành phố Hà Nội vào khoảng 30% nhu cầu đỗ xe của thành phố chưa kể các xe của tỉnh khác đến ngày do vậy nhu cầu về giao thông tĩnh tai thành phố Hà Nội ngày càng tăng trong khi diện tích đất dành cho giao thông tĩnh còn thấp. Do vậy đòi hỏi cần phải xây dựng và đề ra các giải pháp quản lý điểm đỗ xe trong thành phố hiện nay là rất cấp bách và cần thiết. Khu đô thị Nhân Chính là một trong khu đô thị mới của Hà Nội trong tương lai gần là khu đô thị có tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu phát sinh và thu hút chuyến đi tới khu đô thị sẽ tăng cao do vậy mật độ phương tiện tham gia giao thông tại khu đô thị cũng tăng cao đồng thời với đòi hỏi các công trình giao thông tĩnh trong khu vực khu đô thị phải đáp ứng được nhu cầu giao thông tĩnh tại khi đô thị Nhân Chính. Trong khi thực trạng tại khu đô thị Nhân Chính có rất ít các công trình giao thông tĩnh phục vụ và các phương tiện có nhu cầu đỗ xe thường rất khó kiếm được vị trí thích hợp để đỗ xe đúng theo quy định. Do vậy cần có nhưng nghiên cứu chi tiết dự báo chính xác nhu cầu phát sinh và thu hút chuyến đi từ khu đô thị Nhân Chính từ đó dự báo nhu cầu giao thông tĩnh khu đô thị và đưa ra các phương án, các giải pháp đáp ứng toàn bộ hoặc phần lớn nhu cầu giao thông tĩnh trong khu đô thị.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đồ án là Nhu cầu giao thông tĩnh của các chuyến đi theo mục đích cá nhân, công việc và nhu cầu đỗ xe của chủ sở hữu phương tiện cơ giới cá nhân ( ô tô con và xe máy ) trong phạm vi khu đô thị Nhân Chính
- Phạm vi nghiên cứu: Đồ án nghiên cứu nhu cầu giao thông tĩnh trong phạm vi khu vực khu đô thị Nhân Chính
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu.
- Mục đích : Đưa ra các giải pháp về mặt kỹ thuật và giải pháp về tổ chức quản lý nhu cầu đỗ xe cá nhân theo sở hữu phương tiện và theo mục đích chuyến đi như đã nêu ở phần đối tượng nghiên cứu.
- Mục tiêu : Xác định hiện trạng điểm đỗ xe cá nhân trong thành phố nói chung.
- Xác định hiện trạng đỗ xe các loại phương tiện trong khu vực
- Nhiệm vụ và vai trò của các bên hữu quan (Chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý chuyên ngành, các tổ chức đoàn thể, cá nhân).
- Xác định nhu cầu đỗ xe trong khu vực.
- Đề xuất các giải pháp quy hoạch,quản lý , xây dựng và thiết kế các công trình giao thông tĩnh hợp lý theo nhu cầu những năm tương lai.
Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu hiện trạng giao thông tĩnh và nhu cầu giao thông tĩnh trong địa bàn khu vực nghiên cứu.
- Tính toán, xác định nhu cầu giao thông tĩnh của nhóm đối tượng nghiên cứu trong tương lai dựa vào các mô hình dự báo, công thức xác định nhu cầu giao thông tĩnh và các chỉ số phát triển phương tiện, nhu cầu chuyến đi tới vùng thu hút trong tương lai.
- Căn cứ vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, GTVT và các quy hoạch liên quan tới nhu cầu GTT trong địa bàn khu vực nghiên cứu từ đó đưa ra các phương án quy hoạch, giải pháp quản lý cho nhu cầu GTT khu vực.
- Đưa ra phương án tối ưu cho nhu cầu GTT, lựa chọn giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý nhu cầu GTT phù hợp cho khu vực nghiên cứu trong tương lai.
Nội dung nghiên cứu
Kết cấu của đồ án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh
Chương 2: Hiện trạng giao thông đô thị Hà Nội và phường Nhân Chính
Chương 3: Quy hoạch giao thông tĩnh khu đô thị Nhân Chính
Kết luận và kiến nghị
99 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3366 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy hoạch giao thông tĩnh khu đô thị Nhân Chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐT: Đô thị
CSHT: Cơ sở hạ tầng
HT: Hệ thống
GTT: Giao thông tĩnh
GTVT: Giao thông vận tải
GTVTĐT: Giao thông vận tải đô thị
PTVT: Phương tiện vận tải
VTHKCC: Vận tải hành khách công cộng
UBND: Ủy ban nhân dân
KVNC: Khu vực nghiên cứu
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG TĨNH 1
1.1. Tổng quan về đô thị và giao thông đô thị . 1
1.1.1. Đô thị hoá và quá trình đô thị hoá. 1
1.1.2. Các thành phần cấu thành đô thị 2
1.1.3. Đặc điểm giao thông đô thị 2
1.2. Phương pháp luận quy hoạch giao thông tĩnh đô thị 4
1.2.1. Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh đô thị 4
1.2.2. Phương pháp luận quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh đô thị 7
1.2.3.Các chỉ tiêu tính toán nhu cầu đỗ xe : 9
1.3 Phương pháp xác định công suất và thiết kế công trình đỗ xe. 10
1.3.1 Các phương pháp tính toán nhu cầu đỗ xe trong quy hoạch giao thông tĩnh 10
1.3.3.Các mô hình tổ chức -thiết kế và quản lý giao thông tĩnh đô thị 14
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG GTĐT HÀ NỘI VÀ PHƯỜNG NHÂN CHÍNH 23
2.1 Tổng quan về Hà Nội 23
2.1.1: Điều kiện tự nhiên: 23
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội 24
2.2 Hiện trạng giao thông và giao thông tĩnh tại Hà Nội 25
2.2.1: Hiện trạng giao thông đô thị tại Hà Nội 25
2.2.2 Giao thông tĩnh Hà Nội 32
2.3. Giao thông và giao thông tĩnh Phường Nhân Chính 40
CHƯƠNG III: QUY HOẠCH GIAO THÔNG TĨNH KHU ĐÔ THỊ NHÂN CHÍNH 50
3.1. Định hướng phát triển giao thông vận tải hà nội đến năm 2020. 50
3.1.1. Định hướng phát triển không gian Hà Nội. 50
3.1.2. Định hướng phát triển giao thông Hà nội đến năm 2020 51
3.2. Xác định nhu cầu đỗ xe hiện tại và dự báo nhu cầu đỗ xe khu vực nghiên cứu 55
3.2.1. Xác định nhu cầu đỗ xe hiện tại ở khu vực nghiên cứu 55
3.2.2. Dự báo nhu cầu đỗ xe khu vực nghiên cứu 59
3.3. Đề xuất và đánh giá các phương án quy hoạch giao thông tĩnh cho khu đô thị Nhân Chính. 63
3.4. Đánh giá và lựa chọn phương án 81
3.4.1. Lựa chọn địa điểm, hình thức bố trí đỗ và công suất thiết kế 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
1. Kết luận 87
2. Kiến nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Cơ cấu thời gian phục vụ của hệ thống giao thông tĩnh 8
Bảng 1.2. Các chỉ tiêu tính toán nhu cầu đỗ xe cá nhân 9
Bảng 1.3. Diện tích chiếm dụng tĩnh của một số phương tiện vận tải chủ yếu. 10
Bảng 1.4. Kích thước nơi đỗ xe kiểu xiên góc 16
Bảng 1.5: Cấu tạo khu chức năng của bãi đỗ xe 18
Bảng 2.1. Số lượng phương tiện đường bộ giai đoạn 2000 – 2008. 30
Bảng 2.2. Cơ cấu đi lại của Hà Nội 31
Bảng 2.3. Hiện trạng các điểm, bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn Hà Nội 35
Bảng 2.4. Danh mục các bãi đỗ xe năm 2008 35
Bảng 2.5. Số lịêu sử dụng đất tại Phường Nhân Chính 41
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu cơ bản dự kiến đạt được đạt được 43
Bảng 2.7. Bảng hiện trạng giao thông, giao thông tĩnh phường Nhân Chính 46
Bảng 3.1. Qui hoạch các khu vực hạn chế phát triển của Hà Nội. 51
Bảng 3.2. Chỉ tiêu xác định quỹ đất mạng lưới điểm đỗ xe 54
Bảng 3.3: Tổng hợp nhu cầu diện tích đỗ xe trên tuyến. 59
Bảng 3.4. Dự báo nhu cầu đỗ xe của nhóm khách hàng 60
Bảng 3.5. Dự báo nhu cầu đỗ xe nhóm dân cư 61
Bảng 3.6. Dự báo nhu cầu đỗ xe khu vực nghiên cứu 62
Bảng 3.7. Thống kê hạng mục chính dự án xây dựng bãi đỗ xe công cộng 69
Bảng 3.8. Tổng mức đầu tư dự án bãi đỗ xe công cộng 75
Bảng 3.9. Bảng phí trông xe theo hợp đồng 77
Bảng 3.10. Bảng dự báo công suất sử dụng ô đỗ xe ô tô trong năm tương lai 78
Bảng 3.11. Bảng tổng hợp chỉ tiêu kinh tế - tài chính hiệu quả vốn đầu tư xây dựng bãi đỗ xe 79
Bảng 3.12. Tổng hợp lợi ích tài chính của dự án. 81
Bảng 3.13. Bảng đánh giá hiệu quả các phương án 82
Bảng 3.14. Khả năng đáp ứng nhu cầu đỗ xe hiện tại và năm tương lai 84
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ các thành phần cấu thành của đô thị 2
Hình 1.2. Sơ đồ mô phỏng hệ thống giao thông đô thị. 3
Hình 1.3. Phân loại hệ thống giao thông tĩnh 5
Hình 1.4. Mối quan hệ giữa phương tiện, giao thông động và giao thông tĩnh 7
Hình 1.5. Phương pháp xác định diện tích đỗ xe. 11
Hình 1.6. Các bước trong dự báo nhu cầu diện tích đỗ xe 12
Hình 1.7. Mô hình bố trí đỗ xe trên tuyến, đường phố trong nội đô. 15
Hình 1.8. Sơ đồ bố trí đỗ xe xiên góc với đường (ví dụ này là đỗ 450) 16
Hình 1.9. Mô hình bãi đỗ xe có thềm dốc song song 19
Hình 1.10. Mô hình bãi đỗ xe có thềm dốc ngược 19
Hình 1.11. Mô hình bãi đỗ xe có sàn xen kẽ 20
Hình 1.12. Mô hình các loại hình đỗ xe có thềm dốc vòng xoáy 20
Hình 1.13. Mô hình bãi đỗ xe ngầm 21
Hình 2.1 Mô hình quản lý giao thông đô thị tại Hà Nội 32
Hình 2.2. Hiện trạng điểm đỗ xe của thành phố Hà Nội 37
Hình 2.3. Mô hình tổ chức quản lý điểm, bến, bãi đỗ xe hiện nay 38
Hình 2.4 : Bản đồ quy hoạch chi tiết Phường Nhân Chính 42
Hình 2.5. : Giao thông tĩnh khu vực thương mại phường nhân chính 47
Hình 2.6. Điểm đỗ xe tự phát của người dân, các cửa hàng kinh doanh 47
Hình 2.7. Bãi đỗ xe Đường Hoàng Đạo Thúy 48
Hình 2.8. Bãi đỗ xe trong cơ quan 48
Hình 3.1. Hình thức tổ chức dải đỗ xe trên lòng đường và vỉa hè 64
Hình 3.2. Hình thức thiết kế dải đỗ đỗ xe trên lòng đường hoặc trên vỉa hè song song hoặc vuông góc với lòng đường 64
Hình 3.3 Chi tiết mặt bằng quy hoạch bãi đỗ xe công suất 840 xe ô tô 72
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt là ở các đô thị, dẫn đến nhu cầu đi lại gia tăng làm cho số lượng phương tiện tăng lên một cách vượt bậc gây ra áp lực rất lớn cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông bao gồm cả hệ thống giao thông và giao thông tĩnh tĩnh đô thị hay nói cách khác là bến bãi đỗ xe và đường đô thị.
Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước. Với tốc độ gia tăng phương tiện như hiện nay, đã xảy ra hiện tượng ách tắc cục bộ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này do nhu cầu giao thông tĩnh các phương tiện giao thông trong địa bàn thành phố rất lớn trong khi hệ thống công trình giao thông phục vụ nhu cầu giao thông tĩnh của các phương tiện còn thiếu quá nhiều so với nhu cầu thực tế, mặt khác việc quản lý các điểm đỗ còn chưa hợp lý.
Theo thống kê của sở giao thông công chính Hà Nội, số lượngphương tiện tính đến nay có 252.926 ô tô cac loại và hơn 2,5 triệu xe máy ngoài ra trong khu vực nội thành có khoảng 1 triêu xe đạp và 300 xe xích lô. Trong khi đó tốc độ tăng phương tiện xe máy và ô tôt khá nhanh từ 12-15% một năm, chưa kể các phương tiện đăng ký ngoại tính thường xuyên hoạt động trong thành phố. Hiên nay toàn thành phố có 189 điểm trông xe thì có 31 điểm không có giấy phép. Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội - sở GTCC đang quản lý 262 điểm đỗ xe công cộng với diện tích khoảng 55000m2. Có 3000 vị trí đỗ xe với diện tích bình quân một vị trí đỗ là 15,5 m2. Công ty cũng đang giám sát 33 điểm đỗ xe Taxi với tổng sức chứa 327 xe. Ngoài ra còn có một số điểm đỗ xe do các cơ quan tự xây dựng và quản lý và các điểm đỗ xe trên đường, hè phố. Diện tích cho bãi đỗ xe tại khu vực nôi thành chỉ chỉ đạt 1,2% diện tích đất đô thị, khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông tĩnh của khu vực thành phố Hà Nội vào khoảng 30% nhu cầu đỗ xe của thành phố chưa kể các xe của tỉnh khác đến ngày do vậy nhu cầu về giao thông tĩnh tai thành phố Hà Nội ngày càng tăng trong khi diện tích đất dành cho giao thông tĩnh còn thấp. Do vậy đòi hỏi cần phải xây dựng và đề ra các giải pháp quản lý điểm đỗ xe trong thành phố hiện nay là rất cấp bách và cần thiết. Khu đô thị Nhân Chính là một trong khu đô thị mới của Hà Nội trong tương lai gần là khu đô thị có tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu phát sinh và thu hút chuyến đi tới khu đô thị sẽ tăng cao do vậy mật độ phương tiện tham gia giao thông tại khu đô thị cũng tăng cao đồng thời với đòi hỏi các công trình giao thông tĩnh trong khu vực khu đô thị phải đáp ứng được nhu cầu giao thông tĩnh tại khi đô thị Nhân Chính. Trong khi thực trạng tại khu đô thị Nhân Chính có rất ít các công trình giao thông tĩnh phục vụ và các phương tiện có nhu cầu đỗ xe thường rất khó kiếm được vị trí thích hợp để đỗ xe đúng theo quy định. Do vậy cần có nhưng nghiên cứu chi tiết dự báo chính xác nhu cầu phát sinh và thu hút chuyến đi từ khu đô thị Nhân Chính từ đó dự báo nhu cầu giao thông tĩnh khu đô thị và đưa ra các phương án, các giải pháp đáp ứng toàn bộ hoặc phần lớn nhu cầu giao thông tĩnh trong khu đô thị.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đồ án là Nhu cầu giao thông tĩnh của các chuyến đi theo mục đích cá nhân, công việc và nhu cầu đỗ xe của chủ sở hữu phương tiện cơ giới cá nhân ( ô tô con và xe máy ) trong phạm vi khu đô thị Nhân Chính
- Phạm vi nghiên cứu: Đồ án nghiên cứu nhu cầu giao thông tĩnh trong phạm vi khu vực khu đô thị Nhân Chính
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu.
- Mục đích : Đưa ra các giải pháp về mặt kỹ thuật và giải pháp về tổ chức quản lý nhu cầu đỗ xe cá nhân theo sở hữu phương tiện và theo mục đích chuyến đi như đã nêu ở phần đối tượng nghiên cứu.
- Mục tiêu : Xác định hiện trạng điểm đỗ xe cá nhân trong thành phố nói chung.
- Xác định hiện trạng đỗ xe các loại phương tiện trong khu vực
- Nhiệm vụ và vai trò của các bên hữu quan (Chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý chuyên ngành, các tổ chức đoàn thể, cá nhân).
- Xác định nhu cầu đỗ xe trong khu vực.
- Đề xuất các giải pháp quy hoạch,quản lý , xây dựng và thiết kế các công trình giao thông tĩnh hợp lý theo nhu cầu những năm tương lai.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu hiện trạng giao thông tĩnh và nhu cầu giao thông tĩnh trong địa bàn khu vực nghiên cứu.
Tính toán, xác định nhu cầu giao thông tĩnh của nhóm đối tượng nghiên cứu trong tương lai dựa vào các mô hình dự báo, công thức xác định nhu cầu giao thông tĩnh và các chỉ số phát triển phương tiện, nhu cầu chuyến đi tới vùng thu hút…trong tương lai.
Căn cứ vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, GTVT và các quy hoạch liên quan tới nhu cầu GTT trong địa bàn khu vực nghiên cứu từ đó đưa ra các phương án quy hoạch, giải pháp quản lý cho nhu cầu GTT khu vực.
Đưa ra phương án tối ưu cho nhu cầu GTT, lựa chọn giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý nhu cầu GTT phù hợp cho khu vực nghiên cứu trong tương lai.
Nội dung nghiên cứu
Kết cấu của đồ án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh
Chương 2: Hiện trạng giao thông đô thị Hà Nội và phường Nhân Chính
Chương 3: Quy hoạch giao thông tĩnh khu đô thị Nhân Chính
Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG TĨNH
1.1. Tổng quan về đô thị và giao thông đô thị .
1.1.1. Đô thị hoá và quá trình đô thị hoá.
Khái niệm đô thị.
“Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh trong huyện”.
Xu hướng đô thị hoá.
Quá trình đô thị hoá trên thế giới được chia thành 3 thời kỳ như sau:
- Thời kỳ đô thị hoá tiền công nghiệp tương ứng với thời kỳ cách mạng kỹ thuật I còn gọi là cách mạng thủ công nghiệp.
- Thời kỳ đô thị hoá công nghiệp tương ứng với thời kỳ cách mạng kỹ thuật II còn gọi là cách mạng công nghiệp.
- Thời kỳ đô thị hoá hậu công nghiệp tương ứng với thời kỳ cách mạng kỹ thuật III còn gọi là cách mạng khoa học kỹ thuật.
Hệ quả của đô thị hoá.
- Sự gia tăng dân số và qui mô đô thị.
- Thay đổi cơ cấu lao động và ngành nghề của dân cư.
- Thay đổi chức năng các điểm dân cư, vùng lãnh thổ.
- Kích thích sự gia tăng định cư và dao động con lắc trong lao động.
- Hình thành và phát triển những loại hình cư trú cũng như những loại hình phân bố dân cư mới.
- Sự gia tăng nhu cầu đi lại và các vấn đề về GTVT đô thị.
Sự khác nhau cơ bản giữa thành thị và nông thôn là mức độ đầu tư cho cơ sở hạ tầng (CSHT). Theo thông lệ chung CSHT của đô thị được chia thành hai loại như sau:
- Kết cấu hạ tầng xã hội:Y tế, giáo dục, văn hoá...
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Điện, nước, chiếu sáng, GTVT, thông tin, năng lượng.
1.1.2. Các thành phần cấu thành đô thị
Đô thị bao gồm các yếu tố kết cấu hạ tầng như sơ đồ sau:
Hình 1.1: Sơ đồ các thành phần cấu thành của đô thị
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Là một hệ thống các phương tiện kỹ thuật làm nền tảng cho sự phát triển, là một bộ phận của cơ sở hạ tầng làm dịch vụ công cộng trong các đô thị. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được hình thành thông qua việc xây dựng hệ thống đường sá, hệ thống cung cấp nước sạch, thoát nước, cung cấp điện năng... Nó phục vụ một cách trực tiếp cho sự phát triển xã hội
- Kết cấu hạ tầng xã hội: Là một hệ thống các yếu tố tham gia vào quá trình tồn tại và phát triển của xã hội. Kết cấu hạ tầng xã hội do các yếu tố tự nhiên và con người tạo ra để phục vụ cuộc sống của con người, bao gồm giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, các phương tiện, thiết bị vui chơi, giải trí, văn hoá...
1.1.3. Đặc điểm giao thông đô thị
Khái niệm hệ thống giao thông đô thị.
Giao thông đô thị là các công trình, các con đường giao thông và các phương tiện khác nhau đảm bảo sự liên hệ giữa các khu vực với nhau của đô thị
Hệ thống giao thông đô thị.
Là tập hợp các công trình, các con đường và các cơ sở hạ tầng khác để phục vục cho việc di chuyển hàng hoá và hành khách trong thành phố được thuận tiện, thông suốt, nhanh chóng, an toàn và đạt hiệu quả cao. Hệ thống giao thông đô thị bao gồm hai hệ thống con đó là hệ thống giao thông và hệ thống vận tải. Các thành phần của hệ thống giao thông đô thị được mô phỏng như sau:
Hình 1.2. Sơ đồ mô phỏng hệ thống giao thông đô thị.
- Hệ thống giao thông động: Là phần của mạng lưới giao thông có chức năng đảm bảo cho phương tiện và người di chuyển được thuận tiện giữa các khu vực. Đó là mạng lưới đường xá cùng nút giao thông, cầu vượt...
- Hệ thống giao thông tĩnh: Là bộ phận của hệ thống giao thông phục vụ phương tiện trong thời gian không hoạt động và hành khách tại các điểm đỗ đón trả khách và xếp dỡ hàng hoá. Đó là hệ thống các điểm đỗ, điểm dừng, các terminal, depot, bến xe...
- Hệ thống vận tải: Là tập hợp các phương thức vận tải và phương tiện vận tải khác nhau để vận chuyển hàng hoá và hành khách trong thành phố.
Đặc điểm giao thông đô thị
- Khác với giao thông liên tỉnh, giao thông quốc tế, giao thông đô thị có những đặc điểm sau:
- Mạng lưới giao thông đô thị không chỉ thực hiện chức năng giao thông thuần tuý mà nó còn có thể thực hiện nhiều chức năng khác như: chức năng kỹ thuật, chức năng môi trường.
-Mật độ mạng lưới đường cao.
-Lưu lượng và mật độ đi lại cao nhưng lại biến động rất lớn theo thời gian và không gian.
-Tốc độ luồng giao thông thấp.
- Hệ thống giao thông đô thị đòi hỏi chi phí lớn (xây dựng và vận hành).
- Ùn tắc giao thông, đi lại khó khăn, ô nhiễm môi trường và mất an toàn.
- Không gian đô thị chật hẹp.
- Hệ thống giao thông đô thị có tác động trực tiếp đến các nền kinh tế xã hội của thành phố và của đất nước.
1.2. Phương pháp luận quy hoạch giao thông tĩnh đô thị
1.2.1. Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh đô thị
a.Khái niệm và phân loại giao thông tĩnh
Khái niệm
Quá trình hoạt động của phương tiện gồm hai trạng thái: trạng thái di chuyển và trạng thái đứng im tương đối. Hai trạng thái này liên hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên chúng có những đặc điểm khác nhau về công nghệ, kỹ thuật, môi trường. Do đó cần xem xét hệ thóng giao thông và phương tiện vận tải trong mối quan hệ tương đối về không gian và thời gian.
Để chỉ các công trình giao thông phục vụ phương tiện trong trạng thái di chuyển người ta dùng thuật ngữ: “Đường giao thông” và “các công trình trên đường”, tập hợp các đường giao thông tạo thành mạng lưới giao thông. Đối với các công trình giao thông khác, tuỳ vào chức năng, công dụng của nó mà các nước có những tên gọi khác nhau. Chẳng hạn đối với các điểm đỗ xe, thông thường dùng thuật ngữ “Parking”, điểm đầu cuối thường dùng thuật ngữ “Depot”, điểm trung chuyển dùng thuật ngữ “Terminal” hoặc “Transit”, điểm dừng dọc tuyến buýt gọi là “Bus Stop”, ga đường sắt, cảng đường thủy dùng “Station” hoặc “Port”, ga hàng không dùng thuật ngữ “Airport”. Nói một các khác, cơ sở để phân tách các công trình giao thông trên là chức năng của từng công trình theo các phương thức vận tải khác nhau. Tuy nhiên có thể thấy rằng các công trình trên có một đặc điểm chung là nhằm phục vụ phương tiện vận tải trong thời gian không hoạt động (thời gian dừng công nghệ), để chỉ những công trình này người ta dùng thuật ngữ “Giao thông tĩnh”.
Từ những cơ sở trên, hệ thống giao thông tĩnh được hiểu như sau: “Giao thông tĩnh là một phần của hệ thống giao thông phục vụ phương tiện và hành khách (hoặc hàng hoá) trong thời gian không di chuyển”.
Theo nghĩa này giao thông tĩnh gồm hệ thống các ga hàng hoá và hành khách của các phương thức vận tải (các nhà ga đường sắt, các bến cảng thuỷ, ga hàng không, các nhà ga vận tải ô tô), các bãi đỗ xe, gara, các điểm trung chuyển, các điểm dừng dọc tuyến, các điểm cung cấp nhiên liệu.
Diện tích đỗ xe: Tổng diện tích dành cho đỗ xe ở khu vực nghiên cứu ( Quy hoạch )
Bãi đỗ xe:
Là phần diện tích đỗ xe tách biệt với giao thông động (bãi đỗ xê công cộng, nhà đỗ xe, hầm đỗ xe…)
Là phần diện tích đường giao thông ( hè phố ) được quy định để đỗ xe.
Ô đỗ xe : Là phần diện tích giao thông công cộng được quy định dành riêng để đỗ cho một loại phương tiện
Chỗ đỗ xe : Chỗ đỗ thuộc sở hữu cá nhân
b. Phân loại điểm, bãi đỗ xe:
Phân loại điểm đỗ xe: Các điểm đỗ xe thường được phân thành các loại như sau:
- Điểm đỗ xe loại 1: Là điểm đỗ xe tổng hợp có quy mô liên các quận, huyện và có địa điểm xây dựng cố định, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, mang đầy đủ các công trình chức năng và hệ thống dịch vụ hỗ trợ.
- Điểm đỗ xe loại 2: Là điểm đỗ xe tổng hợp có chức năng liên phường, có địa điểm xây dựng cố định phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của phường.
- Điểm đỗ loại 3: Là điểm đỗ xe cấp phường, xã gắn với các công trình, mạng lưới phục vụ công cộng đô thị cấp phường xã.
- Các điểm đỗ khác: Đây là điểm đỗ loại nhỏ, có quy mô dưới mức loại 3, phục vụ cho các nhu cầu và mục đích khác nhau
Phân loại theo phương thức vận tải
Hình 1.3. Phân loại hệ thống giao thông tĩnh
Phân loại theo chức năng
- Điểm đỗ xe:
Là nơi phương tiện có thể dừng đỗ trong một thời gian ngắn hoặc dài, các điểm đỗ xe được phân cấp phục vụ từ cấp thành phố có tính chất phục vụ liên tỉnh, liên quận huyện đến cấp quận, huyện, liên phường xã đến cấp phường xã. Các điểm đỗ xe được bố trí gắn với các khu chức năng, các khu dân cư của đô thị. Quá trình đầu tư phân kỳ xây dựng theo sự hình thành và phát triển các khu đô thị nhưng đảm bảo mục tiêu đón đầu, cung ứng.
- Bãi đỗ xe
Là các điểm đỗ có quy mô lớn và rất lớn, phục vụ đỗ xe cho các mục đích đi lại khá thuần (các mục đích đi lại sử dụng điểm đỗ ít) song khối lượng thường cao.
- Bến xe
Là đầu mối để chuyển tiếp hành khách, hàng hoá đi và đến thành phố (tỉnh, huyện) và thường được bố trí theo các luồng hành khách, hàng hoá lớn đi và đến, là đầu mối chuyển tiếp giữa vận tải đối ngoại và vận tải nội thị (tỉnh, huyện).
- Các điểm đầu cuối
Điểm đầu cuối là nơi thực hiện tác nghiệp đầu cuối trong quy trình vận tải hành khách, hàng hóa. Thông thường các điểm đầu cuối được phân thành hai loại: Các điểm đầu cuối phục vụ vận tải liên tỉnh (Các điểm này được xây dựng với số lượng hạn chế và quy mô tương đối lớn để phục vụ các phương tiện vận tải liên tỉnh. Nó bao gồm sân bay, ga tàu bến cảng, bến xe ô tô…) và các điểm đầu cuối phục vụ vận tải nội đô. Các điểm đầu cuối trong vận tải nội đô được bố trí tại đầu và cuối tuyến vận tải hàng hóa, hành khách nhằm phục vụ hành khách đi xe.
- Các điểm trung chuyển hàng hóa, hành khách
Điểm trung chuyển là nơi dùng để chuyển tải hàng hóa và hành khách trong cùng một phương thức vận tải hoặc giữa các phương thức vận