Nấm Linh Chi có tên khoa học là [Ganoderma lucidum (W.Curt.:Fr.)Karst.] phiên âm theo tiếng Trung Quốc gọi là Ling zhi, theo tiếng Nhật gọi là Reishi. Ở Việt Nam còn có tên gọi là nấm Lim, nhưng thông dụng nhất vẫn gọi là nấm Linh Chi. Linh Chi đã được người xưa kể lại với rất nhiều truyền thuyết, họ coi đó là tiên đan, linh dược, chữa được bách bệnh, trường sinh bất lão, cải tử hoàn sinh .v.v.
Ngày nay, khoa học càng phát triển nhưng Linh Chi vẫn được coi như là một dược thảo quý, đã được nhiều người, cơ quan, viện nghiên cứu chú ý đến loài nấm này.
Từ thời Hoàng đế (trên 4.000 năm về trước) cho đến nay Linh Chi vẫn được coi là "Thượng dược" được xếp vào hàng siêu dược liệu, trên cả nhân sâm, là loại thuốc quý trong y học cổ truyền đã được ghi trong "Thần nông bản thảo" cách đây 2.000 năm và trong "Bản thảo cương mục" (thế kỷ 16), nhưng nó mới thực sự chú ý nghiên cứu và sử dụng nhiều từ những năm 1960 trở lại đây nhất là ở Trung Quốc, số lượng các loài nấm Linh Chi được sử dụng trong công nghệ dược liệu ngày càng tăng, đặc biệt ở các quốc gia Á Đông.
Ở Việt Nam từ thế kỷ 18 Hải Thượng Lãn Ông đã có bài thơ "Lên núi hái Linh Chi" chứng tỏ nước ta đã sử dụng Linh Chi từ rất lâu đời.
Từ đầu thế kỷ 17 các loài nấm Linh Chi đã được nuôi trồng ở Trung Quốc, chính bởi giá trị dược liệu cao của chúng như: tăng cường hệ thống miễn dịch, điều trị suy nhược thần kinh, xơ cứng mạch máu, huyết áp cao, giảm cholesterol trong máu, loét dạ dày, thấp khớp, ung thư .
Do giá trị về mặt dược liệu cao nên giá trị về kinh tế của Linh Chi cũng rất cao, giá bán tại thời điểm năm 1996 ở thị trường Nhật Bản lên tới trên 200USD/kg quả thể khô đóng gói, giá xuất chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh khoảng từ 15 đến 20 USD/kg khô. Cho nên việc khai thác nguồn nấm mọc hoang dại trong tự nhiên trở nên khó khăn và khan hiếm dần. Từ đó người ta đã nghĩ đến việc nuôi trồng nấm Linh Chi trong điều kiện môi trường nhân tạo, sử dụng các nguồn nguyên vật liệu có trong tự nhiên hoặc các phế thải trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp để làm cơ chất nuôi trồng nấm Linh Chi.
Dựa vào đặc tính sinh học và sinh thái của nấm Linh Chi, Thừa Thiên-Huế có các điều kiện tự nhiên thích hợp cho quả thể nấm Linh Chi sinh trưởng và phát triển.
Vì vậy, việc "So sánh một số chủng giống nấm Linh Chi [Ganoderma lucidum (W.Curt.:Fr.)Karst.] nuôi trồng ở Hợp Tác Xã Nông nghiệp Phú Lương 1, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế " sẽ chọn ra những chủng giống nấm cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng và có tính di truyền ổn định, bổ sung một số giống mới phục vu cho sản xuất nuôi trồng nấm dược liệu, tăng hiệu quả kinh tế và cung cấp nguồn dược liệu phong phú cho việc bào chế các loại dược liệu chữa bệnh hiểm nghèo bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Việc hoàn chỉnh qui trình trồng nấm Linh Chi góp phần vào ngành sản xuầt nấm nói chung và nấm dược liệu nói riêng của tỉnh nhà phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
71 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3008 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án So sánh một số chủng giống nấm Linh Chi [Ganoderma lucidum (WCurt-Fr)Karst] nuôi trồng ở Hợp Tác Xã Nông nghiệp Phú Lương 1, huyện Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nấm Linh Chi có tên khoa học là [Ganoderma lucidum (W.Curt.:Fr.)Karst.] phiên âm theo tiếng Trung Quốc gọi là Ling zhi, theo tiếng Nhật gọi là Reishi. Ở Việt Nam còn có tên gọi là nấm Lim, nhưng thông dụng nhất vẫn gọi là nấm Linh Chi. Linh Chi đã được người xưa kể lại với rất nhiều truyền thuyết, họ coi đó là tiên đan, linh dược, chữa được bách bệnh, trường sinh bất lão, cải tử hoàn sinh .v.v...
Ngày nay, khoa học càng phát triển nhưng Linh Chi vẫn được coi như là một dược thảo quý, đã được nhiều người, cơ quan, viện nghiên cứu chú ý đến loài nấm này.
Từ thời Hoàng đế (trên 4.000 năm về trước) cho đến nay Linh Chi vẫn được coi là "Thượng dược" được xếp vào hàng siêu dược liệu, trên cả nhân sâm, là loại thuốc quý trong y học cổ truyền đã được ghi trong "Thần nông bản thảo" cách đây 2.000 năm và trong "Bản thảo cương mục" (thế kỷ 16), nhưng nó mới thực sự chú ý nghiên cứu và sử dụng nhiều từ những năm 1960 trở lại đây nhất là ở Trung Quốc, số lượng các loài nấm Linh Chi được sử dụng trong công nghệ dược liệu ngày càng tăng, đặc biệt ở các quốc gia Á Đông.
Ở Việt Nam từ thế kỷ 18 Hải Thượng Lãn Ông đã có bài thơ "Lên núi hái Linh Chi" chứng tỏ nước ta đã sử dụng Linh Chi từ rất lâu đời.
Từ đầu thế kỷ 17 các loài nấm Linh Chi đã được nuôi trồng ở Trung Quốc, chính bởi giá trị dược liệu cao của chúng như: tăng cường hệ thống miễn dịch, điều trị suy nhược thần kinh, xơ cứng mạch máu, huyết áp cao, giảm cholesterol trong máu, loét dạ dày, thấp khớp, ung thư ...
Do giá trị về mặt dược liệu cao nên giá trị về kinh tế của Linh Chi cũng rất cao, giá bán tại thời điểm năm 1996 ở thị trường Nhật Bản lên tới trên 200USD/kg quả thể khô đóng gói, giá xuất chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh khoảng từ 15 đến 20 USD/kg khô. Cho nên việc khai thác nguồn nấm mọc hoang dại trong tự nhiên trở nên khó khăn và khan hiếm dần. Từ đó người ta đã nghĩ đến việc nuôi trồng nấm Linh Chi trong điều kiện môi trường nhân tạo, sử dụng các nguồn nguyên vật liệu có trong tự nhiên hoặc các phế thải trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp để làm cơ chất nuôi trồng nấm Linh Chi.
Dựa vào đặc tính sinh học và sinh thái của nấm Linh Chi, Thừa Thiên-Huế có các điều kiện tự nhiên thích hợp cho quả thể nấm Linh Chi sinh trưởng và phát triển.
Vì vậy, việc "So sánh một số chủng giống nấm Linh Chi [Ganoderma lucidum (W.Curt.:Fr.)Karst.] nuôi trồng ở Hợp Tác Xã Nông nghiệp Phú Lương 1, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế " sẽ chọn ra những chủng giống nấm cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng và có tính di truyền ổn định, bổ sung một số giống mới phục vu cho sản xuất nuôi trồng nấm dược liệu, tăng hiệu quả kinh tế và cung cấp nguồn dược liệu phong phú cho việc bào chế các loại dược liệu chữa bệnh hiểm nghèo bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Việc hoàn chỉnh qui trình trồng nấm Linh Chi góp phần vào ngành sản xuầt nấm nói chung và nấm dược liệu nói riêng của tỉnh nhà phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.1. Ý nghĩa khoa học
So sánh một số chủng giống nấm Linh Chi, được trồng trên 3 công thức cơ chất trong điều kiện tự nhiên ở Thừa Thiên Huế, sẽ đóng góp cơ sở khoa học cho các nghiên cứu về nấm Linh Chi, có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học. Vì hiện nay nấm Linh Chi trong tự nhiên đã bị khai thác cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng.
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu sẽ chọn lựa được một số chủng giống nấm Linh Chi thích hợp cho sản xuất, góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất hoàn chỉnh. Tăng thu nhập cho người dân, tận dụng được một số phế thải Nông-Lâm nghiệp để sản xuất nấm, sau đó làm nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt, góp phần bảo vệ môi trường, tận dụng thời gian nhàn rỗi của nông dân.
1.3 Mục đích của đề tài
Dựa vào các chỉ tiêu nghiên cứu theo dõi và so sánh bốn chủng giống nấm Linh Chi để lựa chọn một số chủng giống thích hợp, góp phần xây dựng một quy trình sản xuất nấm hoàn chỉnh nhất, đơn giản, dễ áp dụng đối với sản xuất nấm đại trà, với điều kiện tự nhiên ở Thừa Thiên Huế.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Sơ lược lịch sử về nuôi trồng nấm Linh Chi
Linh Chi có nhiều tên gọi: Nấm vạn năm, Nấm thần tiên, Cây điềm lành, Cỏ huyền diệu ... Nhưng tên Linh Chi là được dùng phổ biến nhất. Trong "Thần nông bản thảo" cách đây 2.000 năm đã đề cập 365 dược thảo thì Linh Chi được xếp vào loại thượng dược. Đến thời nhà Minh, Lý Thời Trân đã viết "Bản thảo cương mục" gồm 2.000 loại thuốc thì Linh Chi vẫn được xếp hàng đầu, ông còn phân biệt Linh Chi theo màu sắc: Đỏ, Vàng, Đen, Tím, Trắng, Xanh (Lục bảo Linh Chi).
Linh Chi phân bố khắp nơi trên thế giới, hoại sinh hoặc ký sinh rộng khắp ở các loài cây lá rộng đến lá kim, thậm chí ở các tre trúc, dừa, cau, cọ dừa và nho đều có cả. Linh Chi tiết ra các men phân giải màng tế bào endopolygalacturonase và endopectin methyl-translinase có tác dụng làm nhũn tế bào thực vật rất mạnh gây nên tình trạng các loại gỗ và rễ cây bị mủn ra.[
Theo Wang nấm Linh Chi được nuôi trồng ở Trung Quốc năm 1621 chính bởi giá trị dược liệu cao của chúng [10]. Ngay từ thời kỳ hoàng đế trong các thư tịch cổ đã ghi chép về giá trị của Linh Chi (Zhao Ji Ding và Zhang Xiao - Quing, 1994) cách nay đã trên dưới 4.000 năm.
Trong "Bản thảo cương mục" các ghi chép đã chuẩn mực hơn và nấm Linh Chi càng được coi trọng hơn. Các nhà Y dược Việt Nam đã kế tục Lý Thời Trân phát hiện Linh Chi ở nước ta như Lê Quý Đôn đã chỉ rõ là "nguồn sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam". Gần đây người ta lại tìm thấy một tấm bia đá khắc năm 1124 ghi chép về 36 loại Linh Chi (Ganodermataceae) ở núi Mai Ji, tỉnh Gan Su, tỉnh Gui Zhou ở Tây nam Trung Quốc có tới 37 loài trong đó có 34 loài Ganoderma, 2 loài Amauroderma và một loài Humphreya (He Zhaochang Linan Bing, 1994) [10].
Chính vì công nghệ dược học Linh Chi mà các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đạt được các thành tựu lớn về điều tra, sưu tầm, bảo tồn và khai thác triệt để họ Ganodermataceae. Cho đến nay đã có ít nhất 10 loài được chính thức nuôi trồng làm thuốc: G. applanatum, G. ambonense, G. gorninose, G. capense, G. japonicum, G. lucidum, G. tsugae, G. tenue, G. formosarum,... và vài loài Amauroderma [10].
Theo nghiên cứu của Ngô Anh ở Việt Nam, riêng ở Thừa Thiên Huế họ Ganodermataceae Donk rất đa dạng phong phú có đến 39 loài thuộc 3 chi Amauroderma, Ganoderma và Haddowia. Trong đó có 5 loài được làm dược liệu: G. amboinense, G. applanatum, G. capense, G. lucidum và G. sinense [1].
Người nuôi trồng nấm Linh Chi đầu tiên ở Việt Nam là kỹ sư Nguyễn Thanh, ông đã đưa được nấm Linh Chi chuẩn từ Trung Quốc về Việt Nam. Nhờ đó vào cuối năm 1978 dưới sự hướng dẫn của giáo sư Trịnh Tam Kiệt lần đầu tiên nấm Hồng Chi Trung Quốc đã ra quả thể trong phòng thí nghiệm, nhưng mãi đến năm 1987 sau khi kỹ sư Nguyễn Thanh, TS Nguyễn Thiện Tịch cùng với thạc sĩ Cổ Đức Trọng đi tìm Linh Chi mọc hoang ở vùng rừng núi tỉnh Lâm Đồng để tìm nguồn giống ban đầu thì Linh Chi mới thực sự được đưa vào nghiên cứu trồng trọt và sản xuất .
Đến năm 1988, xí nghiệp dược phẩm Trung ương 24 đã nghiên cứu các dạng thành phẩm, cùng sự khảo sát về dược lý của giáo sư Bùi Chí Hiếu tại viện y học thành phố Hồ Chí Minh và khảo sát về lão khoa lâm sàng của giáo sư Nguyễn Thiện Thành tại bệnh viện Thống Nhất, đã đưa ra những kết luận bước đầu rất quan trọng về giá trị của Linh Chi Việt Nam từ năm 1993.
Trên thế giới việc phân tích tiến hoá của họ Linh Chi đã đạt được những thành tựu rất quý giá. Theo tiến sĩ Jean Marc Moncalvo ở đại học Ducke, bắc Calorina ông đã phân tích về quan hệ chủng loại phát sinh của các nhóm loài Ganodermataceae (15 loài) bằng kỹ thuật chẩn đoán cấu trúc DNA ribosome (1995). Đáng lưu ý là tiến sĩ Hseu ở Đại học Quốc gia Đài Loan cũng dùng phân tích phổ izozyme và đặc điểm hệ sợi, sự phát sinh bào tử màng dày trong nuôi cấy thuần khiết của các chủng, loài Ganoderma để đánh giá mức quan hệ họ hàng của chúng (khoảng 9 loài) trong luận án tiến sĩ năm 1980 [5].
2.1.2. Đặc tính sinh học của nấm Linh Chi
2.1.2.1. Mũ nấm
Nấm Linh Chi hay còn gọi là nấm Lim, quả thể có cuống dài, ngắn hay hầu như không có cuống và mũ đính lệch hay đính bên, có màu nâu đỏ bóng.
Mới sinh có dạng cục lồi, tròn, sau phát triển thành dạng thận, dạng tâm lượn sóng nhiều hay ít, hơi có vân răn dạng phóng xạ. Mép nấm mỏng hoặc hơi tù, lượn sóng, hơi chia thuỳ ở những mũ nấm có kích thước lớn. Mũ mới sinh có mầu trắng, có sắc thái vàng lưu huỳnh, sau chuyển sang màu vàng, vàng rỉ sắt, nâu, nâu đỏ, nâu hồng tím ... tạo nên một lớp vỏ bóng nhoáng như quét sơn hoặc vécni. Kích thước mũ 2 - 25 x 3 - 30 cm, dày 0,5 - 1,5 cm.
2.1.2.2. Thể sinh sản
Là dạng ống màu nâu nhạt đến nâu, một lớp, dày 0,1 đến 0,7cm. Mô của ống và thịt nấm đồng nhất. Miệng ống lúc non có màu trắng sau có sắc thái màu vàng lưu huỳnh, màu trắng vàng khi già khô hoặc khi bị sờ mó thì chuyển sang màu nâu, nâu rỉ, sẫm, miệng ống hình tròn, trong 1mm có 4-5 ống.
2.1.2.3. Cuống nấm
Cuống nấm có thể dài hoặc ngắn, hay gần như không có cuống, thường đính ở bên phần lõm vào của mũ nấm. Cuống mới hình thành có màu trắng sau chuyển sang màu vàng đến nâu ... và phủ vỏ bóng, có màu sắc và cấu trúc tương tự như mũ nấm. Cuống hình trụ, gần như tròn hoặc hơi dẹp, chiều dài có kích thước 3-20 x 0,5-2 cm. Mô của cuống đồng nhất với mô của mũ
2.1.2.4. Bào tử
Hình trứng hoặc hình trứng cụt đầu, có phần phụ không màu phát triển bao quanh lỗ nẩy mầm có màu vàng rỉ sắt, bào tử có vỏ với cấu trúc 2 lớp màng, màng ngoài nhẵn, không màu, màng trong màu nâu rỉ, phát triển thành những gai nhọn vươn sát màng ngoài. Kích thước 5-6,5 x 8,5-11 mm [8], [14].
Mặt dù hình thái bên ngoài rất biến đổi đa dạng song về cấu tạo hiển vi của bào tử đảm thì có độ ổn định rất cao dù là chủng nuôi trồng ở Nhật, Trung Quốc, chủng nấm Lim Hà Bắc hay chủng Đà Lạt.
Lớp vỏ bóng trên mặt mũ được tạo nên do một lớp sợi nấm dạng chuỳ không có vách ngăn ngang (phần phình lớn đạt 8 - 10 mm đường kính) sắp xếp theo dạng bờ rào tạo nên. Hệ thống sợi của quả thể thường do sợi cứng (không vách, màng dày) và sợi bện phân nhánh nhiều, kích thước nhỏ hơn tạo nên. Kích thước sợi 1,5-6,5 mm đường kính. Hệ sợi khi nuôi cấy thuần khiết lúc đầu có màu trắng sau có màu sáng, màu vàng có hình thành sợi nguyên thuỷ vách mỏng có màng ngăn ngang và hình thành bào tử vô tính với kích thước 9,5-11 x 12,5-15 mm [8].
Cây gỗ bộ đậu (Fabales) là những cây chủ ưa thích của các loài Linh Chi. Ở Việt Nam, thường gặp Linh Chi trên các cây Lim (nấm Lim), phượng vĩ (Delonix regia), cây so đũa (Sesbania grandiflora) v.v... Ngoài ra còn gặp trên nhiều loài cây khác đã chết mục hoặc có cả trên cây sống: xoài, mít, mãng cầu, phi lao, dừa, liễu đuôi sóc... những loài thoạt trông như mọc từ đất, nhưng thực ra chúng phát triển hệ sợi theo các rễ cây ngầm, rồi thể quả vượt lên trên mặt đất. Ở miền Bắc dễ gặp từng nấm Lim, ở rừng Lâm Đồng dưới tán rừng thông, cũng dễ gặp Linh Chi mọc từng đám.
2.1.3. Chu kỳ sống của nấm Linh Chi
Bào tử đảm đơn bội trong điều kiện thuận lợi nảy mầm tạo nên hệ sợi sơ cấp, trong thực nghiệm tỉ lệ nẩy mầm khá thấp ở nhiệt độ 28 - 300C chỉ đạt 2-10%. Hệ sợi sơ cấp đơn nhân, đơn bội mau chóng phát triển phối hợp với nhau tạo thành hệ sợi thứ cấp (tức hệ sợi song hạch), phát triển và phân nhánh rất mạnh tràn ngập khắp giá thể.
Lúc này thường có hiện tượng hình thành bào tử vô tính màng dày, chúng dễ dàng rụng ra và khi gặp điều kiện phù hợp sẽ nẩy mầm cho ra hệ sợi song hạch tái sinh. Hệ sợi thứ cấp sẽ phát triển mạnh đạt đến giai đoạn cộng bào tức là các vách ngăn được hoà tan.
Tiếp đó là giai đoạn sợi bện kết chuẩn bị cho sự hình thành mầm mống thể quả. Đây chính là giai đoạn phân hoá hệ sợi từ hệ sợi nguyên thuỷ hình thành các sợi cứng màng dày, ít phân nhánh, bện kết lại thành các cấu trúc bó, được cấu kết bởi các sợi bện phân nhánh rất mạnh. Từ đó hình thành các mầm nấm màu trắng mịn vươn dài thành các trụ tròn mập, phần đỉnh trụ bắt đầu xoè tán, trong lúc lớp vỏ đỏ cam xuất hiện. Tán lớn dần hình thành bào tầng và bắt đầu phát tán bào tử đảm liên tục cho đến khi nấm già sẫm màu, khô tóp và lụi dần trong vòng 3 - 4 tháng.
Thể quả
Hình thành bào tầng sống
Mầm quả thể
Bào tử
Hệ sợi sơ cấp (đơn nhân)
Hệ sợi thứ cấp (song hạch)
Hệ sợi bện kết
Sơ đồ chu trình sống của nấm Linh Chi
2.1.4. Đặc tính dược học của Linh Chi
2.1.4.1. Thành phần hoá dược cơ bản và đặc tính dược lý của nấm Linh Chi.
Với các phương pháp cổ điển trước đây người ta đã phân tích các thành phần hoá dược tổng quát của Linh Chi như sau:
+ Nước: 12 - 13%
+ Cellulose: 54 - 56%
+ Lignin: 13 - 14%
+ Hợp chất Nitơ: 1,6 - 2,1%
+ Chất béo (kể cả dạng xà phòng): 1,9 - 2%
+ Hợp chất Phenol: 0,08 - 0,1%
+ Hợp chất Sterol toàn phần: 0,11 - 0,16%
+ Saponine toàn phần: 0,3 - 1,23%
+ Alcaloide và Glucoside tổng số: 1,82 - 3,06% [5].
Từ những năm 1980 đến nay, bằng các phương pháp hiện đại đã xác định chính xác gần 100 hoạt chất và dẫn xuất trong nấm Linh Chi. Dẫn liệu từ Medline cho thấy cũng có đến gần 200 công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này (từ 1983 - 1993) (Bảng 1).
Trong số các hoạt chất, nhóm có bản chất protein nổi bật với Ling Zhi - 8 do các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra (Kino, K. et al 1989, 1991...) được chứng minh là một tác nhân chống dị ứng phổ rộng và điều hoà miễn dịch rất hữu hiệu, đồng thời duy trì tạo kháng thể chống các kháng nguyên viêm gan B.
Nhóm Steroide khá phong phú ở các nấm Linh Chi với tác dụng chủ đạo ức chế sinh tổng hợp cholesterol.
Bảng 1: Thành phần hoạt chất cơ bản ở nấm Linh Chi
Hoạt chất
Nhóm
Hoạt tính dược lý
Cyclooct asulsus
Ức chế giải phóng nhóm Histamine
Adenosine
Nuceotide
Ức chế kết dính tiểu cầu, thư giãn cơ, giảm đau
Dẫn xuất
Proteine
Chống dị ứng phổ rộng, điều hoà miễn dịch
Linh Zhi-8
Ancaloide
Trợ tim
Ganodosterone
Steroide
Giải độc gan
Lanosporeric acid A
Steroide
Ức chế sinh tổng hợp
Lanosterol
Steroide
Choesterol
II, III, IV, V
Steroide
Choesterol
Ganoderans A, B, C
Polysaccharide
Hạ đường huyết
Beta - D-Glucan
Polysacc
Chống ung thư, tăng tính miễn dịch
BN- 3B: 1, 2, 3, 4
Polysacc
D-6
Polysacc
Tăng tổng hợp Protein, tăng chuyển hoá acid nucleic
Ganoderic acid R, S
Tritepenoide
Ức chế giải phóng histamine
Ganoderic acid B, D, F,H, K, Y
Triterpen
Hạ huyết áp, ức chế ACE
Ganoderic acids
Triterpen
Ức chế sinh tổng hợp chol
Ganodermadiol
Triterpen
Hạ huyết áp, ức chế ACE
Ganodermic acids Mf
Triterpen
Ức chế sinh tổng hợp chol
Ganodermic acids T.O
Triterpen
Ức chế sinh tổng hợp chol
Lucidone A
Triterpen
Bảo vệ gan
Lucidenol
Triterpen
Bảo vệ gan
Ganosporelacton A
Triterpen
Chống khối u
Ganosporelacton B
Triterpen
Chống khối u
Oleic acid dẫn xuất
Acid béo
Ức chế giải phóng histamine
(Theo Medline,1993; Kino và CTV 1989)
Nhóm các ester với acid béo không no linoleic ghi nhận vào 1991 có hoạt tính chống ung thư với công trình của Lin, C, N. et al, đồng thời các tác giả còn tìm ra một Lanostaroid và một Steroid mới cũng có tác dụng ức chế các tế bào ung thư [10].
Hikino,H et al từ 1985 - 1989 chứng minh hoạt lực hạ đường huyết của nhiều polysaccharid đó là các heteroglycan có cả hoạt tính chống ung thư [10].
Các nghiên cứu về polysaccharid không tan trong nước của các tác giả Nhật Bản (Sone, H. H. et al, 1985; Takashi, M. et al 1985 và Trung Quốc (Cheng, H. H. et al 1982, Liu G. T. et al, 1998...) chứng tỏ hiệu lực chống khối u rất rõ, thậm chí làm tan khối u với các loài G. applanatum và G. lucidum [10], [16].
Trong các nhóm hoạt chất của nấm Linh Chi có tác dụng dược lý mạnh nhất là Saponine - Triterpenoids - các acid ganoderic. Trong đó có Ganoderic acid B. Chúng thể hiện hoạt lực ức chế giải phóng histamine, ức chế Angiotensine Conversion enzyme (ACE) ức chế sinh tổng hợp cholesterol và hạ huyết áp [10], [16].
2.1.4.2. Tác dụng trị liệu cơ bản của nấm Linh Chi
Trên thực tế, có thể coi Linh Chi không có độc tính. Quá trình kiểm tra đã được thực hiện ở Việt Nam, tại một số cơ sở sau (Theo GS. Bùi Chí Hiếu et al 1993).
+ Phân nghiệm kiểm viện dược phẩm - Bộ y tế.
+ Trung tâm nghiên cứu và đào tạo y dược học dân tộc.
+ Viện dược liệu, Hà Nội (Đàm Nhận 1994 - 1995).
Kết quả cho thấy dùng liều cao (gấp 50 - 150 lần liều dùng thông thường cho người) cũng không gây nhiễm độc cấp tính, hay trường diễn [5].
Bệnh gan và tiết niệu cũng được điều trị khả quan bằng chế phẩm từ Linh Chi. Bệnh viện ở Sơn Đông - Trung Quốc dùng một loại "súp" Linh Chi để giải độc và bổ gan có kết quả tốt (> 90%) cho 70.000 ca (Lui Xing Ja 1994) [5].
Theo kết quả thí nghiệm của Nguyễn Thị Chính (1999) trên chuột nhắt trắng có trọng lượng 18-22 gam với liều cho chuột uống 160g/kg trọng lượng. Liều sử dụng của chuột như vậy là gấp 800 lần so với liều sử dụng cho người 0,2 gam/kg trọng lượng. Với liều cao như trên, chuột uống trong một tuần nhưng không chết chứng tỏ nấm không có độc tố của latoxin và an toàn đối với người sử dụng [8]. Công trình của GS. Zhi bin Lin et al (1994) về tác dụng chống ung thư của các chế phẩm từ Linh Chi chứng tỏ phổ tác dụng rộng. Nguyên lý hiệu dụng là tăng khôi phục hệ miễn dịch đã thử nghiệm lâm sàng trên hàng chục bệnh nhân tại bệnh viện Xanh pôn, Hà Nội cũng cho kết quả tương tự.
Trong tình hình nhiễm HIV càng gia tăng, Linh Chi đã được đưa vào chữa cho các bệnh nhân nhiễm HIV tại bệnh viện Quan Yin Chine ở Fransico và đã có những kết quả tốt (1987). Được cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Hoa Kỳ cho phép sử dụng trong khi chờ các loại thuốc công hiệu hơn ra đời [10].
Theo kết quả nghiên cứu của Kim. B. K (1996), trong quả thể của G. lucidum có một số hoạt chất như Methanol, Hexane, Ethyl acetate ... và những chất cơ bản khác có tác dụng kìm hãm quá trình phát triển của viruc HIV [17]. Các chế phẩm từ Linh Chi có khả năng hạn chế và loại trừ những tổn thương do phóng xạ ở mô và tế bào bởi Linh Chi có khả năng đào thải phóng xạ [1].
2.1.5. Các công nghệ nuôi trồng nấm Linh Chi trong nước và trên thế giới
Hiện nay có hai công nghệ chính được áp dụng phổ biến: Trồng trên gỗ khúc và trồng trên cơ chất hỗn hợp.
Tuỳ điều kiện từng nước và từng vùng khí hậu mà người ta chọn cách trồng phù hợp. Ở Việt Nam hoàn toàn trồng bằng mùn cưa cao su. Các thí nghiệm trồng trên gỗ khúc và trên các mùn cưa khác đã được tiến hành ở một số trại nấm cho thấy có thể trồng ra được nhưng không thể sản xuất lớn và khó khăn về nguồn nguyên liệu phục vụ trong xử lý cơ chất và đất nền.
Biện pháp phủ đất cũng thường được khuyến cáo. Ngoài ra công nghệ nuôi cấy chìm hệ sợi thu sinh khối cũng được thử nghiệm ở nhiều nơi, song chất lượng vẫn chưa được thuyết phục.
Việc nuôi trồng quy mô lớn hiện đại có thể coi như bắt đầu từ 1936 với công trình của GS. Dật Kiến Vũ Hưng. Cho đến nay, ở Nhật Bản người ta vẫn ưa trồng trên gỗ vùi dưới đất và cho rằng quả thể lớn và chất lượng hơn. Tuy vậy công nghệ này dẫn đến tình trạng suy kiệt nguồn gỗ, nhất là ở Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc...
Công nghệ tận thu các phế thải Nông - Lâm nghiệp tỏ ra thích hợp hơn vì giúp cho xử lý các phế thải gây ô nhiễm môi trường như các loại mùn cưa, vỏ bào, cành cây, rơm rạ, trấu, bã mía, vỏ cà phê, vỏ lạc... đều có thể trở thành giá thể tốt cho nuôi trồng nấm Linh Chi.
2.1.5.1. Quy trình nuôi trồng trên gỗ khúc
Trong quy trình này, kỹ thuật vùi đất là rất cần thiết, rất tiếc là ở Việt Nam chưa được phổ biến lắm và cũng có ý kiến e ngại về nguồn gỗ khúc, trong tình trạng phá rừng hiện nay. Theo kỹ thuật của Trung Quốc cây gỗ chặt hạ bỏ cành nhánh, cưa thành khúc 80 - 120cm mặt cắt quét vôi, chất đống ủ khoảng 1 tháng sau đó tiến hành các bước sau:
- Cấy giống: Giống sản xuất thường là hỗn hợp mùn cưa, cám, bột bánh dầu ... ít khi dùng giống hạt ngũ cốc vì dễ bị chuột mối mọt cắn phá, dùng búa hoặc khoan đục những hành lỗ so le đường kính 1 - 1,5cm dọc theo khúc gỗ, cách nhau 5cm, sâu 3 - 5cm. Gieo meo giống cho đầy lỗ cấy, sau đó đậy lại bằng chính miếng gỗ đục từ lõi ra. Dán giấy parafin hoặc nhỏ sáp lên bịt kín lỗ cấy. Các thao tác làm kế tiếp nhau và nhanh để tránh nhiễm tạp.
- Nuôi ủ g