Các hệ thống điều hòa không khí (HTĐHKK) thường phục vụ phòng có người ở, trong các khu vục dân cư đông đúc như thành phố, khu công nghiệp nên vấn đề sử dụng môi chất lạnh là rất quan trọng và cần được lựa chọn cẩn thận. Amoniac và diôxit sunfua độc hại có mùi khó chịu nên không sử dụng được. CO2 không độc nhưng áp suất ngưng quá cao. Carrier đã thiết kế máy lạnh với máy nén ly tâm, môi chất dicloêtylen và diclomêtan. Ban đầu, hai môi chất này đồng thời đáp ứng được một số yêu cầu đề ra. Trong quá trình phát triển, kỹ thuật điều hòa không khí đã thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. Đặc biệt thúc đẩy công nghiệp hóa chất tìm tòi môi chất lạnh mới. Năm 1930, lần đầu tiên hãng Du Pont de Nemours và CO. (Kinec Chemical) ở Wilmington (Mỹ) đã sản xuất ra một loạt các môi chất lạnh mới với tên thương mại freon rất phù hợp với những yêu cầu của điều hòa không khí. Chỉ từ khi đó, điều hòa không khí mới có bước nhảy vọt mới và nước Mỹ đã trở thành nước có ngành công nghiệp điều hòa không khí lớn nhất thế giới.
Hiện nay ngoài điều hòa tiện nghi cho các phòng có người như: nhà ở, nhà ăn, nhà hát, rạp chiếu phim, hội trường, phòng họp, khách sạn, văn phòng (con người cảm thấy dễ chịu và thoải mái trong không gian điều hòa) mà còn điều hòa công nghệ bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau như: dệt sợi, thuốc lá, in ấn, phim ảnh, dược liệu, đồ da, quang học, điện tử, cơ khí chính xác và một loạt các phòng thí nghiệm khác (đảm bảo công nghệ) Ví dụ, điều hòa không khí trong giếng mỏ đã phát triển mạnh mẽ vì nó đảm bảo sức khỏe và nâng cao năng suất lao động của công nhân hơn rất nhiều. Một nhà máy thuốc lá nếu độ ẩm quá thấp, khi quấn sợi thuốc sẽ bị rời và điếu thuốc sẽ bị rỗng, ngược lại nếu độ ẩm quá cao thì điếu thuốc sẽ quá chặt, không cháy và dễ bị mốc. Còn nhiệt độ cần phải khống chế trong khoảng 21oC đến 24oC, độ ẩm 55 đến 65%. Trong ngành công nghiệp phim ảnh việc bảo quản phim cần khống chế nhiệt độ trong khoảng từ 18oC đến 22oC, độ ẩm từ 40 đến 60%.
Ngoài ra điều hòa không khí còn có ý nghĩa quan trọng trong các thiết bị giao thông vận tải như: tàu hỏa, tàu thủy, ô tô tạo cho hành khách có cảm giác thoải mái khi ngồi trên xe trong những ngày nắng nóng. Việc điều hòa không khí trên máy bay (đặc biệt buồng lái) cũng trở nên hết sức quan trọng. Tốc độ máy bay càng cao thì buồng lái càng nóng. Tuy ở độ cao lớn, nhiệt độ không khí rất thấp, nhưng do không khí đập vào vỏ ngoài, động năng biến thành nhiệt năng làm cho máy bay bị bao trùm bởi một lớp khí nóng. Hơn nữa, vì phải đảm bảo áp suẩt trong khoang máy bay bằng áp suất khí quyển trên mặt đất nên phải nén không khí loãng bên ngoài máy bay để cung cấp cho các khoang. Quá trình nén này cũng làm cho nhiệt độ không khí tăng đáng kể,vì vậy cần phải điều hòa không khí.
Điều hoà không khí còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của bơm nhiệt, một loại máy lạnh dùng để sưởi ấm vào mùa đông. Bơm nhiệt thực ra là một máy lạnh với khác biệt là ở mục đích sử dụng. Gọi là máy lạnh khi người ta sử dụng hiệu ứng lạnh ở thiết bị bay hơi còn gọi là bơm nhiệt khi sử dụng cả nguồn nhiệt lấy từ thiết bị ngưng tụ.
101 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3082 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho trụ sở thành ủy Thái Bình – thành phố Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
1.1. Nhu cầu điều hòa không khí
Các hệ thống điều hòa không khí (HTĐHKK) thường phục vụ phòng có người ở, trong các khu vục dân cư đông đúc như thành phố, khu công nghiệp nên vấn đề sử dụng môi chất lạnh là rất quan trọng và cần được lựa chọn cẩn thận. Amoniac và diôxit sunfua độc hại có mùi khó chịu nên không sử dụng được. CO2 không độc nhưng áp suất ngưng quá cao. Carrier đã thiết kế máy lạnh với máy nén ly tâm, môi chất dicloêtylen và diclomêtan. Ban đầu, hai môi chất này đồng thời đáp ứng được một số yêu cầu đề ra. Trong quá trình phát triển, kỹ thuật điều hòa không khí đã thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. Đặc biệt thúc đẩy công nghiệp hóa chất tìm tòi môi chất lạnh mới. Năm 1930, lần đầu tiên hãng Du Pont de Nemours và CO. (Kinec Chemical) ở Wilmington (Mỹ) đã sản xuất ra một loạt các môi chất lạnh mới với tên thương mại freon rất phù hợp với những yêu cầu của điều hòa không khí. Chỉ từ khi đó, điều hòa không khí mới có bước nhảy vọt mới và nước Mỹ đã trở thành nước có ngành công nghiệp điều hòa không khí lớn nhất thế giới.
Hiện nay ngoài điều hòa tiện nghi cho các phòng có người như: nhà ở, nhà ăn, nhà hát, rạp chiếu phim, hội trường, phòng họp, khách sạn, văn phòng (con người cảm thấy dễ chịu và thoải mái trong không gian điều hòa)… mà còn điều hòa công nghệ bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau như: dệt sợi, thuốc lá, in ấn, phim ảnh, dược liệu, đồ da, quang học, điện tử, cơ khí chính xác và một loạt các phòng thí nghiệm khác (đảm bảo công nghệ)… Ví dụ, điều hòa không khí trong giếng mỏ đã phát triển mạnh mẽ vì nó đảm bảo sức khỏe và nâng cao năng suất lao động của công nhân hơn rất nhiều. Một nhà máy thuốc lá nếu độ ẩm quá thấp, khi quấn sợi thuốc sẽ bị rời và điếu thuốc sẽ bị rỗng, ngược lại nếu độ ẩm quá cao thì điếu thuốc sẽ quá chặt, không cháy và dễ bị mốc. Còn nhiệt độ cần phải khống chế trong khoảng 21oC đến 24oC, độ ẩm 55 đến 65%. Trong ngành công nghiệp phim ảnh việc bảo quản phim cần khống chế nhiệt độ trong khoảng từ 18oC đến 22oC, độ ẩm từ 40 đến 60%.
Ngoài ra điều hòa không khí còn có ý nghĩa quan trọng trong các thiết bị giao thông vận tải như: tàu hỏa, tàu thủy, ô tô tạo cho hành khách có cảm giác thoải mái khi ngồi trên xe trong những ngày nắng nóng. Việc điều hòa không khí trên máy bay (đặc biệt buồng lái) cũng trở nên hết sức quan trọng. Tốc độ máy bay càng cao thì buồng lái càng nóng. Tuy ở độ cao lớn, nhiệt độ không khí rất thấp, nhưng do không khí đập vào vỏ ngoài, động năng biến thành nhiệt năng làm cho máy bay bị bao trùm bởi một lớp khí nóng. Hơn nữa, vì phải đảm bảo áp suẩt trong khoang máy bay bằng áp suất khí quyển trên mặt đất nên phải nén không khí loãng bên ngoài máy bay để cung cấp cho các khoang. Quá trình nén này cũng làm cho nhiệt độ không khí tăng đáng kể,vì vậy cần phải điều hòa không khí.
Điều hoà không khí còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của bơm nhiệt, một loại máy lạnh dùng để sưởi ấm vào mùa đông. Bơm nhiệt thực ra là một máy lạnh với khác biệt là ở mục đích sử dụng. Gọi là máy lạnh khi người ta sử dụng hiệu ứng lạnh ở thiết bị bay hơi còn gọi là bơm nhiệt khi sử dụng cả nguồn nhiệt lấy từ thiết bị ngưng tụ.
1.2. Ảnh hưởng của môi trường đối với con người
Yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến con ngưới được thể hiện qua các chỉ tiêu: nhiệt độ (t), độ ẩm tương đối(), tốc độ lưu chuyển của không khí (), nồng độ các chất độc hại trong không khí và độ ồn. Con người có thân nhiệt không đổi (37oC) và luôn trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh dưới ba hình thức: đối lưu, bức xạ và bay hơi.
1.2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố gây cảm giác nóng lạnh rõ rệt nhất đối với con người, do đây là yếu tố quyết định sự truyền nhiệt giữa bề mặt da và môi trường không khí xung quanh.
Truyền nhiệt bằng đối lưu và bức xạ từ bề mặt da (nhiệt độ khoảng 36oC), hoặc chỉ bằng dẫn nhiệt qua lớp quần áo diễn ra khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường và bề mặt da. Khi nhiệt độ môi trường nhỏ hơn 36oC, cơ thể thải nhiệt vào môi trường bằng truyền nhiệt, nếu mất nhiệt quá mức thì cơ thể cảm thấy lạnh. Khi nhiệt độ môi trường lớn hơn 36oC, cơ thể sẽ nhận một phần nhiệt độ từ môi trường nên sẽ có cảm giác nóng. Cảm giác nóng hay lạnh còn phụ thuộc rất nhiều vào cường độ lao động của cơ thể. Khi cơ thể hoạt động mạnh (lao động nặng), nhu cầu thải nhiệt vào môi trường nhiều hơn lao động nhẹ. Vì vậy ngay cả khi nhiệt độ môi trường khá thấp nhưng ngưới ta vẫn cảm thấy nóng khi lao động nặng. Trong một số trường hợp nhiệt độ môi trường xung quanh không cao và cường độ lao động nhẹ nhưng vẫn cảm thấy nóng khi bên cạnh lò luyện kim, lò rèn khi đó một số bộ phận của cơ thể bị đốt nóng quá mức do bức xạ nhiệt từ các bề mặt có nhiệt độ cao.
Sự thải nhiệt dưới dạng nhiệt hiện (do chênh lệch nhiệt độ) chỉ xảy ra khi nhiệt độ môi trường nhỏ hơn 36oC. Khi nhiệt độ không khí lớn hơn 36oC thì cơ thể vẫn phải thải nhiệt vào môi trường để cho thân nhiệt ổn định. Khi đó tuy cơ thể bị nhận một phần nhiệt từ môi trường vào (nhiệt hiện), nhưng lại có một phần nhiệt thải vào môi trường dưới dạng nhiệt ẩn nhờ sự bay hơi mồ hôi và thải hơi nước qua đường thô hấp. Khí đó độ ẩm tương đối của không khí đóng vai tró rất quan trọng.
Như vậy, chúng ta luôn có nhu cầu trang bị các hệ thống điều hoà không khí. Hệ thống này có nhiệm vụ tạo ra và giữ ổn định các thông số trạng thái của không khí trong nhà không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu bên ngoài. Các nghiên cứu và kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, trong phần lớn các trường hợp thì con người cảm thấy dễ chịu trong vòng nhiệt độ khoảng từ 230C đến 270C (vào mùa hè), từ 200C đến 240C (vào mùa đông), độ ẩm tương đối nên vào khoảng 30(70%, tốc độ chuyển động của không khí trong vùng ưu tiên vào khoảng 0,25 m/s (gọi là vùng tiện nghi).
Có nhiều cách đánh giá tác dụng tổng hợp của cả ba yếu tố trên để tìm ra miền trạng thái vi khí hậu thích hợp với điều kiện sống của con người (hay còn gọi là miền tiện nghi). Tuy nhiên miền tiện nghi cũng chỉ có tính tương đối, vì nó còn phụ thuộc vào cường độ lao động và thói quen của từng người. Trong điều kiện lao động nhẹ hoặc tĩnh tại có thể đánh giá điều kiện tiện nghi theo nhiệt độ hiêụ quả tương đương:
thq = 0,5(tk + tư) –1,94
trong đó:
tk - Nhiệt độ nhiệt kế khô, oC;
tư - Nhiệt độ nhiệt kế ướt, oC; 4
(k - Tốc độ không khí, m/s;
1.2.2. Độ ẩm tương đối ()
() là yếu tố quyết định điều kiện bay hơi mồ hôi vào không khí. Sự bay hơi nước chỉ diễn ra khi (<100%). Khi không khí có độ ẩm vừa phải thì ở nhiệt độ cao, cơ thể đổ mồ hôi và mồ hôi bay hơi vào trong không khí được nhiều sẽ gây cho con người cảm giác dễ chịu hơn (khi bay hơi 1kg mồ hôi, có thể thải được nhiệt lượng 2400kj, nhiệt lượng này tương đương với nhiệt lượng của 1m3 không khí giảm đi 2oC). Nếu độ ẩm () lớn quá, mồ hôi thoát ra ngoài da bay hơi kém (hoặc không bay hơi được), trên da có mồ hôi nhớp nháp. Sự thải nhiệt do thoát mồ hôi (do sự bay hơi kém ) thường kèm theo rối loạn điện dịch trong cơ thể, nếu tình trạng nghiêm trọng có thể gây ngất, nhẹ cũng làm cơ thể chóng mệt mỏi.
Ngoài hai yếu tố nhiệt độ và độ ẩm, tốc độ lưu chuyển không khí cũng đóng vai tró quan trọng trong trao đổi nhiệt ẩm giữa cơ thể con người và môi trường.
1.2.3. Tốc độ lưu chuyển của không khí ()
Khi tăng tốc độ chuyển động của không khí () sẽ làm tăng cường độ tỏa nhiệt. Do đó về mùa đông, khi () lớn sẽ làm tăng sự mất nhiệt của cơ thể gây cảm giác lạnh: ngược lại về mùa hè sẽ tăng cảm giác mát mẻ; đặc biệt, trong điều kiện độ ẩm () lớn thì () tăng sẽ làm tăng nhanh quá trình bay hơi mồ hôi qua da, vì vậy về mùa hè người ta tích sống trong môi trường không khí lưu chuyển mạnh (gió tự nhiên hoặc cưỡng bức). Đây là thói quen của người Việt Nam do điều kiện khí hậu nóng ẩm, do đó khi thiết kế thông gió và điều hòa không khí cần phải chú ý đến đặc điểm này. Tuy nhiên, tốc độ gió thích hợp chọn lớn hay bé cũng tùy thuộc nhiệt độ không khí. Nếu () lớn quá mức cần thiết sẽ làm mất nhiệt cục bộ, làm cơ thể chóng mệt mỏi.
Bảng 1.1 - Tốc độ gió cho phép – [1]
Nhiệt độ không khí trong phòng, oC
Tốc độ không khí () trong phòng, m/s
16(20
<0,25
21(23
0,25(0,3
24(25
0,4(0,6
26(27
0,7(1,0
28(30
1,1(1,3
>30
1,3(1,5
1.2.4. Nồng độ các chất độc hại
Ngoài ba yếu tố t, , nêu trên, môi trường không khí còn phải đảm bảo độ sạch nhất định, đặc trưng bằng nồng độ các chất độc hại.
Các chất độc hại thường gặp trong không khí:
- Bụi là các hạt có kích thước nhỏ bay lơ lửng có thể xâm nhập vào đường hô hấp.
- Khí CO2 và hơi nước tuy không có độc tính nhưng với nồng độ lớn sẽ làm giảm lượng O2 trong không khí. Chúng phát sinh do hô hấp của con người, thực vật hoặc do đốt cháy các chất hữu cơ.
- Các chất độc dạng khí, hơi (hoặc một số dạng bụi ) phát sinh trong quá trình sản xuất hoặc các phản ứng hóa học. Mức độ độc hại tùy thuộc vào cấu tạo hóa học và nồng độ từng chất: có loại chỉ gây cảm giác khó chịu (do mùi hôi thối), có loại gây bệnh nghề nghiệp, có loại gây chết người khi nồng độ đủ lớn.
Bảng 1.2 - Biểu thị mức độ ô nhiễm thông qua nồng độ CO2 – bảng 1.1 – [1]
Nồng độ CO2 (% thể tích )
ý nghĩa
Chú ý
0.07
Đây mức chấp nhận được khi có nhiều người ở trong phòng
Các giá trị này bản thân nó chưa được xem là một mức độ nguy hiểm tuy nhiên với tư cách là chỉ số ô nhiễm không khí nó là các con số cần lưu ý đến nồng độ CO2 tiếp tục tăng
0.10
Nồng độ cho phép trong các trường hợp thông thường
0.15
Nồng độ cho phép khi dùng để tính toán thông gió
0.2
Nồng độ tương đối nguy hiểm
(0.5
Nồng độ nguy hiểm
4(5
Hệ thần kinh bị kích thích gây ra thở sâu và nhịp thở gia tăng nếu sự hút thở trong môi trường này kéo dài thì có thể gây nguy hiểm
8
Nếu kéo dài sự hít thở trong môi trường lâu hơn 10 phút thì mặt sẽ đỏ bừng và đau đầu
18 hoặc lớn hơn
Hết sức nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong
1.2.5. Tiếng ồn
Bất cứ một hệ thống ĐHKK nào cũng có các bộ phận có thể gây ồn ở mức độ nhất định, nguyên nhân gây ồn là do:
- Các ống dẫn không khí;
- Các miệng thổi không khí;
Đối với phân xưởng sản xuất độ ồn cực đại cho phép la 85 dB;
Tiếng ồn cũng gây ảnh hưởng tới cảm giác của con người như:
- Tiếp xúc lâu với tiếng ồn có cường độ mạnh sẽ gây ù tai, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. Nếu tiếp xúc lâu dài có thể làm ngưỡng nghe tăng lên.
- Làm giảm hiệu quả lao động của con người khi làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn.
1.3. Ảnh hưởng của môi trường không khí đối với sản xuất.
Trước hết phải thấy rằng, con người là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Như vậy môi trường không khí trong sạch có chế độ nhiệt độ thích hợp cũng là yếu tố gián tiếp nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Mặt khác, mỗi ngành kỹ thuật lại yêu cầu một chế độ vi khí hậu riêng biệt, do đó ảnh hưởng của môi trường không khí đối với sản xuất không giống nhau. Nhìn chung các quá trình sản xuất thường kèm theo sự thải nhiệt, thải CO2 và hơi nước, có khi cả bụi và chất độc hoá học, vào môi trường không khí ngay bên trong gian máy, làm cho nhiệt độ, độ ẩm không khí và độ trong sạch luôn biến động. Sự biến động nhiệt độ, độ ẩm không khí trong phòng tuy đều ảnh hưởng đến sản xuất nhưng mức độ ảnh hưởng không giống nhau.
1.3.1. Nhiệt độ
Một số ngành sản xuất như bánh kẹo cao cấp đòi hỏi nhịêt độ không khí khá thấp (ví dụ ngành sản xuất sôcôla cần nhiệt độ 15÷18oC độ ẩm (50÷55%) theo bảng 1.3 - [2], nhiệt độ cao sẽ làm hư hỏng sản phẩm. Một số ngành sản xuất và trung tâm điều khiển tự động, trung tâm đo lường chính xác cũng cần duy trì nhiệt độ ổn định và khá thấp (20÷22oC) theo bảng 1.3 - [2], nhiệt độ không khí cao sẽ làm máy móc, dụng cụ kém chính xác hoặc giảm độ bền. Trong khi đó sản xuất sợi dệt như tơ lụa lại cần duy trì nhiệt độ 24÷27oC độ ẩm 65÷70% theo bảng 1.3 - [2]. Với nhiều ngành sản xuất thực phẩm thịt, sữa… nhiệt độ cao dễ làm ôi, thiu sản phẩm khi chế biến.
1.3.2. Độ ẩm tương đối ()
Độ ẩm tương đối là yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nhiều hơn nhiệt độ. Hầu hết các quá trình sản xuất thực phẩm đều cần duy trì độ ẩm vừa phải. Độ ẩm thấp quá làm tăng nhanh sự thoát hơi nước trên bề mặt sản phẩm, do đó tăng hao trọng, có khi làm giảm chất lượng sản phẩm (gây nứt nẻ, gây vỡ do sản phẩm bị giòn khi quá khô). Nhưng nếu lớn quá cũng làm môi trường dễ phát sinh nấm mốc. Độ ẩm φ lớn quá 50÷60% trong sản xuất bánh kẹo cao cấp dễ làm bánh kẹo bị chảy nước. Còn với các máy móc vi điện tử, bán dẫn, độ ẩm cao làm giảm cách điện, gây nấm mốc, bám bụi làm máy móc dễ hư hỏng.
1.3.3. Độ trong sạch của không khí
Độ trong sạch của không khí không chỉ tác động đến con người mà cũng tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm: bụi bẩn bám trên bề mặt sản phẩm không chỉ làm giảm vẻ đẹp mà còn làm hỏng sản phẩm. Các ngành sản xuất thực phẩm không chỉ yêu cầu không khí trong sạch, không có bụi mà còn đòi hỏi vô trùng nữa, một số công đoạn chế biến có kèm theo sự lên men gây mùi hôi thối, đó cũng là điều không chấp nhận được. Đặc biệt, các ngành sản xuất dụng cụ quang học in tráng phim ảnh,… đòi hỏi không khí tuyệt đối không có bụi.
1.3.4. Tốc độ không khí ()
Tốc độ không khí đối với sản xuất chủ yếu liên quan đến tiết kiệm năng lượng, tạo gió. Tốc độ lớn quá mức cần thiết ngoài việc gây cảm giác khó chịu với con người còn làm tăng tiêu hao công suất động cơ kéo quạt riêng đối với một số ngành sản xuất, không cho phép tốc độ ở vùng làm việc quá lớn, ví dụ: trong ngành dệt, nếu tốc độ không khí quá lớn sẽ làm rối sợi.
Tóm lại, con người và sản xuất đều cần có môi trường không khí với các thông số thích hợp. Môi trường không khí tự nhiên thường không thể đáp ứng được những đòi hỏi đó. Vì vậy phải sử dụng các biện pháp tạo ra vi khí hậu nhân tạo bằng thông gió hoặc điều hoà không khí.
Chương 2
CÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ THÔNG DỤNG
2.1. Yêu cầu đối với một hệ thống điều hòa không khí
Hệ thống phải đảm bảo các thông số trong và ngoài nhà, có tính tự động hóa cao. Hệ thống phải đáp ứng được các yêu cầu về mặt kỹ thuật cũng như mỹ thuật và mục đích sử dụng của công trình. Khi thi công láp đặt đường ống thiết bị không quá phức tạp gây cản trở cho các hạng mục khác.
Giá thành của thiết bị, vật tư phải phù hợp với công trình và nhà đầu tư.
Khi đưa vào hoạt động phải đảm bảo an toàn, độ tin cậy, tuổi thọ và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà đầu tư.
2.2. Phân loại hệ thống ĐHKK
Việc phân loại các hệ thống điều hoà không khí là rất phức tạp vì chúng quá đa dạng và phong phú đáp ứng nhiều ứng dụng cụ thể của hầu hết các nghành kinh tế, tuy nhiên có thể phân loại các hệ thống điều hoà không khí theo các đặc điểm sau đây :
Theo mục đích ứng dụng có thể phân ra điều hoà tiện nghi và điều hoà công nghệ.
Theo tính chất quan trọng phân ra cấp điều hoà: cấp1, cấp2 và cấp3.
Theo tính tập trung phân ra hệ thống điều hoà cục bộ, hệ thống điều hoà tổ hợp gọn và hệ thống điều hòa trung tâm nước.
Theo cách làm lạnh không khí phân ra hệ thống trực tiếp (làm lạnh trực tiếp không khí bằng dàn bay hơi) hoặc gián tiếp ( qua nước lạnh với các dàn FCU và AHU). Loại gián tiếp có thể phân ra loại khô (hệ thống kín) và loại ướt (hệ thống hở). Loại khô là loại dàn ống có cánh, nước lạnh đi trong ống còn không khí đi bên ngoài ống. Loại ướt còn gọi là dàn phun là loại buồng điều không có dàn phun trực tiếp nước lạnh vào không khí cần làm lạnh.
Theo cách phân phối không khí có thể phân ra hệ thống cục bộ hoặc trung tâm. Kiểu cục bộ là xử lý không khí có tính chất cục bộ cho từng không gian điều hoà riêng lẻ, còn kiểu trung tâm là không khí được xử lý tại một trung tâm và phân phối đến các không gian điều hoà bằng ống gió.
Theo năng suất lạnh có thể chia thành hệ thống loại nhỏ, loại trung bình, loại lớn.
Theo chức năng có loại hệ thống một chiều hoặc hai chiều. Máy điều hoà một chiều là loại chỉ có chức năng làm lạnh. Máy hai chiều là loại có khả năng làm lạnh vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông.
Căn cứ vào kết cấu chia thành máy điều hoà 1 cụm, 2cụm, nhiều cụm. Loại máy điều hòa 1 cụm còn được gọi là máy điều hoà nguyên cụm như máy điều hoà cửa sổ, máy điều hoà lắp mái, máy điều hoà nguyên cụm giải nhiệt nước. Máy điều hòa 2 cụm và nhiều cụm còn được gọi là máy điều hoà tách.
Theo cách bố trí dàn lạnh chia thành loại dàn lạnh cửa sổ, treo tường , treo trần, giấu trần, giấu trần cassette, giấu trần cassette một cửa hay nhiều cửa thổi, tủ tường, hộp tường …
Theo cách làm mát thiết bị ngưng tụ chia thành loại ngưng tụ giải nhiệt gió, loại giải nhiệt nước, hoặc kết hợp gió và nước. Làm mát bằng nước có thể dùng nước thành phố , nước giếng nhưng hầu hết các công trình sử dụng nước tuần hoàn với tháp giải nhiệt. Làm mát bằng nước kết hợp với gió là loại dàn ngưng tưới hoặc tháp ngưng.
Theo chu trình làm lạnh có thể chia thành máy nén hơi, hấp thụ, ejectơ hoặc nén khí .
Theo môi chất lạnh của máy nén hơi chia thành loại dùng NH3, R22, R134a, 404A …
Theo kiểu máy nén chia ra máy nén pittông, trục vít, rôto, xoắn ốc hoặc tuabin.
Theo kết cấu máy chia ra kiểu kín, kiểu hở hoặc nửa kín.
Theo cách bố trí ống nước của hệ thống điều hòa trung tâm nước chia ra hệ thống 2 đường ống, hệ hồi ngược, hệ 3 đường ống, 4 đường ống.
Theo hệ thống phân phối gió chia ra hệ thống 1 ống gió, 2 ống gió hay hệ thống không có ống gió.
Theo cách điều chỉnh gió chia thành loại hệ thống lưu lượng không thay đổi và hệ thống lưu lượng thay đổi.
Theo cách điều chỉnh năng suất lạnh bằng đóng ngắt máy nén hoặc điều chỉnh vô cấp tốc độ máy nén qua máy biến tần chia thành hệ thống lưu lượng môi chất không đổi hoặc thay đổi (VRV).
Theo áp suất trong ống gió có loại gió cao áp và gió thấp áp.
Theo tốc độ gió trong ống có loại gió tốc độ cao và tốc độ thấp…
2.2.1. Máy điều hoà cục bộ
Hệ thống điều hoà cục bộ gồm máy điều hoà cửa sổ, máy điều hoà tách (hai và nhiều cụm loại nhỏ) năng suất lạnh nhỏ dưới 7kW (24000 BTU/h). Đây là loại máy nhỏ hoạt động tự động, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa dễ dàng, tuổi thọ trung bình, độ tin cậy cao, giá thành rẻ, rất thích hợp đối với các phòng và các căn hộ nhỏ và tiền điện thanh toán riêng biệt theo từng máy. Tuy nhiên hệ thống điều hoà cục bộ có nhược điểm là khó áp dụng cho các phòng lớn như hội trường, phân xưởng, nhà hàng, cửa hàng, các toà nhà như khách sạn, văn phòng vì khi bố trí ở đây các cụm dàn nóng bố trí phía ngoài nhà sẽ làm mất mỹ quan và phá vỡ kết cấu xây dựng của toà nhà. Nhưng với kiến trúc xây dựng, phải đảm bảo không làm ảnh hưởng tới mỹ quan công trình.
1) Máy điều hòa của sổ
Là thiết bị gọn trọn bộ lắp trong một vỏ dùng để điều hòa không khí cho một phòng, năng suất lạnh đến 7 kW (24.000Btu/h), một chiều hoặc hai chiều, thường được bố trí qua của sổ hoặc qua vách.
Ưu điểm
Chỉ cầm cắm phích điện là máy chạy, không cần công nhân lắp đặt có tay nghề cao.
Có sưởi mùa đông bằng bơm nhiệt;