Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu dân cư hòa minh với quy mô 6000 dân, chất lượng nước thải đạt loại A

1.1. Hiện trạng môi trường nước lục địa: Nước lục địa bao gồm nguồn nước mặt và nước dưới đất. Nước mặt phân bố chủ yếu trong các hệ thống sông, suối, hồ, ao, kênh, rạch và các hệ thống tiêu thoát nước trong nội thành, nội thị. Nước dưới đất hay còn gọi nước ngầm là tầng nước tự nhiên chảy ngầm trong lòng đất qua nhiều tầng đất đá, có cấu tạo địa chất khác nhau. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt tại các lưu vực sông và các sông nhỏ, kênh rạch trong nội thành, nội thị. Nước dưới đất cũng đã có hiện tượng bị ô nhiễm và nhiễm mặn cục bộ. 1.2. Những cơ sở trong công nghệ xử lý nước thải 1.2.1. Thành phần nước thải Các chất chứa trong nước thải chủ yếu là chất hữu cơ, chất vô cơ và các vi sinh vật gây bệnh( trang 6_xử lý nước thải đô thị và công nghiệp-tính toán thiết kế công trình) 1.2.1.1. Các chất hữu cơ: Dựa vào đặc điểm dể bị phân huỷ do vi sinh vật có trong nước mà có thể phân chất hữu cơ thành: - Các chất hữu cơ dể bị phân huỷ: Đó là các hợp chất protein, hyđratcacbon, chất béo nguồn gốc động vật và thực vật. Đây là những chất gây ô nhiễm chính có nhiều trong nước thải sinh hoạt, nước thải từ các xí nghiệp chế biến thực phẩm. Các hợp chất này chủ yếu làm suy giảm oxy hoà tan trong nước dẫn đến suy thoái tài nguyên thuỷ sản và làm giảm chất lượng nước cấp sinh hoạt. - Các chất hữu cơ khó bị phân huỷ: Đó là những chất có vòng thơm (hiđratcacbua của dầu khí), các chất đa vòng ngưng tụ, các hợp chất clo hữu cơ, photpho hữu cơ trong số các chất này có nhiều hợp chất là các chất hữu cơ tổng hợp. Hầu hết chúng là các chất có độc tính đối với sinh vật và con người, chúng tồn lưu lâu dài trong môi trường và cơ thể sinh vật, gây độc tích luỹ, ảnh hưởng nguy hại đến cuộc sống. - Một số hợp chất có độc tính cao trong môi trường nước: Các chất hữu cơ có độc tính cao thường khó bị phân huỷ bởi vi sinh vật. Trong tự nhiên chúng khá bền vững, có khả năng tích luỹ và lưu giữ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm và làm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái. Chúng có thể gây ngộ độc hoặc là tác nhân gây những bệnh hiểm nghèo cho động vật cũng như con người. Các chất này thường gặp là polyclorophenol (PCP), polyclorobiphenyl (PCB), các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ

docx61 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu dân cư hòa minh với quy mô 6000 dân, chất lượng nước thải đạt loại A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp hiện đại cũng như tốc độ đô thị hoá nhanh hiện nay dẫn tới các vấn đề môi trường ngày càng trở nên gay gắt hơn. Nhiều loại chất thải như: khí thải, nước thải và chất thải rắn, thải ra ngày càng nhiều và là nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy mà vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái đã và đang được nhiều quốc gia quan tâm. Ở nước ta, lượng nước sinh hoạt và công nghiệp thải ra nhiều mà không được xử lý một cách thích hợp, đã làm ô nhiễm nguồn nước tự nhiên, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Do đó, vấn đề xử lý nước thải trở thành nhiệm vụ hàng đầu. Ở nhiều khu đô thị nước thải chưa qua xử lý, đổ trực tiếp xuống sông hồ, gây ô nhiễm mức độ đáng báo động, điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân xung quanh mà còn dẫn tới những thiệt hại kinh tế to lớn. Trong những năm qua, dịch vụ cấp thoát nước và vệ sinh môi trường của Việt Nam đã dần dần được cải thiện đáng kể, bộ mặt đô thị đã có nhiều khởi sắc, sạch hơn, đẹp hơn. Tuy nhiên việc xử lý nước thải, chất thải ở các đô thị Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Nước thải từ các khu đô thị hiện nay thường có các đặc trưng : có chứa thành phần hữu cơ ở nức cao; có chứa nhiều chất hoạt động bề mặt như chất tẩy rửa, xà phòng, nước rửa bát. Vì vậy, việc đưa ra biện pháp xử lý thích hợp đối với tính chất nước thải khu dân cư là rất cần thiết. Việc thực hiện đề tài “thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu dân cư hòa minh với quy mô 6000 dân. Chất lượng nước thải đạt loại A” sẽ giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước từ khu dân cư, góp phần bảo vệ nguồn nước nhằm phục vụ lâu dài cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng phát triển bền vững. Em xin chân thành cảm ơn TS Bùi Xuân Đông đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian qua để em có thể hoàn thành đề tài này. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Hiện trạng môi trường nước lục địa: Nước lục địa bao gồm nguồn nước mặt và nước dưới đất. Nước mặt phân bố chủ yếu trong các hệ thống sông, suối, hồ, ao, kênh, rạch và các hệ thống tiêu thoát nước trong nội thành, nội thị. Nước dưới đất hay còn gọi nước ngầm là tầng nước tự nhiên chảy ngầm trong lòng đất qua nhiều tầng đất đá, có cấu tạo địa chất khác nhau. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt tại các lưu vực sông và các sông nhỏ, kênh rạch trong nội thành, nội thị. Nước dưới đất cũng đã có hiện tượng bị ô nhiễm và nhiễm mặn cục bộ. 1.2. Những cơ sở trong công nghệ xử lý nước thải 1.2.1. Thành phần nước thải Các chất chứa trong nước thải chủ yếu là chất hữu cơ, chất vô cơ và các vi sinh vật gây bệnh( trang 6_xử lý nước thải đô thị và công nghiệp-tính toán thiết kế công trình) 1.2.1.1. Các chất hữu cơ: Dựa vào đặc điểm dể bị phân huỷ do vi sinh vật có trong nước mà có thể phân chất hữu cơ thành: - Các chất hữu cơ dể bị phân huỷ: Đó là các hợp chất protein, hyđratcacbon, chất béo nguồn gốc động vật và thực vật. Đây là những chất gây ô nhiễm chính có nhiều trong nước thải sinh hoạt, nước thải từ các xí nghiệp chế biến thực phẩm. Các hợp chất này chủ yếu làm suy giảm oxy hoà tan trong nước dẫn đến suy thoái tài nguyên thuỷ sản và làm giảm chất lượng nước cấp sinh hoạt. - Các chất hữu cơ khó bị phân huỷ: Đó là những chất có vòng thơm (hiđratcacbua của dầu khí), các chất đa vòng ngưng tụ, các hợp chất clo hữu cơ, photpho hữu cơ trong số các chất này có nhiều hợp chất là các chất hữu cơ tổng hợp. Hầu hết chúng là các chất có độc tính đối với sinh vật và con người, chúng tồn lưu lâu dài trong môi trường và cơ thể sinh vật, gây độc tích luỹ, ảnh hưởng nguy hại đến cuộc sống. - Một số hợp chất có độc tính cao trong môi trường nước: Các chất hữu cơ có độc tính cao thường khó bị phân huỷ bởi vi sinh vật. Trong tự nhiên chúng khá bền vững, có khả năng tích luỹ và lưu giữ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm và làm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái. Chúng có thể gây ngộ độc hoặc là tác nhân gây những bệnh hiểm nghèo cho động vật cũng như con người. Các chất này thường gặp là polyclorophenol (PCP), polyclorobiphenyl (PCB), các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ 1.2.1.2. Các chất vô cơ: Trong nước thải có một lượng khá lớn các chất vô cơ tuỳ thuộc vào nguồn nước thải, đặc biệt trong nước thải công nghiệp còn có thể chứa các kim loại nặng có độc tính cao như Hg, Cr - Các chất chứa nitơ: Trong nước, hợp chất chứa nitơ thường tồn tại ở 3 dạng: hợp chất hữu cơ, amoniac và dạng oxy hoá (nitrat, nitrit). + Amoniac (NH3): với nồng độ 0,01mg/l NH3 đã gây độc cho cá qua đường máu, nồng độ 0,2 ÷ 0,5 mg/l đã gây độc cấp tính. + Nitrat (NO3-): khi hàm lượng NO3- trong nước trên 10 mg/l làm cho rong tảo dể phát triển, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản.Bản thân NO3- không phải là chất có độc tính nhưng ở trong cơ thể nó chuyển hoá thành nitrit (NO2-) rồi kết hợp với một số chất khác có thể tạo thành các hợp chất nitrozo, là các chất có khả năng gây ung thư. Hàm lượng NO3- trong nước cao mà uống phải sẽ gây bệnh thiếu máu, làm trẻ xanh xao do chức năng của hemoglobin bị giảm. - Các hợp chất chứa photpho: Trong nước photpho thường ở các dạng muối photphat của axit photphorit (H2PO4-, HPO4-2, PO4-3), hợp chất photpho hữu cơ bản thân photphat không phải là chất gây độc, nhưng quá cao trong nước sẽ làm cho nước có hiện tượng “nở hoa”, làm giảm chất lượng nước. - Một số kim loại nặng: Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với người và động vật. Trong nước thải công nghiệp thường có các kim loại nặng như Hg, Cr, Pb + Chì (Pb): thường tồn tại ở 2 dạng Pb+2 và Pb+4 nhưng hay gặp nhất và có độ bền cao nhất là muối của Pb+2. Chì có độc tính với não, có khả năng tích luỹ lâu dài trong cơ thể, nhiễm độc có thể gây chất người. Chì có trong nước thải các xí nghiệp sản xuất pin, acquy, luyện kimTrên cơ sở liều chịu đựng của cơ thể là 3,5 µg/l, trong nước uống qui định cho hàm lượng chì là 10 ÷ 40 µg/l, trong nước sinh hoạt theo TCVN là 0,05 µg/l. + Crom (Cr): có tính độc cao đối với người và động vật, độc nhất là Cr VI. Nồng độ cho phép của WHO đối với Cr là 0,05 mg/l trong nước uống, TCVN qui định Cr VI trong nước sinh hoạt là 0,05 mg/l. - Một số chất vô cơ khác cần quan tâm ở trong nước: + Ion sunphat (SO4-2): khi ở nồng độ cao có thể gây ra bệnh đi tháo, mất nước, nhiễm độc đối với cá, ảnh hưởng tới việc hình thành H2S trong nước + Clorua (Cl-): làm nước có vị mặn, ở nồng độ cao có tác hại đối với cây trồng + Hyđrosunfua (H2S): được hình thành chủ yếu từ môi trường nước yếm khí, có mùi trứng thối. Giới hạn phát hiện về mùi và vị của H2S trong nước là 0,05 ÷ 0,1 mg/l và tiêu chuẩn chung cho nước sinh hoạt là dưới ngưỡng nồng độ cảm nhận về mùi và vị. 1.2.1.3. Các sinh vật gây bệnh có trong nước thải: Các sinh vật gây bệnh cho người, động vật, thực vật gồm có vi khuẩn, virut, giun, sán nhưng chủ yếu là vi khuẩn và virut. Các vi khuẩn samonella, shigella thường sống rất lâu từ 40 ngày đến nhiều tháng trong nước thải, chúng gây bệnh thương hàn, bệnh lị cho người và động vật. Ngoài ra, trong nước thải có thể có nhiều loại virut (như virut đường ruột, virut viêm gan A) và các loại giun sán ( như sán lá gan, sán dây). 1.2.2. Một vài thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước: 1.2.2.1. Độ pH: Độ pH là một trong những chỉ tiêu xác định đối với nước cấp và nước thải. Chỉ số này cho thấy cần thiết phải trung hoà hay không và tính lượng hoá chất cần thiết trong quá trình xử lý đông keo tụ, khử khuẩn Sự thay đổi pH làm thay đổi các quá trình hoà tan hoặc keo tụ, làm tăng hoặc giảm vận tốc của các phản ứng hoá sinh xảy ra trong nước. 1.2.2.2. Chất rắn lơ lửng dạng huyền phù (SS): SS là trọng lượng khô của chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thuỷ tinh khi lọc 1 lít nước qua phểu lọc Gooch rồi sấy khô ở 103 ÷ 105 0C tới khi trọng lượng không đổi. Đơn vị tính thường dung là mg/l. 1.2.2.3. Chỉ số BOD: BOD: là nhu cầu oxy sinh học tức là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước bằng vi sinh vật. Xác định BOD được dùng rộng rải trong kỷ thuật môi trường để: - Tính gần đúng lượng oxy cần thiết để oxy hoá các chất hữu cơ dể phân hủy có trong nước thải. - Làm cơ sở tính toán kích thước các công trình xử lý. - Xác định hiệu suất xử lý của một số quá trình. - Đánh giá chất lượng nước sau khi xử lý được phép thải vào các nguồn nước. Phương pháp xác định BOD có một số hạn chế: - Yêu cầu vi sinh vật trong mẫu phân tích cần phải có nồng độ các tế bào sống đủ lớn và các vi sinh bổ sung phải được thích nghi với môi trường. - Nếu nước thải có các chất độc hại phải xử lý sơ bộ để loại bỏ các chất đó, sau đó mới tiến hành phân tích, đồng thời cần chú ý giảm ảnh hưởng của các vi khuẩn nitrat hoá. - Thời gian phân tích quá dài. Trong thực tế người ta không thể xác định lượng oxy cần thiết để phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ bằng phương pháp sinh học mà chỉ xác định chỉ số BOD5. BOD5: là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các chất hữu cơ bằng vi sinh vật trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ 20 0C. 1.2.2.4. Chỉ số COD: COD: là nhu cầu oxy hoá học tức là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá toàn bộ các chất hữu cơ có trong nước thành. CO2 và H2O COD và BOD đều là các thông số định lượng chất hữu cơ có trong nước có khả năng bị oxy hoá nhưng BOD chỉ thể hiện các chất hữu cơ có thể bị oxy hoá bằng vi sinh vật có trong nước, còn COD cho thấy toàn bộ chất hữu cơ có trong nước bị oxy hoá bằng tác nhân hoá học. Do đó tỉ số COD : BOD luôn lớn hơn 1, tỉ số này càng cao thì mức độ ô nhiễm của nước càng nặng. 1.2.2.5. Chỉ số nitơ, photpho: Trong xử lý nước thải, người ta cũng thường hay xác định chỉ số tổng nitơ và tổng photpho để chọn phương án làm sạch các ion này hoặc cân đối dinh dưỡng trong kỹ thuật bùn hoạt tính. 1.2.3. Các phương pháp xử lý nước thải: Nước thải chứa nhiều tạp chất khác nhau, mục đích của quá trình xử lý nước thải là khử các tạp chất đó sao cho sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn chất lượng ở mức chấp nhận được theo các chỉ tiêu đã đặt ra. Hiện nay có nhiều biện pháp xử lý nước thải khác nhau. Thông thường quá trình được bắt đầu bằng phương pháp cơ học, tuỳ thuộc vào đặc tính, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch mà nguời ta chọn tiếp phương pháp hoá lí, hoá học, sinh học hay tổng hợp các phương pháp này để xử lý. Các phương pháp xử lý nước thải thường dùng: 1.2.3.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học: Phương pháp lọc: - Lọc qua song chắn, lưới chắn: Mục đích của quá trình này là loại bỏ những tạp chất, vật thô và các chất lơ lửng có kích thước lớn trong nước thải để tránh gây ra sự cố trong quá trình vận hành xử lý nước thải. Song chắn, lưới chắn hoặc lưới lọc có thể đặt cố định hay di động, cũng có thể là tổ hợp cùng với máy nghiền nhỏ. Thông dụng hơn là các song chắn cố định. - Lọc qua vách ngăn xốp: Cách này được sử dụng để tách các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ khỏi nước thải mà các bể lắng không thể loại được chúng. Phương pháp cho phép chất lỏng đi qua và giữ pha phân tán lại, quá trình có thể xảy ra dưới tác dụng của áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng, áp suất cao trước vách ngăn hoặc áp suất chân không sau vách ngăn. Phương pháp lắng: - Lắng dưới tác dụng của trọng lực: Phương pháp này nhằm loại các tạp chất ở dạng huyền phù thô ra khỏi nước. Để tiến hành quá trình người ta thường dùng các loại bể lắng khác nhau: bể lắng cát, bể lắng cấp 1, bể lắng cấp 2. Ở bể lắng cát, dưới tác dụng của trọng lực thì cát nặng sẽ lắng xuống đáy và kéo theo một phần chất đông tụ. Bể lắng cấp 1 có nhiệm vụ tách các chất rắn hữu cơ (60%) và các chất rắn khác. Bể lắng cấp 2 có nhiệm vụ tách bùn sinh học ra khỏi nước thải. - Lắng dưới tác dụng của lực ly tâm và lực nén: Những hạt lơ lửng còn được tách bằng quá trình lắng dưới tác dụng của lực ly tâm trong các xyclon thuỷ lực hoặc máy ly tâm. Ngoài ra, trong nước thải sản xuất có các tạp chất nổi (dầu mỡ bôi trơn, nhựa nhẹ) cũng được xử lý bằng phương pháp lắng. 1.2.3.2. Xử lý bằng phương pháp hoá lý và hoá học: Phương pháp trung hoà: Nước thải sản xuất của nhiều lĩnh vực có chứa axit hoặc kiềm. Để nước thải được xử lý tốt ở giai đoạn xử lý sinh học cần phải tiến hành trung hòa và điểu chỉnh pH về vùng 6,6 ÷ 7,6. Trung hòa còn có mục đích làm cho một số kim loại nặng lắng xuống và tách khỏi nước thải. Dùng các dung dịch axit hoặc muối axit, các dung dịch kiềm hoặc oxit kiềm để trung hoà nước thải. Phương pháp keo tụ: Để tăng nhanh quá trình lắng các chất lơ lửng phân tán nhỏ, keo, thậm chí cả nhựa nhũ tương polyme và các tạp chất khác, người ta dùng phương pháp đông tụ để làm tăng kích cở các hạt nhờ tác dụng tương hổ giữa các hạt phân tán liên kết vào tập hợp hạt để có thể lắng được. Khi lắng chúng sẽ kéo theo một số chất không tan lắng theo nên làm cho nước trong hơn. Việc chọn loại hóa chất, liều lượng tối ưu của chúng, thứ tự cho vào nước, phải được thực hiện bằng thực nghiệm. Các chất đông tụ thường dùng là nhôm sunfat, sắt sunfat, sắt clorua Phương pháp oxy hoá - khử: Để làm sạch nước thải người ta có thể sử dụng các chất oxy hóa như: clo ở dạng khí và lỏng trong môi trường kiềm, vôi clorua (CaOCl2), hipoclorit, ozon, và các chất khử như: natri sunfua (Na2S), natri sunfit (Na2SO3), sắt sunfit (FeSO4), Trong phương pháp này các chất độc hại trong nước thải được chuyển thành các chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước bằng lắng hoặc lọc. Tuy nhiên quá trình này tiêu tốn một lượng lớn các tác nhân hóa học nên phương pháp này chỉ được dùng trong những trường hợp khi các tạp chất gây nhiễm bẩn trong nước thải có tính chất độc hại và không thể tách bằng những phương pháp khác. Phương pháp hấp phụ: Dùng để loại bỏ các chất bẩn hoà tan vào nước mà phương pháp xử lý sinh học cùng các phương pháp khác không loại bỏ được với hàm lượng rất nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hoà tan có độc tính cao hoặc các chất có mùi, vị và màu rất khó chịu. Các chất hấp phụ thường dùng: than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen, keo nhôm Trong đó than hoạt tính được dùng phổ biến nhất. Phương pháp tuyển nổi: Phương pháp này dựa trên nguyên tắc: các phần tử phân tán trong nước có khả năng tự lắng kém nhưng có khả năng kết dính vào các bọt khí nổi lên trên bề mặt nước, sau đó người ta tách bọt khí cùng các phần tử dính ra khỏi nước. Thực chất đây là quá trình tách bọt hay làm đặc bọt. Khi tuyển nổi người ta thường thổi không khí thành bọt khí nhỏ li ti, phân tán và bảo hòa trong nước. Phương pháp trao đổi ion: Thực chất đây là quá trình trong đó các ion trên bề mặt các chất rắn trao đổi với các ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này gọi là ionit, chúng hoàn toàn không tan trong nước. Phương pháp này loại ra khỏi nước nhiều ion kim loại như: Zn, Cu, Hg, Cr, Ni cũng như các hợp chất chứa asen, xianua, photpho và cả chất phóng xạ. Ngoài ra còn dùng phương pháp này để làm mềm nước, loại ion Ca+2 và Mg+2 ra khỏi nước cứng. Các chất trao đổi ion có thể là các chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp như: zeolit, silicagen, đất sét, nhựa anionit và cationit 1.2.3.3. Xử lý bằng phương pháp sinh học: Cơ sở của phương pháp là dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải. Quá trình hoạt động của chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hóa và trở thành những chất vô cơ, những chất đơn giản hơn, các chất khí và nước. Mức độ và thời gian phân hủy phụ thuộc vào cấu tạo của chất hữu cơ đó, độ hoà tan trong nước và hàng loạt các yếu tố ảnh hưởng khác. Vi sinh vật trong nước thải sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Quá trình dinh dưỡng làm cho chúng sinh sản, phát triển tăng số lượng tế bào, đồng thời làm sạch các chất hữu cơ hòa tan hoặc các hạt keo phân tán nhỏ. Do đó trong xử lý nước thải người ta phải loại bỏ các tạp chất phân tán thô hoặc các chất có hại đến sự hoạt động của vi sinh vật ra khỏi nước thải ở giai đoạn xử lý sơ bộ. 1.2.4. Nước thải sinh hoạt khu đô thị Là nước nhà tắm, giặt, hồ bơi, nhà ăn, nhà vệ sinh, nước rửa sàn nhàChúng chứa khoảng 58% chất hữu cơ và 42% chất khoáng. Đăc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là hàm lượng cao các chất hữu cơ không bền sinh học (như hydratcacbon, protein, mỡ); chất dinh dưỡng (photphat, nitơ); vi trùng; chất rắn và mùi. Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân cư, có lưu lượng nhỏ, nhưng bố trí trên địa bàn rất rộng, khó thu gom triệt để được xếp vào loại nguồn phân tán (non-point source). Nước thải sinh hoạt chứa nhiều loài vi sinh vật gây bệnh và các độc tố của chúng. Phần lớn các virut, vi khuẩn gây bệnh tả, vi khuẩn gây bệnh lỵ, vi khuẩn gây bệnh thương hànNgoài ra nước thải sinh hoạt chứa thành phần dinh dưỡng rất cao. Nhiều trường hợp chất dinh dưỡng này vượt quá nhu cấu phát triển của vi sinh vật dung trong xử lý bằng phương pháp sinh học. Trong công trình xử lý nươc theo phương pháp sinh học, lượng dinh dưỡng cần thiết trung bình tính theo tỉ lệ BOD5: N: P là 100: 5: 1. Các chất hữu cơ có trong nước thải không phải được chuyển hóa hết bởi các loài vi sinh vật mà có khoảng 20-40% BOD không qua quá trình chuyển hóa bởi vi sinh vật, chúng chuyển ra cùng với bùn lắng. 1.2.5.Đánh giá chất lượng nước thải Bảng thông số ô nhiễm giới hạn cho phép Thông số ô nhiễm Đơn vị Giới hạn cho phép Mức I Mức II Mức III Mức IV Mức V 1.PH 5-9 5-9 5-9 5-9 5-9 2.BOD mg/l 30 30 40 50 200 3.Chất rắn lơ lửng2 mg/l 50 50 60 100 100 4.Chất rắn có thể lắng được mg/l 0,5 0,5 0,5 0,5 KQD 5.Tổng chất rắn hòa tan mg/l 500 500 500 500 KQD 6.Subfua (theo H2S) mg/l 1.0 1.0 3.0 4.0 KQD 7.Nitrat (NO3) mg/l 30 30 40 50 KQD 8.Dầu mỡ (thực phẩm) mg/l 20 20 20 20 100 9.Phosphat (PO43-) mg/l 6 6 10 10 KQD CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 2.1. Cơ sở lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước thải Việc lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải dựa vào : - Tính chất , thành phần , chế độ thải của nước thải . - Đặc điểm nguồn tiếp nhận . - Mức độ cần thiết làm sạch nước thải . - Đặc điểm tự nhiên tại khu vực đó như điều kiện địa chất công trình , điều kiện khí tượng thuỷ văn ,... - Các đặc tính, thông số kỷ thuật các thiết bị có trên thị trường và chi phí đầu tư, bảo dưởng chúng . 2.2. Nồng độ chất bẩn của nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt của khu dân cư được xử lý sơ bộ trước khi xả ra vào nguồn tiếp nhận. Chất lượng nước thải sau khi xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn loại A theo TCVN 6722-1995. Ta lấy các thông số tính toán cho các công trình xử lý ở giá trị bất lợi nhất, như sau: - pH = 5 - 9 - Nhu cầu oxy sinh hoá của nước thải: BOD5 = 200 (mg/l). - Hàm lượng chất lơ lửng: SS = 100 (mg/l). - Hàm lượng chất lơ lửng: SS = 100 (mg/l). - Hàm lượng chất lơ lửng: SS = 100 (mg/l). 2.3. Chỉ tiêu nước thải sau khi xử lý Bảng 2.1. Chất lượng nước thải sinh hoạt khi tiến hành thải ra môi trường (TCVN 6722-1995) STT Thông số Đơn vị Giá trị 1 pH - 59 2 SS mg/l 50 3 BOD5 mg/l 30 2.4.Lựa chọn quy trình công nghệ Nước thải Song chắn rác Ngăn tiếp nhận và trạm bơm nước thải Bể lắng cát Bể lắng đứng đợt I Bể aeroten Bể lắng đứng đợt II Bể tiếp xúc clo Bùn hoạt tính tuần hoàn Bể nén bùn Hoá chất Bể lắng 2 vỏ Sân phơi bùn Nguồn tiếp nhận Vận chuyển Cấp khí 2.5. Thuyết minh dây chuyền công nghệ Nước thải từ mạng thu gom nước được đưa về trạm xử lý trung tâm bằng đường ống tự chảy, được đưa vào hệ thống xử lý. Tại đây nước thải được xử lý lần lượt qua các công trình đơn vị như sau: 2.5.1. Ngăn tiếp nhận nước thải Nước thải của khu dân cư được bơm từ ngăn thu nước thải trong trạm bơm nước thải vào ngăn tiếp nhận nước thải trong trạm xử lý. Ngăn tiếp nhận nước thải sẽ được bố trí ở vị trí cao nhất để có thể từ đó nước thải theo các mương dẫn tự chảy vào các công trình xử lý. 2.5.2. Song chắn rác Song chắn rác được sử dụng để giữ lại các chất rắn thô có kích thước lớn có trong nước thải mà chủ yếu là rác nhằm tránh hiện tượng tắt nghẽn đường ống, mương dẫn hay hư hỏ
Luận văn liên quan