Đồ án Thiết kế mạng thoại WLAN

Điều khiển truy cập đường truyền – Media Access Control ( MAC ) của 802.11 sử dụng kỹ thuật gọi là Đa truy nhập cảm biến sóng mang tránh xung đột – Carrier Sense Multiple Access with Collision Avoidance ( CSMA/CA ) . CSMA/CA là 1 giao thức tranh chấp , nghĩa là tất cả các trạm phải tranh giành hoặc cạnh tranh quyền truy cập đường truyền . Kết quả của việc cạnh tranh này là có khả năng xảy ra xung đột trong truyền dẫn đó là trường hợp các trạm phải truyền lại Mặc dù CSMA/CA có tên hơi giống giao thức điều khiển truy cập đường truyền Đa truy nhập cảm biến sóng mang dò xung đột CSMA/CD – Carrier Sense Multiple Access with Collision Detect sử dụng trong Ethernet 802.3 LAN nhưng CSMA/CA định nghĩa chế độ hoạt động rất khác nhau . Từ lâu những nhà thiết kế wireless đã nhận ra rằng không thể sử dụng các kỹ thuật truyền dẫn của mạng có dây để áp dụng vào mạng không dây . Một nguyên nhân cơ bản là vấn đề phát hiện xung đột , trong môi trường wireless LAN , khi 1 trạm đang gửi tín hiệu nó không thể nghe bất kỳ các trạm khác , tức là nó không có khả năng cảm nhận được môi trường truyền dẫn có trạm nào khác đang gửi tín hiệu hay không như trong kỹ thuật điều khiển truy cập đường truyền CSMA/CD . Về mặt kỹ thuật , 1 trạm phải tắt bộ thu của nó khi đang gửi tín hiệu vì nếu để bộ thu bật thì khi bộ phát được kích hoạt , nó sẽ phát sóng trong khi đồng thời bộ thu thu sóng sẽ làm hỏng việc truyền dẫn Nhận ra điều này và những trở ngại khác , wireless LAN được xây dựng với những giao thức phù hợp với nét đặc trưng của môi trường không dây . Trong CSMA/CA chúng ta thấy có 1 số các đặc điểm như để tránh xung đột sẽ có giao thức gọi 1 khoảng thời gian để được ưu tiên truyền dẫn về mặt thời gian , có hoạt động gọi thông điệp báo nhận để xác nhận việc truyền dẫn thành công . Nếu việc truyền dẫn không thành công do xung đột hoặc do đường truyền vô tuyến , trạm đó sẽ phát lại sau 1 khoảng thời gian chờ đợi ngẫu nhiên .

doc49 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế mạng thoại WLAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : TỔNG QUAN VÀ NỀN TẢNG KỸ THUẬT CỦA WLAN CHƯƠNG 1 : NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CẤU THÀNH MẠNG WLAN Giao thức điều khiển truy cập đường truyền. Điều khiển truy cập đường truyền – Media Access Control ( MAC ) của 802.11 sử dụng kỹ thuật gọi là Đa truy nhập cảm biến sóng mang tránh xung đột – Carrier Sense Multiple Access with Collision Avoidance ( CSMA/CA ) . CSMA/CA là 1 giao thức tranh chấp , nghĩa là tất cả các trạm phải tranh giành hoặc cạnh tranh quyền truy cập đường truyền . Kết quả của việc cạnh tranh này là có khả năng xảy ra xung đột trong truyền dẫn đó là trường hợp các trạm phải truyền lại Mặc dù CSMA/CA có tên hơi giống giao thức điều khiển truy cập đường truyền Đa truy nhập cảm biến sóng mang dò xung đột CSMA/CD – Carrier Sense Multiple Access with Collision Detect sử dụng trong Ethernet 802.3 LAN nhưng CSMA/CA định nghĩa chế độ hoạt động rất khác nhau . Từ lâu những nhà thiết kế wireless đã nhận ra rằng không thể sử dụng các kỹ thuật truyền dẫn của mạng có dây để áp dụng vào mạng không dây . Một nguyên nhân cơ bản là vấn đề phát hiện xung đột , trong môi trường wireless LAN , khi 1 trạm đang gửi tín hiệu nó không thể nghe bất kỳ các trạm khác , tức là nó không có khả năng cảm nhận được môi trường truyền dẫn có trạm nào khác đang gửi tín hiệu hay không như trong kỹ thuật điều khiển truy cập đường truyền CSMA/CD . Về mặt kỹ thuật , 1 trạm phải tắt bộ thu của nó khi đang gửi tín hiệu vì nếu để bộ thu bật thì khi bộ phát được kích hoạt , nó sẽ phát sóng trong khi đồng thời bộ thu thu sóng sẽ làm hỏng việc truyền dẫn Nhận ra điều này và những trở ngại khác , wireless LAN được xây dựng với những giao thức phù hợp với nét đặc trưng của môi trường không dây . Trong CSMA/CA chúng ta thấy có 1 số các đặc điểm như để tránh xung đột sẽ có giao thức gọi 1 khoảng thời gian để được ưu tiên truyền dẫn về mặt thời gian , có hoạt động gọi thông điệp báo nhận để xác nhận việc truyền dẫn thành công . Nếu việc truyền dẫn không thành công do xung đột hoặc do đường truyền vô tuyến , trạm đó sẽ phát lại sau 1 khoảng thời gian chờ đợi ngẫu nhiên . Các đặc tính cơ bản của Wireless LAN. Data Flow : trong một mạng Basic Service Set hoặc Extended Service Set ( BSS/ESS ) , access point truyền tín hiệu đến các client , các client truyền tín hiệu đến access point . Thậm chí nếu hai client ở trong cùng một mạng WLAN thì tất cả truyền dẫn giữa chúng sẽ được chuyển tiếp thông qua access point và chúng được tiến hành trên hai liên kết vô tuyến ( đó là hướng phát và hướng thu ) . Các trạm chỉ có thể giao tiếp trực tiếp với nhau trong mô hình mạng Ad Hoc Half Duplex/Shared Media : access point và tất cả các trạm người dùng kết hợp với nó sẽ cùng chia sẻ trên một kênh truyền dẫn bán song công . Hơn nữa các trạm người dùng khác nhau có thể hoạt động tại những tốc độ bit khác nhau trên kênh chia sẻ đó . Các trạm người dùng có tốc độ bit thấp sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất của các trạm người dùng có tốc độ bit cao hơn và chúng sẽ làm cho kênh truyền bận rộn lâu hơn do chúng phải gửi các thông điệp . Mà các thông điệp quản lý và điều khiển này bắt buộc phải được gửi tại tốc độ bit thấp để tất cả các thiết bị trong mạng đều có khả năng đọc được nó Capacity/Range Relationship : tốc độ dữ liệu tối đa của kênh truyền thì dựa trên giao diện liên kết vô tuyến sử dụng ( ví dụ 802.11a , b hoặc g ) . Tuy nhiên tốc độ dữ liệu thực sự đối với mỗi thiết bị lại phụ thuộc khoảng cách từ chúng đến access point , sự suy hao của tín hiệu trên đường truyền wireless và bất kỳ nhiễu vô tuyến nào mà nó gặp phải No Collision Detection : như đã được đề cập ở trên , tất cả các trạm gửi và nhận dữ liệu trêng cùng một kênh vô tuyến , 1 trạm không thể nghe những trạm khác có gửi dữ liệu hay không khi nó đang gửi dữ liệu . Nếu 1 trạm không thể nghe tất cả các trạm khác thì không có cách nào để chúng có thể phát hiện ra xung đột . Hơn nữa 1 trạm WLAN không thể ở trong vùng của tất cả các trạm khác mà nó đang chia sẻ kênh truyền dẫn . Trong trường hợp đó nó có thể gây ra xung đột một cách không cố ý khi gửi dữ liệu vì nghĩ rằng đường truyền vô tuyến đang rỗi ( hay còn gọi là vấn đề nút ẩn ) Message Acknowledgments : Do các trạm không có khả năng phát hiện xung đột trên đường truyền vô tuyến nên tất cả việc truyền dẫn trong một wireless LAN phải được báo nhận . Nếu không nhận được thông điệp báo nhận thì các trạm phải lên lịch cho việc truyền lại . Tuy nhiên lại không có thông điệp phủ nhận báo nhân negative acknowledgments ( NAKs ) hay việc truyền lại một cách tự động , thiết bị nhận chỉ đơn giản là loại bỏ frame có lỗi . Việc gửi thông điệp báo nhận làm gia tăng khoảng thời gian gửi mỗi frame và làm giảm thông lượng trên mạng Total Network Capacity : mạng wireless LAN cung cấp dung lượng truyền dẫn không được xa so với những gì điển hình tìm thấy ở môi trường mạng LAN có dây . Trong mạng Ethernet LAN có dây , mỗi người dùng được được cung cấp 1 kết nối chuyên dụng , song công tốc độ 10 hoặc 100 Mbps . Trong khi dung lượng tối đa của mạng wireless LAN là 1 kênh chia sẻ , bán song công tốc độ 11 hoặc 54 Mbps Giao thức điều khiển truy cập đường truyền – CSMA/CA Có một số giao diện liên kết vô tuyến khác nhau được định nghĩa đối với 802.11 wireless LANs , nhưng chúng đều sử dụng giao thức điều khiển truy cập đường truyền giống nhau gọi là Đa truy nhập cảm biến sóng mang tránh xung đột-Carrier Sense Multiple Access with Collision Avoidance ( CSMA/CA ) , nhưng có 3 tùy chọn được định nghĩa Distributed Control Function ( DCF ) : giao thức chia sẻ kênh vô tuyến cơ bản , được sử dụng trong phần lớn các mạng wireless LAN ngày nay Request-to-Send/Clear-to-Send ( RTS/CTS ) : một tùy chọn được phát triển để xử lý vấn đề nút ẩn Point Control Function ( PCF ) : một tùy chọn để hỗ trợ các ứng dụng nhạy cảm về mặt thời gian hay các ứng dụng thời gian thực như voice và video nhưng hiếm khi được sử dụng Tùy chọn thứ tư được gọi là Hybrid Coordination Function được định nghĩa trong 802.11e để cung cấp chất lượng dịch vụ Quality of Service – QoS hoặc khả năng ưu tiên truy cập đối với những thiết bị thực thi thoại hơn những thiết bị thực thi dữ liệu Định dạng thông điệp IEEE 802.11 802.11 MAC định nghĩa các loại frame dữ liệu , quản lý và điều khiển . Trong mỗi trường hợp định dạng thông điệp cơ bản gồm có bốn phần chính sau : Physical Layer Convergence Protocol ( PLCP ) Frame header : ≤ 30 octets Frame Body : ≤ 2,312 octets trong 802.11b , ≤ 4,095 octets trong 802.11a và g Frame Check Sequence : 4 octets  Hình 1.1 : Định dạng của 802.11 Frame Physical Layer Convergence Protocol ( PLCP ) Về mặt kỹ thuật , Header của Physical Layer Convergence Protocol ( PLCP ) là 1 phần của giao thức lớp 1 và nó đứng trước tất cả các frame truyền dẫn trong wireless LAN bao gồm cả các frame dữ liệu , quản lý và điều khiển . Tổng chiều dải của header PLCP thay đổi nhỏ tùy thuộc vào giao thức liên kết vô tuyến . Tất cả các trạm trên mạng đều phải đọc được header PLCP nên nó luôn luông được gửi đi tại tốc độ thấp nhất định nghĩa trong giao diện vô tuyến ( như 1 Mbps trong 802.11b hay 6 Mbps trong 802.11a hoặc g ) . PLCP thì khác nhau khi so sánh giữa 802.11b và 802.11a , g 3.1.1 802.11b PLCP Synchronization Pattern/Start Frame Delimiter : PLCP bắt đầu với phần đồng bộ mà cho phép thiết bị nhận đồng bộ xung đồng hồ cuả nó với thiết bị phát . Giao diện vô tuyến 802.11b định nghĩa phần đồng bộ dài ( 128 bit ) và phần đồng bộ ngắn ( 56 bit ) . Theo sau phần đồng bộ là Start Frame Delimiter – đánh dấu bắt đầu frame , đây là 1 trường 2 byte dùng để thiết lập đồng bộ ký tự Signal ( 8 bits ) : chỉ ra tốc độ truyền dữ liệu sẽ được sử dụng để gửi đi các frame Service ( 8 bits ) : ban đầu được dự trữ , sau đó được sử dụng cho tín hiệu tốc độ cao mở rộng trong 802.11b Length ( 16 bits ) : thời gian tính bằng micro giây ( µs ) được yêu cầu để truyền frame . Chú ý Length được diễn tả bằng thời gian , không phải là số octet trong frame Cyclic Redundancy Check ( 16 bits ) : kiểm tra lỗi header 3.1.2 802.11a và g PLCP Giao diện vô tuyến 802.11a và g sử dụng kỹ thuật điều chế OFDM và những trường trong PLCP có tên gọi hơi khác so với PLCP của 802.11b Preamble ( 12 Symbols ) : trong giao diện 802.11a và g thì preamble được tíng theo symbol , truyền mỗi symbol tương đương với khoảng thời gian 4 µsec , nó được sử dụng để đồng bộ giữa thiết bị phát và thiết bị thu Signal ( 24 bits ) : trường Signal bao gồm 5 trường con ▪ Rate ( 4 bits ) : tốc độ dữ liệu được sử dụng để truyền frame ▪ Reserved ( 1 bit ) : không sử dụng ▪ Length ( 12 bits ) : số byte trong frame ▪ Parity ( 1 bit ) : được sử dụng để kiểm tra lỗi dữ liệu ▪ Tail ( 6 bits ) : dùng để kết thúc việc gửi đi mã sửa lỗi Service ( 16 bits gửi tại tốc độ truyền frame ) : hiện tại được sử dụng để khởi tạo chức năng xáo trộn dữ liệu và được thiết lập đến toàn bit 0  Hình 1.2 : Thời gian truyền của PLCP Trong mạng WLAN bắt buộc tất cả các trạm phải có khả năng xử lý PLCP và frame header , bất chấp chất lượng tín hiệu mà chúng thu được . Do vậy những phần này của frame luôn luôn được gửi tại tốc độ bit thấp nhất được định nghĩa đối với WLAN . Nếu các thiết bị di động 802.11b và g của người sử dụng đều hoạt động trên cùng 1 mạng thì PLCP header lúc nào cũng được gửi tại tốc độ bit là 1 Mbps . Trường Signal trong PLCP header thông báo cho thiết bị nhận biết tốc độ truyền tối ưu được sử dụng để truyền frame và nó sẽ gia tăng đến tốc độ bit đầy đủ đối với trường dữ liệu Frame Header. Giao thức 802.11 định nghĩa các loại frame dữ liệu , quản lý và điều khiển ; các loại frame này được nhận dạng trong trường Frame Control trong header . Frame header gồm có bốn phần chính sau :  Hình 1.3 : Frame Header Frame Control : 2 octets Duration/ID : 2 octets MAC Address ( điển hình có 3 địa chỉ MAC ) : tổng cộng 16 octets ( 6 octets mỗi địa chỉ ) Sequence Control : 2 octets Frame Control ( 2 octets ) Tất cả các loại frame dữ liệu , quản lý và điều khiển đều bắt đầu với trường 2 octet frame control ( FC ) . Trong khi chỉ có 2 octet về chiều dài nhưng trường FC lại bao gồm tới 11 trường con nên nó được sử dụng đa dạng trong nhiều chức năng khác nhau Protocol Version ( 2 bits ) : phiên bản hiện tại là 00 Type ( 2 bits )/Subtype ( 4 bits ) : nhận dạng loại frame được gửi đi ( chẳng hạn loại frame Dữ liệu , Quản lý hoặc Điều khiển ) và những loại con cụ thể To DS ( 1 bit ) : trong mạng BSS hoặc ESS thì bit này được thiết lập đến giá trị 1 trong những frame được gửi đi bởi 1 client tới 1 access point để được chuyển tiếp đến mạng LAN có dây hay hệ thống phân phối – distribution system ( DS ) From DS ( 1 bit ) : trong mạng BSS hoặc ESS thì bit này được gán giá trị là 1 trên những frame nhận được bởi access point từ mạng LAN có dây và bây giờ chúng đang được gửi đến client không dây . Thiết lập của các bit To/From DS định nghĩa trường địa chỉ - Address Fields được biên dịch như thế nào More Fragments ( 1 bit ) : thiết lập đến giá trị 1 nếu thông điệp gốc được phân đoạn và sau đó chúng lại được phân đoạn lần nữa , thiết lập đến giá trị 0 đối với thông điệp bị phân đoạn cuối cùng hoặc các frame không bị phân đoạn Retry ( 1 bit ) : được thiết lập đến giá trị là 1 nếu frame này là frame truyền lại , việc này giúp loại bỏ các frame trùng nhau . Trường này cũng có thể được giám sát để nhận biết vấn đề ( chẳng hạn như việc vượt quá giới hạn truyền lại các frame trên mạng ) Power Management ( 1 bit ) : thiết lập đến giá trị bit 1 nếu một trạm đang hoạt động ở chế độ tiết kiệm năng lượng . Trong trạng thái tiết kiệm năng lượng hay còn gọi là trạng thái ngủ lơ mơ thì client tắt hoặc vô hiệu hóa card mạng NIC không dây của nó để tiết kiệm năng lượng và bật nó lại sau 1 khoảng thời gian nhất định để nhận frame Beacon từ AP . Frame Beacon có thể được theo sau bởi Announcement Traffic Indication Map ( ATIM ) để thông báo cho các trạm về việc AP đang giữ các frame trong bộ nhớ đệm buffer của nó dành cho chúng More Data ( 1 bit ) : được sử dụng bởi access point khi giao tiếp với các trạm đang hoạt động trong chế độ tiết kiệm năng lượng để chỉ ra cón những frame khác nữa trong bộ nhớ đệm dành cho chúng Protected Frame ( 1 bit ) : trước kia được gọi là “ WEP bit “ , bit này được set đến 1 nếu trường dữ liệu được mã hóa sử dụng bất kỳ cơ chế mã hóa 802.11 nào Order ( 1 bit ) : chỉ ra frame được gửi đi sử dụng dịch vụ Strict Order tức là mạng đảm bảo tất cả các frame sẽ được truyền theo thứ tự Duration/ID Trong quá trình hoạt động bình thường , trường này có 2 ý nghĩa . Mục đích chính của nó là để thiết lập Network Allocation Vector ( NAV ) , NAV giống như bộ định thời trong mỗi trạm nhằm ghi nhận khoảng thời gian mà nó sẽ có để gửi frame . Tất cả các trạm ghi nhận thiết lập NAV và sẽ cho là kênh truyền vô tuyến đang bận trong khoảng thời gian đó dù là chúng không thể cảm nhận việc truyền dẫn thực sự ( đây là 1 lệnh để bắt buộc tất cả các trạm xem kênh truyền như đang bận ) . Trong hoạt động tiết kiệm năng lượng , 1 trạm thức giấc gửi thông điệp Power Save Poll trong đó 14 bit đầu tiên chỉ ra mạng BSS mà trạm đó thuộc về và 2 bit cuối cùng được set đến bit 1 Hay nói cách khác trường Duration/ID chỉ ra trong bao lâu đường truyền vô tuyến được dành riêng trong khi frame được gửi đi và nó bao gồm cả thời gian để một thông điệp báo nhận ACK được gửi trả lời Sequence Control ( 2 octets ) Trường này được sử dụng để ráp lại các thông điệp đã bị phân đoạn và loại bỏ những frame trùng nhau . Trường này có 2 phần là : Fragment Number và Sequence Number MAC Address Một frame 802.11 sẽ bao gồm 3 hoặc 4 địa chỉ ( thông thường là 3 ) . Giống như Ethernet frame , các thiết bị 802.11 được nhận dạng bằng 1 địa chỉ MAC 48 bit duy nhất và nó được ghi trên card mạng NIC không dây WLAN . Access Point cũng có 1 địa chỉ MAC được gọi là BSSID . Do địa chỉ này là duy nhất nên người dùng thiết bị di động không thể gán hoặc thay đổi địa chỉ thiết bị  Hình 1.4 : Cấu trúc địa chỉ MAC Mỗi frame 802.11 sẽ bao gồm địa chỉ MAC nguồn , địac chỉ MAC đích cùng với BSSID ( địa chỉ MAC của AP ) cũng có mặt trong frame header . Có tất cả 4 trường địa chỉ và ý nghĩa của mỗi trường địa chỉ thì dựa vào thiết lập của các bit To/From DS trong trường Frame Control ( FC ) như hình sau :  Hình 1.5 : Gán địa chỉ 802.11 Chú thích : DS ( Distribution System ) : là thuật ngữ sử dụng trong các chuẩn 802.11 để diễn tả 1 mạng LAN có dây hoặc mạng khác kết nối tới AP DA ( Destination Address ) : là địa chỉ đích cuối cùng của frame , tức là trạm sẽ xử lý nội dung của frame SA ( Source Address ) : là địa chỉ của thiết bị sinh ra frame , tức là trạm tạo ra nội dung của frame BSSID ( Basic Service Set ID ) : là địa chỉ của AP , cũng là để nhận dạng mạng . Trong mạng Ad-Hoc , BSSID là 1 con số ngẫu nhiên được gán khi kết nối được thiết lập TA ( Transmitter Address ) : là địa chỉ MAC của trạm đang gửi frame trên mạng WLAN , nhưng không phải là trạm tạo ra nội dung frame RA ( Receiver Address ) : địa chỉ MAC của trạm đang nhận frame trên mạng WLAN , nhưng không phải là trạm đích cuối cùng Frame Body. Đây là nơi mang lưu lượng dữ liệu hoặc lưu lượng thoại thực sự cần được gửi đi cùng với các header của giao thức mức cao hơn . Một frame 802.11b có thể mang từ 0 ( 2312 octets trong khi frame 802.11a và g có thể mang từ 0 ( 4095 octets . Nhưng phần lớn sẽ thiết lập kích thước frame tối đa là 1500 bytes để phù hợp với kích thước frame Ethernet tối đa nhằm đảm bảo cho các frame sẽ không bị phân đoạn khi truyền dẫn  Hình 1.6 : WLAN Frame Body Điển hình frame body của 1 frame dữ liệu sẽ chứa 1 packet IP và gồm cả IP header và TCP header . Đối với voice packet thì frame sẽ gồm có : phần lấy mẫu thoại : thông thường là 20 msec cho mã hóa số thoại Real Time Transport Protocol Header ( 12 octets ) : để nhận ra mã hóa thoại được sử dụng và đảm bảo tính thứ tự và thời gian liên tiếp UDP Header ( 8 octets ) : nhằm cung cấp địa chỉ port IP Header ( 20 octets trong IP Version 4 ) : để cung cấp địa chỉ IP và những thông tin khác cho định tuyến Frame Check Sequence Bốn octet Cyclic Redundancy Check ( CRC ) được thêm vào frame và dùng để kiểm tra thông điệp nhận được có lỗi hay không . Một thông điệp báo nhận ACK được gửi trở lại đối với những frame nhận được mà không có lỗi . Những frame tìm thấy lỗi thì cách xử lý đơn giản là các frame này sẽ bị loại bỏ bởi thiết bị nhận nên không cần có yêu cầu truyền lại tự động Automatic Retransmission reQuest – ARQ hoặc xử lý ARQ Chứng thực và kết hợp. Một trạm hay client muốn tham gia vào một mạng wireless LAN thì nó phải trải qua quá trình chứng thực ( authentication ) và kết hợp ( association ) với AP . Chuẩn 802.11 định nghĩa 3 trạng thái đối với 1 client là : Trạng thái khởi tạo : chưa chứng thực và cũng chưa kết hợp Trạng thái đã chứng thực nhưng chưa kết hợp Trạng thái đã chứng thực và đã kết hợp Trong suốt trạng thái khởi tạo chỉ có frame điều khiển dùng để hỗ trợ vị trí mạng và chứng thực được gửi đi Beacon Message Thông điệp Beacon là 1 thành phần quan trọng trong mạng LAN không dây . Trong mạng BSS và ESS , access point truyền thông điệp Beacon để quảng bá về khả năng sẵn sàng của nó và cung cấp tín hiệu mà các client có thể sử dụng để đo lường chất lượng của đường truyền vô tuyến Thông điệp Beacon cũng thông báo những tùy chọn và các khả năng mà 1 trạm phải hỗ trợ để thỏa mãn các đòi hỏi nhằm có thể tham gia vào mạng WLAN đó Từ quan điểm cấu trúc , điều này có nghĩa là chúng ta có thể thay đổi các tính năng mạng trong access point rồi từ đó access point sẽ thông báo các thông số mới này trong thông điệp Beacon . Các client bây giờ sẽ biết chúng phải sử dụng các thông số này để tham gia vào mạng Tiêu biểu access point sẽ gửi thông điệp Beacon vào khoảng thời gian cách nhau 100msec hay sẽ có 10 thông điệp Beacon được gửi đi trong mỗi giây . Nếu có WLAN ảo được hỗ trợ trên mạng , access point sẽ gửi thông điệp Beacon cho từng WLAN ảo với các thông số hoạt động duy nhất cho mỗi WLAN Một thông điệp Beacon thì xấp xỉ 50 byte chiều dài với khoảng 1 nửa là header frame và frame check sequence . Địa chỉ đích trong thông điệp Beacon được set đến giá trị toàn là bit 1 , tức là địa chỉ broadcast . Điều này bắt buộc tất cả các trạm trong mạng WLAN phải nhận và xử lý mỗi frame Beacon Mỗi frame Beacon mang những thông tin sau trong frame body : Timestamp ( 8 octets ) : các trạm sử dụng giá trị timestamp này để cập nhật đồng hồ cục bộ của nó để đảm bảo tính đồng bộ với access point . Việc này đặc biệt quan trọng trong hoạt động tiết kiệm năng lượng Beacon Interval ( 2 octets ) : đây là chiều dài thời gian giữa những lần truyền thông điệp Beacon . Trước khi 1 trạm bước vào chế độ tiết kiệm năng lượng nó cần biết khoảng thời gian này để nó có thể thức giấc nhận thông điệp Beacon và phát hiện ra có hay không các frame dành cho nó trong bộ nhớ đệm buffer của access point Capability Information ( 2 octets ) : trường này định nghĩa những tùy chọn mà đang được sử dụng trong mạng Service Set Identifier ( có thể lên đến 32 octets ) : SSID là tên của mạng WLAN được gán bởi người dùng để nhận ra mạng wireless LAN . Trong mạng ESS tất cả các access point đều sử dụng chung cùng 1 tên mạng . Mặc định thông điệp Beacon mà access point gửi đi gồm có SSID ở trong đó để khi các trạm bắt được gói tin Beacon thì các trạm sẽ tự động cấu hình card mạng NIC không dây của nó cho phù hợp với mạng mà nó muốn tham gia vào Chúng ta có tùy chọn là tắt chức năng broadcast SSID trong access point để làm giảm mối bận tâm về bảo mật . Tuy nhiên đây không phải là cách bảo mật tối ưu vì 1 trạm phải cung cấp SSID chính xác thì mới có thể kết hợp với access point và tham gia vào mạng nên hacker chỉ cần theo dõi 1 trạm nào đó đã kết hợp thành công với access point từ đó có thể tìm ra SSID của mạng mà chúng muốn thâm nhập vào Optional Fields : thông điệp Beacon cũng có thể gồm có 1 số trường khác nữa được sử dụng để nhận biết các thông số đối với nhảy tần số , hoạt động kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong 1.doc
  • docCHNG5~1.DOC
  • docchuong 2.doc
  • docchuong 3.doc
  • docchuong4.doc