Đồ án Thiết kế nhà máy đường bời lời tại huyện Trảng Bàng - Tỉnh Tây Ninh

Đường có ý nghĩa rất quan trọng đối với dinh dưỡng của cơ thể người. Đường là hợp phần chính không thể thiếu được trong thức ăn của người. Đường còn là hợp phần quan trọng của nhiều ngành công nghiệp khác như:đồ hộp, bánh kẹo, dược, hoá học. Chính vì vậy mà công nghiệp đường trên thế giới và nước ta không ngừng phát triển. Việc cơ khí hoá toàn bộ dây chuyền sản xuất, những thiết bị tự động, áp dụng những phương pháp mới như: phương pháp trao đổi ion, phương pháp khuếch tán liên tục đang được sử dụng trong các nhà máy đường. Ở nước ta thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa nên thích nghi cho việc trồng và phát triển cây mía. Đây là tiềm năng về mía, thuận lợi cho việc sản xuất được. Nhưng trong những năm gần đây, ngành mía đường đang gặp tình trạng mất ổn định về việc quy hoạch vùng nguyên liệu , về đầu tư chưa đúng mức và về thị trường của đường.Vì thế sản phấm đường bị tồn đọng, sản xuất thì cầm chừng làm cho nông dân trồng mía không bán được phái chuyến giống cây trồng khác làm thu hẹp dần nguồn nguyên liệu mía. Nhưng ngành công nghiệp mía đường vẫn là một ngành quan trọng. Bởi đường không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Mặc khác, nhu cầu về đường cũng ngày càng tăng bởi một số ngành công nghiệp thực phẩm khác như : bánh kẹo, đồ hộp, nước giải khát, sữa.y học ngày càng mở rộng hơn nên nhu cầu lại tăng. Với mục tiêu và tầm quan trọng như thế thì việc thiết kế một nhà máy đường hiện đại với năng suất 1800tấn/ngày là cần thiết . Nó giải quyết được nhu cầu tiêu dùng của con người, giải quyết được vùng nguyên liệu, tạo công ăn việc làm cho người nông dân trồng mía, góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà

doc56 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2342 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế nhà máy đường bời lời tại huyện Trảng Bàng - Tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM ------------o0o------------ ĐỒ ÁN MÔN THIẾT KẾ NHÀ MÁY: THIẾT KẾ NHÀ MÁY ĐƯỜNG BỜI LỜI HUYỆN TRẢNG BÀNG- TỈNH TÂY NINH TP.HỒ CHÍ MINH– tháng 3 năm 2010 MỤC LỤC CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN 1. Giới thiệu tổng quan về sản xuất đường 2 2. Giới thiệu chung về cây mía 2 2.1. Nguồn gốc và phân loại cây mía 2 2.1.1.Nguồn gốc 2 2.1.2.Phân loại 3 2.2. Tính chất 4 2.2.1.Đặc điểm sinh trưởng 4 2.2.2.Thành phần hóa học của mía 6 CHƯƠNG 2: LẬP LUẬN KINH TẾ CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐƯỜNG 1. Đặc điểm thiên nhiên vị trí xây dựng nhà máy 10 2.Vùng nguyên liệu 11 3. Hợp tác hoá- liên hiệp hoá 11 4. Nguồn cung cấp điện 12 5. Nguồn cung cấp hơi 12 6. Nguồn cung cấp nhiên liệu 12 7. Nguồn cung cấp và xử lý nước ….13 8. Nước thải ….13 9. Giao thông vận tải ….13 10. Giá khu đất ….14 11. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ….15 12. Lực lượng lao động ….15 13. Chính quyền ….15 CHƯƠNG 3: CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ Chọn quy trình công nghệ 16 Chọn phương pháp làm sạch 17 2.1. Phương pháp cacbonat (CO2) 17 2.2. Phương pháp sunfit hoá (SO2) 18 Quy trình công nghệ và thuyết minh quy trình công nghệ 21 3.1. Sơ đồ quy trình 21 3.2. Thuyết minh quy trình 22 3.2.1. Vận chuyển 22 3.2.2. Xử lý sơ bộ 22 3.2.3. Cân – băng chuyền 22 3.2.4. Xử lý trước khi ép 22 3.2.5. Ép dập 23 3.2.6. Ép kiệt 24 3.2.7. Làm sạch 24 3.2.8. Cô đặc 31 3.2.9. Nấu đường – Trợ tinh 36 3.2.10. Ly tâm 42 3.2.11. Sấy 44 3.2.12. Bảo quản đường 46 CHƯƠNG 4: CHỌN THIẾT BỊ 48 CHƯƠNG 5: CHỌN ĐỊA ĐIỂM VÀ THIẾT KẾ MẶT BẰNG NHÀ MÁY 1.Thiết kế mặt bằng nhà máy 49 1.1.Đặc điểm khu đất 49 1.1.1. Địa hình 49 1.1.2. Địa chất 50 1.1.3. Vệ sinh công nghiệp 50 1.2.Thiết kế mặt bằng nhà máy 50 CHƯƠNG 6: TÍNH KINH TẾ 51 KẾT LUẬN 52 Tài LIỆU THAM KHẢO 53 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN 1.Giới thiệu tổng quan về sản xuất đường: Đường có ý nghĩa rất quan trọng đối với dinh dưỡng của cơ thể người. Đường là hợp phần chính không thể thiếu được trong thức ăn của người. Đường còn là hợp phần quan trọng của nhiều ngành công nghiệp khác như:đồ hộp, bánh kẹo, dược, hoá học... Chính vì vậy mà công nghiệp đường trên thế giới và nước ta không ngừng phát triển. Việc cơ khí hoá toàn bộ dây chuyền sản xuất, những thiết bị tự động, áp dụng những phương pháp mới như: phương pháp trao đổi ion, phương pháp khuếch tán liên tục đang được sử dụng trong các nhà máy đường. Ở nước ta thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa nên thích nghi cho việc trồng và phát triển cây mía. Đây là tiềm năng về mía, thuận lợi cho việc sản xuất được. Nhưng trong những năm gần đây, ngành mía đường đang gặp tình trạng mất ổn định về việc quy hoạch vùng nguyên liệu , về đầu tư chưa đúng mức và về thị trường của đường.Vì thế sản phấm đường bị tồn đọng, sản xuất thì cầm chừng làm cho nông dân trồng mía không bán được phái chuyến giống cây trồng khác làm thu hẹp dần nguồn nguyên liệu mía. Nhưng ngành công nghiệp mía đường vẫn là một ngành quan trọng. Bởi đường không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Mặc khác, nhu cầu về đường cũng ngày càng tăng bởi một số ngành công nghiệp thực phẩm khác như : bánh kẹo, đồ hộp, nước giải khát, sữa...y học ngày càng mở rộng hơn nên nhu cầu lại tăng. Với mục tiêu và tầm quan trọng như thế thì việc thiết kế một nhà máy đường hiện đại với năng suất 1800tấn/ngày là cần thiết . Nó giải quyết được nhu cầu tiêu dùng của con người, giải quyết được vùng nguyên liệu, tạo công ăn việc làm cho người nông dân trồng mía, góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà 2.Giới thiệu chung về cây mía: 2.1.Nguồn gốc và phân loại cây mía: 2.1.1.Nguồn gốc: Mía là tên gọi chung của một số loài trong chi Mía (Saccharum), bên cạnh các loài lau, lách. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm, thuộc tông Andropogoneae của họ Hòa thảo (Poaceae), bản địa khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu thế giới. Chúng có thân to mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2-6 m. Tất cả các dạng mía đường được trồng ngày nay đều là các dạng lai ghép nội chi phức tạp. Chúng được trồng để thu hoạch nhằm sản xuất đường. 2.1.2.Phân loại: Cây mía có nguồn gốc từ ấn Độ.Các nước trồng nhiều mía như: Cuba, Braxin, Ấn độ, Mehico, Trung Quốc, Australia, Hawaii, Philippin, Nam Phi, Indonesiavà Dominica. Ở nước ta mía được trồng nhiều ở Miền Nam đến miền Bắc.Vùng trồng mía chủ yếu hiện nay là Miền Bắc bao gồm các tỉnh Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, Hải Hưng, một phần Hà Bắc và Vĩnh Phú. Mía được trồng tập trung ven các con sông chính như hạ lưu sông Hồng, sông Châu Giang, sông Đáy, sông Thái Bình v.v…ở miền trung mía được trồng nhiều ở tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh, Tây Nguyên.ở miền Nam, mía tập trung chủ yếu ở Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai, Bến Tre, Long An, Hậu Giang, Cửu Long, An Giang, v.v… Cây mía thuộc họ hòa thảo (Graminée) giống saccharum. Theo Denhin giống saccharum có thể chia làm ba nhóm chính: Nhóm Saccharum officinarum là giống thường gặp và bao gồm phần lớn các chủng đang trồng phổ biến trên thế giới . Nhóm Saccharum violaceum: lá màu tím, cây ngắn cứng và không trổ cờ. Nhóm Saccharum simense: cây nhỏ, cứng, thân màu vàng pha nâu nhạt, trồng từ lâu ở Trung Quốc. Những giống mía phổ biến trên thế giới là:POJ(trạm thí nghiệm mía miền đông Javat); H(Haoai); C(Cuba); E(Ai cập); F(Đoài Loan); CO(Aựn Độ); CP(trạm Canal Point bang Florida). Những giống mía từ nước ngoài đã được trồng phổ biến ở nước ta chủ yếu bao gồm các giống: POJ:3016, 2878 ,2725, 2883. CO:290, 132, 419, 715, 775. CP:3479. NCO:310. Chúng ta cũng đã lai tạo một số giống mía như: Việt đường 54/143: năng suất khá cao, hàm lượng đường cao là 13,5-14,5% thuộc loại chín sớm. Việt đường 59/264: năng suất khá cao, hàm lượng đường là 14-15%, không trổ cờ. VN 65-71: năng suất mía đạt 70-90 tấn /ha. VN 65-48: năng suất đạt 50-95 tấn /ha. VN 65-53: năng suất đạt 45-80 tấn /ha. Qua thực tế trồng trọt có thể chia làm các giống: Mía chín sớm: Việt đường 53/143 và 59/264, NCO 310, CP 3479. Mía chín trung bình :POJ 3016, 2878, F146, CO290. Mía chín muộn:F134, CO419. 2.2.Tính chất: Trên cây mía, thông thường phần ngọn sẽ nhạt hơn phần gốc (trong chiết nước mía). Đó là đặc điểm chung của thực vật: chất dinh dưỡng (ở đây là hàm lượng đường) được tập trung nhiều ở phần gốc (vừa để nuôi dưỡng cây vừa để dự trữ). Đồng thời, do sự bốc hơi nước của lá mía, nên phần ngọn cây lúc nào cũng phải được cung cấp nước đầy đủ để cung cấp cho lá, gây ra hàm lượng nước trong tỉ lệ đường/nước phần ngọn sẽ nhiều hơn phần gốc, làm cho ngọn cây mía nhạt hơn. 2.2.1.Đặc điểm sinh trưởng: Nhiệt độ: Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao. Nhiệt độ bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây mía là 15-26⁰C và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ 13⁰C và dưới 5⁰C thì cây sẽ chết. Thời kì nảy mầm mía cần nhiệt độ trên 15 0 C tốt nhất là từ 26-33 0 C. Mía nảy mầm kém ở nhiệt độ dưới 150C và trên 400C. Từ 28-350C là nhiệt độ thích hợp cho mía vươn cao Ánh sáng: Mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng. Thiếu ánh sáng, mía phát triển không tốt, hàm lượng đường thấp Mía cần thời gian tối thiểu là 1200 giờ tốt nhất là trên 2000 giờ để quang hợp. Thiếu ánh sáng cây hút phân kém do đó phân đạm, lân, kali chỉ hiệu quả khi ánh sáng đầy đủ Chính vì vậy, ánh sáng là nhân tố quan trọng quyết định năng suất và sản lượng mía. Độ ẩm: Mía là cây cần nhiều nước nhưng lại sợ úng nước. Mía có thể phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa từ 1500mm/năm. Giai đoạn sinh trưởng mía yêu cầu lượng mưa từ 100-170mm/tháng. Khi chín cần khô ráo, mía thu hoạch sau một thời gian khô ráo khoảng 2 tháng sẽ cho tỉ lệ đường cao. Độ cao: Độ cao có liên quan đến cường độ chiếu sáng cũng như mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, do đó ảnh hưởng đến khả năng tích tụ đường trong mía, điều đó ảnh hưởng đến hoạt động của các khâu trong qui trình chế biến. Giới hạn về độ cao cho cây mía sinh trưởng và phát triển ở vùng xích đạo là 1600m, ở vùng nhiệt đới là 700-800 m Đất trồng: Mía là loại cây công nghiệp khoẻ, dễ tính, không kén đất, vậy có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Có thể trồng mía có kết quả trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, khô hạn ít màu mỡ. Yêu cầu tối thiểu với đất trồng là có độ sâu, độ thoáng nhất định, độ PH không vượt quá giới hạn từ 4-9, độ PH thích hợp là 5,5-7,5. Độ dốc địa hình C, đất không ngập úng thường xuyên Giá trị kinh tế Về mặt kinh tế chúng ta nhận thấy trong thân mía chứa khoảng 80-90% nước dịch, trong dịch đó chứa khoảng 16-18% đường. Vào thời kì mía chín già người ta thu hoạch mía rồi đem ép lấy nước. Từ nước dịch mía được chế lọc và cô đặc thành đường. Có hai phương pháp chế biến bằng thủ công thì có các dạng đường đen, mật, đường hoa mai. Nếu chế biến qua các nhà máy sau khi lọc và bằng phương pháp ly tâm, sẽ được các loại đường kết tinh, tinh khiết. Ngoài ra, bã mía còn dùng làm chất đốt, làm giấy. Mật gỉ dùng để chế biến rượu rumh, làm cồn. Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các loại axit axetic, hoặc có thể sản xuất được 300 lít tinh dầu và 3800 l rượu. 2.2.2.Thành phần hóa học của mía: Thành phần hóa học của mía thay đổi theo giống mía, đất đai, chế độ canh tác, điều kiện khí hậu của từng địa phương. Người ta thường chia các chất có trong mía ra làm hai phần: đường saccharosese và các chất còn lại gọi là chất không đường. Đường Saccharose: Saccharose là thành phần quan trọng nhất của mía, là sản phẩm của công nghiệp sản xuất đường. Saccharose là một disaccharit có công thức C12H22O11. Saccharose được cấu tạo từ hai đường đường đơn là α-glucose và β-fructose. *Tính chất vật lý của saccharose: Tinh thể đường saccharose trong suốt, không màu, có tỷ trọng 1.5879g/cm3. Nhiệt độ nóng chảy: 186-1880C. Độ hòa tan: Đường rất dễ hòa tan trong nước. Độ hòa tan tăng theo nhiệt độ. Bảng 1.1: Độ hòa tan của saccharose trong nước Nhiệt độ, 0C Độ hòa tan, g saccharose/100g H2O Nhiệt độ, 0C Độ hòa tan, g saccharose/100g H2O 0 10 20 30 40 50 179.20 190.50 203.90 219.50 238.10 260.10 60 70 80 90 100 287.30 320.50 262.20 415.70 487.20 Độ nhớt: Độ nhớt của dung dịch đường tăng theo chiều tăng nồng độ và giảm theo chiều tăng nhiệt độ. Bảng 1.2:Ảnh hưởng của nồng độ và nhiệt độ đến độ nhớt của dung dịch đường Nồng độ, % Độ nhớt, 10-3 N.s/m2 200C 400C 600C 700C 20 40 60 70 1.96 6.21 58.93 485.00 1.19 3.29 21.19 114.80 0.81 0.91 9.69 39.10 0.59 1.32 5.22 16.90 Nhiệt dung riêng trung bình của saccharose từ 220C – 510C là 0.3019. Độ quay cực: Dung dịch đường có tính quay phải. Độ quay cực riêng của saccharose rất ít phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt độ. Trị số quay cực trung bình của saccharose là [α]20= +66.50. *Tính chất hóa học của saccharose: -Tác dụng của axit: Dưới tác dụng của axit, saccharose bị thủy phân thành glucose và fructose theo phản ứng: C12H22O11 + H2O ® C6H12O6 + C6H12O6 Saccharose Glucose Fructose Hỗn hợp glucose và fructose có góc quay trái ngược với góc quay phải của saccharose, do đó phản ứng trên được gọi là phản ứng nghịch đảo và hỗn hợp đường được gọi là đường nghịch đảo. -Tác dụng của kiềm: Trong môi trường kiềm saccharose bị phân hủy thành lactose, glucose, fructose và các đường khác. ở pH từ 8 – 9 và đun nóng trong thời gian dài, saccharose bị phân hủy thành hợp chất có màu vàng và màu nâu. -Tác dụng của enzym: Dưới tác dụng của enzym invertaza, saccharose sẽ chuyển thành glucose và fructose. Sau đó, dưới tác dụng của một phức hệ enzym zimaza, glucose và fructose sẽ chuyển thành ancol và CO2 : C6H12O6 zimaza® C2H5OH + CO2 b.Chất không đường của mía: Thông thường trong nghành đường người ta gọi tất cả những chất có trong nước mía trừ saccharose, là chất không đường, trong đó bao gồm cả đường glucose, fructose và rafinose. Chất không đường của nước mía có thể chia như sau: - Chất không đường không chứa nitơ: glucose, fructose, axit hữu cơ ( axit aconitic, citric, malic, oxalic, glicolic, mesaconic, suxinic, fumaric), chất béo. - Chất không đường chứa nitơ: albumin, axit amin, amit, NH3, nitrat. - Chất màu: diệp lục tố, xantophin, caroten, antoxian. -Chất không đường vô cơ: K2O, Na2O, SiO2, P2O5, Ca, Mg. Bảng 1.3: Thành phần hóa học của nước mía trong cây mía Thành phần % Đường Saccharose Glucose Fructose Xơ Xenluloza Pentosan(Xylan) Araban Linhin Chất chứa nitơ Protein Amit Axit amin Axit nitric NH3 Xantin Chất béo và sáp Pectin Axit tự do (suxinic, malic) Axit kết hợp Chất vô cơ SiO2 K2O Na2O CaO MgO Fe2O3 P2O5 SO3 Cl 12 0.90 0.50 5.50 2.0 0.5 2.0 0.12 0.07 0.21 0.01 vết vết 0.20 0.20 0.08 0.12 0.25 0.12 0.01 0.02 0.01 vết 0.07 0.02 vết 74.5 CHƯƠNG 2:LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT Qua tham khảo các nguồn tài liệu nhóm SV lớp DHTP5LT, khoa Công nghệ hóa thực phẩm, trường đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã quyết định chọn khu công nghiệp Bời Lời thuộc Huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh là địa điểm để xây dựng nhà máy đường Bời Lời với công suất 1000 tấn mía/ngày bởi những lý do sau: KHU CN BỜI LỜI 1.Đặc điểm thiên nhiên vị trí xây dựng nhà máy: Phía Tây và Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Nam giáp TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long. Tây Ninh có diện tích tự nhiên 4.035,45km2 Dân số trung bình: 1.047.365 người (năm 2006) Mật độ dân số: 259,54 người/km2, mật độ dân số tập trung ở Thị xã Tây Ninh và các huyện phía Nam của tỉnh như: các huyện Hoà Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa TP. Hồ Chí Minh và thủ đô Phnom Pênh vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.            Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa ( từ tháng 5 – tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Mặt khác Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, địa hình khá cao, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác. Chính vì thế đảm bảo cho việc xây dựng nhà xưởng trên một nền móng vững chắc, và đảm bảo không bị ngập nước, thoát nước tốt Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 – 2200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tốc độ gió 1,7m/s và thổi điều hoà trong năm. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô. Những điều kiện tự nhiên trên rất thích hợp cho việc mở rộng vùng trồng mía nguyên liệu. 2.Vùng nguyên liệu: Cây mía là một thế mạnh của tỉnh Tây Ninh. Nguyên liệu mía đường cung cấp chính cho nhà máy là một vùng nguyên liệu rộng lớn với trữ đường cao bao gồm: Trảng Bàng, Dương Minh Châu, Châu Thành, Gò Dầu, Tân Biên… cách vị trí đặt nhà máy không xa trong vòng bán kính 40 Km, đồng thời có thể sử dụng thêm nguồn nguyên liệu từ các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long. Vùng mía nguyên liệu của tỉnh Tây Ninh khá lớn, tổng diện tích trồng mía của Tây Ninh theo số liệu năm 2008-2009 là gần 18000 ha với năng suất 50-70 tấn mía/ha/năm, ước tính khoảng 2 triệu tấn mía cây/năm, là nguồn cung cấp dồi dào đủ để đáp ứng cho một nhà máy đường công suất nhỏ 1000 tấn mía/ngày như nhà máy đường Bời Lời. Tuy nhiên cần đảm bảo nguồn nguyên liệu mía lâu dài vì tại Tây Ninh nói riêng và toàn Việt Nam nói chung thì tình trạng thiếu mía nguyên liệu diễn ra khá phổ biến, gây khó khăn cho quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy mía đường trong tỉnh Tây Ninh và trên cả nước. Chính vì thế cần có những chính sách khuyến nông, cải tạo hệ thống thuỷ lợi cho cả vùng mía, khuyến khích, đầu tư vốn cho bà con nông dân mở rộng vùng mía nguyên liệu, hướng dẫn tập huấn nâng cao trình canh tác, tạo ra các giống mía mới chất lượng cao để nâng cao năng suất và sản lượng mía. Đồng thời ta có thể tham khảo và nghiên cứu thêm về việc sử dụng nguồn nguyên liệu khoai mì với trữ lượng cao của tỉnh Tây Ninh (đây cũng là một thế mạnh về nông nghiệp của tỉnh) vào việc sản xuất các loại đường, mạch nha từ mía vì dây chuyền sản xuất có thể cải tiến để đạt được lợi nhuận cao nhất trong quá trình sản xuất – kinh doanh. 3.Hợp tác hoá- liên hiệp hoá: Nhà máy đường Bời Lời được đặt tại khu công nghiệp Bời Lời sản xuất ra đường tinh. Nhà máy rất thuận lợi cho việc liên kết hợp tác với các nhà máy khác và sử dụng chung về công trình điện, giao thông, tiêu thụ sản phẩm phụ phẩm. Xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư sẽ ít tốn kém hơn, sẽ làm giảm giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian hoàn vốn. Đặc biệt có thể liên kết với các nhà máy đường lớn trong tỉnh như nhà máy đường Bourbon của Pháp, một trong những nhà máy tinh luyện đường hàng đầu Việt Nam với dây chuyền máy móc hiện đại, từ đó có thể trao đổi kiến thức, quy trình, kinh nghiệm, đào tạo kĩ sư và lao động có tay nghề cao để vận hành máy móc thiết bị, đồng thời có thể chuyển giao qui trình công nghệ tiên tiến và công suất lớn hơn. 4.Nguồn cung cấp điện: Điện dùng trong nhà máy với nhiều mục đích: sản xuất, sinh hoạt hàng ngày…. Hiệu điện thế nhà máy sử dụng 220v/380v. Nguồn điện lấy từ mạng lưới điện quốc gia, từ trạm biến thế của khu công nghiệp Bời Lời và để đảm bảo cho nhà máy hoạt động sản xuất liên tục thì cần phải có máy phát điện dự phòng khi có sự cố chập điện, đứt đường dây gây ra mất điện. 5.Nguồn cung cấp hơi: Nguồn hơi cung cấp được lấy từ lò hơi cao áp của nhà máy để cung cấp đủ lượng nhiệt cho các quá trình: đun nóng, bốc hơi ,cô đặc sấy, làm nóng nước sinh hoạt...Trong quá trình sản xuất ta tận dụng hơi thứ của thiết bị bốc hơi để đưa vào sử dụng trong quá trình gia nhiệt, nấu, nhằm tiết kiệm hơi của nhà máy. 6.Nguồn cung cấp nhiên liệu: Nhiên liệu được tận dụng từ lượng bã mía khô thải ra quá trình sản xuất, để đốt lò, tiết kiệm một lượng lớn chi phí dành cho nhiên liệu. Hoặc ta có thể dùng củi, than để đốt lò khi khởi động máy và dùng dầu DO để khởi động lò khi cần thiết. Xăng và nhớt dùng cho máy phát điện, ôtô... Đồng thời Tây Ninh cũng có một mỏ đá vôi khá lớn sẽ cung cấp lượng đá vôi giá rẻ, thuận lợi vận chuyển tạo điều kiến tốt cho quá trình sản xuất của nhà máy. Trong đó: Bã mía lấy từ dây chuyền sau công đoạn ép. Củi và than bùn là một thế mạnh của tỉnh Tây Ninh, khi có một diện tích rừng lớn có thể tận thu các loại gỗ, củi, cành cây với giá rẻ và một mỏ than bùn ở sông Vàm Cỏ Đông có thể làm nguồn nhiên liệu cho nhà máy. Xăng dầu có nguồn cung cấp từ các công ty xăng dầu trong tỉnh. 7.Nguồn cung cấp và xử lý nước : Nước là một trong những nguyên liệu không thể thiếu được đối với nhà máy chế biến thực phẩm. Nước sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: cung cấp cho lò hơi, trong quá trinh ép đường, vệ sinh và làm nguội máy móc thiết bị, sử dụng trong sinh hoạt...Tuỳ vào mục đích sử dụng của nước mà ta phải xử lý nước theo các chỉ tiêu khác nhau về hoá học, vật lý, sinh học nhất định. Nhà máy đường Bời Lời có thể lấy nước từ các nguồn sau: Nước lấy từ nguồn cung cấp nước đã qua xử lý của khu công nghiệp Bời Lời với chất lượng nước đảm bảo các yêu cầu của TCVN về nước. Nước giếng khoan lấy từ mạch nước ngầm có độ sâu 135m. Nước lấy từ nguồn nước sông Sài Gòn, thông qua trạm bơm của nhà máy đường tuy nhiên nguồn nước này phải qua nhiều công đoạn xử lý gây tốn kém nên chỉ là nguồn nước phụ. 8.Nước thải: Nhà máy nằm ở địa hình có độ cao tương đối so với mặt nước biển nên không lo ngại về vấn đề ngập úng, thoát nước tốt. Việc xử lý nước thải và thoát nước của nhà máy phải được quan tâm, vì nước thải của nhà máy chứa nhiều hợp chất hữu cơ đặc biệt là lượng đường thất thoát trong quá trình sản xuất, chế biến chính là nguồn cơ chất tạo điều kiện thuận lợ
Luận văn liên quan