Đồ án Thiết kế phần điện nhà máy điện và tính toán ngăn mạch

Trong thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, ngành điện giữ một vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và nâng cao mọi mặt đời sống xã hội. Trong đời sống, điện năng rất cần cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Trước sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, đòi hỏi phải có thêm nhiều nhà máy điện để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, tạo điều kiện cho sự phát triển của đất nước. Trong hệ thống điện, các nhà máy điện có nhiệm vụ biến đổi năng lượng sơ cấp như than, dầu, khí đốt, thuỷ năng thành điện năng. Hiện nay ở nước ta lượng điện năng được sản xuất hàng năm bởi các nhà máy nhiệt điện không còn chiếm tỉ trọng lớn như thập kỷ 80. Tuy nhiên, với thế mạnh nguồn nguyên liệu như ở nước ta, tính chất phụ tải đáy của nhà máy nhiệt điện thì việc củng cố và xây dựng mới các nhà máy nhiệt điện vẫn đang là một nhu cầu đối với giai đoạn phát triển hiện nay. Là sinh viên ngành Hệ thống điện, việc thực hành và rèn luyện kỹ năng thiết kế nhà máy điện là rất quan trọng. Đồ án môn học thiết kế phần điện nhà máy điện là một cơ hội để mỗi sinh viên ôn luyện, trau dồi kiến thức chuyên ngành, phục vụ hữu ích cho công việc thực tế sau này. Mặc dù đã rất cố gắng song kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên bản đồ án thiết kế tốt nghiệp của em có thể còn nhiều thiết sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô.

doc105 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2256 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế phần điện nhà máy điện và tính toán ngăn mạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU  3   Chương I. Chọn máy phát điện - tính toán phụ tải và cân bằng công suất  4   1.1. Chọn máy phát điện    1.2. Tính toán phụ tải và cân bằng công suất    1.2.1. Đồ thị phụ tải toàn nhà máy    1.2.2. Đồ thị phụ tải tự dùng của nhà máy    1.2.3. Đồ thị phụ tải địa phương    1.2.4. Đồ thị phụ tải cấp 110kV    1.2.5. Đồ thị phụ tải cấp 220kV    1.2.6. Đồ thị công suất phát vào hệ thống    Chương II. Xác định các phương án - chọn máy biến áp  12   2.1. Đề xuất các phương án    2.1.1. Phương án 1    2.1.2. Phương án 2    2.1.3. Phương án 3    2.1.4. Phương án 4    2.2. Tính toán chọn máy biến áp    2.2.1. Phương án I    a. Chọn máy biến áp (MBA)    b. Phân phối công suất cho các MBA và các cuộn dây MBATN    c. Kiểm tra quá tải    2.2.2. Phương án II    a. Chọn máy biến áp    b. Phân phối công suất các MBA và các cuộn dây MBATN    c. Kiểm tra quá tải    2.3. Tính tổn thất điện năng    2.3.1. Phương án I    2.3.2. Phương án II    2.4. Tính toán dòng cưỡng bức    2.4.1. Phương án I    2.4.2. Phương án II    Chương III. Tính toán ngắn mạch  35   3.1. Phương án I    3.1.1. Điểm ngắn mạch N1    3.1.2. Điểm ngắn mạch N2    3.1.3. Điểm ngắn mạch N3    3.1.4. Điểm ngắn mạch N4    3.1.5. Điểm ngắn mạch N5    3.2. Phương án II    3.2.1. Điểm ngắn mạch N1    3.2.2. Điểm ngắn mạch N2    3.2.3. Điểm ngắn mạch N3    3.2.4. Điểm ngắn mạch N4    3.2.5. Điểm ngắn mạch N5    Chương IV. Tính toán kinh tế kỹ thuật - chọn phương án tối ưu  57   4.1. Lựa chọn sơ đồ thiết bị phân phối    4.2. Chọn máy cắt cho các mạch    4.3. Tính toán kinh tế - kỹ thuật, chọn phương án tối ưu    4.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế của phương án I    4.3.2. Các chỉ tiêu kinh tế của phương án II    4.4. So sánh chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chọn phương án tối ưu    Chương V. Chọn khí cụ điện và dây dẫn  68   5.1. Chọn thanh dẫn cứng đầu cực máy phát    5.2. Chọn sứ đỡ cho thanh dẫn cứng    5.3. Chọn thanh góp và thanh dẫn mềm    5.4. Chọn máy cắt trong mạch điện chính    5.5. Chọn dao cách ly trong mạch điện chính    5.6. Chọn cáp và kháng đường dây cho phụ tải địa phương    5.6.1. Chọn cáp cho phụ tải địa phương    5.6.2. Chọn kháng đường dây cho phụ tải địa phương    5.6.3. Chọn máy cắt sau kháng điện    5.6.4. Chọn dao cách ly trên kháng điện (mạch địa phương)    5.7. Chọn chống sét van cho các cấp điện áp    5.8. Chọn BU và BI    5.8.1. Cấp điện áp 220kV    5.8.2. Cấp điện áp 110kV    5.8.3. Cấp điện áp 10,5kV    Chương VI. Chọn sơ đồ và các thiết bị tự dùng 6.1. Sơ đồ tự dùng  96   6.2. Chọn các thiết bị điện và khí cụ điện tự dùng    6.2.1. Chọn máy biến áp tự dùng 10,5 / 6,3 kV    6.2.2. Chọn máy cắt 10,5kV    6.2.3. Chọn dao cách ly 10,5kV    6.2.4. Chọn máy biến áp tự dùng 6,3/0,4 kV    6.2.5. Chọn máy cắt 6,3 kV    6.2.6. Chọn Aptômat    TÀI LIỆU THAM KHẢO  104   LỜI NÓI ĐẦU Trong thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, ngành điện giữ một vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và nâng cao mọi mặt đời sống xã hội. Trong đời sống, điện năng rất cần cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Trước sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, đòi hỏi phải có thêm nhiều nhà máy điện để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, tạo điều kiện cho sự phát triển của đất nước. Trong hệ thống điện, các nhà máy điện có nhiệm vụ biến đổi năng lượng sơ cấp như than, dầu, khí đốt, thuỷ năng…thành điện năng. Hiện nay ở nước ta lượng điện năng được sản xuất hàng năm bởi các nhà máy nhiệt điện không còn chiếm tỉ trọng lớn như thập kỷ 80. Tuy nhiên, với thế mạnh nguồn nguyên liệu như ở nước ta, tính chất phụ tải đáy của nhà máy nhiệt điện…thì việc củng cố và xây dựng mới các nhà máy nhiệt điện vẫn đang là một nhu cầu đối với giai đoạn phát triển hiện nay. Là sinh viên ngành Hệ thống điện, việc thực hành và rèn luyện kỹ năng thiết kế nhà máy điện là rất quan trọng. Đồ án môn học thiết kế phần điện nhà máy điện là một cơ hội để mỗi sinh viên ôn luyện, trau dồi kiến thức chuyên ngành, phục vụ hữu ích cho công việc thực tế sau này. Mặc dù đã rất cố gắng song kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên bản đồ án thiết kế tốt nghiệp của em có thể còn nhiều thiết sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô. Em xin chân thành cảm ơn thầy TRƯƠNG NGỌC MINH đã nhiệt tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành đồ án này. Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện NGUYỄN VĂN VINH – LỚP HTĐ3 K51 CHƯƠNG I CHỌN MÁY PHÁT ĐIỆN - TÍNH TOÁN PHỤ TẢI - CÂN BẰNG CÔNG SUẤT 1.1. Chọn máy phát điện Theo nhiệm vụ thiết kế, nhà máy nhiệt điện gồm 4 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 50MW cung cấp cho phụ tải địa phương cấp 10kV, phụ tải trung áp 110kV và nối với hệ thống ở cấp 220kV, hệ số công suất của phụ tải tự dùng là 0,8. Để thuận tiện cho việc xây dựng và vận hành ta chọn các máy phát điện cùng loại. Căn cứ vào các yêu cầu trên ta chọn 5 máy phát loại TB( -50 - 2 với các thông số kỹ thuật được ghi trong bảng sau: Bảng 1-1  (MVA)   (MW)  n (V/p)   (kV)  cos(  (kA)  Xd’’  Xd  Xd   62,5  50  3000  10,5  0,8  5,73  0,135  0,3  1,84   1.2. Tính toán phụ tải và cân bằng công suất Điện năng là một dạng năng lượng đặc biệt, nó ít có khả năng tích lũy với công suất lớn bởi vậy điện năng sản xuất ra đến đâu phải tiêu thụ đến đó. Lượng điện năng do các nhà máy điện phát ra phải cân bằng với lượng điện năng tiêu thụ của phụ tải tại mọi thời điểm. Trong thực tế mức độ tiêu thụ điện năng của phụ tải luôn thay đổi theo thời gian. Do đó việc tìm được đồ thị phụ tải là một việc rất quan trọng với người thiết kế và người vận hành, vì nhờ có đồ thị phụ tải ta có thể lựa chọn được phương án, sơ đồ nối điện phù hợp để đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Ngoài ra đồ thị phụ tải còn cho phép chọn đúng dung lượng của máy biến áp, phân bố được công suất tối ưu giữa các nhà máy điện hoặc giữa các tổ máy trong một nhà máy điện. Để chọn đúng dung lượng và tính toán tổn thất điện năng trong máy biến áp, cần thiết lập sơ đồ phụ tải ngày của nhà máy. Máy biến áp được chọn theo công suất biểu kiến, mặt khác hệ số cos( của các cấp điện áp khác nhau không nhiều nên cân bằng công suất có thể tính toán dạng công suất biểu kiến ở các cấp điện áp của nhà máy thiết kế. 1.2.1. Đồ thị phụ tải nhà máy (NM) Nhà máy nhiệt điện gồm 4 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất định mức là 50MW với hệ số công suất định mức cos(F = 0,8. Công suất đặt của toàn nhà máy là: SdmNM = 4.SdmF = 4.= 4. = 4.62,5 = 250 (MVA) Công suất phát của nhà máy tại các thời điểm t trong chế độ làm việc bình thường được tính toán theo công thức sau: SNM(t) = .SdmNM (MVA) Trong đó: - SNM(t): Công suất phát của nhà máy tại thời điểm t (MVA) - SdmNM : Công suất định mức của nhà máy (MVA) - PNM%(t): Công suất tác dụng của nhà máy tại thời điểm t tính bằng % công suất cực đại Phụ tải nhà máy tại các thời điểm t được tổng kết trong bảng sau: Bảng 1-2: t(h)  0-6  6-12  12-15  15-20  20-24   PNM(%)  85  100  85  100  85   SNM(t)(MVA)  212,5  250  212,5  250  212,5    Hình 1: Đồ thị phụ tải nhà máy 1.2.2. Đồ thị phụ tải tự dùng của nhà máy Theo nhiệm vụ thiết kế, ta có công suất tự dùng cực đại bằng 7% công suất định mức của nhà máy với hệ số công suất cos(td = 0,8. Công suất tự dùng theo thời gian được xác định theo công thức sau:  =  (MVA) Trong đó: - : Công suất biểu kiến của phụ tải tự dùng tại thời điểm t (MVA) - : Công suất tác dụng định mức của nhà máy;  = 4.50 = 200MVA - : Công suất đặt của nhà máy;  = 250 MVA - : Công suất phát của nhà máy tại thời điểm t (MVA) - %: Phần trăm công suất điện tự dùng cực đại; % = 7 % Công suất tự dùng lớn nhất của nhà máy là:  = =  = 17,5 (MVA) Bảng 1-3 t (h)  0-6  6-12  12-15  15-20  20-24   %(t)  85  100  85  100  85   (MVA)  212,5  250  212,5  250  212,5   (MVA)  15,925  17,5  15,925  17,5  15,925    Hình 2: Đồ thị phụ tải tự dùng của nhà máy 1.2.3. Đồ thị phụ tải địa phương (10kV) Phụ tải địa phương của nhà máy có:  = 10kV,  = 12 MW, cos= 0,8. Dựa vào bảng biến thiên phụ tải địa phương hàng ngày ta xác định phụ tải địa phương tại từng thời điểm theo công thức sau:  =  (MVA) Trong đó: : công suất biểu kiến của phụ tải địa phương tại thời điểm t (MVA) : công suất tác dụng của phụ tải địa phương cực đại (MW) : % công suất cực đại của phụ tải địa phương tại thời điểm t (%). cos: hệ số công suất trung bình của phụ tải địa phương. Biến thiên phụ tải địa phương được tổng kết trong bảng sau: Bảng 1-4 t (h)  0-7  7-12  12-15  15-19  19-24   Pdp%(t)  80  100  85  100  85   Sdp(t) (MVA)  12  15  12,75  15  12,75    Hình 3: Đồ thị phụ tải địa phương 1.2.4. Đồ thị phụ tải trung áp (110kV) Phụ tải trung áp của nhà máy có: = 110 kV, = 120 MW, cos= 0,85. Phụ tải trung áp tại các thời điểm t được tính toán theo công thức sau:  =  (MVA) Trong đó: : công suất biểu kiến của phụ tải trung áp tại thời điểm t (MVA) : công suất tác dụng của phụ tải trung áp cực đại (MW) : % công suất cực đại của phụ tải trung áp tại thời điểm t (%) cos: hệ số công suất trung bình của phụ tải trung áp. Biến thiên phụ tải trung áp được tổng kết trong bảng sau: Bảng 1-5 t (h)  0-7  7-12  12-15  15-19  19-24     80  100  75  95  70    (MVA)  112,9412  141,1765  105,8824  134,1176  98,8235    Hình 4: Đồ thị phụ tải trung áp 1.2.5. Công suất phát vào hệ thống (HT) Công thức cân bằng công suất toàn nhà máy như sau: SNM(t) = STD(t) + Sdp(t) + ST(t) + SHT (t) + Trong đó : SHT(t): công suất phát về hệ thống tại thời điểm t (MVA) SNM(t): công suất phát của nhà máy tại thời điểm t (MVA) Sdp (t): công suất phụ tải địa phương tại thời điểm t (MVA) ST(t): công suất phụ tải trung áp tại thời điểm t (MVA) STD(t): công suất tự dùng của nhà máy tại thời điểm t (MVA) : tổn thất công suất trong hệ thống tại thời điểm t (MVA) Do tổn thất công suất rất nhỏ so với công suất các phụ tải nên thường bỏ qua trong tính toán cân bằng công suất sơ bộ. Từ đó ta tính toán được công suất phát vào hệ thống như sau: SHT(t) = SNM(t) - [ STD(t) + ST(t) + Sdp(t) ] (MVA) Tính toán theo các công thức trên ta thu được bảng kết quả tính toán như sau: Bảng 1-6: Bảng kết quả tính toán cân bằng công suất t (h)  ST(t) (MVA)  Sdp(t) (MVA)  Std(t) (MVA)  SNM(t) (MVA)  SHT(t) (MVA)   0-6  112,9412  12  15,925  212,5  71,6338   6-7  112,9412  12  17,5  250  107,5588   7-12  141,1765  15  17,5  250  76,3235   12-15  105,8824  12,75  15,925  212,5  77,9426   15-19  134,1176  15  17,5  250  83,3824   19-20  98,8235  12,75  17,5  250  120,9265   20-24  98,8235  12,75  15,925  212,5  85,0015    Hình 5: Đồ thị công suất phát về hệ thống Nhận xét: Qua kết quả tính toán và các đồ thị phụ tải ta có các nhận xét chung như sau: - Nhà máy thiết kế có công suất đặt SdmNM = 250 (MVA), phát công suất cực đại SdmNM = 250 (MVA) vào khoảng thời gian 6-12h và 15-20h, phát công suất cực tiểu SminNM = 212,5 (MVA) vào khoảng thời gian 0-6h, 12-15h, 20-24h. - Phụ tải trung áp 110kV: Đạt cực đại STmax = 141,1765 MVA vào khoảng thời gian 7-12h. Đạt cực tiểu STmin = 98,8235 MVA vào khoảng thời gian 19-24h. - Công suất phát về hệ thống: Đạt cực đại SHTmax = 120,9265 MVA vào khoảng thời gian 19-20h. Đạt cực tiểu SHTmin = 71,6338 MVA vào khoảng thời gian 0-6h. - Phụ tải địa phương: Đạt cực đại Sdpmax = 15 MVA vào khoảng thời gian 7-12h, 15-19h. Đạt cực tiểu Sdpmin = 12 MVA vào khoảng thời gian 0-7h. - Phụ tải tự dùng: Đạt cực đại Stdmax = 17,5 MVA vào khoảng thời gian 6-12h và 15-20h Đạt cực tiểu Stdmin = 15,925 MVA vào khoảng thời gian 0-6h, 12-15h, 20-24h. Qua kết quả tính toán và các đồ thị phụ tải ta nhận thấy phụ tải nhà máy phân bố không đều trên cả ba cấp điện áp. Công suất tổng của hệ thống (không kể nhà máy thiết kế) là 3200 (MVA), dự trữ quay của hệ thống là 215 (MVA). Giá trị này lớn hơn trị số công suất cực đại mà nhà máy phát về hệ thống SHTmax = 120,9265 MVA và lớn hơn công suất định mức của một máy phát. Phụ tải trung áp đều khá lớn do đó việc đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải này là rất quan trọng. Từ bảng tính toán tổng hợp trên ta xây dựng được đồ thị phụ tải tổng hợp của toàn nhà máy như sau:  Hình 6: Đồ thị phụ tải tổng hợp của toàn nhà máy CHƯƠNG II XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ CHỌN MÁY BIẾN ÁP 2.1. Đề xuất các phương án Chọn sơ đồ nối điện chính là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong thiết kế nhà máy điện. Sơ đồ nối điện hợp lý không những đem lại những lợi ích kinh tế lớn lao mà còn phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật . Cơ sở để để xác định các phương án có thể là số lượng và công suất máy phát điện, công suất hệ thống điện , sơ đồ lưới và phụ tải tương ứng , trình tự xây dựng nhà máy điện và lưới điện ... Khi xây dựng phương án nối dây sơ bộ ta có một số nguyên tẵc chung sau : Nguyên tắc 1 Có hay không có thanh góp điện áp máy phát Nếu Sdpmax nhỏ và không có nhiều dây cấp cho phụ tải địa phương thì không cần thanh góp điện áp máy phát . Sdpmax ( 30% SđmF Nguyên tắc 2 Nếu có thanh góp điện áp máy phát thì số lượng máy phát nối vào thanh góp phải đảm bảo sao cho khi một tổ máy lớn nhất bị sự cố thì những máy phát còn lại phải đảm bảo phụ tải địa phương và tự dùng. Nguyên tắc 3 Nếu phía điện áp ca , trung có trung tính nối đất và hệ số có lợi ( ( 0,5 thì nên dùng hai máy biến áp tự ngẫu làm liên lạc giữa các cấp. Nguyên tắc 4 Sử dụng số lượng bộ máy phát – máy biến áp hai cuộn dây hai phía cao và trung sao cho tương ứng với công suất cực đại cấp đó Nguyên tắc 5 Có thể ghép chung một số máy phát với một máy biến áp nhưng phải đảm bảo (Sbộ ( Sdự phòng ht. Từ các nguyên tắc trên ta có một số nhận xét: Ta có:  = = 24 % < 30 % Như vậy, không cần dùng thanh góp điện áp máy phát, phụ tải địa phương và tự dùng lấy từ đầu cực máy phát. Do các cấp điện 220kV và 110kV đều có trung tính nối đất trực tiếp, mặt khác hệ số có lợi ( = 0,5 nên ta dùng hai máy biến áp tự ngẫu vừa để truyền tải công suất liên lạc giữa các cấp điện áp vừa để phát công suất lên hệ thống. Và ta sẽ sử dụng 2 MBA tự ngẫu để liên lạc giữa các cấp điện áp. SdtHT = 215 MVA > 2.Sdmf = 2.62,5 = 125 MVA. STmin = 105 MVA < 2SdmF = 2.62,5 = 125 MVA < STmax = 2.1.1. Phương án I: Ở phương án I ta dùng hai bộ máy phát - máy biến áp hai cuộn dây nối vào thanh góp 110kV. Để liên lạc giữa 3 cấp điện áp 10,5 kV, 110 kV, 220 kV ta dùng hai máy biến áp tự ngẫu 3 pha. Phụ tải địa phương được cấp điện từ phía hạ áp của các máy biến áp liên lạc. Phụ tải tự dùng lấy từ đầu cực của các máy phát.  Ưu điểm: Số lượng và chủng loại máy biến áp ít, các máy biến áp 110kV có giá thành hạ hơn giá máy biến áp 220kV. Vận hành đơn giản, linh hoạt đảm bảo cung cấp điện liên tục. Nhược điểm: Nếu phụ tải bên trung nhỏ công suất truyền qua tự ngẫu sang bên cao, gây tổn thất lớn. 2.1.2. Phương án II Phương án 2 khác với phương án 1 ở chỗ chỉ có một bộ máy phát điện - máy biến áp 2 cuộn dây nối lên thanh góp 110 kV. Như vậy ở phía thanh góp 220 kV có đấu thêm một bộ máy phát điện - máy biến áp 2 cuộn dây.  Ưu điểm: Công suất truyền tải từ cao sang trung qua máy biến áp tự ngẫu nhỏ nên tổn thất công suất nhỏ. Đảm bảo về mặt kỹ thuật, cung cấp điện liên tục. Vận hành đơn giản. Nhược điểm: Nhiều máy biến áp cao áp hơn nên giá thành tăng. 2.1.3. Phương án III Phương án 3 khác so với các phương án trên,lấy hạ áp maý biến áp tự ngẫu cung cấp cho phụ tải địa phương.  Ưu điểm: Đảm bảo về mặt kỹ thuật, cung cấp điện liên tục Vận hành đơn giản Nhược điểm: Rất nhiều máy biến áp. Chi phí lớn. * Kết luận: Qua 3 phương án đã được đưa ra ở trên ta có nhận xét rằng 2 phương án 1 và 2 đơn giản và kinh tế hơn so với phương án 3. Tuy vậy nó vẫn đảm bảo về mặt kỹ thuật cung cấp điện liên tục; an toàn cho các phụ tải và thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật. Do đó ta sẽ giữ lại phương án 1 và phương án 2 để tính toán cho các phần sau. 2.2. Tính toán chọn máy biến áp 2.2.1. Phương án I a. Chọn máy biến áp - Điều kiện chọn công suất máy biến áp hai cuộn dây trong bộ máy phát - máy biến áp hai cuộn dây là: SđmB ( SđmF = 62,5 MVA - Điều kiện chọn công suất máy biến áp tự ngẫu: SđmTN ( .SđmF ; ( : Hệ số có lợi của máy biến áp tự ngẫu.  Yêu cầu: SđmTN  .62,5 = 125 MVA Bảng 2-1: Bảng tham số máy biến áp cho phương án I Loại MBA   (MVA)   (kV)  UN%  (P0 (kW)  (PN (kW)  I0%     C  T  H  C-T  C-H  T-H   C-T  C-H  T-H    TДH  63  121  -  10,5  -  10,5  -  59  -  245  -  0,6   ATДЦTH  125  230  121  11  11  31  19  120  290  _  _  0,6   b. Phân bố công suất các máy biến áp - Các bộ máy phát - máy biến áp hai cuộn dây cho phép vận hành với phụ tải bằng phẳng suốt trong năm với công suất là: ST3 = ST4 = SđmF -.S td - Công suất truyền qua một máy biến áp tự ngẫu: Để đơn giản ta xem hệ số công suất các phía của máy biến áp tự ngẫu là như nhau. Khi đó công suất các phía của một máy biến áp tự ngẫu được tính toán như sau: Công suất truyền qua phía cao của máy biến áp tự ngẫu là: S CTN(t) = SHT(t) =  SHT(t) Công suất truyền qua phía trung của máy biến áp tự ngẫu là: S TTN(t) = .( S T(t) – 2.ST4 ( Công suất truyền qua phía hạ của máy biến áp tự ngẫu là: S HTN(t) = S TTN(t) + SCTN(t) Thực hiện tính toán theo các công thức trên ta có bảng kết quả sau:ST3(T4) Bảng 2-2: Bảng phân bố công suất của phương án I trong chế độ bình thường t h  ST(t) MVA  Std(t) MVA  ST3(T4) MVA  SHT(t) MVA  SCTN(t) MVA  STTN(t) MVA  SHTN(t) MVA   0-6  112,9412  15,925  58,51875  71,6338  35,8169  -2,04815  33,7688   6-7  112,9412  17,5  58,125  107,5588  53,7794  -1,6544  52,125   7-12  141,1765  17,5  58,125  76,3235  38,16175  12,4633  50,625   12-15  105,8824  15,925  58,51875  77,9426  38,9713  -5,57755  33,3938   15-19  134,1176  17,5  58,125  83,3824  41,6912  8,9338  50,625   19-20  98,8235  17,5  58,125  120,9265  60,46325  -8,71325  51,75   20-24  98,8235  15,925  58,51875  85,0015  42,50075  -9,107  33,3938   c. Kiểm tra sự cố máy biến áp Trường hợp 1: khi sự cố một bộ máy phát _ máy biến áp bên trung (sự cố B3 , B4 ) giả sử hỏng B3. khi máy biến áp B3 ngừng làm việc thì biến áp B4 còn lại. Sự cố nguy hiểm nhất khi phụ tải trung áp đạt cực đại STmax = 141,1765 (MVA) lúc 7-12h, lúc đó các phụ tải khác như sau: Std = 17,5 MVA; SNM = 250 MVA; SHT = 76,3235 MVA; Sđp = 15 MVA. Trong trường hợp này để đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải điện áp trung thì cuộn dây điện áp trung của máy biến áp B1( B2 ) phải tải một lượng công suất là:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDo An NMD _ Vinh.doc
  • dwgBẢN VẼ SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN NHÀ MÁY.dwg
Luận văn liên quan