Đồ án Thiết kế quy hoạch khu dân cư Đắk Cấm thuộc thành phố Kon Tum

I.1.1.Giao thông Mạng lưới giao thông trong khu vực chưa phát triển, kết cấu đường hiện hữu chủ yếu là đường đá dăm kẹp đất. Mật độ giao thông và chất lượng mặt đường còn tương đối thấp. Tuyến giao thông chính trong khu vực là Quốc lộ 14, lộ giới 6-7m láng nhựa, tỉnh lộ 675 có lộ giới từ 4-5m, kết cấu đá dăm kẹp đất hoặc láng nhựa. Các tuyến đường khác đã xuống cấp, đôi chỗ đã lún sụt mất nền đường. Một số đường đất nhỏ rộng từ 3-4m phục vụ giao thông nội bộ trong các khu dân cư hiện hữu . I.1.2.Nền xây dựng, thoát nước mưa • Nền xây dựng - Khu vực quy hoạch là khu ruộng ven hai bên suối Đăk Cấm cao độ nền từ 516m - 519m, - Địa hình đồi thoải có cốt từ 520m - 537m, độ dốc nền từ 3% - 8% chiếm khoảng 60% diện tích xây dựng, khi xây dựng phải đắp nền ở khu vực lên cốt 523m. - Địa hình dốc, các đỉnh đồi ở cốt 540m -551m, độ dốc nền 10% chiếm khoảng 20% diện tích xây dựng, khi xây dựng phải san nền tạo mặt bằng xây dựng. • Thoát nước mưa Khu vực quy hoạch chưa có hệ thống thoát nước mưa. Nước mưa chủ yếu được chảy xuống suối Đăk Cấm nằm ở giữa khu dân cư.

docx54 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2702 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế quy hoạch khu dân cư Đắk Cấm thuộc thành phố Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU VỰC QUY HOẠCH I.1.Hiện trạng: I.1.1.Giao thông Mạng lưới giao thông trong khu vực chưa phát triển, kết cấu đường hiện hữu chủ yếu là đường đá dăm kẹp đất. Mật độ giao thông và chất lượng mặt đường còn tương đối thấp. Tuyến giao thông chính trong khu vực là Quốc lộ 14, lộ giới 6-7m láng nhựa, tỉnh lộ 675 có lộ giới từ 4-5m, kết cấu đá dăm kẹp đất hoặc láng nhựa. Các tuyến đường khác đã xuống cấp, đôi chỗ đã lún sụt mất nền đường. Một số đường đất nhỏ rộng từ 3-4m phục vụ giao thông nội bộ trong các khu dân cư hiện hữu . I.1.2.Nền xây dựng, thoát nước mưa Nền xây dựng - Khu vực quy hoạch là khu ruộng ven hai bên suối Đăk Cấm cao độ nền từ 516m - 519m, - Địa hình đồi thoải có cốt từ 520m - 537m, độ dốc nền từ 3% - 8% chiếm khoảng 60% diện tích xây dựng, khi xây dựng phải đắp nền ở khu vực lên cốt 523m. - Địa hình dốc, các đỉnh đồi ở cốt 540m -551m, độ dốc nền 10% chiếm khoảng 20% diện tích xây dựng, khi xây dựng phải san nền tạo mặt bằng xây dựng. Thoát nước mưa Khu vực quy hoạch chưa có hệ thống thoát nước mưa. Nước mưa chủ yếu được chảy xuống suối Đăk Cấm nằm ở giữa khu dân cư. I.1.3.Cấp nước Hiện tại, khu quy hoạch chưa có đường ống cấp nước, người dân trong khu vực chủ yếu dùng nguồn nước giếng khoan tại chỗ. I.1.4.Thoát nước thải Khu vực quy hoạch chưa có hệ thống thoát nước thải. Nước thải chủ yếu tự thấm xuống đất. I.1.5.Cấp điện Khu dân cư Đắk Cấm thuộc thành phố Kon Tum hiện tại chủ yếu là ruộng và đất trồng mầu. Một số nhà hiện trạng nằm ven đường TL675 hiện đang được cấp điện hạ thế từ trạm lưới Trường Sơn – 22/0.4KV-100KVA. - Các công trình điện có liên quan: + Trạm 110KV Kon Tum: Hiện tại trạm có công suất 110/35/22(15)kV-1x16MVA, nằm cách khu đất thiết kế khoảng 2km. + Tuyến đường dây 15(22)KV từ trạm biến áp 110KV Kon Tum đi phía đông khu đất thiết kế trên lề đường quốc lộ 14, cấp điện cho khu vực dân cư và công nghiệp dọc QL14. + Tuyến đường dây 15(22)KV từ trạm biến áp 110KV Kon Tum đi ngang khu đất thiết kế, cấp điện cho khu vực dân cư và công trình công cộng huyện Sa Thầy. - Lưới điện hạ thế: được cải tạo tương đối tốt theo dự án cải tạo lưới điện thành phố. - Lưới điện chiếu sáng đèn đường chưa được xây dựng. I.1.6.Thông tin liên lạc Khu quy hoạch chưa có hệ thống thông tin liên lạc Các quy phạm, tiêu chuẩn áp dụng: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCXDVN 01:2008/BXD. Quyết định số 03/2008/QĐ–BXD: Quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng. Quy chuẩn áp dụng đối với giao thông: TCXDVN 104:2007 Đường đô thị yêu cầu thiét kế Tiêu chuẩn áp dụng đối với cấp thoát nước TCXDVN 33:2006 TCXDVN 2622:1995 - Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình -Yêu cầu thiết kế Tiêu chuẩn áp dụng đối với thoát nước thải TCXDVN 7957:2008-Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG 1.1 Các điều kiện tự nhiên 1.1.1 Vị trí, giới hạn khu đất thiết kế Khu vực thiết kế thuộc phường Ngô Mây và xã Vinh Quang - thành phố Kon Tum có diện tích 200ha, nằm tại khu vực giao cắt giữa Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1) và tỉnh lộ 675 (khu vực Tây Bắc thành phố Kon Tum), được giới hạn như sau: - Phía Tây Bắc giáp Tỉnh lộ 675 đi Sa Thầy. - Phía Đông Nam giáp khu công viên đồi Vinh Quang (theo Quy hoạch chung). - Phía Đông Bắc giáp QL14 (đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1) đi Ngọc Hồi, cửa khẩu quốc tế Bờ Y. - Phía Tây Nam giáp khu dân cư và đất nông nghiệp thuộc phường Ngô Mây (xã Vinh Quang cũ). 1.1.2 Đặc điểm địa hình địa mạo Khu vực quy hoạch chi tiết nằm ven suối Đắk Cấm ở cốt 516m - 551m, địa hình có độ dốc từ 3% - 10%, khi xây dựng phải san đắp nền và gia cố nền móng. Khu ven hai bên bờ suối Đắk Cấm có cốt nền hiện trạng từ 516m - 519m là khu vực bị ngập khi có lũ lớn , với mức lũ lịch sử 523,0m, ngập sâu 3,75m -6,75m. Với mức nước gia cường của hồ thủy điện YaLy là 518m ngập sâu từ 0,0m -3,0m với diện tích chiếm gần 20% diện tích xây dựng. Địa hình đồi thoải có cốt từ 520m - 537m, độ dốc nền từ 3% - 8% chiếm khoảng 60% diện tích xây dựng. Địa hình dốc, các đỉnh đồi ở cốt 540m -551m, độ dốc nền 10% chiếm khoảng 20% diện tích xây dựng. Khu vực đồi Vinh Quang có cốt cao nhất trong khu vực là 551m. 1.1.3 Đặc điểm khí hậu Thành phố Kon Tum có đặc điểm khí hậu vùng núi Tây Nguyên, và bị bao bọc bởi những dãy núi cao tạo thành một khu vực thung lũng khá rộng lớn, khiến cho khí hậu có nhiều khác biệt hơn thành phố Pleiku là lượng mưa hàng năm thấp hơn và khí hậu nóng hơn, oi ả hơn. Sau đây là một số đặc trưng của khí hậu thành phố Kon Tum: Nhiệt độ - Nhiệt độ trung bình hằng năm: 23,80C. - Nhiệt độ trung bình thấp nhất:18,00C. Mưa Chia làm hai mùa rõ rệt. - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 80% lượng mưa của cả năm. - Mùa khô từ tháng 11 đén tháng 4 của năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 20% lượng mưa của cả năm. - Lượng mưa trung bình năm: 1805mm, thấp hơn Pleiku (2272mm) và các vùng khác có cùng cao độ. - Số ngày mưa trung bình năm: 131 ngày. - Lượng mưa với các tần suất: 1%= 204mm. 2%= 185mm. 4%= 175mm. 10%= 142mm. Bốc hơi Lượng bốc hơi trung bình ngày: 2,2 mm. Lượng bốc hơi trung bình tháng cao nhất: 105 mm. Tháng thấp nhất: 53mm. Độ ẩm Độ ẩm trung bình năm : 79,5%. Độ ẩm trung bình tháng cao nhất: 86,7%. Gió Tốc độ gió trung bình 1,3m/s, cao nhất 27m/s. Mùa khô: Hướng Bắc. Mùa mưa: Hướng Tây Nam. Bão Khu vực KonTum không có bão. 1.1.4 Đặc điểm thuỷ văn Khu vực thành phố Kon Tum có sông Đắkbla chảy qua theo hướng từ đông sang Tây, là nhánh của hệ thống sông SêSan. Sông Đắkbla bắt nguồn từ vùng núi cao Konplông, có chiều dài 143km, lưu lượng lớn nhất 2.040m3/s, lưu lượng nhỏ nhất 14,1m3/s, lưu lượng trung bình 106m3/s. Thành phố Kon Tum nằm phía thượng nguồn thủy điện Yaly nên khi ngăn sông đắp đập để làm thủy điện vùng thượng lưu của đập sẽ chịu sự ảnh hưởng của mực nước. Các thông số kỹ thuật của hồ Yaly: - Cao trình đập 522m. - Cao trình ngưỡng 522m - Mái thượng lưu m = 1,9- 2. - Mái hạ lưu m = 1,7- 1,8. - 6 cửa khoang x 15m (rộng) x16,3m (cao). - Lưu lượng nước max ứng với tần suất 1/1000; Q = 13.733m3/s. - Mực nước gia cường ứng với tần suất 1/1000 là 517,86m. - Diện tích lưu vực Flv = 7.455km2. - Diện tích hồ (MNDTB) : 64,5km2 - Lưu lượng trung bình: 259,9m3/s - Tổng lượng dòng chảy: 8197.106m3 - Mực nước dâng bình thường: 515m. - Mực nước chết: 490m. - Diện tích ứng với mực nước chết: 17,2km2 Khu vực quy hoạch chi tiết có suối Đắk Cấm chảy theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, đổ vào sông Đắkbla, vì vậy chịu ảnh hưởng của mực nước thủy văn của sông Đắkbla và mực nước của hồ thủy điện Yaly, với các thông số như trên. 1.1.5 Đặc điểm địa chất công trình Nhìn chung khu vực nghiên cứu phải tôn đắp nền ở hai bên bờ suối Đắk Cấm và gia cố nền móng khi xây dựng công trình, toàn khu vực phải có bờ bảo vệ và chống xói lở. 1.1.6 Đặc điểm địa thuỷ văn Mực nước ngầm khu vực thành phố Kon Tum khá phong phú cách mặt đất 3 - 8m. 1.1.7 Đặc điểm địa chất vật lý Theo tài liệu dự báo của Viện Vật lý Địa cầu, thành phố KonTum nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 5, vì vậy khi xây dựng cần đảm bảo an toàn cho công trình với cấp động đất trên. 1.1.8 Tình hình lũ lụt Khu vực nằm sát suối Đắk Cấm, thường bị lũ đầu nguồn đổ về do địa hình dốc nên lũ tập trung nhanh trong thời gian rất ngắn làm cho bờ suối dễ bị xói lở, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp mức nước lũ lịch sử tần suất 1% là 522,75m của sông Đắkbla. Nguyên nhân : Do địa hình đầu nguồn dốc, dòng sông qua khu vực Thành phố uốn khúc, ngoằn ngoèo, hạn chế dòng chảy làm ngập lũ vùng trũng hai bờ sông. Một nguyên nhân nữa là tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn bừa bãi, độ che phủ địa hình bị xói lở bóc mòn, gây ra sự bất lợi cho vùng hạ du. 1.2 Đặc điểm hiện trạng 1.2.1 Hiện trạng sử dụng đất Khu vực thiết kế có diện tích 200ha chủ yếu là đất trồng lúa, hoa màu và cây ăn quả của dân cư nông nghiệp thôn Thanh Trung và Phương Quý. Đất ở chủ yếu là khu vực dân cư ven Quốc lộ 14, Tỉnh lộ 675 và khu tái định cư của dân nông nghiệp trên khu vực đồi Vinh Quang. Đất dành cho các công trình cơ sở hạ tầng xã hội tại khu vực nghiên cứu chỉ là một trường tiểu học (trường tiểu học Vinh Quang II). Ngoài ra còn có đất các công trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và đất công trình tôn giáo (chùa Thanh Trung). Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất TT Hàng mục Diện tích Tỉ lệ (Ha) (%) Tổng diện tích khu nghiên cứu thiết kế 200 100 1 Đất ở 11,3 5,7 2 Đất CTCC – Trường học 0,8 0,4 3 Đất trồng mầu 33,9 17,0 4 Đất trồng cây ăn quả 44,0 22,0 5 Đất trồng lúa 35,5 17,8 6 Đất lâm nghiệp (rừng thông đồi Vinh Quang) 10,8 5,4 7 Đất tôn giáo- di tích (chùa Thanh Trung) 0,6 0,3 8 Đất cơ quan 1,0 0,5 9 Đất Công nghiệp – TTCN (X.N chế biến gỗ gia dụng, nông lâm sản…) 3,6 1,8 10 Mặt nước, sông suối (suối Đắk Cấm) 17,0 8,5 11 Đất chưa sử dụng , hoang hoá 35,7 17,9 12 Đất giao thông 5,8 2,9 1.2.2 Hiện trạng dân cư Khu vực thiết kế hiện có 103 hộ với 473 nhân khẩu thuộc phường Ngô Mây và xã Vinh Quang, nghề nghiệp chủ yếu là làm nông nghiệp và dịch vụ. Trong khu vực thiết kế hiện có 120 công trình nhà ở, chủ yếu là bán kiên cố, được xây theo kiểu nhà mặt phố và nhà vườn dân cư nông thôn. 1.2.3 Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật a. Nền xây dựng : b. Thoát nước mưa: Khu vực nghiên cứu hiện tại còn là ruộng và đồi thoải, nước mưa tự chảy tràn ra suối và sông. d. Nhận xét hiện trạng và đánh giá đất xây dựng. - Đất xây dựng không thuận lợi do ngập lũ có cao độ nền 516m - 519m, Chiều cao ngập so với mức nước gia cường của hồ YaLy từ 0,0 - 3,0m, chiều cao ngập lũ lịch sử 3,75m - 6,75m , khi xây dựng phải đắp nền, gia cố, có kè chống xói lở. - Khu vực ít thuận lợi do độ dốc nền 10%, cốt 540m - 551m, phải san nền từ 0,7m -2,3m. - Đất xây dựng thuận lợi cốt nền từ 523m -537m, chỉ san gạt cục bộ, nền đất chịu tải tốt. Bảng 1.2: Tổng hợp các loại đất Loại đất Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tổng diện tích 100 200 Cốt 516m - 519m 20 40 Cốt 520m - 537m 60 120 Cốt 540m -551m 20 40 1.2.4 Hiện trạng giao thông - Nằm ngoài phạm vi nghiên cứu thiết kế nhưng tuyến Quốc lộ 14 và Tỉnh lộ 675 có quan hệ mật thiết với khu đô thị. Bề rộng của Quốc lộ 14 là 6-7m với kết cấu bê tông nhựa, mật độ xe chạy 900-1000 xe/ngđ. Tỉnh lộ 675 có bề rộng là 4-5m với kết cấu bê tông nhựa và thấm nhập nhựa, mật độ xe chạy 150-180xe/ngđ. - Ngoài ra chủ yếu là đường đất dân sinh có bề rộng từ 2-3m. - Tổng diện tích đất giao thông hiện trạng trong khu vực thiết kế là 5,8ha. 1.2.5 Hiện trạng cấp nước Khu vực nghiên cứu chưa được cấp nước sinh hoạt của hệ thống cấp nước sạch thành phố Kon Tum. 1.2.6 Hiện trạng cấp điện - Khu vực quy hoạch khu đô thị Đắk Cấm thuộc thành phố Kon Tum hiện tại chủ yếu là ruộng và đất trồng mầu. Một số nhà hiện trạng nằm ven đường TL675 hiện đang được cấp điện hạ thế từ trạm lưới Trường Sơn – 22/0,4KV-100KVA. - Các công trình điện có liên quan: + Trạm 110KV Kon Tum: Hiện tại trạm có công suất 110/35/22(15)Kv-1x16MVA; nằm cách khu đất thiết kế khoảng 2km. + Tuyến đường dây 15(22)KV từ trạm biến áp 110KV Kon Tum đi phía đông khu đất thiết kế trên lề đường quốc lộ 14, cấp điện cho khu vực dân cư và công nghiệp dọc QL14. + Tuyến đường dây 15(22)KV từ trạm biến áp 110KV Kon Tum đi ngang khu đất thiết kế, cấp điện cho khu vực dân cư và công trình công cộng huyện Sa Thầy. - Lưới điện hạ thế: được cải tạo tương đối tốt theo dự án cải tạo lưới điện Thành phố. - Lưới điện chiếu sáng đèn đường chưa được xây dựng. 1.2.7 Hiện trạng thoát nước bẩn và VSMT Nước bẩn chưa được thu gom, xử lý. Nước bẩn được xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là các khe suối hay nền đất tự nhiên. Chất thải rắn chưa được thu gom, phần lớn chất thải được sử dụng để san nền tại chỗ, còn lại thường được cho phân huỷ tự nhiên tại các khu vực đất trống, đất trũng. 1.3 Đánh giá chung a. Thuận lợi: - Điều kiện đất xây dựng thuận lợi - Địa hình cảnh quan tự nhiên đẹp - Dân cư thưa thớt - Kề cận với hệ thống giao thông đối ngoại đô thị - Có sự hấp dẫn đầu tư (các dự án trường chuyên nghiệp, khách sạn). b. Khó khăn: - Hành lang điện 110 KV chia cắt khu vực thiết kế - Vùng cốt ngập lòng hồ Yaly (< 519m) chiếm diện tích lớn (20% tổng diện tích khu vực thiết kế) - Nhà ở hiện trạng sát QL14(đường Hồ Chí Minh GĐ1). CHƯƠNG II: QUY HOẠCH GIAO THÔNG Hiện trạng Mạng lưới giao thông trong khu vực chưa phát triển, kết cấu đường hiện hữu chủ yếu là đường đá dăm kẹp đất. Mật độ giao thông, chất lượng mặt đường còn tương đối thấp. Tuyến giao thông chính trong khu vực Quốc lộ 14, lộ giới 6-7m láng nhựa, tỉnh lộ 675, lộ giới từ 4-5, kết cấu đá dăm kẹp đất hoặc láng nhựa. Các tuyến đường khác đã xuống cấp, đôi chỗ đã lún sụt mất nền đường. Một số đường đất nhỏ rộng từ 3-4m phục vụ giao thông nội bộ trong các khu dân cư hiện hữu . Cơ sở và nguyên tắc thiết kế Cở sở thiết kế: - Tuân thủ Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Kon Tum-Tỉnh Kon Tum do Viện Quy hoạch Đô thị-Nông thôn lập năm 2007. - Tuân thủ các dự án quy hoạch chi tiết liên quan. Bản đồ địa hình hiện trạng khu vực thiết kế, tỷ lệ 1/2000. Mặt bằng quy hoạch sử dụng đất của khu dân cư, tỷ lệ 1/2000. Các điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế. Các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCXDVN 01:2008/BXD. Quyết định số 03/2008/QĐ–BXD: Quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng. TCXDVN 104 : 2007 "Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế " TCXDVN 4054 : 2007 "Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế " 22TCN 21 – 06: "Áo đường mềm – các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế " Nguyên tắc thiết kế: - Thiết kế quy hoạch giao thông đảm bảo các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn quy phạm, mỹ quan đô thị. - Mạng lưới đường qui hoạch phải đảm bảo sự đi lại của người dân hợp lý, nối kết hài hoà và liên hoàn giữa các khu đất chức năng của khu đô thị vơí các khu chức năng khác trong thành phố Giải pháp thiết kế Giao thông đối ngoại - Mạng lưới đường đô thị được thiết kế trên cơ sở Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Kon Tum năm 2007, cải tạo chỉnh trang, xây dựng bó vỉa, hè đường trên các tuyến đường đã hình thành, tiếp tục xây dựng các tuyến đường chính đô thị đã xác định theo Quy hoạch chung. Các trục đường đô thị của khu quy hoạch bao gồm đường Quốc lộ 14, Tỉnh lộ 675. + Quốc lộ 14 chạy theo trục Bắc – Nam nằm ở ranh giới phía Tây của khu quy hoạch vừa có chức năng là đường đô thị vừa có chức năng phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân đi đến các khu chức năng trong phạm vi quy hoạch. Quốc lộ 14 là đường giao thông huyết mạch kết nối khu vực quy hoạch với thành phố Kon Tum cách 2km về hướng Nam. Đồng thời, kết nối khu quy hoạch với huyện Ngọc Hồi cách 70km về hướng Băc.Với vai trò và chức năng quan trọng như vậy ….? Chỉ giới đường đỏ: + Lòng đường: 10.5x2 = 21.0m + Hè đường: 5x2 = 10.0m + Dải phân cách: 2.5m +Tỉnh lộ 576 chạy theo trục Đông – Tây nằm ở ranh giới phía Bắc của khu quy hoạch có chức năng là đường đô thị đồng thời có chức năng phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân đi đến các khu chức năng trong đô thị. Tỉnh lộ 675 kết nối khu quy hoạch với huyện Sa Thầy Lộ giới 32m : + Lòng đường: 7.5x2 = 15.0m + Hè đường: 6x2 = 12.0m + Dải phân cách: = 5.0m Nhằm mục đích liên kết từ trung tâm thành phố Kon Tum đến khu quy hoạch ngoài ra còn giải quyết nhu cầu lưu thông từ khu quy hoạch với các khu vực lân cận. Giao thông đối nội Tổ chức mạng lưới giao thông trong khu dân cư theo dạng ô cờ, với những lý do sau đây: + Mặc dù là một đô thị miền núi nhưng địa hình khu dân cư Đăk Cấm tương đối thoải, độ dốc địa hình lớn nhất là 4% nằm ở hướng Nam khu dân cư. Tận dụng mạng giao thông hiện có của khu quy hoạch, tổ chức mạng lưới giao thông theo dạng ô cờ nhằm tạo sự thuận tiện và tăng khả năng kết nối. Mạng lưới giao thông đối nội được tổ chức như sau: +Đường phố chính đô thị thứ yếu bao gồm 2 trục đường D2 và N2 +Đường khu vực bao gồm đường N1, N3, N4 Giao thông công cộng Hiện tại, thành phố Kon Tum có 2 tuyến giao thông công cộng Với dân số 250 000, phương tiện phù hợp với quy mô dân số và đô thị là xe bus Để xuất tổ chức tuyến giao thông công cộng trên Quốc lộ 14, Tỉnh lộ 675 và đường D2 với những lí do sau đây: + + Hệ thống giao thông nội bộ trong khu quy hoạch được tổ chức khá hoàn chỉnh và linh hoạt nhằm giải quyết tối ưu mọi nhu cầu lưu thông trong đô thị, hệ thống giao thông đối nội trong khu quy hoạch được tổ chức như sau: Hệ thống các trục đường chính đô thị bao gồm các trục đường có lộ giới 30,0m, mặt đường rộng 15,0m kết cấu mặt đường bằng bêtông nhựa, vỉa hè mỗi bên rộng 6,0m, dãi cách ly cây xanh ở giữa 3,0m. Bao gồm các trục đường như: Trần Quý Cáp, Đinh Tiên Hoàng, Đường số 14, Đường số 21, đây là các trục đường chính xuyên suốt đô thị có nhiệm vụ kết nối các khu vực chức năng lại với nhau. Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ giải quyết nhu cầu lưu thông trong bản thân đô thị với các khu vực xung quanh. Hệ thống các trục đường khu vực bao gồm các trục đường có lộ giới từ 22,0m đến 24,0m, mặt đường rộng từ 14,0-15,0m kết cấu mặt đường bằng bêtông nhựa, vỉa hè mỗi bên rộng 4,0-4,5m. Có nhiệm vụ giải quyết nhu cầu lưu thông trong từng khu vực chức năng và giải quyết nhu cầu tiếp cận giữa các khu vực chức năng với các trục đường chính của đô thị. Hệ thống mạng lưới đường nội bộ ở đây cũng được tổ chức khá hoàn chỉnh và linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu lưu thông trong khu vực, chúng có lộ giới từ 12,0-16,0m, với hai làn xe lưu thông ngược chiều nhau có bề rộng mặt đường từ 6,0-8,0m kết cấu mặt đường bằng bêtông nhựa, vỉa hè mỗi bên rộng 3,0-4,0m. Giao thông tĩnh Bãi đỗ xe tập trung được bố trí tại 2 điểm: + Điểm thứ nhất: ở phía trước khu vực chợ, với diện tích: 3.165m2. Nhằm đáp ứng nhu cầu đậu đỗ xe của người dân khi mua sắm ở trung tâm thương mại và giao dịch ở các công trình dịch vụ, công cộng ở khu vực trung tâm. +Điểm thứ hai: bố trí ở phía Nam khu đô thị, gần khu công viên cây xanh, có diện tích: 2.900m2 để phục vụ nhu cầu đậu đỗ xe của người dân khi đến vui chơi, tham quan tại công viên và những công trình công cộng bên lân cận. Công trình cầu Tại những vị trí băng suối xây dựng cầu có bề rộng bằng với bề rộng đường nối lên cầu +Cầu vượt suối trên đường D2 rộng 27m +Cầu vượt suối trên đường N2 rộng 27.5m +Cầu vượt suối trên đường D4 rộng 24m +Cầu vượt suối trên Quốc lộ 14 rộng 33.5m Xây dựng cầu mới qua suối ĐăkCấm có khổ cầu bằng lòng đường xe chạy. Nút giao thông Trong phạm vi khu vực quy hoạch có ………………….. trong đó nút giao thông giữa Quốc lộ 14 và đường N2 là nút giao thông …………………. Các yếu tố kỹ thuật Bán kính bó vỉa tại nút giao thông: Bán kính bó vỉa được xác định theo công thức: (m) Trong đó: R1: Bán kính bó vỉa (m) R: Bán kính đường vòng quỹ đạo của xe ô tô (m), R theo công thức sau: B là chiều rộng làn xe ô tô ngoài cùng, lấy B=3.5m a: Chiều rộng làn xe thô sơ (m) Với là hệ số lực ngang tác dụng lên xe là độ dốc ngang của mặt đường. Do đó : R=0.0477 V2 (m) Đối với cấp đường khu vực lấy V=15-20 km/h nên R= 5.5-13.8m Việc tăng bán kính bó vỉa là điều cần thiết , tạo điều kiện cho xe cỡ lớn khi rẽ trái không gây cản trở cho xe phía sau. Với khu dân cư mới hình thành nằm trong đô thị loại III thì sức ép của vấn đề sử dụng đất không cao, nên chọn R=12m hoặc R=15m (tùy theo từng vị trí giao cắt sẽ lựa chọn bán kính phù hợp) chung cho toàn khu thiết kế. Tầm nhìn tại nút giao thông Chiều dài tầm nhìn S1: S1 =(m) Đối với Quốc lộ14: -V là vận tốc lúc bắt đầu hãm phanh (km/h). Theo lý thuyết, khi di chuyển vào nút giao thông vận tốc của xe sẽ giảm, giá trị theo lý thuyết là Vnút=0.6-0.7Vt khi vào nút. Vt: Vận tốc thiết kế tuyến (km/h), Vt=60(km/h). Vì Quốc lộ 14 có lưu lượng giao thông lớn hơn nên ưu tiên những xe di chuyển trên Quốc lộ 14 ........ Vnút=0.7Vt=0.7x60=42(km/h) -l0 là cự
Luận văn liên quan