Đồ án Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép

Công nghiệp tàu thủy hiện là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta hiện nay. Tận dụng ưu thế về tự nhiên cũng như xã hội, trong những năm gần đây công nghiệp tàu thủy đã có những bước phát triển vượt bậc, hệ thống nhà máy tàu biển Việt Nam đã có thể đóng những tàu trọng tải lớn. Tuy nhiên, để hoàn thiện sản phẩm ta còn phải nhập khẩu một số bộ phận, điển hình trong số đó là nắp hầm hàng tàu vỏ thép. Đề tài: “Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép” góp phần giải quyết vấn đề thực tế đề ra giải pháp thi công chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép với công nghệ hiện có của nền công nghiệp tàu thủy nước ta. Được sự phân công của bộ môn, trong thời gian từ ngày 30/07/2007 đến ngày 10/11/2007, tôi đã thực hiện đề tài “Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép” với nội dung chính gồm 4 chương như sau : Chương 1 : Đặt vấn đề Chương 2 : Yêu cầu kinh tế kỹ thuật đối với quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép. Chương 3 : Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng. Chương 4 : Thảo luận kết quả.

doc83 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8312 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ------oOo------      ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Thành Danh. MSSV: 44D1168. Lớp: 44TT. Ngành: Cơ khí tàu thuyền. Cán bộ hướng dẫn: Th.S Huỳnh Văn Vũ. I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu: Nắp hầm hàng tàu vỏ thép. 2. Phạm vi nghiên cứu: Quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Hiểu và lập được quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp đóng tàu tại Việt Nam. 1.2. Tổng quan về công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép. 1.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu. CHƯƠNG 2. YÊU CẦU KINH TẾ KỸ THUẬT ĐỐI VỚI QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO NẮP HẦM HÀNG TÀU VỎ THÉP. 2.1. Các yêu cầu kinh tế. 2.2. Các yêu cầu kỹ thuật. CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO NẮP HẦM HÀNG TÀU VỎ THÉP. 3.1. Giới thiệu chung về nắp hầm hàng lựa chọn. 3.2. Quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng lựa chọn. 3.2.1. Công tác chuẩn bị công nghệ. 3.2.2. Chế tạo bệ lắp ráp. 3.2.3. Quy trình chế tạo các chi tiết – cụm chi tiết. 3.2.4. Quy trình lắp ráp nắp hầm hàng. 3.3. Quy trình hàn. CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ. 4.1. Thảo luận kết quả. 4.2. Đề xuất ý kiến. III. KẾ HOẠCH THỜI GIAN. 1. Đi thực tế: _ Công ty tàu biển Huyndai – Vinashin. _ Công ty công nghiệp tàu thủy Nha Trang. 2. Kế hoạch hoàn thành bản thảo: Chương 1: Đặt vấn đề. Từ 30/07/2007 Đến 10/08/2007 Chương 2: Yêu cầu kinh tế kỹ thuật đối với quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép. Từ 11/08/2007 Đến 20/08/2007 Chương 3: Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép. Từ 21/08/2007 Đến 24/10/2007 Chương 4: Thảo luận kết quả. Từ 25/10/2007 Đến 31/10/2007 Hoàn thành bản thảo: Trước ngày 10/11/2007. Nha trang, ngày ..... tháng ..... năm 2007. Trưởng bộ môn. CBHD. Sinh viên thực hiện. Nguyễn Thái Vũ. Huỳnh Văn Vũ. Nguyễn Lê Thành Danh. NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: NGUYỄN LÊ THÀNH DANH. Lớp: 44TT. Ngành: Đóng Tàu Thủy. Tên đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép. Số trang: 60. Số chương: 4. Số tài liệu tham khảo: 4. Hiện vật: 01 đĩa CD; Tập bảng vẽ thiết kế thi công nắp hầm hàng tàu vỏ thép. NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Kết luận: …................................................................................................ ..................................................................................................................... Nha trang, ngày ....... tháng ........ năm 2007. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN. PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LVTN Họ và tên sinh viên: NGUYỄN LÊ THÀNH DANH. Lớp: 44TT. Ngành: Đóng Tàu Thủy. Tên đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép. Số trang: 60. Số chương: 4. Số tài liệu tham khảo: 4. Hiện vật: 01 đĩa CD; Tập bảng vẽ thiết kế thi công nắp hầm hàng tàu vỏ thép. NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Điểm phản biện: ........................................................................................ Nha trang, ngày ....... tháng ........ năm 2007. CÁN BỘ PHẢN BIỆN. ĐIỂM CHUNG   Bằng số  Bằng chữ      Nha trang, ngày ....... tháng ........ năm 2007. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG. MỤC LỤC Trang: LỜI NÓI ĐẦU. CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp đóng tàu tại Việt Nam 2 1.2. Tổng quan về công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép 4 1.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu 5 CHƯƠNG 2. YÊU CẦU KINH TẾ KỸ THUẬT ĐỐI VỚI QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO NẮP HẦM HÀNG TÀU VỎ THÉP 6 2.1. Các yêu cầu kinh tế 11 2.2. Các yêu cầu kỹ thuật 12 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO NẮP HẦM HÀNG TÀU VỎ THÉP 14 3.1. Giới thiệu chung về nắp hầm hàng lựa chọn 15 3.2. Quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng lựa chọn 18 3.2.1. Công tác chuẩn bị công nghệ 18 3.2.2. Chế tạo bệ lắp ráp 20 3.2.3. Quy trình chế tạo các chi tiết – cụm chi tiết 21 3.2.4. Quy trình lắp ráp nắp hầm hàng 25 3.3. Quy trình hàn 49 CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ 60 4.1. Thảo luận kết quả 61 4.2. Đề xuất ý kiến 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC. LỜI CẢM ƠN Sau hơn 3 tháng tích cực tìm hiểu, xây dựng đề tài: “Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép” cho đến nay đề tài đã hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban chủ nhiệm khoa Kỹ thuật Tàu Thủy – Trường Đại Học Nha Trang, các thầy trong Bộ môn Đóng Tàu Thủy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy Th.S Huỳnh Văn Vũ người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn Công ty tàu biển Huyndai – Vinashin, Công ty công nghiệp tàu thủy Nha Trang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia tìm hiểu thực tế. Tôi thành thật biết ơn! LỜI NÓI ĐẦU Công nghiệp tàu thủy hiện là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta hiện nay. Tận dụng ưu thế về tự nhiên cũng như xã hội, trong những năm gần đây công nghiệp tàu thủy đã có những bước phát triển vượt bậc, hệ thống nhà máy tàu biển Việt Nam đã có thể đóng những tàu trọng tải lớn. Tuy nhiên, để hoàn thiện sản phẩm ta còn phải nhập khẩu một số bộ phận, điển hình trong số đó là nắp hầm hàng tàu vỏ thép. Đề tài: “Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép” góp phần giải quyết vấn đề thực tế đề ra giải pháp thi công chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép với công nghệ hiện có của nền công nghiệp tàu thủy nước ta. Được sự phân công của bộ môn, trong thời gian từ ngày 30/07/2007 đến ngày 10/11/2007, tôi đã thực hiện đề tài “Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép” với nội dung chính gồm 4 chương như sau : Chương 1 : Đặt vấn đề Chương 2 : Yêu cầu kinh tế kỹ thuật đối với quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép. Chương 3 : Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng. Chương 4 : Thảo luận kết quả. Mặc dù đã hết sức cố gắng và tham khảo nhiều tài liệu liên quan, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy Th.S Huỳnh Văn Vũ, nhưng do trình độ còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm thực tế nên trong đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót. Kính mong được sự góp ý kiến của các thầy trong bộ môn để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy trong bộ môn Đóng tàu, đặc biệt là thầy Th.S Huỳnh Văn Vũ đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp . Nha trang, ngày …tháng …năm 2007. Sinh viên thực hiện Nguyễn Lê Thành Danh 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU TẠI VIỆT NAM. Ngành công nghiệp đóng tàu hiện đang nằm trong nhóm hàng xuất khẩu mới của Việt Nam. Đây là ngành được đánh giá là có tiềm năng và được sự đầu tư tập trung của nhà nước thông qua nhiều dự án và khoản vay để đầu tư phát triển quy mô lớn. Trong gần một thập kỷ qua, công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã phát triển nhanh chóng với dự kiến cho tới năm 2010 có thể xuất khẩu đạt giá trị 1,7 tỷ USD. Việt Nam đã liên doanh với Hàn Quốc xây dựng xưởng sửa chữa tàu lớn nhất Đông Nam Á, Huyndai – Vinashin, có thể sửa chữa tàu có sức chở đến 100.000DWT. Bên cạnh đó các công ty đóng tàu Việt Nam đang xây dựng các xưởng đóng mới có khả năng đóng các tàu có sức chở đến 100.000DWT. Các công ty đóng tàu của Việt Nam đã thành công trong việc cạnh tranh giành các hợp đồng đóng tàu của các nước châu Á, như Nhật Bản, cũng như việc thâm nhập vào thị trường châu Âu với các đơn đặt hàng từ Anh, Đức. Cho đến thời điểm này công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã triển khai thực hiện hàng loạt các dự án đầu tư nhằm đạt được năng lực: tự sửa chữa đồng bộ (cả vỏ, máy, điện, điện tử, điều khiển tự động…) các loại tàu có trọng tải đến 50.000DWT, tự đóng mới tàu có trọng tải tới 50.000DWT, tàu khách, tàu công trình, tàu dịch vụ dầu khí, giàn khoan dầu khí, tàu chế biến hải sản… Công tác xây dựng, đã đưa vào khai thác các đà tàu 50.000DWT ở Hạ Long, 70.000DWT ở Nam Triệu, ụ khô 5000DWT ở Sông Cấm, cầu tàu 5000DWT ở Cần Thơ… Hoàn thành việc xây dựng nhà máy đóng tàu ở Dung Quốc, Nhật Lệ, Thịnh Long, Cam Ranh, Nghi Sơn, Đà Nẵng … Tập đoàn CNTT Việt Nam (Vinashin) đã tiến hành đóng mới tàu 53.000DWT ở Hạ Long, Nam Triệu, tàu 34.000DWT ở Phà Rừng xuất khẩu cho Nhật Bản, tàu 31.000DWT ở Bạch Đằng, hoàn thành và bàn giao tàu 15.000DWT, tàu cao tốc 31hl/h cho các công ty vận tải biển trong nước, 3 tàu 12.500DWT cho Vinalines, bàn giao 1 tàu 1.061TEU cho Công ty vận tải biển Đông. Các công ty đóng tàu phía nam như Công ty công nghiệp tàu thủy Sài Gòn đã đóng mới được tàu hàng 6500DWT, Công ty đóng tàu và công nghiệp hàng hải Sài Gòn đã đóng mới được xà lan 15.000DWT… hàng loạt các trang thiết bị chuyên dùng như cần cẩu có sức nâng trên 150 tấn. Đây là bước phát triển mang tính đột phá nhằm chủ động trong công tác xây dựng hạ tầng của Vinashin. Hiện nay công nghiệp tàu thủy Vệt Nam đang hoàn thành việc xây dựng các nhà máy mới, hiện đại hóa và hội nhập. Đầu tư hoàn chỉnh công nghệ, thiết bị đóng và sửa chữa tàu lên mức hiện đại trong khu vực, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong ngành lên 60 đến 70%. Và trên cơ bản công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã thiết lập được các trung tâm đóng tàu lớn ở cả 3 miền: miền Bắc là Hải Phòng, Quảng Ninh gồm các nhà máy đóng tàu Nam Triệu, Bạch Đằng, Hạ Long, và sắp tới là Hải Hà; miền Trung có nhà máy đóng tàu Dung Quất; miền Nam có nhà máy ở Sài Gòn, Hậu Giang, Cà Mau. Tháng 7/2007, Vinashin lại được Ngân hàng Thụy Sỹ cho vay 600 triệu USD. Số tiền này sẽ được Vinashin cho các đơn vị thành viên vay lại để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư các dự án lớn như dự án đóng tàu hơn 105.000 tấn tại Dung Quất, kho nổi 150.000 tấn tại Nam Triệu, tàu chở ôtô tại Hạ Long, tàu chở hàng 53.000 tấn cho chủ tàu Graig (Anh quốc), cùng các tàu nhiều loại trọng tải cho chủ tàu Nhật Bản. Tập đoàn CNTT Việt Nam (Vinashin) vừa ký hợp đồng đóng mới 16 tàu VLCC 316.000DWT cho chủ tàu I-xra-en và Ấn Độ. Đây là loại tàu chở hàng lớn nhất từ trước đến nay sẽ được Vinashin giao cho Công ty CNTT Dung Quất và Nhà máy đóng tàu tại Khu kinh tế Hải Hà thực hiện. Sau khi bàn giao hai tàu hàng 53.000DWT do Tổng công ty CNTT Nam Triệu và Công ty Đóng tàu Hạ Long thi công, Tập đoàn CNTT Việt Nam (Vinashin) đã ký hợp đồng với chủ tàu Anh đóng mới thêm 6 tàu hàng 53.000DWT đưa tổng số các tàu hàng 53.000DWT xuất khẩu lên 35 chiếc, trong đó có 27 chiếc được chính thức đóng mới và 8 chiếc được quyền chọn đóng. Vinashin cũng đã đàm phán và ký hợp đồng đóng 5 tàu hàng 34.000DWT và 4 chiếc được quyền chọn đóng cho chủ tàu Anh, thoả thuận đóng mới 8 + 8 chiếc tàu loại 1.250TEU với chủ tàu Đức tại Công ty Đóng tàu Hạ Long, ký hợp đồng đóng mới 8 tàu chở hàng rời 36.000DWT cho chủ tàu Síp… Tuy nhiên, do bước vào thị trường đóng tàu với điểm xuất phát quá thấp, nên cho đến nay, mặc dù đã có sự phát triển vượt bậc, ngành đóng tàu Việt Nam vẫn chủ yếu là "làm thuê". Những con tàu đã và đang được đóng khá lớn, tuy nhiên các "sản phẩm Việt Nam" chỉ chiếm khoảng 30% bao gồm nhân công, và một số nguyên phụ liệu. Các thành phần khác như chuyên gia giám sát, các tư vấn viên và đặc biệt là hầu hết các nguyên vật liệu chính, máy móc đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành đóng tàu Việt Nam vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng to lớn này. 1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO NẮP HẦM HÀNG TÀU VỎ THÉP. Ở nước ngoài, công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép đã được chuyên môn hóa với việc ra đời của các công ty chuyên nhận thiết kế và đóng mới nắp hầm hàng tàu vỏ thép như Công ty MacGREGOR, Công ty Kvaerner … Và cho tới ngày nay, nó đã không ngừng phát triển để đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Ở trong nước, mặc dù ngành công nghiệp đóng tàu đang phát triển mạnh nhưng hiện tại công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép vẫn chưa được phát triển, mới chỉ có một cơ sở chế tạo nắp hầm hàng được thành lập do sự hợp tác của Công ty MacGREGOR (Đan Mạch) và Công ty đóng tàu Bến Kiền. Trước đây hầu như tất cả các con tàu có tải trọng lớn đóng mới tại Việt Nam đều phải đặt nắp hầm hàng từ nước ngoài. Điển hình như tại nhà máy đóng tàu Bến Kiền đóng mới tàu container 564TEU phải đặt hàng chế tạo nắp hầm hàng từ Công ty MacGREGOR. Nắp hầm hàng MacGREGOR lắp trên tàu container 564TEU là loại nhiều tấm, gấp lại được, được chế tạo tại một cơ sở của MacGREGOR tại Thượng Hải, Trung Quốc. Tháng 12/2004 Vinashin đã kí hợp đồng với tập đoàn MacGREGOR cung cấp nắp hầm hàng cho hai tàu chở hàng 53.000DWT đầu tiên đóng tại Việt Nam thuộc loại gấp, đóng mở bằng hệ thống thủy lực. Trọng lượng toàn bộ nắp hầm hàng khoảng 830 tấn. Qua đó cho thấy ở Việt Nam công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép đang rất cần được hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu phát triển chung của ngành. 1.3. GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 1.3.1. Lý do chọn đề tài. Hiện tại ở nước ta việc chế tạo nắp hầm hàng vẫn chưa phát triển, chỉ mới có một cơ sở chế tạo nắp hầm hàng . Đó là một thực trạng mà chúng ta cần phải giải quyết ngay nếu muốn đáp ứng được các nhu cầu của ngành đóng tàu trong tương lai. Đề tài “Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép” là một nội dung rất mới mẻ và phức tạp nhưng nó sẽ góp phần giải quyết phần nào vấn đề thực tại. Ngoài ra, phần quan trọng nhất mà đề tài mang lại là kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân trong việc chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép. 1.3.2. Vấn đề cần nghiên cứu. Chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép là một vấn đề còn mới mẻ trong ngành công nghiệp tàu thủy nước ta, do đó ở đây ta đi sâu nghiên cứu để thiết lập quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu thép để đảm bảo các yêu cầu kinh tế và kỹ thuật tối ưu từ dữ liệu thiết kế kỹ thuật. Cụ thể ở đây ta sẽ thiết kế quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép 20.000DWT. Để phục vụ cho đề tài tôi tham gia thực tế tại Công ty tàu biển Hyundai-Vinashin và Công ty công nghiệp tàu thủy Nha Trang. Để nghiên cứu được yêu cầu kinh tế kỹ thuật của công tác chế tạo nắp hầm hàng, trước hết cùng nhau nghiên cứu quy trình công nghệ chế tạo nó thể hiện qua các bước công nghệ cơ bản sau: Bước 1. Chuẩn bị sản xuất. a. Chuẩn bị máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất. a1. Dây chuyền sơ chế tôn. Tôn sau khi được công ty nhập về, do chưa sử dụng ngay nên tôn bị ôxi hóa. Vì vậy trước khi đưa tôn vào sử dụng cần phải được xử lý. Tôn được đưa vào dây chuyền sơ chế tôn qua khoang làm sạch nhờ lực va đập của các mẫu thép, mẫu gang, mẫu dây thép cắt có đường kính từ 0.5 ÷ 0.8mm sau khi đã được tăng tốc vào bề mặt tôn. Tốc độ hạt trong các máy phun hạt hiện đại đạt từ 155 ÷ 170m/s. Khối lượng hạt phóng trong một phút tới 140Kg. Năng suất đánh sạch từ 100 ÷ 200m2/h. Tốc độ dịch chuyển thép tấm trong máy từ 1.2 ÷ 3.6m/phút. a2. Máy cắt nhiệt. Máy cắt nhiệt thường dùng có máy tự động và máy bán tự động. Máy cắt nhiệt bán tự động là loại máy cắt nhiệt trong đó dịch chuyển của cơ cấu cắt được tự động hóa nhờ động cơ điện, còn đầu cắt được điều chỉnh bằng tay. Máy cắt nhiệt bán tự động được đặt trực tiếp trên bề mặt của tấm kim loại cần cắt hoặc trên những đường ray di động được. Loại máy cắt này dùng chủ yếu cho việc cắt các đường thẳng. Khi cắt các đường cong thường phải thay đổi hướng bằng tay. Máy cắt tự động là những máy cắt trong đó dịch chuyển của mỏ cắt cũng như việc điều khiển được tiến hành bằng máy. a3. Máy hàn. Hầu hết các mối liên kết giữa các chi tiết kết cấu của nắp hầm hàng tàu vỏ thép nói riêng và của tàu thủy nói chung đều dùng phương pháp hàn và trong tương lai chưa có phương pháp nào khác thay thế, do đó công nghệ hàn hiện nay đang rất được quan tâm cải tiến nhằm nâng cao chất lượng mối hàn đảm bảo độ bền, đẹp, cơ tính tốt thậm chí còn tốt hơn cả vùng vật liệu không hàn. Do đó cũng có nhiều loại máy hàn với những ưu điểm riêng của từng loại như: Máy hàn hơi. Máy hàn điện hồ quang. Hàn điện hồ quang hở. Hàn điện hồ quang trong khí bảo vệ. Hàn điện hồ quang trong chất trợ dung. Hàn điện xỉ. Tùy từng kết cấu, vị trí hàn và vật liệu mà ta áp dụng từng phương pháp hàn sao cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả và chất lượng cao nhất cho mối hàn. b. Chuẩn bị nguyên vật liệu. Thép sử dụng trong đóng tàu là thép cacbon đã được khử ôxi và phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau: Đảm bảo sức bền cơ lý tính với: σchảy = 235 ÷ 390 N/mm2. σkéo = 400 ÷ 650 N/mm2. Chịu đựng được hiện tượng nứt giòn ở nhiệt độ 0°C hoặc thấp hơn đến – 40°C. Tính năng hàn tốt ở mọi nhiệt độ môi trường xung quanh. Có khả năng gia công nguội mà không bị giảm đi nhiều cơ lý tính sau khi đã biến dạng dẻo và không cần phải gia công nhiệt trở lại. Khả năng chống gỉ tốt. Có sức bền mỏi tốt, đặc biệt mỏi ở chu kỳ thấp của các mối hàn. Giá cả hợp lý. c. Chuẩn bị nhân công. Tùy thuộc vào khối lượng công việc, tiến độ giao hàng theo hợp đồng, máy móc thiết bị tại công ty và quy trình công nghệ để quyết định đến lượng công nhân và cán bộ kỹ thuật cho quá trình sản xuất. Công nhân phải đảm bảo đủ số lượng, trình độ tay nghề trước khi thi công. Cán bộ kỹ thuật phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. d. Chuẩn bị dữ liệu kỹ thuật. Cần chuẩn bị các dữ liệu kỹ thuật liên quan đến nắp hầm hàng một cách đầy đủ, chính xác phục vụ cho quá trình thi công. Bước 2. Chế tạo chi tiết. a. Phân nhóm công nghệ. Các chi tiết kết cấu của nắp hầm hàng tàu vỏ thép có nhiều hình dáng phức tạp. Do đó để có thể tổ chức quá trình gia công một cách hợp lý, các chi tiết kết cấu được phân ra theo các nhóm công nghệ. Các chi tiết kết cấu mà có quy trình gia công như nhau hoặc gần giống nhau và được thực hiện trên cùng một loại máy móc, thiết bị thì được phân vào thành một nhóm công nghệ. b. Vạch dấu trên nguyên vật liệu. Mục đích của việc vạch dấu lên nguyên vật liệu là chuyển tất cả những số liệu và thông tin cần thiết cho gia công, c