Nhiệm vụ công trình:
- Hồ chứa nước Tuyền Lâm có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 1832 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc Huyện Đức Trọng và kết hợp khai thác Thủy Điện trên kênh chính tạo nguuồn nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng hưởng lợi.
- Xây dựng Hồ chứa nước để trữ nước trong những tháng mưa nhiều và điều tiết hồ cho những tháng ít mưa, đảm bảo mức tưới cho khu vực.
- Hồ Tuyền Lâm sẽ làm cho đất các vùng xung quanh tăng độ ẩm cho rừng cây sẽ phát triển tốt hơn đồng thời cũng là dự trữ cung cấp nước để phòng cháy rừng và trồng rừng.
- Cấp nước sinh hoạt cho khoảng 18.000 người dân trong khu hưởng lợi.
- Kết hợp du lịch nuôi trồng thủy sản, cung cấp nguồn thực phẩm và cải tạo môi trường sinh thái vùng dự án.
28 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6273 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế tổ chức thi công hồ chứa nước Tuyền Lâm thuộc phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG THI CÔNG
2.1. Dẫn dòng thi công:
2.1.1. Mục đích và tầm quan trọng của phương pháp dẫn dòng thi công:
1/ Mục đích:
- Tìm biện pháp hợp lý và tối ưu để dẩn nước từ thượng lưu về hạ lưu, hạn chế và đẩy lùi sự phá hoại của dòng chảy đối với công trình, triển khai thi công trong điều kiện khô ráo, đảm bảo yêu cầu lợi dụng tổng hợp nguồn nước.
- Hồ chứa nước Tuyền Lâm được xây dựng trên suối Đa Tam. Trong quá trình thi công, đập cần sử lý hố móng thật tốt, công tác xử lý hố móng phải được thực hiện trong điều kiện khô ráo, do đó phải có biện pháp dẫn dòng để thi công các công trình đầu mối được an toàn, thuận lợi, đạt hiểu quả kinh tế cao.
- Dẩn dòng thi công nhằm 3 mục đích cơ bản sau:
a. Ngăn chặn những ảnh hưởng không có lợi của dòng chảy đối với quá trình thi công.
b. Dẫn dòng chảy về hạ lưu đảm bảo yêu cầu lợi dụng tổng hợp nguồn nước trong qua trình thi công.
c. Đảm bảo các điều kiện thi công nhưng vẫn sử dụng được nguồn nước thiên nhiên để phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong vùng.
2/ Tầm quan trọng của công tác dẫn dòng:
Dẫn dòng thi công là một công tác có tính chất quan trọng, liên quan và quyết định nhiều vấn đề khác.
Biện pháp dẫn dòng thi công ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công, khối lượng của công trình đầu mối, ảnh hưởng đến phương pháp thi công và bố trí công trình do đó ảnh hưởng tới giá thành xây dựng công trình. Nếu không giải quyết đúng và hợp lý khâu dẫn dòng thi công thì quá trình thi công sẽ không liên tục làm đảo lộn kế hoạch tiến độ, kéo dài thời gian thi công.
Công tác dẫn dòng thi công chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như thủy văn, địa chất, địa hình, đặc điểm kết cấu và sự phân bố các công trình thủy công, điều kiện lợi dụng dòng nước, điều kiện thi công, thời gian thi công. Do đó nhất thiết phải lấy rõ tầm quan trọng của công tác dẫn dòng thi công để làm tốt công tác điều tra nghiên cứu và giãi quyết vấn đề khi đưa ra biện pháp dẫn dòng.
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chọn phương án dẫn dòng thi công:
2.2.1. Điều kiện thủy văn:
Dòng chảy Suối Đa Tam tại khu vực đầu mối có lưu lượng lớn , nước chảy chia làm hai mùa rõ rệt. Lưu lượng mùa lũ và mùa kiệt khác nhau. Mực nước sông thay đổi nhiều, lũ tập trung nhanh, cường suất lớn do những con sông suối nhỏ đổ về dễ gây ra lũ cho vùng hạ lưu gây khó khăn cho việc dẫn dòng thi công. Do vậy không thể dùng biện pháp dẫn dòng thi công như: Dẫn dòng qua máng, qua kênh đào lớn mà phải dùng phương pháp dẫn dòng thi công như: qua lòng sông thiên nhiên, lòng sông thu hẹp hoặc làm tràn tạm.
2.2.2. Điều kiện địa hình:
Địa hình lưu vực hồ Tuyền Lâm có thể phân thành 2 dạng chính:
- Khu vực xung quanh lòng hồ có dạng địa hình vùng núi cao có độ cao > 1000m, chủ yếu là rừng thông trải dài phủ kín bề mặt toàn lưu vực, dưới là lớp thảo mộc có tác dụng và chống xói mòn tốt.
- Lòng hồ nằm gọn trong thung lũng gồm nhiều nhánh suối từ trên các triền núi đổ về theo khe lạch tụ thủy thành suối Tía. Lưu vực có đường phân thuỷ của các dãy núi có độ cao trên 1400 m. Địa hình lòng hồ khá thoải, đôi chỗ có những đồi thấp tạo thành đảo rất đẹp nên rấy thích hợp cho biện pháp dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp, đào kênh dẫn dòng, cũng như thích hợp cho việc bố trí thi công trình, mà không ảnh hưởng đến việc dẫn dòng.
2.2.3. Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn:
Ngoài lớp đất mặt là loại á sét nặng màu nâu kết cấu kém chặt. Đất có nhiều cỏ, nguồn gốc bồi tích có chiều dày tường đối còn có lớp đất á sét màu nâu sẫm, đỏ nhạt, kết cấu kém chặt, chiều dày trung bình từ và lớp đất sét màu đỏ, nâu đỏ có chỗ đỏ thẫm kết cấu chặt vừa, trạng thái nửa cứng, chúng phân bố trên toàn bộ công trình. Vì vậy dòng thấm không lớn nhưng phải tiêu nước hố móng để thi công nên khi đắp đê quai để dẫn dòng thi công phải chú ý đến biện pháp chống thấm ở nền, nhưng lại có nhiều thuận lợi so với nền đá trong công tác hố móng. Như vậy áp dụng dẫn dòng bằng phương pháp đào hầm là không khả thi.
2.2.4. Điều kiện lợi dụng tổng hợp dòng chảy:
Trong quá trình thi công hồ chứa nước Tuyền Lâm phải đảm bảo yêu cầu dùng nước cho sinh hoạt của công nhân và nhu cầu dùng nước của nhân dân trong mùa. Do phương án dẫn dòng đưa ra, sao cho đảm bảo cung cấp đủ lượng nước dùng. Tuy vậy cung cấp nước có gây cho thi công thêm khó khăn phức tạp nhưng đem lại hiệu quả và kinh tế.
2.2.5.Quan hệ giữa công trình thuỷ lợi và phương án dẫn dòng
Hệ thống đầu mối công trình hồ chứa nước Tuyền Lâm gồm các hạng mục: Đập đất, tràn xã lũ bằng bêtông cốt thép và cống lấy nước có kết cấu bằng bê tông cốt thép phần móng bằng bêtông, lưu lượng qua vị trí công trình nhỏ .Vì vậy có thể kết hợp cống lấy nước và lòng sông thiên nhiên để dẫn dòng.
2.2.6. Điều kiện tổ chức và khả năng thi công:
a. Thuận lợi:
Đây là vùng có địa hình đồi núi tương đối thoải, có mạng lượi điện quốc gia nên rất thuận lợi trong việc giao thông đi lại vận chuyển vật liệu, nước và cung ứng vật tư thiết bị máy móc cũng vận hành máy thi công và là nơi đáp ứng nguồn nhân lực lao động phổ thông và lao động trình độ cao trong ngành xây dựng công trình thuỷ lợi tương đối của tỉnh.
b. Khó khăn:
Công trình nằm cách xa đường quốc lộ điều kiện giao thông giữa công trình tới các vùng lân cân cũng không thuận lợi, dân cư thưa thớt khó hậu khắc nghiệt nên rất khó khăn khi vận chuyển vật liệu, thiết bị, máy móc.
c. Khả năng thi công:
Các nhà thầu có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm, tài chính cũng như thiết bị, máy móc để thi công công trình .
Kết luận: Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương án dẫn dòng cho thấy: Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương án dẫn dòng. Dựa vào địa hình, thời gian thi công để đề xuất được phương án dẫn dòng hợp lý, cả hai mặt kỹ thuật và kinh tế. Có thể sử dụng vào công trình để dẫn dòng như:
Lòng sông thiên nhiên, cống lấy nước, tràn xả lũ.
2.3. Đề xuất phương án dẩn dòng thi công:
2.3.1. Nguyên tắc đề xuất phương án dẩn dòng:
+ Dẫn dòng thi công dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau.
1/ Thời gian thi công ngắn nhất.
2/ Phí tổn dẫn dòng và giá thành công trình rẽ nhất.
3/ Thi công thuận tiện, liên tục, an toàn và chất lượng cao.
4/ Triệt để lợi dụng các điều kiện có lợi của thiên nhiên và các đặc điểm của kết cấu công trình thủy công để giảm bớt khối lượng và giá thành các công trình tạm.
5/ Khai thác mọi khả năng, lực lượng tiên tiến về kỹ thuật tổ chất quản lý như: máy móc có năng suất cao, phương pháp và công nghệ thi công tiên tiến, tổ chất thi công khoa họa và tranh thủ thi công vào mùa khô với hiệu quả cao nhất. Cụ thể là mùa khô mực nước thấp, đắp đê quai ngăn dòng, tập trung đắp đập với tốc độ nhanh vượt lũ chính vụ.
6/ Khi thiết kế các công trình tạm nên trọn các phương án thi công đơn giãn, dễ làm, thi công nhanh, dỡ bõ dễ dàng, tạo điều kiện cho công trình sớm khởi công và thi công thuận lợi, đặc biêt là tạo điều kiện để công trình sớm phát huy tác dụng.
-Từ đó ta có phương án dẩn dòng cụ thể như sau :
2.3.2. Các phương án dẫn dòng:
2.3.2.1. Phương án I: Thời gian thi công là 3 năm : Từ 1/11/2010 – 1/11/2013
Năm thi công
Thời gian
Công trình dẫn dòng
Lưu lượng dẫn dòng(m3/s)
Các công việc phải làm và các mốc khống chế
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Năm thứ nhất
Mùa khô:
Từ 01/11
đến 30/02
Dẫn qua lòng sông thiên
Nhiên
2,91
- Làm đường thi công, làm trại, kho bãi và các khu phụ trợ phục vụ cho thi công.
- Bóc phong hóa bãi vật liệu, đào móng đập, móng tràn, cống lấy nước.
- Thi công cống lấy nước và kênh xả ra sông.
Mùa mưa:
Từ tháng 3
đến tháng 10
Dẫn qua lòng sông thiên nhiên
179
- Thi công hoàn thiện cống lấy nước
- Thi công tràn xã lũ.
- Đào và hoàn thiện móng đập
Năm thứ hai
- Mùa khô: Từ tháng 11
đến 30/2
- Dẫn dòng qua lòng sông thiên nhiên
2,91
- Đào đắp phần chân khay bờ phải và bờ trái đập trừlại phần lòng sông.
- Thi công tràn xã lũ
- Mùa mưa : Từ đầu tháng 3
đến 30/10
- Dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp
719
- Tiếp tục phần bên trai và bên phải.
- Lát đá bảo vệ mái thượng lưu phần đã đắp.
- Thị công và hoàn thiện tràn xả lũ.
Năm thứ ba
Từ 11
đến 30/04
- Dẫn dòng qua cống lấy
nước (6,5m3/s)
4,44
- Đầu tháng 11 đắp đê quai thượng lưu và hạ lưu.
- Nạo vét hố móng đâp chính, đào chân khay, tim đập.
- Chuẩn bị thiết bị vật tư cho công tác chặn dòng.
- Chặn dòng đầu tháng 12.
- Đắp đoạn chặn dòng trên cao trình phòng phòng lũ tiểu mãn.
- Đắp đến đâu lat đá thượng lưu đến đó
Từ đầu tháng 5 đến 30 tháng 11
- Dẫn dòng qua cống lấy
nước và tràn xả lũ
179
- Tiếp tục đắp và hoàn thiện đập.
- Lát đá bảo vệ mái thượng lưu phần đã đắp.
- Trồng cỏ hạ lưu, hoàn thiện toàn bộ công trình
- Nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.
2.3.2.2. Phương án II thời gian thi công là 2 năm : Từ 1/10/2010 – 1/10/2012
Năm thi công
Thời gian
Công trình dẫn dòng
Lưu lượng dẫn dòng
(m3/s)
- Các công việc phải làm và mưc khống chế
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Năm thứ nhất
- Mùa khô: Từ 01/11
đến 30/02
- Dẫn qua lòng sông thiên
nhiên
2,91
- Làm đường thi công, lán trại, kho bãi và các phụ trợ phục vụ cho thi công.
- Bóc phong hoá bãi vật liệu, đào móng đập, móng tràn, cống lấy nước,
- Thi công cống lấy nước và kênh xả ra sông.
- Mùa mưa: Từ 01/03
đến 30/10
- Dẫn qua lòng sông thu hẹp
179
- Đào chân khay và đắp phần bên phải, bên trái đến cao trình vượt lũ.
- Đắp đến đâu lát đá bảo vệ mái thượng lưu đến đó
- Thi công móng tràn xả lũ.
- thị công và hoàn thiện cống lấy nước
Năm
thứ
hai
- Mùa khô: Từ 01/11
đến 30/02
- Dẫn dòng qua Cống lấy
nước (6,5m3/s)
4,44
- Đầu tháng 11 đắp đê quai thượng lưu và hạ lưu.
- Nạo vét hố móng đâp chính, đào chân khay, tim đập.
- Chuẩn bị thiết bị vật tư cho công tác chặn dòng.
- Chặn dòng đầu tháng 12.
- Đắp đoạn chặn dòng trên cao trình phòng phòng lũ tiểu mãn.
- Thi công tràn xả lũ hoàn thiện trước lũ.
- Mùa mưa: Từ 01/03
đến 30/11
- Dẫn qua cống lấy nước
179
- Đắp đập đến cao trình thiết kế và hoàn thành đập trước lũ chính vụ.
- Lát đá bảo vệ mái thượng lưu, trồng cỏ mái hạ lưu, trải cấp phối mặt đập, xây rảnh tiêu nước…
- Hoàn thiện toàn bộ công trình
- Nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng
2.3.3. Phân tích đánh giá lựa chọn phương án dẫn dòng:
2.3.3.1. Phương án 1:
1/ Ưu điểm.
- Cường độ thi công không không liên tục, không phải xây tràn tạm và các công trình phục vụ cho dẫn dòng khác nên giảm được khối lượng công trình, giảm được giá thành thi công.
2/ Nhược điểm.
- Thời gian thi công không liên tục và kéo dài.
2.3.3.2. Phương án 2:
1/ Ưu điểm.
- Cường độ lên đập vượt lũ được liên tục trong mùa kiệt và mùa lũ không bị gián đoạn đảm bảo được tiến độ thi công.
- Thời gian thi công ngắn, không phải xây tràn tạm và các công trình phục vụ cho dẫn dòng khác nên giảm được khối lượng công trình, giảm được giá thành thi công.
- Đảm bảo yêu cầu dùng nước cho hạ lưu.
2/ Nhược điểm.
- Cường độ lên đập để vượt lũ cao.
2.3.3.3. Đánh giá chọn phương án:
- Trình tự thi công đập đất giữa hai phương án cơ bản là giống nhau. Phương án 2 có ưu điểm nổi bật là khối lượng công trình dẫn dòng nhỏ, cường độ thi công giữa các mùa tương đối đồng đều và ổn định, thời gian thi công ngắn, sớm tích nước đưa công trình vào sử dụng nên đảm bảo nhu cầu sớm dùng nước của người dân trong vùng hưởng lợi. Phương án 1 tuy giảm được cường độ đắp đập nhưng thời gian thi công quá dài làm tăng giá thành công trình.
- Qua phân tích đánh giá phương án lựa chọn thì chọn phương án 2 là phương án chọn để làm phương án thiết kế dẫn dòng thi công.
2.4. Xác định lưu lượng thiết kế dẫn dòng thi công:
+ Khái niệm:
- Lưu lượng thiết kế dẫn dòng là trị số lưu lượng lớn nhất ứng với tần suất và thời đoạn dẫn dòng thiết kế.
- Khi xác định lưu lượng thiết kế phải tiến hành theo các bước sau:
2.4.1. Chọn tần suất thiết kế:
- Tần suất thiết kế dẫn dòng phụ thuộc vào cấp của công trình, được xác định theo quy phạm hiện hành.
- Theo tài liệu thiết kế: công trình hồ chứa nước Tuyền Lâm thuộc công trình cấp IV. Với công trình đầu mối cấp III. Tra TCXDVN 285-2002 thì tần suất thiết kế dẫn dòng là P = 10%.
- Sau khi đã xác định được tần suất thiết kế dẫn dòng thì trị số lưu lượng thiết kế dẫn dòng phụ thuộc vào thời đoạn dẫn dòng.
2.4.2. Chọn lưu lượng thiết kế dẫn dòng thi công:
-Với tần suất thiết kế dẫn dòng đã có thì việc chọn lưu lượng thiết kế chủ yếu dựa vào thời đoạn dẩn dòng thiết kế. Khi xác định thời đoạn dẫn dòng nghiên cứu kỹ một cách tổng hợp và toàn diện các vấn đề liên quan như:
+ Đặc điểm thủy văn, khí tượng của vùng thi công.
+ Đặc điểm kết cấu công trình.
+ Phương án dẫn dòng.
+ Điều kiện và khả năng thi công.
- Công trình hồ chứa nước Tuyền Lâm được đắp bằng đất, không cho phép nước tràn qua. Căn cứ vào phương án dẫn dòng đã chọn, điều kiện và khã năng thi công của đơn vị thi công quyết định chia thời đoạn dẫn dòng theo từng thời kỳ.
+ Mùa khô thì đê quai chắn nước.
+ Mùa lũ thì đập chính chắn nước.
- Trên cơ sở tần suất và thời đoạn dẫn dòng thiết kế đã xác định được.
+ Lưu lượng thiết kế dẫn dòng mùa kiệt Qkdd = 4,44 m3/s
+ Lưu lượng thiết kế dẫn dòng mùa lũ Qldd = 179 m3/s
2.5. Tính toán thủy lực dẫn dòng:
2.5.1. Mục đích:
- Xác định theo từng giai đoạn dẫn dòng qua các công trình dẫn dòng khác nhau của phương án.
- Theo phương án dẫn dòng đã chọn ứng với từng thời kỳ dẫn dòng có các mục đích sau:
- Năm thứ nhất: Dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp.
- Xác định mực nước dâng lên để có được mức khống chế đắp đập.
- Tính toán lưu tốc ở đoạn thu hẹp để kiểm tra điều kiện xói lở, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.
- Năm thứ hai: Dẫn dòng qua cống ngầm và tràn xã lũ.
- Xác định mực nước trước cống để có cao trính đắp đập khống chế.
2.5.2. Tính toán thủy lực qua lòng sông thu hẹp:
2.5.2.1 Mức độ thu hẹp của lòng suối cho phép: do các yếu tố sau quy định:
- Lưu lượng dẫn dòng thi công.
- Điều kiện chống sói của lòng sông và địa chất ở hai bờ.
- Đặc điểm cấu tạo của công trình.
- Hình thức cấu tạo và bố trí đê quai.
- Cách tổ chất thi công, bố trí công trường và gía thành công trình.
Hình 2 – 1: Sơ đồ thu hẹp lòng suối
Để tính toán thủy lực dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp cần phải xác định mực nước phía hạ lưu. Do không có tài liệu đo quan hệ Q~ Zhl nên ta có thể tính toán mực nước này nếu coi sông như là kênh hình thang chảy với lưu lượng Q có chiều sâu mực nước là hs .
Theo tài liệu thiết kế kỹ thuật ta có các thông số sau:
- Bề rộng lòng sông: b= 25m
- Độ dốc bình quân đáy sông: i= 0,0121
- Lưu lượng lớn nhất thiết kế ứng với P=10%,: Qmax= 179 m3/s
- Độ dốc mái sông: m=2 → 4mo = 9,88 (mái sông thiên nhiên m= 1÷ 2 )
- Hệ số nhám sông thiên nhiên: n = 0,025 ÷ 0,0225 chọn n = 0,025
Tính chiều cao cột nước trong sông:
- Ta có các công thức sau:
(2-1)
Trong đó:
W= (b+m.h).h (2-2)
(C là hệ số Ceri ) (2-3)
(R bán kính thủy lực ) (2-4)
(là chu vi ướt ) (2-5)
Từ các công thức trên ta giả thiết h để tìm Q. từ h và Q đã có ta vẽ được đường quan hệ Q và h. Kết quả tính toán Q và h thể hiện ở bảng 2-1
Bảng 2-1: Kết quả tính toán Q và h
Q(m3/s)
0
2
10
15
65
95
135
150
179
210
hhl (m)
0
0.09
0.24
0.3
0.73
0.91
1.12
1.19
1.32
1.45
Zhl (m)
1352
1352,09
1352,24
1352,3
1352,73
1352,91
1353,12
1353,19
1353,32
1353,45
Trong đó : Zhl= hsông + Zđáy sông (Zđs min = 1352m)
Từ kết quả tính toán ở bảng 2-1 vẽ được biểu đồ quan hệ Q ~ ZTL
+ Mức độ thu hẹp lòng suối được biểu thị bằng công thức sau:
K = ( 2-1)
- Trong đó:
K : Mức độ thu hẹp lòng suối, K = (30 – 60)%.
ω1 : Tiết diện ướt của lòng sông mà đê quai và hố móng chiếm chỗ ( m2 ).
ω2 : Tiết diện ướt của dòng suối cũ ( m2 ).
- Tính ω1 :
Từ Q = 179 m3/s ( Tra quan hệ Q ~ Zha ) Ta được Zha = 1353,32 (m)
- Dựa vào mặt cắt dọc đập ta xác định được diện tích ướt ban đầu của lòng suối và diện tích ướt do công trình chiếm chỗ ứng với mực nước thượng lưu đp được là .
: Diện tích ướt của sông cũ, xác định được thông qua tính thử dần bằng cách coi khi lòng sông bị thu hẹp làm việc như đập tràn đỉnh rộng chảy ngập (P=, cửa vào rất thuận nên ta có công thức:
(2-2)
Trong đó:
.n = 0,77 Tra bảng 14-13 GTTL tập 2 ứng với m
. m = 0.3 là hệ số lương lượng phụ thuộc vào mức độ thu hẹp lòng sông lớn hay nhỏ và cửa vào thuận hay không thuận.
Giả thiết = 2,065m thế vào công thức (2-7) ta được
= 178,8
So sánh thấy Q(QVậy ta giải thiết là đúng, mặt khác ta có
- Độ cao nước dâng được tính như sau:
(2-3)
Trong đó:
: Độ cao nước dâng (m)
Vo : Lưu tốc đến gần (m/s) (Vo nhỏ nên bỏ qua)
g : Gia tốc trọng trường g = 9.81 m/s2
- Từ công thức ( = 0,77x2,065x2x9,81 ( Vc = 24,02 (m/s)
Có Vc ta thế vào công thức Vc =
( =77,03m2
. Với là hệ số thu hẹp hai bên
. Thế m2 vào công thức (2-6) ta tìm được K = 0,47 = 47%.
Vậy mức độ thu hẹp là hợp lý.
2.5.2.2. Lưu tốc bình quân tại mặt cắt co hẹp ( Vc):
Sau khi sơ bộ xác định hệ số K=0,47 và tính được lưu tốc bình quân tại mặt cắt thu hẹp VC= 4,25, căn cứ vào điều kiện địa chất của đoạn sông thu hẹp sẽ xác định được lưu tốc bình quân cho phép không xói [VC]. So sánh VC và [VC] nếu VC lớn hơn [VC] nhiều tức là lòng sông, bờ sông và đê quai dọc có khả năng bị xói lở. VC ( [VC]
-Tính [VC] = k.Q0,1
Mà : Qmax = 1,2.= 1,2 × 179 = 214m3/s
( [VC] = 0,68 × 2140,1 = 1,16m/s (chọn K = 0,68 tra bảng 13 trang 451 TCVN 4118 - 1985).
Vậy so sánh ta thấy Vc > [ Vc ] nên lòng suối và bờ suối cũng như đê có khả năng bị xói lở. Đề phòng và chống xói lở cho đê quai ta dùng các biện pháp sau đây:
Để phòng và chống xói lở thường thực hiện các biện pháp sau :
- Bố trí đê quai thuận chiều nước chảy. Trường hợp cần thiết phải làm tường hướng dòng.
- Nạo vét và mở rộng lòng sông để tăng tiết diện khi thu hẹp, tức là giảm VC.
- Thu hẹp phạm vi hố móng và mặt cắt đê quai dọc của giai đoạn đầu.
- Trong trường hợp cần thiết có thể dùng đá để bảo vệ đê quai lòng sông và bờ sông.
Sau khi lòng sông bị thu hẹp thì trạng thái chảy của dòng chảy ở thượng lưu thay đổi nước bị dâng .
( Xác định cao trình mực nước thượng lưu: Ztl .
Ta có : Ztl = Zhl + (2-9)
Trong đó:
Ztl : Mực nước phía thượng lưu đập.
: Độ chênh mực nước thượng hạ lưu đập. = 2,065(m).
Zhl : Mực nước phía hạ lưu đập, dựa vào quan hệ Q ~ Z ứng với Qlu10%= 179m3/s hhl = 1,32 Zhl = Zđs + hhl = 1352 + 1,32 = 1353,32( m).
Thay các giá trị vào (2-9) ta được:
Ztl = Zhl + + = 1353,32 + 2,06 = 1355,39(m)
2.4.4.3 Ứng dụng kết quả tính toán:
+ Xác định cao trình đắp đập năm thứ nhất vượt lũ (tháng 3):
ZVL=ZTL+( ((=0,5(0,7m)
ZVL= 1355,30 + 0,5 = 1355,89 m
Vì ở phần phương án thi công có nếu năm thứ nhất đắp từ lòng suối về hai vai. Qua tính toán ta xác định được cao trình cần để đắp là 1355,89 là an toàn.
2.4.5. Tính toán thủy lực dẫn dòng qua cống ngầm (cống lấy nước) (tính cho năm thứ hai)
2.4.5.1 Mục đích
Tính toán thủy lực qua cống ngầm nhằm sát định mối quan hệ giữa lưu lượng tháo qua cống vối cao trình mực nước thượng lưu cống ZTC (Q~ZTL) và cao trình mực nước hạ lưu cống ZHL(Q~ ZHL). Để từ đó xác định được cao trình đê quai thượng và hạ lưu.
- Lợi dụng cống lấy nước để dẫn dòng để nhằm hạ giá thành của công trình.
- Xác định mực nước đầu đầu cống, từ đó xác định cao trình đỉnh đê quai, cao trình đắp đập vượt lũ.
- Kiểm tra trạng thái chảy trong cống.
- Kiểm tra điều kiện xói lở hạ lưu cống.
2.4.5.2. Nội dung tính toán
a) Cống lấy nước :
- Nhiệm vụ: cống lấy nước ở đây có nhiệm vụ tháo nước từ hồ chứa xuống sông hạ lư