Ngày nay, cùng với sự bùng nổ và phát triển của công nghệ thông tin và mạng Internet trên toàn thế giới việc trao đổi thông tin đã trở nên dễ dàng hơn. Một trong những cách để trao đổi thông tin trên Internet không thể không nhắc tới vì những tiện ích và lợi ích mà nó mang lại đó là thư điện tử hay còn gọi là E-mail ( Electronic mail). Thư điện tử (E-mail) là một hệ thống truyền nhận thư từ qua Internet hay các mạng máy tính (Computer network). E-mail có những lợi ích đáng kể so với cách viết thư truyền thống giấy và mực. Một thông điệp, một tin nhắn, lời chúc mừng, hay văn bản, hay có thể được gửi tại bất kì thời điểm nào, bất kì nơi nào trên toàn thế giới một cách dễ dàng và nhanh chóng gần như là ngay lập tức. Email chẳng những có thể truyền gửi được chữ, nó còn có thể truyền được các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim, và đặc biệt các phần mềm thư điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các E-mail dạng sống động tương thích với kiểu tệp HTML.
Đối với các doanh nghiệp, E-mail lại càng trở nên quan trọng hơn trong. Những mẫu tin quảng cáo gửi tới nhiều khách hàng, các bản hợp đồng gửi tới những đối tác trong nước hay ngoài nước, hay các thông báo cho các nhân viên trong công ty , với khả năng chuyển giao nhanh chóng gần như là ngay lập tức, không khoảng cách, và chi phí rẻ thì E-mail là một sự lựa chọn không thể thiếu cho các doanh nghiệp.
82 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4450 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu các giao thức dùng cho Email, triển khai một hệ thống Mail cho doanh nghiệp với cơ chế bảo mật dùng Exchange Server 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự bùng nổ và phát triển của công nghệ thông tin và mạng Internet trên toàn thế giới việc trao đổi thông tin đã trở nên dễ dàng hơn. Một trong những cách để trao đổi thông tin trên Internet không thể không nhắc tới vì những tiện ích và lợi ích mà nó mang lại đó là thư điện tử hay còn gọi là E-mail ( Electronic mail). Thư điện tử (E-mail) là một hệ thống truyền nhận thư từ qua Internet hay các mạng máy tính (Computer network). E-mail có những lợi ích đáng kể so với cách viết thư truyền thống giấy và mực. Một thông điệp, một tin nhắn, lời chúc mừng, hay văn bản, hay … có thể được gửi tại bất kì thời điểm nào, bất kì nơi nào trên toàn thế giới một cách dễ dàng và nhanh chóng gần như là ngay lập tức. Email chẳng những có thể truyền gửi được chữ, nó còn có thể truyền được các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim, và đặc biệt các phần mềm thư điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các E-mail dạng sống động tương thích với kiểu tệp HTML.
Đối với các doanh nghiệp, E-mail lại càng trở nên quan trọng hơn trong. Những mẫu tin quảng cáo gửi tới nhiều khách hàng, các bản hợp đồng gửi tới những đối tác trong nước hay ngoài nước, hay các thông báo cho các nhân viên trong công ty… , với khả năng chuyển giao nhanh chóng gần như là ngay lập tức, không khoảng cách, và chi phí rẻ thì E-mail là một sự lựa chọn không thể thiếu cho các doanh nghiệp.
Do đó, trong đồ án môn thực tập chuyên nghành Mạng máy tính và truyền thông : “Tìm hiểu các giao thức dùng cho email. Triển khai 1 hệ thống mail cho doanh nghiệp với cơ chế bảo mật dùng Exchange server 2010.”. Chúng ta sẽ tìm hiểu tới các vấn đề liên quan tới thư điện tử, các giao thức truyền nhận mail. Tìm hiểu về những chức năng của Exchange server 2010 phần mềm máy chủ của hãng Microsoft. Chúng ta sẽ xây dựng hệ thống E-mail cho doanh nghiệp thiết lập các cơ chế bảo mật, khả năng chống spam mail, … băng phần mềm máy chủ Exchange server 2010.
Trong quá trình làm đồ án còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến giúp đỡ của Thầy(Cô) để hoàn thành tốt đồ án chuyên nghành này. Tôi cũng chân thành cảm ơn thầy Lê Quốc Tuấn đã hướng dẫn tôi làm đồ án này.
PHẦN I: CÁC GIAO THỨC TRUYỀN NHẬN MAIL
Công việc phát triển các hệ thống Mail (Mail System) đòi hỏi hình thành các chuẩn về Mail. Điều này giúp cho việc gởi nhận các thông điệp được đảm bảo , làm cho những người ở các nơi khác nhau có thể trao đổi thông tin cho nhau.
Có 2 chuẩn về Mail quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay là X.400 và SMTP ( Simple Mail Transfer Protocol). SMTP thường đi kèm với chuẩn POP3 và do hạn chế của SMTP mà ngày nay người ta dùng chuẩn mở rộng của nó là ESMTP (Extended SMTP). Mục đích chính của X.400 là cho phép các mail có thể được truyền nhận thông qua các loại mạng khác nhau bất chấp cấu hình phần cứng, hệ điều hành mạng , giao thức truyền dẫn được dùng. Còn mục đích của chuẩn SMTP miêu tả cách điều khiển các thông điệp trên mạng Internet. Điều quan trọng của chuẩn SMTP là giả định máy nhận phải dùng giao thức SMTP gởi Mail cho 1 Server luôn luôn hoạt động. Sau đó, người nhận sẽ đến lấy Mail của họ từ Server khi nào họ muốn dùng giao thức POP (Post Office Protocol), ngày nay POP được cải tiến thành POP3 (Post Officce Protocol vertion 3). Các giao thức Mail thông dụng : chuẩn X.400, chuẩn IMAP, SMTP (ESMTP), POP3. Trong phần này chúng ta sẽ làm rõ các giao thức truyền nhận mail này, cơ chế gửi và nhận Mail như thế nào?
I. Giới thiệu tổng quan về E-mail
1. Khái niệm thư điện tử (E-mail)
E-mail hay thư điện tử là một phương tiện truyền đạt thông tin rất nhanh. Một mẫu thông tin (thư từ) có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc.
Ngày nay, email không những có thể truyền gửi được các ký tự, mà còn có thể truyền được các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim và đặc biệt các phần mềm thư điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email dạng sống động tương thích với kiểu tệp HTML.
2.Lợi ích của thư điện tử (E-mail) so với thư truyền thống
Thay vì viết thư bằng giấy mực và bút thì người gửi chỉ cần gõ chữ từ bàn phím của máy tính và biết dùng một phần mềm thư điện tử (email program).
Lá thư được gửi trên hệ thống bưu chính là vật liệu không cần máy nhận hay máy gửi. Trong khi đó, nếu gửi thư điện tử, chỉ có các tín hiệu điện mã hoá nội dung bức thư điện tử được truyền đi đến máy nhận. Do đó, chỉ có nội dung hay cách trình bày lá thư điện tử là được bảo toàn. Trong khi đó, dùng đường bưu điện người ta có thể gửi đi các vật liệu hàm chứa thêm nội dung hay ý nghĩa khác. Điều này có thể rất quan trọng đối với nhiều người.
Vận tốc truyền thư điện tử chỉ vài giây đến vài phút và chi phí rất nhỏ không đáng kể so với gửi qua đường bưu điện
Dùng thư điện tử thì bất kỳ lúc nào cũng có thể mở phần mềm thư điện tử ra đọc nên tiện lợi hơn là việc phải bỏ thư ở các thùng thư. Đồng thời, vì mỗi người dùng thư đều phải nhập mật khẩu vào máy nên thư điện tử sẽ khó bị người ở chung đọc lén so với thư gửi bưu điện. Nhưng ngược lại, các tay tin tặc xa lạ có thể xâm nhập vào hệ thống thư điện tử của cá nhân nếu như các mật mã hay các hệ thống an toàn phần mềm bị bẻ gãy.
Khối lượng gửi và nhận thư điện tử có thể nhiều hơn thư bưu điện rất nhiều lần.
Thư điện tử không thể bị hư hai vật lý. Thư điện tử có thể bị nhiễm virus, các mã độc hại
Khả năng chuyển tiếp thư nhanh chóng
Hộp thư là nơi cất giữ các thư từ với địa chỉ xác định. Tương tự, trong hệ thống thư điện tử, thì hộp thư này tương đương với phần dữ liệu chứa nội dung các email cộng vói điạ chỉ của người chủ thư điện tử. Điểm khác biệt ở đây là hộp thư điện tử sẽ có nhiều chức năng hơn là việc xoá bỏ các thư cũ.
Mỗi người có thể có một hay nhiều địa chỉ email (và phải được đăng ký qua một hệ thống nào đó). Mỗi hộp thư sẽ có một địa chỉ phân biệt không bao giờ trùng với địa chỉ email khác.
3.Các nhân tố cơ bản của một hệ thống E-mail
Thông thường một hệ thống mail bao gồm 3 thành phần cơ bản:MUA, MTA, MDA.
Hình 1: Các nhân tố cơ bản của hệ thống mail
Mail User Agent (MUA)
MUA là chương trình quản lý thư đầu cuối cho phép người dùng có thể đọc soạn thảo và gửi mail.
MUA có thể lấy thư từ mail server về để xử lý(sử dụng giao thức POP)hoặc chuyển thư cho một MUA khác thông qua MTA(sử dụng giao thức SMTP).
MUA có thể xử lý trực tiếp thư ngay trên mail server (sử dụng giao thức IMAP).Chức năng chính của MUA là cung cấp giao diện cho người dùng tương tác với thư,gồm có:
Soạn thảo, gửi thư.
Hiển thị thư gồm cả các tập tin đính kèm.
Gửi trả (Relay) hay chuyển tiếp thư (Create New).
Đính kèm các tập tin vào các thư gửi đi (Text, HTML, MIME…).
Thay đổi các tham số (ví dụ như server được sử dụng,kiểu hiển thị thư,kiểu mã hóa thư).
Thao tác trên các thư mục thư địa phương và ở xa.
Cung cấp số địa chỉ thư (danh bạ địa chỉ).
Lọc thư.
Mail Tranfer Agent (MTA)
Khi các thư được gửi đến từ MUA, MTA có nhiệm vụ nhận diện người gửi và người nhận từ thông tin đóng gói trong phần header và điền các thông tin cần thiết vào header.Sau đó MTA sẽ chuyển thư cho MDA để chuyển đến hộp thư ngay tại MTA,hoặc chuyển cho Remote MTA.
Việc chuyển giao các thư được các MTA quyết định dựa trên địa chỉ người nhận.
Nếu nó trùng với hộp thư do MTA (Local-MTA) quản lý thì thư được chuyển cho MDA để chuyển vào hộp thư.
Nếu địa chỉ thư bị lỗi, thư có thể được chuyển lại người gửi.
Nếu không bị lỗi nhưng không phải là thư của MTA, tên miền được sử dụng để xác định xem Remote MTA nào sẽ nhận thư theo các bản ghi MX trên hệ thống tên miền.
Khi các MX xác định được Remote MTA quản lý tên miền đó thì không có nghĩa là người nhận thuộc Remote MTA mà Remote MTA có thể đơn giản chỉ trung chuyển (thư) cho một MTA khác,có thể định tuyến thư cho địa chỉ khác như vai trò của một dịch vụ domain ảo (domain gateway) hoặc người nhận không tồn tại và Remote MTA sẽ gửi lại cho MUA một lời cảnh báo(warning).
Microsoft Exchange Server là một MTA dùng giao thức SMTP để đóng vai trò là một SMTP Server làm nhiệm vụ phân phối thư từ vùng này sang vùng khác.
Mail Delivery Agent (MDA)
Là một chương trình được MTA sử dụng để chuyển thư vào hộp thư của người dùng.Ngoài ra MDA còn có khả năng lọc thư, định hướng thư…MTA có thể tích hợp một hay nhiều MDA.
4.Cơ chế hoạt động của thư điện tử
E-mail là dịch vụ rất phổ biến và thông dụng trong mạng Internet/Intranet và hầu như không thể thiếu được trong Internet/Intranet hiện nay. Tuy nhiên không phải là dịch vụ “từ đầu - đến cuối” (end to end). Nghĩa là dịch vụ này không đòi hỏi hai máy tính gởi và nhận thư phải nối trực tiếp với nhau để thực hiện việc chuyển thư. Nó là dịch vụ kiểu lưu và chuyển tiếp (store-and-forward) thư được chuyển từ máy này sang máy khác cho tới khi máy đích nhận được. Người nhận cũng chỉ thực hiện một số thao tác đơn giản để lấy thư, đọc thư và nếu cần thì cho in ra. Cách liên lạc này thuận tiện hơn nhiều so với gởi thư thông thường qua bức điện hoặc Fax, lại rẻ và nhanh hơn. Cách thực hiện việc chuyển thư không cần phải kết nối trực tiếp với nhau để chuyển thư, thư có thể được chuyển từ máy này đến máy khác cho tới máy đích.. Giao thức truyền thống sử dụng cho hệ thống thư điện tử của Internet là SMTP(Simple Mail Transfer Protocol).
Hình 2: Cơ chế hoạt động của thư điện tử(E-mail)
Giao thức liên lạc : mặc dù gởi thư trên Internet sử dụng nhiều giao thức khác nhau, nhưng giao thức SMTP được dùng trong việc vận chuyển mail giữa các trạm. Giao thức này đặc tả trong hai chuẩn là trong RFC 822 (định nghĩa cấu trúc của thư ) và RFC 821(đặc tả giao thức trao đổi thư giữa hai mạng) ngoài ra trong RFC2821 sẽ nói rõ các qui luật và cách hoạt động của giao thức. Là giao thức cơ bản để chuyển thư giữa các máy Client, SMTP có một bộ gởi thư, một bộ nhận thư, và một tập hợp lệnh dùng để gởi thư từ người gởi đến người nhận. Giao thức SMTP hoạt động theo mô hình khách/chủ (Client/ Server) với một tập lệnh đơn giản, trình khách (SMTP mail Client) sẽ bắt tay với trình chủ (SMTP mail Server) gởi các yêu cầu tiếp nhận mail. Trình chủ đọc nội dung mail do trình khách gởi đến và lưu vào một thư mục nhất định tương ứng với từng user trên máy chủ.
Cứ mỗi trạm e-mail thường bao gồm ít nhất là hai dịch vụ: POP3 (Post Office Protocol Version 3) có nhiệm vụ nhận/trả thư từ/tới e-mail client và dịch vụ SMTP (Simple E-mail Transfer Protocol) có nhiệm vụ nhận/phân phối thư từ/đến POP3 đồng thời trao đổi thư với các trạm e-mail trung gian. POP3 được tìm thấy trong RFC 1725 hay RFC 1939, là một giao thức đơn giản nhất, cho phép lấy mail về từ trình chủ POP3 Server. Ngoài tra trạm e-mail này có thể bổ sung thêm một số dịch vụ khác như ESMTP, IMAP và dịch vụ MX Record của dịch vụ DNS hay dịch vụ chuyển tiếp mail(Forward or relay). IMAP(INTERNET MESSAGE ACCESS PROTOCOL - VERSION 4rev1) thực chất là giao thức mới bổ Sung và mở rông hơn của giao thức POP3 còn thiếu. IMAP cho phép đọc, xoá, gởi, duy chuyển mail ngay trên máy chủ. Điều này rất thuận tiện cho người nhận mail phải thường xuyên di chuyển mail từ máy này sang máy khác trong quá trình làm việc. Tuy nhiên chi phí để cài đặt một trạm e-mail có giao thức IMAP là rất cao so với giao thức POP3.
Mỗi người dùng (client) đều phải kết nối với một E-mail Server gần nhất (đóng vai trò bưu cục địa phương) phải có một tên (e-mail account) trên một trạm e-mail và sử dụng chương trình e-mail client (ví dụ như Eudora, Netscape...). Sau khi soạn thảo xong thư và đề rõ địa chỉ đích (người nhận) rồi gửi thư tới E-mail-Server của mình. E-mail Server này có nhiệm vụ sẽ tự động kiểm tra và định hướng chuyển thư tới đích hoặc chuyển thư tới một E-mail-Server trung gian khác. Thư chuyển tới E-mail-Server của người nhận và được lưu ở đó. Đến khi người nhận thiết lập tới một cuộc kết nối tới E-mai-Server đó thì thư sẽ chuyển về máy người nhận, nếu không thì thư vẫn tiếp tục giữ lại ở server đảm bảo không bị mất.
Phần khác của ứng dụng thư điện tử là cho phép người sử dụng đính kèm (attachments) theo thư một tập tin bất kỳ (có thể dạng nhị phân chẳng hạn chương trình chạy).
Như vậy để gởi/nhận thư người sử dụng chỉ cần quan tâm tới cách sử dụng chương trình e-mail client. Hiện nay có nhiều chương trình E-mail client như Microsoft Outlook Express, Eudora Pro, Peagasus mail, ....và một dịch vụ e-mail client rất phổ biến bây giờ là Webmail.
5.Kiến trúc của thư điện tử
Về cơ bản, một bức Mail bao gồm 3 phần chính:
· Phần phong bì (Envelope): Mô tả thông tin về người gởi và người nhận. Phần này do các MTA tạo ra và sử dụng, nó chứa các thông tin để chuyển nhận email như địa chỉ của nơi nhận, địa chỉ của nơi gửi. Hay nói cách khác, giao thức SMTP sẽ quy định thông tin của phong bì, các hệ thống Email cần những thông tin này để chuyển dữ liệu từ một máy tính này sang một máy tính khác.
· Phần tiêu đề (header): chứa đựng các thông tin về người gởi, người nhận, chủ đề bức Mail, địa chỉ hồi âm .v.v.. Các thông tin này, một số được người sử dụng cung cấp khi gởi Mail, một số khác được chương trình Mail thêm vào, và số còn lại do Hệ thống điền thêm.
Phần này cung cấp những thông tin tổng quát về Email như người nhận, người gửi, ngày giờ nhận...
Cấu tạo gồm nhiều trường (field) cấu trúc mỗi trường là một dòng văn bản ASCII chuẩn 7 bit như sau:
:
Sau đây là một số trường thông dụng và ý nghĩa của nó :
Date
Chỉ ngày giờ nhận mail
From
chỉ người gởi
To
chỉ người nhận
Cc
chỉ người những nhận bản copy của mail
Bcc
chỉ ra những người nhận bản copy của bức mail, nhưng từng người không biết những người nào sẽ nhận bức thư này
Return-path
chứa các thông tin để người nhận có thể trả lời lại (thường nó chính là địa chỉ người gởi)
Subject
chủ đề của nội dung Email
Các trường trên là các trường chuẩn do giao thức SMTP quy định, ngoài ra trong phần header cũng có thể có thêm một số trường khác do chương trình Email tạo ra nhằm quản lý các email mà chúng tạo. Các trường này được bắt đầu bằng ký tự X- và thông tin theo sau là cũng giống như ta thấy trên một trường chuẩn.
· Phần nội dung (body): chứa đựng nội dung của bức Mail, là nội dung được tạo ra bởi trình soạn thảo Editor của chương trình Mail. Để phân biệt phần tiêu đề và phần nội dung của bức Mail, người ta qui ước đặt ranh giới là một dòng trắng (chuỗi ký tự "\r\n"). Kết thúc của phần nội dung là chuỗi ký tự kết thúc Mail: "\r\n.\r\n". Như vậy nội dung bức Mail nằm trong khoảng giữa dòng trắng đầu tiên và ký tự kết thúc Mail, và trong phần nội dung của bức Mail không được phép tồn tại chuỗi ký tự kết thúc Mail. Mặt khác do môi trường truyền thông là mạng Internet nên các ký tự cấu thành phần body của bức Mail cũng phải là các ký tự ASCII chuẩn.
6.Những chức năng cơ bản của hệ thống thư điện tử
Các hệ thống thư điện tử thường bao gồm hai hệ thống con: các tác nhân người sử dụng (the user agents - gọi tắt là UA), nó cho phép chúng ta đọc và gửi thư, và các tác nhân truyền thông điệp (the message transfer agents - gọi tắt là MTA), nó làm nhiệm vụ chuyển các thông điệp từ nguồn đến đích. Các UAs là các chương trình cục bộ hỗ trợ dựa trên điều khiển bằng lệnh, trình đơn menu hay dùng phương pháp đồ hoạ để tương tác với hệ thống thư điện tử. Các MTAs là các trình tiện ích hoạt động ở chế độ nền (background) thực hiện các nhiệm vụ cần thiết như tiếp nhận thư điện tử và chuyển thư qua các hệ thống. Đặc biệt, các hệ thống thư điện tử hỗ trợ năm chức năng cơ bản, được mô tả dưới đây:
- Composition: Xử lý việc tạo các thông điệp và trả lời. Cho phép bất cứ trình soạn thảo nào có thể được sử dụng cho phần thân của thông điệp, các hệ thống có thể tự nó đảm trách việc đánh địa chỉ và chỉ số các trường tiêu đề (header fields) được kèm theo cùng với mỗi thông điệp. Ví dụ như, khi trả lời một thông điệp, hệ thống thư điện tử có thể tách địa chỉ của người gửi từ các thư được gửi đến và tự động chèn nó vào các trường thích hợp trong phần hồi âm (reply).
- Transfer: Làm nhiệm vụ chuyển các thông điệp từ người gửi đến nơi người nhận. Trong phần này, việc chuyển các thông điệp yêu cầu phải thiết lập một kết nối đến đích (người nhận) hay một số thao tác của thiết bị như xuất thông điệp và kết thúc việc kết nối. Hệ thống thư điện tử làm việc này một cách tự động mà không cần có một sự can thiệp nào của người sử dụng.
- Reporting: Buộc phải thực hiện để báo cho người gửi những gì xảy ra đối với thông điệp vừa gửi là ở tình huống đã gửi đến đích chưa? hoặc việc gửi đã bị huỷ bỏ? hoặc thư đã bị lạc?.
- Displaying: Những thông điệp gửi đến được yêu cầu làm sao để mọi người có thể đọc được thư của họ. Đôi khi người ta yêu cầu quá trình chuyển đổi hay một trình hiển thị đặc biệt để hỗ trợ, ví dụ như, nếu thông điệp có dạng một tệp PostScript hay tiếng nói được số hoá kèm theo trong thông điệp gửi đến.
- Disposition: Là bước cuối cùng liên quan đến những gì người nhận thực hiện đối với thông điệp sau khi đã nhận nó. Những khả năng có thể là ném nó đi trước khi đọc, ném nó đi sau khi đọc, lưu nó, v ..v. Nó cũng sẽ có thể thu nhận để đọc lại với các thông điệp đã được lưu lại, chuyển tiếp chúng hoặc xử lý chúng bằng những phương pháp khác nhau khi được yêu cầu của người sử dụng.
Thêm vào đó các dịch vụ này, hầu hết các hệ thống thư điện tử cung cấp nhiều đặc tính nâng cao khác nhau. Một số đặc tính tiêu biểu như, khi người ta muốn chuyển thư hay khi họ nghĩ xa hơn về các chi tiết về thời gian, có lẽ họ muốn thư của họ được chuyển tiếp, chính vì thế mà hệ thống thực hiện điều này một cách tự động.
Hầu hết các hệ thống cho phép người sử dụng tạo các hộp thư (mailboxes) để lưu trữ các thư chuyển đến (incoming email). Các lệnh được người ta yêu cầu tạo và huỷ bỏ các hộp thư, kiểm tra các nội dung hộp thư, chèn và xoá các thông điệp khỏi hộp thư, …
II. Các giao thức truyền nhận E-mail
1.SMTP (Simple Mail Tranfer Protocol)
1.1.Giới thiệu
Mục đích của giao thức SMTP là truyền mail một cách tin cậy và hiệu quả. Giao thức SMTP không phụ thuộc vào bất kỳ hệ thống đặc biệt nào và nó chỉ yêu cầu trật tự của dữ liệu truyền trên kênh truyền đảm bảo tính tin cậy.
Một đặc trưng quan trọng của SMTP là khả năng chia ca Mail qua môi trường dịch vụ giao chuyển, một dịch vụ giao chuyển cung cấp một môi trường truyền thông liên quá trình (Interprocess Communication Environment –IPCE ). Một môi trường truyền thông liên quá trình có thể bao gồm một Network, vài Network, hay một tập hợp con của Network. Điều đó quan trọng cho việc thực hiện hệ thống giao chuyển (hay các IPCE) one-to-one với Network, một quá trình có thể giao tiếp với một quá trình khác thông qua việc nhận biết IPCE. Mail là ứng dụng hay là cách dùng của giao tiếp liên quá trình, Mail có thể giao tiếp giữa các quá trình trong những IPCE khác bằng cách chia ca thông qua một quá trình được kết nối đến hai (hay nhiều ) IPCE. Chi tiết hơn Mail có thể chia ca giữa những Host trên hệ thống giao chuyển khác nhau bằng một Host trên cả hai hệ thống chuyển giao
1.2. Mô hình SMTP
SMTP được thiết kế dựa trên mô hình giao tiếp sau: như kết quả của một yêu cầu Mail của user . Sender- SMTP thiết lập một kênh hai đường vận chuyển đến một receiver- SMTP . Receiver- SMTP có thể là đích đến cuối cùng hay một trung gian. Những lệnh SMTP được sinh ra bởi Sender-SMTP gửi đến Receiver- SMTP. Những reply SMTP được gửi từ Receiver- SMTP đến Sender- SMTP trong sự đáp ứng cho những lệnh đó.
Khi một kênh giao chuyển được thiết lập sender-SMTP gửi đi 1 lệnh Mail biểu thị cho Sender của mail đó. Nếu Receiver-SMTP có thể chấp nhận mail, nó trả lời với một OK reply. Sau đó Sender-SMTP gửi một lệnh RCPT nhận diện Receiver mail nếu Receiver-SMTP có thể chấp nhận mail nó trả lời với 1 OK reply nếu không nó sẽ lời với 1 reply bác bỏ receiver đó (nhưng không phải toàn bộ sự giao dịch đó). Sender- SMTP và Receiver- SMTP có thể điều đình với vài recipient, khi những recipient đã được dàn xếp Sender-SMTP gửi mail data kết thúc với một chuỗi đặc biệt nếu receiver xử lý mail data thành công nó trả lời với 1 OK reply. Cuộc hội thoại một cá