Đồ án Tìm hiểu công nghệ IPTV

TCP/IP là một bộ giao thức mở được xây dựng cho mạng Internet mà tiền thân của nó là mạng ARPnet của bộ quốc phòng Mỹ. Do đây là một giao thức mở, nên nó cho phép bất kỳ một đầu cuối nào sử dụng bộ giao thức này đều có thể được kết nối vào mạng Internet. Chính điều này đã tạo nên sự bùng nổ của Internet toàn cầu trong thời gian gần đây. Trong bộ giao thức này, hai giao thức được sử dụng chủ yếu đó là giao thức truyền tải tin cậy TCP (Transmission Control Protocol) và IP (Internet Procol). Chúng cùng làm việc với nhau để cung cấp phương tiện truyền thông liên mạng. Điểm khác nhau cơ bản của TCP/IP so với OSI đó là tầng liên mạng sử dụng giao thức không kết nối (connectionless) IP, tạo thành hạt nhân hoạt động của mạng Internet. Cùng với các giao thức định tuyến như RIP, OSPF, tầng liên mạng IP cho phép kết nối một cách mềm dẻo và linh hoạt các loại mạng vật lý khác nhau như: Ethernet, Token Ring, X25

doc84 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2631 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu công nghệ IPTV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I : Tổng quan về mô hình TCP/IP I. Mô hình TCP/IP TCP/IP là một bộ giao thức mở được xây dựng cho mạng Internet mà tiền thân của nó là mạng ARPnet của bộ quốc phòng Mỹ. Do đây là một giao thức mở, nên nó cho phép bất kỳ một đầu cuối nào sử dụng bộ giao thức này đều có thể được kết nối vào mạng Internet. Chính điều này đã tạo nên sự bùng nổ của Internet toàn cầu trong thời gian gần đây. Trong bộ giao thức này, hai giao thức được sử dụng chủ yếu đó là giao thức truyền tải tin cậy TCP (Transmission Control Protocol) và IP (Internet Procol). Chúng cùng làm việc với nhau để cung cấp phương tiện truyền thông liên mạng. Điểm khác nhau cơ bản của TCP/IP so với OSI đó là tầng liên mạng sử dụng giao thức không kết nối (connectionless) IP, tạo thành hạt nhân hoạt động của mạng Internet. Cùng với các giao thức định tuyến như RIP, OSPF, … tầng liên mạng IP cho phép kết nối một cách mềm dẻo và linh hoạt các loại mạng vật lý khác nhau như: Ethernet, Token Ring, X25…  Hình 1.1 Mô hình TCP/IP và mô hình OSI 1.1 Lớp ứng dụng (Application Layer) Là giao diện giữa người dùng và mạng Internet, lớp ứng dụng sử dụng các dịch vụ lớp TCP/IP kiểm soát các giao thức lớp cao, biểu diễn thông tin, mã hóa và điều khiển hội thoại. TCP/IP có các giao thức để hỗ trợ các ứng dụng sau : File Transfer Protocol (FTP): là dịch vụ tạo cầu nối (connection-oriented) tin cậy, nó sử dụng TCP để truyền các tập tin giữa các hệ thống có hỗ trợ FTP. Trivial File Transfer Protocol (TFTP): Là dịch vụ không tạo cầu nối (connectionless) dùng UDP (User Data Protocol). TFTP được dùng trên router để truyền các file cấu hình và các Cisco IOS image và truyền các file giữa các hệ thống hỗ trợ TFTP. Hoạt động nhanh hơn FTP trong môi trường ổn định. Network File System (NFS): là bộ giao thức cho phép truy suất file đến các thiết bị lưu trữ ở xa như một đĩa cứng qua mạng. Simple Mail Transfer Protocol (SMTP): quản lý hoạt động truyền e-mail qua mạng máy tính. Terminal Emulation (Telnet): cung cấp khả năng truy nhập từ xa vào máy tính khác. Nó cho phép một user đăng nhập vào một internet host và thực thi các lệnh. Simple Network Management Protocol (SNMP): là giao thức cung cấp phương pháp để giám sát và điều khiển các thiết bị mạng và quản lý các cấu hình, thu thập thống kê, bảo mật. Domain Name System (DNS): là một hệ thống được trên internet để thông dịch tên của các miền và các node mạng được quảng cáo công khai sang địa chỉ IP.  Hình 1.2 Lớp ứng dụng 1.2 Lớp vận chuyển (Transport layer) Lớp vận chuyển cung ứng dịch vụ vận chuyển từ host nguồn đến host đích, nó thiết lập cầu nối luận lý giữa các đầu cuối của mạng. Giao thức vận chuyển phân chia và tái thiết lập dữ liệu của các ứng dụng lớp trên thành luồng dữ liệu giống nhau giữa các đầu cuối. Điều khiển end-to-end được cung cấp bởi cửa sổ trượt và tính tin cậy trong các số tuần tự và báo nhận là nhiệm vụ then chốt của lớp vận chuyển khi dung TCP. Lớp này chạy trên đỉnh của lớp IP và bao gồm hai giao thức là TCP và UDP. TCP là một kiểu phương thức hướng kết nối cho phép cung cấp các dịch vụ tin cậy còn UDP sử dụng phương thức hướng không kết nối cung cấp các dịch vụ kém tin cậy hơn.  Hình 1.3 Lớp vận chuyển 1.3 Lớp internet Mục đích của lớp internet là chọn đường đi tốt nhất xuyên qua mạng chuyển tiếp các gói tin từ nguồn tới đích. Mỗi gói tin chứa địa chỉ đích và IP sử dụng thông tin này để truyền gói tin tới đích của nó. Giao thức IP được chạy trên tất cả các máy chủ (Host) cũng như trong tất cả các thiết bị định tuyến (Router). Lớp IP là lớp kết nối phi hướng nghĩa là mạng không cần thiết lập bất kỳ một đường dẫn nào đến đích trước khi gói tin được truyền qua mạng đến đích do vậy, mỗi gói đến đích với mỗi đường tối ưu khác nhau và IP không đảm bảo thứ tự đến đích của các gói tin. Các giao thức hoạt động tại lớp internet : IP cung cấp kết nối phi hướng (connectionless) nghĩa là không quan tâm đến nội dung gói tin nhưng tìm đường dẫn cho gói tới đích. ICMP (Internet Control Message Protocol) đem đến khả năng điều khiển và chuyển thông điệp. ARP (Address Resolution Protocol) xác định địa chỉ MAC khi đã biết địa chỉ IP RARP (Reverse Address Resolution Protocol) xác định địa chỉ IP khi biết trước địa chỉ MAC  Hình 1.4 Lớp internet 1.4 Lớp truy nhập mạng (network access layer) Lớp truy nhập mạng liên quan đến tất cả các chủ đề gói IP cần thực sự tạo ra một liên kết vật lý đến môi trường truyền của mạng. Các chức năng của lớp truy nhập bao gồm ánh xạ địa chỉ IP sang địa chỉ vật lý và đóng gói (encapsulation) các gói IP thành các frame. Căn cứ vào dạng phần cứng và giao tiếp mạng, lớp truy nhập sẽ xác lập kết nối với đường truyền vật lý của mạng, phương tiện truyền dẫn đảm bảo sự truyền dẫn an toàn các khung thông tin trên bất kỳ một phương tiện truyền dẫn nào như Ethernet, ATM, token-ring, frame-relay,…  Hình 1.5 Lớp truy nhập mạng II. Địa chỉ IP Địa chỉ IP là địa chỉ lớp mạng, được sử dụng để định danh các máy trạm (HOST) trong liên mạng. Địa chỉ IP có độ dài 32 bít đối với IPv4 và 128 bít với IPv6. Nó có thể được biểu thị dưới dạng thập phân, bát phân, thập lục phân và nhị phân. Có hai cách cấp phát địa chỉ IP phụ thuộc vào cách thức ta kết nối mạng. Nếu mạng của ta kết nối vào mạng Internet, địa chỉ mạng được xác nhận bởi NIC (Network Information Center). Nếu mạng của ta không kết nối với Internet, người quản trị mạng sẽ cấp phát địa chỉ IP cho mạng này. Về cơ bản, khuôn dạng địa chỉ IP gồm hai phần: Network Number và Host Number như hình vẽ:  Trong đó, phần Network Number là địa chỉ mạng còn Host Number là địa chỉ các máy trạm làm việc trong mạng đó. Địa chỉ IP là 32 bít là rất ít do vậy để mở rộng khả năng đánh địa chỉ cho mạng IP và vì nhu cầu sử dụng có rất nhiều quy mô mạng khác nhau, nên người ta chia các điạ chỉ IP thành 5 lớp ký hiệu là A, B, C, D và E có cấu trúc như sau:  Hình 1.6 Các kiểu địa chỉ IP Lớp A (/8): Được xác định bằng bít đầu tiên trong byte thứ nhất là 0 và dùng các bít còn lại của byte này để định danh mạng. Các địa chỉ lớp A dung octet đầu tiên để ghi địa chỉ mạng, ba octet còn lại cung cấp địa chỉ host. Do đó, nó cho phép định danh tới 126 mạng, với 16 triệu máy trạm trong mỗi mạng. Lớp B (/16): Được xác định bằng hai bít đầu tiên nhận giá trị 10, và sử dụng byte thứ nhất và thứ hai cho định danh mạng. Nó cho phép định danh 16.384 mạng với tối đa 65.535 máy trạm trên mỗi mạng. Lớp C (/24): Được xác định bằng ba bít đầu tiên là 110 và dùng ba byte đầu để định danh mạng. Nó cho phép định danh tới 2.097.150 mạng với tối đa 254 máy trạm trong mỗi máy trạm trong mỗi mạng. Do đó, nó được sử dụng trong các mạng có quy mô nhỏ. Lớp D: Được tạo ra để multicasting cho địa chỉ IP. Một địa chỉ multicast là một địa chỉ mạng duy nhất hướng dẫn các gói đến một nhóm các địa chỉ IP. Do đó một máy trạm có thể truyền luồng số liệu đến nhiều đích một cách đồng thời. Địa chỉ lớp D được xác định bằng bốn bít đầu tiên là 1110, nó được dùng để gửi các IP datagram tới một nhóm các host trên một mạng. Tất cả các số lớn hơn 233 trong trường đầu là thuộc nhóm D. Lớp E: Được xác định bằng năm bít đầu tiên là 11110, được dự phòng cho tương lai. Với phương thức đánh địa chỉ IP như trên, số lượng mạng và số máy tối đa trong mỗi lớp mạng là cố định. Do đó, sẽ nảy sinh vấn đề đó là có các địa chỉ không được sử dụng trong mạng của một doanh nghiệp, trong khi một doanh nghiệp khác lại không có địa chỉ mạng để dùng. Do đó để tiết kiệm địa chỉ mạng, trong nhiều trường hợp một mạng có thể được chia thành nhiều mạng con (subnet). Khi đó, có thể đưa thêm các vùng subnetID để định danh cho các mạng con. Vùng subnetID này được lấy từ vùng hostID của các lớp A, B và C. III. IP datagram  Hình 1.7 Các filed ở lớp mạng Các gói IP bao gồm dữ liệu từ lớp trên và thêm vào một IP header gồm các thành phần sau : Version : chỉ ra phiên bản hiện hành của IP đang được dung gồm 4 bit. Nếu trường này khác với phiên bản IP của thiết bị nhận thì nó sẽ từ chối các gói này. Header length : chỉ ra chiều dài header theo các từ 32 bit. Đây là tổng chiều dài của tất cả thông tin header. Type of version : chỉ ra tầm quan trọng được gán bởi một giao thức lớp trên, bao gồm 8 bit Total length : chỉ ra toàn bộ gói tính theo byte, bao gồm dữ liệu và header, có 16 bit Identification : chứa một số nguyên định danh cho datagram hiện hành, gồm 16 bit. Đây là chỉ số tuần tự. Flag : một field có 3 bit, trong đó hai bit có thứ tự thấp điều khiển sự phân mảnh. Một bit cho biết gói có thể bị phân mảnh hay không và bit kia cho biết gói có phải là mảnh cuối cùng của chuỗi gói bị phân mảnh hay không.  Hình 1.8 Trường flags Fragment offset : được dung để ghép các mảnh datagram lại với nhau, có 13 bit. Field này cho phép field trước đó kết thúc tại ranh giới 16 bit. Time to live : Chỉ ra số bước nhảy mà một gói có thể đi qua. Con số này sẽ giảm đi một mỗi khi gói đi qua một router. Khi bộ đếm đạt tới 0 gói này sẽ bị loại. Đây là giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng lặp vòng vô hạn của gói nào đó. Protocol : Chỉ ra giao thức lớp trên TCP hay UDP, tiếp nhận các gói đến khi công đoạn xử lý IP hoàn tất, gồm 8 bit.  Hình 1.9 Protocol field Header checksum : Giúp đảm bảo toàn vẹn IP header, có 16 bit. Source address : chỉ ra địa chỉ IP nguồn của node truyền datagram, gồm 32 bit. Destination address : chỉ ra địa chỉ IP đích của node nhận, có 32 bit. Option : cho IP hỗ trợ các tùy chọn khác nhau, ví dụ như bảo mật, có chiều dài thay đổi. Trong khi địa chỉ IP nguồn và đích là quan trong cho hoạt động của IP, các field khác làm cho IP rất linh hoạt. Các header field là thong tin cung cấp cho các giao thức lớp trên xác định dữ liệu trong gói. IV. Định tuyến IP Định tuyến trên Internet được thực hiện dựa trên các bảng định tuyến (Routing table) được lưu tại các trạm (Host) hay trên các thiết bị định tuyến (Router). Thông tin trong các bảng định tuyến được cập nhật tự động hoặc do người dùng cập nhật. Trong hoạt động định tuyến, người ta chia làm hai loại là định tuyến trực tiếp và định tuyến gián tiếp. Định tuyến trực tiếp là định tuyến giữa hai máy tính nối với nhau vào một mạng vật lý. Định tuyến gián tiếp là định tuyến giữa hai máy tính ở các mạng vật lý khác nhau nên chúng phải thực hiện thông qua các Gateway. Để kiểm tra xem máy đích có nằm trên cùng một mạng vật lý với máy nguồn không thì người gửi phải tách lấy địa chỉ mạng của máy đích trong phần tiêu đề của gói dữ liệu và so sánh với phần địa chỉ mạng trong phần địa chỉ IP của nó. Nếu trùng thì gói tin sẽ được truyền trực tiếp nếu không cần phải xác định một Gateway để truyền các gói tin này thông qua nó để ra mạng ngoài thích hợp. Hoạt động định tuyến bao gồm hai hoạt động cơ bản sau: Quản trị cơ sở dữ liệu định tuyến : Bảng định tuyến (bảng thông tin chọn đường) là nơi lưu thông tin về các đích có thể tới được và cách thức để tới được đích đó. Khi phần mềm định tuyến IP tại một trạm hay một cổng truyền nhận được yêu cầu truyền một gói dữ liệu, trước hết nó phải tìm trong bảng định tuyến, để quyết định xem sẽ phải gửi Datagram đến đâu. Tuy nhiên, không phải bảng định tuyến của mỗi trạm hay cổng đều chứa tất cả các thông tin về các tuyến đường có thể tới được. Một bảng định tuyến bao gồm các cặp (N,G). Trong đó: + N là địa chỉ của IP mạng đích + G là địa chỉ cổng tiếp theo dọc theo trên đường truyền đến mạng N Bảng 2.1 minh họa bảng định tuyến của một cổng truyền. Đến Host trên mạng  Bộ định tuyến  Cổng vật lý   10.0.0.0  Direct  2   11.0.0.0  Direct  1   12.0.0.0  11.0.0.2  1   13.0.0.0  Direct  3   13.0.0.0  13.0.0.2  3   15.0.0.0  10.0.02  5   Như vậy, mỗi cổng truyền không biết được đường truyền đầy đủ để đi đến đích. Trong bảng định tuyến còn có những thông tin về các cổng có thể tới đích nhưng không nằm trên cùng một mạng vật lý. Phần thông tin này được che khuất đi và được gọi là mặc định (default). Khi không tìm thấy các thông tin về địa chỉ đích cần tìm, các gói dữ liệu được gửi tới cổng truyền mặc định. Thuật toán định tuyến: Được mô tả như sau: + Giảm trường TTL của gói tin + Nếu TTL=0 thì Huỷ gói dữ liệu Gửi thông điệp ICMP báo lỗi cho thiết bị gửi. + Nếu địa chỉ đích là một trong các địa chỉ IP của các kết nối trên mạng thì xử lý gói dữ liệu IP tại chỗ. + Xác định địa chỉ mạng đích bằng cách nhân (AND) mặt nạ mạng (Network Mask) với địa chỉ IP đích. + Nếu địa chỉ đích không tìm thấy trong bảng định tuyến thì tìm tiếp trong tuyến đường mặc định, sau khi tìm trong tuyến đường mặc định mà không tìm thấy các thông tin về địa chỉ đích thì huỷ bỏ gói dữ liệu này và gửi thông điệp ICMP báo lỗi “mạng đích không đến được” cho thiết bị gửi. + Nếu địa chỉ mạng đích bằng địa chỉ mạng của hệ thống, nghĩa là thiết bị đích đến được kết nối trong cùng mạng với hệ thống, thì tìm địa chỉ mức liên kết tương ứng với bảng tương ứng địa chỉ IP-MAC, nhúng gói IP trong gói dữ liệu mức liên kết và chuyển tiếp gói tin trong mạng. + Trong trường hợp địa chỉ mạng đích không bằng địa chỉ mạng của hệ thống thì chuyển tiếp gói tin đến thiết bị định tuyến cùng mạng. Chương II : Giới thiệu IPTV I. Tổng quan về công nghệ IPTV 1.1 Công nghệ IPTV IPTV - Internet Protocol TV - là mạng truyền hình kết hợp chặt chẽ với mạng viễn thông. Nói rộng hơn IPTV là dịch vụ giá trị gia tăng sử dụng mạng băng rộng IP phục vụ cho nhiều người dùng. Người dùng có thể thông qua máy vi tính PC hoặc máy thu hình phổ thông cộng với hộp phối ghép set topbox để sử dụng dịch vụ IPTV. IPTV: IP (Internet Protocol) + TV (Television), dùng phương thức IP để truyền một nguồn video (hình ảnh và âm thanh) đến người dùng thông qua hạ tầng mạng IP. Nguồn video thu từ hệ thống vệ tinh hoặc cáp được mã hóa thành luồng video và đóng gói thành các gói tin IP, với địa chỉ đích là một địa chỉ IP phát đồng loạt ( multicast) xác định. Sau đó gói tin được đưa vào mạng IP, nhờ vào bảng định tuyến multicast trong các thiết bị mạng các gói tin này sẽ được phân phối đến đúng người dùng có yêu cầu. Tại đầu cuối khách hàng, bộ giải mã video (STB - Set Top Box) nhận luồng video (kênh truyền hình) và chuyển chúng sang tín hiệu tương tự hoặc số để hiện thị hình ảnh, âm thanh lên màn hình TV. IPTV có 2 đặc điểm cơ bản là: dựa trên nền công nghệ IP và phục vụ theo nhu cầu. Tính tương tác là ưu điểm của IPTV so với hệ thống truyền hình cáp CATV hiện nay, vì truyền hình CATV tương tự cũng như CATV số đều theo phương thức phân chia tần số, định trước thời gian và quảng bá đơn hướng (truyền từ một trung tâm đến các máy tivi thuê bao). Mạng CATV hiện nay chủ yếu dùng cáp đồng trục hoặc lai ghép cáp đồng trục với cáp quang (HFC) đều phải chiếm dụng tài nguyên băng tần rất rộng. Hơn nữa kỹ thuật ghép nối modem cáp hiện nay đều sản sinh ra tạp âm. So với mạng truyền hình số DTV thì IPTV có nhiều đổi mới về dạng tín hiệu cũng như phương thức truyền bá nội dung. Trong khi truyền hình số thông qua các menu đã định trước (thậm chí đã định trước hàng tuần, hoặc hàng tháng) để người dùng lựa chọn, thì IPTV có thể đề cao chất lượng phục vụ có tính tương tác và tính tức thời. Người sử dụng có thể tự do lựa chọn chương trình TV của mạng IP băng rộng. 1.2 Cơ sở hạ tầng một mạng IPTV  Hình 2.1 Sơ đồ khối đơn giản của một hệ thống IPTV Trung tâm dữ liệu IPTV : Cũng được biết đến là “đầu cuối_headend”. Trung tâm dữ liệu IPTV nhận nội dung từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm truyền hình địa phương, các nhà tập hợp nội dung, nhà sản xuất, qua đường cáp, trạm số mặt đất hay vệ tinh. Ngay khi nhận được nội dung, một số các thành phần phần cứng khác nhau từ thiết bị mã hóa và các máy chủ video tới bộ định tuyến IP và thiết bị bảo mật giành riêng được sử dụng để chuẩn bị nội dung video cho việc phân phối qua mạng dựa trên IP. Thêm vào đó, hệ thống quản lý thuê bao được yêu cầu để quản lý và hồ sơ và phí thuê bao của những người sử dụng. Mạng truyền dẫn băng rộng : Việc truyền dẫn dịch vụ IPTV yêu cầu kết nối điểm–điểm. Trong trường hợp triển khai IPTV trên diện rộng, số lượng các kết nối điểm–điểm tăng đáng kể và yêu cầu độ rộng băng thông của cơ sở hạ tầng khá rộng. Sự tiến bộ trong công nghệ mạng trong những năm qua cho phép những nhà cung cấp viễn thông thỏa mãn một lượng lớn yêu cầu độ rộng băng thông mạng. Hạ tầng truyền hình cáp dựa trên cáp đồng trục lai cáp quang và các mạng viễn thông dựa trên cáp quang rất phù hợp để truyền tải nội dung IPTV. Thiết bị người dùng IPTV : Thiết bị người dùng IPTV (IPTVCD) là thành phần quan trọng trong việc cho phép mọi người có thể truy xuất vào các dịch vụ IPTV. Thiết bị này kết nối vào mạng băng rộng và có nhiệm vụ giải mã và xử lý dữ liệu video dựa trên IP gửi đến. Thiết bị người dùng hỗ trợ công nghệ tiên tiến để có thể tối thiểu hóa hay loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của lỗi, sự cố mạng khi đang xử lý nội dung IPTV. Mạng gia đình : Mạng gia đình kết nối với một số thiết bị kĩ thuật số bên trong một diện tích nhỏ. Nó cải tiến việc truyền thông và cho phép chia sẻ tài nguyên (các thiết bị) kĩ thuật số đắt tiền giữa các thành viên trong gia đình. Mục đích của mạng gia đình là để cung cấp việc truy cập thông tin, như là tiếng nói, âm thanh, dữ liệu, giải trí, giữa những thiết bị khác nhau trong nhà. Với mạng gia đình, người dùng có thể tiết kiệm tiền và thời gian bởi vì các thiết bị ngoại vi như là máy in và máy scan, cũng như kết nối Internet băng rộng, có thể được chia sẻ một cách dễ dàng.  Hình 2.2 Cấu trúc giải pháp IPTV Các chương trình truyền hình được thu ở các head end, ví dụ qua vệ tinh, và được xử lý để truyền dẫn IPTV. Các chương trình được phân phối đến cho các khách hàng qua việc tạo luồng Multicast IP qua mạng lõi IP và các mạng truy nhập. Mã hoá trực tuyến sẽ được thực hiện nhờ có một hệ thống bảo vệ nội dung. Phụ thuộc vào chương trình được lựa chọn, thiết bị set-top-box (STB) sẽ chuyển sang luồng multicast phù hợp sử dụng giao thức quản lý nhóm Internet (Internet Group Management Protocol - IGMP). Nội dung video sẽ sẵn sàng ở Server VoD và được bảo vệ bằng các phương tiện của hệ thống bảo vệ nội dung. Một bộ phim được lựa chọn sẽ được truyền tải qua định luồng đơn hướng IP (IP Unicast Streaming) đến STB. Bằng các phương thức của giao thức định luồng thời gian thực (Real Time Streaming Protocol - RTSP), khách hàng có thể dừng phim hoặc tua trở lại hoặc chuyển tiếp giống như cách với đầu ghi video hoặc đầu DVD. Dịch vụ và quản lý người sử dụng (NSD) sẽ làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ IPTV và quản lý dữ liệu khách hàng. STB thông tin với hệ thống này để nhận các thông tin cụ thể về khách hàng và các dịch vụ, và để tiến hành các giao dịch như cho thuê video. Các mô hình kinh doanh khác nhau như trả theo lần xem, thuê theo thời gian và thuê bao các gói dịch vụ đều được hỗ trợ. Khách hàng có thể lựa chọn nhiều dịch vụ khác nhau qua một giao diện NSD thu hút trực tiếp tại thiết bị truyền hình. Hệ thống bảo vệ nội dung sẽ cho phép việc mã hoá các chương trình truyền hình và nội dung VoD. Nó cũng cung cấp khoá cần thiết để giải mã ở STB. Để biết chắc liệu một khách hàng được phép vào nội dung yêu cầu thu được (ví dụ liệu khách hàng có thuê video) hệ thống bảo vệ nội dung sẽ thực hiện một yêu cầu trực tiếp tới dịch vụ và hệ thống quản lý NSD. Hệ thống quản lý nội dung cũng sẽ thực hiện xử lý nội dung VoD và thông tin dữ liệu đi kèm. Thông tin dữ liệu sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nội dung, gồm nhan đề, giám đốc sản xuất, ngôi sao màn bạc, mô tả, thời gian phim được chiếu và chi phí. Một hướng dẫn chương trình điện tử (EPG) luôn sẵn sàng cho các chương trình truyền hình; nó cung cấp thông tin toàn diện về các chương trình sẵn sàng cho các ngày hay các tuần. II. Các phương thức phát truyền tín hiệu của IPTV Trong hệ thống IPTV hình ảnh video do các phần cứng thu thập theo thời gian thực (real time), thông qua phương thức mã hóa (như MPEG 2/4...) tạo thành các luồng tín hiệu số. Sau đó, thông qua hệ thống phần mềm, IPTV phát truyền vào mạng cáp. Đầu cuối của các user tiếp nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCong_nghe_IPTV.doc
  • docHinh_1__to_9.doc