Đồ án Tìm hiểu công nghệ VoIP và xây dựng hệ thống Callcenter trên nền Asterisk

Sự phát triển của mạng Internet là một bước ngoặt lớn mang đậm tính lịch sử trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nó có những tác động to lớn và tích cực không chỉ riêng trongl lĩnh vực công nghệ thông tin mà còn cả trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó làm thay đổi tư duy, khả năng nhận thức, tăng cường mở rộng khả năng hiểu biết về thế giới quan, thúc đẩy xã hội phát triển một cách nhanh chóng. Sự bùng nổ của Internet không chỉ là sự gia tăng số lượng các nhà khai thác dịch vụ, số người tham gia mà còn gia tăng về số lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ. Nếu trước đây chúng ta biết đến Internet như là một nguồn để tìm kiếm thông tin, giải trí thì ngày nay, Internet còn đưa thêm rất nhiều dịch vụ mới và đa phần những dịch vụ này rất gần gũi thân thiết với con người như dịch vụ thư điện tử, dịch vụ đa phương tiện, dịch vụ thương mại điện tử Và gần đây nhất là dịch vụ điện thoại Internet (VoIP). Bắt đầu từ năm 1994, truyền thông Internet đã bắt đầu được thử nghiệm và phát triển mạnh mẽ từ năm 1995. Hiện nay truyền thông qua mạng Internet đã phát triển rất mạng và với rất nhiều ứng dụng như điện thoại, thư thoại, fax, hội nghị video, chia sẻ tài liệu Điện thoại IP sẽ là một xu thế không thể tránh khỏi, sẽ dần dần thay thế điện thoại truyền thống. Việc tìm hiểu và xây dựng các ứng dụng dựa trên công nghệ VoIP là điều cần thiết và sẽ mang lại những lợi ích to lớn.

doc97 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3055 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu công nghệ VoIP và xây dựng hệ thống Callcenter trên nền Asterisk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC HÌNH VẼ 16 LỜI MỞ ĐẦU 18 LỜI CẢM ƠN 19 CHƯƠNG 1 20 TỔNG QUAN VỀ VOIP 20 1.1. Giới thiệu 20 1.2. Cấu trúc mạng VoIP 21 1.3. Đặc điểm dịch vụ VoIP 23 1.4. Chất lượng dịch vụ trong mạng VoIP 24 1.5. Các giao thức truyền thông thời gian thực 27 1.5.1. Giao thức RTP 27 1.5.2. Giao thức RTCP 28 CHƯƠNG 2 30 CÁC GIAO THỨC BÁO HIỆU 30 2.1. Giao thức H323 30 2.1.1. Giới thiệu 30 2.1.2. Các thành phần cơ bản của hệ thống H323 30 2.1.3. Tập giao thức H323 33 2.1.4. Quá trình thiết lập cuộc gọi H323 35 2.2. Giao thức khởi tạo phiên SIP 36 2.2.1. Giới thiệu 36 2.2.2. Tính năng của SIP 37 2.2.3. Các thành phần trong hệ thống SIP 37 2.2.4. Các bản tin của SIP 39 2.2.5. Quá trình thiết lập cuộc gọi 41 2.3. So sánh với H.323 44 CHƯƠNG 3 46 MẠNG THẾ HỆ MỚI NGN 46 3.1. Sự hình thành mạng NGN 46 3.2. Các đặc điểm của NGN 47 3.3. Những vấn đề mà mạng thế hệ mới cần giải quyết 47 3.4. Công nghệ chuyển mạch mềm – Softswitch 48 3.4.1. Những hạn chế của tổng đài chuyển mạch kênh 48 3.4.2. Định nghĩa chuyển mạch mềm (Softswitch) 49 3.4.3. Những lợi ích của Softswitch 50 3.5. Kiến trúc của mạng NGN 52 3.5.1. Lớp truyền tải 53 3.5.2. Lớp điều khiển và báo hiệu cuộc gọi 54 3.5.3. Lớp ứng dụng và dịch vụ 54 3.5.4. Lớp quản lý 54 3.6. Các phần tử trong mạng NGN 55 3.7. Các dịch vụ chính trong mạng NGN 56 CHƯƠNG 4 57 TÌM HIỂU ASTERISK 57 4.1. Giới thiệu 57 4.2. Kiến trúc Asterisk 58 4.3. Một số tính năng cơ bản 60 4.4. Các ngữ cảnh ứng dụng 62 4.5. Tổ chức thư mục của Asterisk 66 4.6. Một số lệnh thao tác trên hệ thống asterisk 69 4.7. Cách thức cấu hình trên các tập tin cơ bản 70 4.8. Cách thức hoạt động của tập tin cấu hình 70 4.9. Giới thiệu dialplan 72 CHƯƠNG 5 76 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CALLCENTER TRÊN NỀN ASTERISK 76 5.1. Giới thiệu 76 5.2. Mục đích Yêu cầu 76 5.3. Phân tích thiết kế 77 5.3.1. Kịch bản cho hệ thống 77 5.3.2. Biểu đồ phân rã chức năng 84 5.3.3. Biểu đồ ngữ cảnh 85 5.3.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 87 5.3.5. Cơ sở dữ liệu 88 5.4. Triển khai hệ thống 90 5.4.1. Mô hình hệ thống 90 5.4.2. Cài đặt các gói phần mềm 91 5.4.3. Cấu hình hệ thống Asterisk 93 5.4.4. Lập trình cho hệ thống 97 5.5. Kết quả thực nghiệm 104 5.6. Đánh giá hệ thống 106 5.7. Hướng phát triển 107 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1 : Cấu trúc mạng VoIP 9 Hình 2 Một số chuẩn mã hóa tín hiệu 12 Hình 3 Gói RTP 13 Hình 4 Cấu trúc gói tin RTP 14 Hình 5 Cấu trúc gói tin RTCP 16 Hình 6: Các thành phần mạng H323 18 Hình 7: Tập giao thức H323 20 Hình 8 Quá trình thiết lập cuộc gọi trong H323 23 Hình 10 Một số trường header đơn giản 27 Hình 11 : Hoạt động của Proxy server 28 Hình 12 : Hoạt động của Redirect Server được trình bày như hình 29 Hình 13 Quá trình thiết lập và hủy một phiên kết nối của SIP 31 Hình 14 : Topo mạng NGN 35 Hình 15 : Cấu trúc mạng và báo hiệu PSTN 36 Hình 16 So sánh chuyển mạch kênh và chuyển mạch mềm 39 Hình 17 : Kiến trúc NGN 40 Hình 18 : Mô hình mạng NGN 43 Hình 19 : Sơ đồ tổng quan Asterisk 45 Hình 20 : Kiến trúc Asterisk 46 Hình 21 : IP PBX 50 Hình 22 : Kết nối IP PBX với PBX 51 Hình 23 : Kết nối giữa các Server Asterisk 51 Hình 24 : Triển khai server IVR, VoiceMail, Hội Thoại 52 Hình 25 : Phân phối cuộc gọi hàng đợi 53 Hình 26 Cấu trúc cây thư mục 55 Hình 27 Kịch bản Menu chính của hệ thống 65 Hình 28 Quy trình tra cứu kết quả xổ số 67 Hình 29 Quy trình gửi quà tặng âm nhạc 70 Hình 31 Biểu đồ phân cấp chức năng 72 Hình 32 Biểu đồ ngữ ảnh 73 Hình 33 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 74 Hình 35 Cơ sở dữ liệu 75 Hình 36 Mô hình logic hệ thống 77 Hình 37 Cấu hình Softphone 83 Hình 38 Màn hình Asterisk CLI 91 Hình 39 Softphone đăng ký vào hệ thống 91 Hình 40 Gọi tới 1900 92 Hình 41 Người gọi chọn tra cứu kết quả xổ số 92 Hình 42 Người gọi chọn Gửi quà tặng âm nhạc 93 LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển của mạng Internet là một bước ngoặt lớn mang đậm tính lịch sử trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nó có những tác động to lớn và tích cực không chỉ riêng trongl lĩnh vực công nghệ thông tin mà còn cả trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó làm thay đổi tư duy, khả năng nhận thức, tăng cường mở rộng khả năng hiểu biết về thế giới quan, thúc đẩy xã hội phát triển một cách nhanh chóng. Sự bùng nổ của Internet không chỉ là sự gia tăng số lượng các nhà khai thác dịch vụ, số người tham gia mà còn gia tăng về số lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ. Nếu trước đây chúng ta biết đến Internet như là một nguồn để tìm kiếm thông tin, giải trí thì ngày nay, Internet còn đưa thêm rất nhiều dịch vụ mới và đa phần những dịch vụ này rất gần gũi thân thiết với con người như dịch vụ thư điện tử, dịch vụ đa phương tiện, dịch vụ thương mại điện tử…Và gần đây nhất là dịch vụ điện thoại Internet (VoIP). Bắt đầu từ năm 1994, truyền thông Internet đã bắt đầu được thử nghiệm và phát triển mạnh mẽ từ năm 1995. Hiện nay truyền thông qua mạng Internet đã phát triển rất mạng và với rất nhiều ứng dụng như điện thoại, thư thoại, fax, hội nghị video, chia sẻ tài liệu… Điện thoại IP sẽ là một xu thế không thể tránh khỏi, sẽ dần dần thay thế điện thoại truyền thống. Việc tìm hiểu và xây dựng các ứng dụng dựa trên công nghệ VoIP là điều cần thiết và sẽ mang lại những lợi ích to lớn. Vì những lý do trên mà em đã đi đến thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài : “Tìm hiểu công nghệ VoIP và xây dựng hệ thống Callcenter trên nền Asterisk” . LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình, Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tập thể các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nói chung, khoa Công nghệ thông tin, bộ môn truyền thông và mạng nói riêng, đã đào tạo cho em những kiến thức, những kinh nghiệm qúy báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện. Em xin gửi lời cảm ơn tới Thầy Giáo Hồ Sĩ Bàng- Giảng viên bộ môn Truyền thông và Mạng, khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, cho em những nhận xét góp ý quý báu trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn nên đồ án này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và toàn thể các bạn . em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội ngày 25 tháng 05 năm 2009 Sinh viên: Lê Hồng Trường TỔNG QUAN VỀ VOIP Giới thiệu VoIP ( Voice Over IP ) là công nghệ cho phép truyền thông tin thoại từ nơi này sang nơi khác thông qua các mạng sử dụng giao thức IP ( Internet Protocol ) để truyền tải thông tin. VoIP cũng thường được biết đến dưới một số tên khác như : điện thoại Internet, điện thoại IP, điện thoại dải rộng ( Broadband Telephony ) vv… Ở điện thoại thông thường, tín hiệu thoại được lấy mẫu với tần số 8 KHz sau đó lượng tử hóa 8 bit/mẫu và được truyền với tốc độ 64 KHz đến mạng chuyển mạch rồi truyền tới đích. Ở phía thu, tín hiệu này sẽ được giải mã thành tín hiệu ban đầu. Công nghệ VoIP cũng không hoàn toàn khác với điện thoại thông thường. Đầu tiên , tín hiệu thoại cũng được số hóa , nhưng sau đó thay vì truyền trên mạng PSTN qua các trường chuyển mạch , tín hiệu thoại được nén xuống tốc độ thấp rồi đóng gói , truyền qua mạng IP . Tại bên thu, các luồng thoại sẽ được giải nén thành các luồng PCM 64 rồi truyền tới thuê bao bị gọi. Cấu trúc mạng VoIP Trên hình 1 là cấu hình cơ bản của một mạng VoIP. Ta thấy mạng gồm hai thành phần chính là mạng chuyển mạch kênh và mạng chuyển mạch gói. Mạng chuyển mạch kênh chính là mạng điện thoại thông thường mà ta vẫn sử dụng. Còn mạng chuyển mạch gói là một mạng IP, trong đó Internet là mạng IP mà ta vẫn quen thuộc. Mạng VoIP phải có khả năng thực hiện các chức năng mà mạng điện thoại công cộng thực hiện, ngoài ra phải thực hiện chức năng của một gateway giữa mạng IP và mạng điện thoại công cộng. Thành phần của mạng điện thoại IP có thể gồm các phần tử sau đây:  Hình 1 : Cấu trúc mạng VoIP Thiết bị đầu cuối kết nối với mạng IP ( Terminal) : Có thể là một phần mềm máy tính ( softphone) hoặc một điện thoại IP (hardphone). Mạng truy nhập IP: Là các loại mạng dữ liệu sử dụng giao thức TCP/IP, phổ biến nhất là mạng Internet. Gateway: Là thiết bị có chức năng kết nối hai mạng không giống nhau, hầu hết các trường hợp đó là mạng IP và mạng PSTN. Có 3 loại gateway là: Gateway truyền tải kênh thoại, Gateway điều khiển truyền tải kênh thoại và Gateway báo hiệu. Gatekeeper: Có thể xem gatekeeper như là bộ não của hệ thống mạng điện thoại IP. Nó cung cấp chức năng quản lý cuộc gọi một cách tập trung và một số các dịch vụ quan trọng khác như là: nhận dạng các đầu cuối và gateway, quản lý băng thông, chuyển đổi địa chỉ (từ địa chỉ IP sang địa chỉ E.164 và ngược lại), đăng ký hay tính cước...Mỗi gatekeeper sẽ quản lý một vùng bao gồm các đầu cuối đã đăng ký, nhưng cũng có thể nhiều gatekeeper cùng quản lý một vùng trong trường hợp một vùng có nhiều gatekeeper. Ta cũng thấy rằng có thể có 3 ngữ cảnh cuộc gọi: Phone to Phone: gọi giữa 2 máy điện thoại. Nếu 2 máy cùng thuộc một tổng đài thì không cần thông qua mạng IP. Nếu 2 máy nằm ở các mạng các nhau thì phải sử dụng các gateway chuyển tiếp vào mạng IP. PC to Phone: gọi giữa PC và Phone. Cần có ít nhất một gateway chuyển tiếp. PC to PC: gọi giữa PC và PC. Trong ngữ cảnh này thì cuộc gọi hoàn toàn nằm trong mạng IP, không cần sử dụng gateway. Đặc điểm dịch vụ VoIP Sự phát triển của dịch vụ VoIP đã đem lại rất nhiều lợi ích. Dưới đây là một số ưu điểm của nó: Dịch vụ gọi điện đường dài giá rẻ với chi phí chấp nhận được, chỉ tương đương với chi phí truy nhập Internet. Các kĩ thuật nén đã giảm tốc độ bit từ 64kps (kênh thoại thường) xuống dưới 8kps (theo tiêu chuẩn nén thoại G.729A của ITU-T). Nhờ vậy, khả năng sử dụng kênh sẽ cao hơn. Các bộ vi xử lý của máy tình có tốc độ xử lý nhanh. Điều này làm độ trễ của cuộc gọi giảm xuống, chất lượng cuộc gọi tăng lên. Tích hợp mạng thoại, mạng số liệu và mạng báo hiệu. Với mạng điện thoại thông thường thì kênh báo hiệu là hoàn toàn tách biệt với kênh thoại. Với mạng VoIP thì chỉ có một kênh duy nhất, nhờ vậy có thể tiết kiệm được cơ sở hạ tầng. Dễ dàng mở rộng hệ thống. Mạng VoIP không cần thông tin điều khiển để thiết lập kênh truyền vật lý : việc điều khiển cuộc gọi trong mạng IP chỉ cần tập trung vào chức năng cuộc gọi mà không phải tập trung vào chức năng thiết lập kênh. Mạng VoIP quản lý băng thông tốt, linh hoạt. Nhiều tính năng dịch vụ mới. Khả năng Multimedia : trong một cuộc gọi, người dùng có thể vừa nói chuyện vừa sử dụng các dịch vụ khác như truyền file, chia sẻ dữ liệu, hay xem hình ảnh của người nói chuyện. Nhưng mạng VoIP cũng có những nhược điểm sau đây : Kĩ thuật phức tạp : truyền tín hiệu theo thời gian thực trên mạng IP là rất khó thực hiện do mất gói trong mạng là khó tránh và độ trễ . Chất lượng dịch vụ chưa cao. Vấn đề bảo mật : mạng Internet có tính toàn cầu và hỗn hợp nên việc bảo vệ các thông tin liên qua như số liên lạc truy nhập sử dụng dịch vụ... là rất quan trọng. Chất lượng dịch vụ trong mạng VoIP Mạng truyền tín hiệu thoại có đòi hỏi khắt khe về chất lượng dịch vụ để đảm bảo cuộc gọi có chất lượng chất nhận được. Dưới đây là các đặc điểm về chất lượng dịch vụ (QoS) của mạng VoIP: Delay/ Latency : độ trễ. Đây là khoảng thời gian tính từ lúc tiếng nói được phát ra đến khi người nhận nghe thấy. Hội thoại đòi hỏi tính chất thời gian thực nên cần thiết phải giảm độ trễ xuống thấp nhất. Có thể phân loại trể thành các loại sau: Propagation delay : trễ truyền do tốc độ truyền âm trong cáp. Loại trễ này hầu như không tránh khỏi. Handling delay/processing delay : trể xử lý, do các thiết bị xử lý gói tin. Trễ này có thể giảm bằng việc sử dụng các thiết bị phần cứng tốt cũng như thuật toán xử lý tối ưu. Serialization delay : trễ tuần tự hóa khi dữ liệu được đưa ra thiết bị vật lý. Loại trễ này có ảnh hướng ít, chiếm vai trò nhỏ hoặc hầu như không đáng kể. Queuing delay : trễ hàng đợi xảy ra khi nhiều gói tin đến cùng lúc tại một nút mạng. Trễ này do cấu hình mạng không đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ nhiều người dùng hoặc cài đặt không tốt dẫn tới việc xử lý gói tin tại nút mạng không tốt. Jitter : là hiện tượng các gói tin không đến nơi trong những khoảng thời gian đều nhau. Hiện tượng này làm cho cuộc hội thoại bị giật. Đây là một đặc điểm của mạng IP khi mà các gói tin có thể đi theo các đường khác nhau đến đích. Để loại bỏ hiện tượng này cần phải có các thuật toán đồng bộ gói tin nơi phát và nơi thu. Mã hóa đường truyền Pulse Code Modulation (PCM): thuật toán mã hóa đường truyền của mạng VoIP cũng tương tự như mạng chuyển mạch kênh. PCM là thuật toán có tần số lấy mẫu là 8Khz (125ms/mẫu). Ngoài ra nó có thể sử dụng ADPCM : adaptive differential PCM(chuẩn G.726 ITU-T), với 4 bit mẫu, tốc độ 32kps. Các thuật toán này khác nhau ở tần số lấy mẫu và số bit mẫu, do đó chất lượng cuộc gọi cũng khác nhau. Các chuẩn mã hóa tín hiệu được sử dụng trong VoIP có rất nhiều, trong đó có thể kể tới G.711, G.726, G.728, G.729, G.232.1. Bảng dưới đây thể hiện chất lượng cảm nhận (MOS) đối với mỗi loại thuật toán mã hóa tín hiệu.  Hình 2 Một số chuẩn mã hóa tín hiệu Echo : tiếng vọng. Đây là hiện tượng âm thanh phát qua bị quay trở lại đúng nơi phát làm cho người nói luôn nghe lại được tiếng do mình phát ra. Lý do là các gói tin đi qua các mạng có cấu hình khác nhau và không đến được đích, quay lại điểm phát. Để xóa tiếng vọng thì thiết bị mà người nói dùng (có thể là router) sẽ lưu giữ ảnh ngược của đoạn hội thoại trong một khoảng thời gian nào đó (inverse speech). “Bộ loại bỏ tiếng vọng” (echo canceller) này sẽ lắng nghe âm thanh đáp lại và loại bỏ thành phần vọng bằng không. Mất gói tin là hiện tượng dễ xảy ra trong mạng VoIP Packet loss. Chuẩn G729 đề xuất một kĩ thuật để giảm sự ảnh hưởng tới chất lượng cuộc gọi là concealment strategy: khi một gói tin bị mất trên đường truyền thì gói tin cuối cùng nhận được sẽ được phát lại bù vào chỗ trống. Vì khoảng thời gian giữa các packet chỉ là khoảng 20ms nên người nghe sẽ không có cảm nhận rõ ràng. Nếu nhiều packet mất thì việc này chỉ thực hiện1 lần và đợi packet khác tới. Khả năng kiểm soát hoạt động hội thoại. Trong hội thoại thì thông thường, một người nói một người nghe thì lãng phí băng thông tối thiểu là 50% do một kênh truyền cố định được thiết lập dành cho cuộc gọi. Sử dụng VoIP có thể tinh chỉnh băng thông lãng phí này để dùng cho mục đích khác nếu chức năng VAD (Voice Activity Detection) được bật. Khi mạng bận thì băng thông dành cho cuộc hội thoại sẽ được giảm đi, ngược lại khi mạng rỗi thì băng thông cũng sẽ tăng lên, nhờ đó mà tăng chất lượng cuộc gọi. Hội thoại đòi hỏi phải có các bộ chuyển đổi Số - Tương tự. Khi chuyển đối analog-digital và ngược lại thì chất lượng âm thanh giảm đáng kể. Do đó càng ít bộ chuyển đổi D/A trong mạng càng tốt. VoIP sử dụng PCM codec (G.711) tương tự các mạng điện thoại cổ điển. Tandem Encoding là hiện tượng gói tin được mã hóa và giải mã nhiều lần để xác định nơi nhận trước khi đến đích làm giảm chất lượng hội thoại. Để loại bỏ hiện tượng này cẩn thiết lập các dial plan (kịch bản cuộc gọi) một cách hợp lý. Các kịch bản này là các file dùng để điều khiển cuộc gọi ở các gateway controller. Về giao thức truyền tin, VoIP sử dụng bộ giao thức RTP/ UDP/ IP. Tầng giao vận sử dụng giao thức UDP để đảm bảo gói tin được truyền liên tục. Tính chất thời gian thực được đảm bảo nhờ giao thức RTP (Real-time Transport Protocol). Gói tin RTP chứa các trường như nhãn thời gian và số thứ tự gói để đảm bảo sự đồng bộ thời gian giữa các gói tin.  Hình 3 Gói RTP Đi kèm với RTP là giao thức điểu khiển thời gian thực RTCP. Giao thức này được dùng cho các ứng dụng thời gian thực như media on demand, các dịch vụ tương tác. Nhược điểm của chùm giao thức này là header tổng cộng 40bytes, (RTP + IP + UDP) gấp 2 lần so với header trong chuẩn G.729. Tuy nhiên nó có thể được nén sử dụng CRTP – compress RTP, có thể giảm được lưu lượng cuộc gọi VoIP từ 24kps xuống dưới 11.2kps. Giao thức UDP cũng có thể được mở rộng thành RUDP (Reliable UDP) thêm tính tin cậy cho UDP bằng cách gửi cùng một gói tin nhiều lần và điểm nhận sẽ loại bỏ các gói tin không cần thiết. Các giao thức truyền thông thời gian thực Giao thức RTP RTP được coi như một giao thứ truyền từ đầu cuối đến đầu cuối (end to end) phục vụ truyền dữ liệu thời gian thực như audio và video. RTP thực hiện việc quản lý về thời gian truyền dữ liệu và nhận dạng dữ liệu được truyền. Nhưng RTP không cung cấp bất cứ một cơ chế nào đảm bảo thời gian truyền và cũng không cung cấp bất cứ một cơ chế nào giám sát chất lượng dịch vụ. Sự giám sát và đảm bảo về thời gian truyền dẫn cũng như chất lượng dịch vụ được thực hiện nhờ hai giao thức RTCP và RSVP. Tương tự như các giao thứ truyền dẫn khác, gói tin RTP (RTP packet) bao gồm hai phần là header (phần mào đầu) và data (dữ liệu). Nhưng không giống như các giao thức truyền dẫn khác là sử dụng các trường trong header để thực hiện các chức năng điều khiển, RTP sử dụng một cơ chế điều khiển độc lập trong định dạng của gói tin RTCP để thực hiện các chức năng này. Cấu trúc gói tin RTP  Hình 4 Cấu trúc gói tin RTP Version (2 bit): version của RTP (hiện tại là version 2). Padding (1 bit): có vai trò như bit cờ được sử dụng để đánh dấu khi có một số byte được chèn vào trong gói. Extension (1 bit): cũng có vai trò như một bit cờ được sử dụng để đánh dấu khi có header mở rộng tiếp theo header cố định. CSRC count (4 bit): chỉ rõ số lượng của CSRC (contributing source) Marker (1 bit): có vai trò như một bit cờ, trạng thái của nó được phụ thuộc vào trường payload type. Payload Type (7 bit): chỉ rõ loại thông tin được chứa trong các gói.Serquence Number (16 bit): cung cấp số thứ tự của các gói. Cách này như một cơ chế giúp bên thu có thể thu đúng thứ tự các gói tin, nhận ra gói tin bị mất. Time-stamp (32 bit): là tham số đánh dấu thời điểm byte đầu tiên được lấy mẫu trong gói RTP. Giá trị time-stamp khởi đầu là ngẫu nhiên, các gói RTP phát đi liên tiếp có thể có cùng giá trị time-stemp nếu chúng cùng được phát đi một lúc. Syschronisation source (SSRC) identifier: số nhận dạng nguồn của gói dữ liệu. Nếu ứng dụng muốn truyền dữ liệu có nhiều dạng khác nhau trong cùng một thời điểm (ví dụ là tín hiệu audio và video) thì sẽ có những phiên truyền riêng cho mỗi dạng dữ liệu. Sau đó ứng dụng sẽ tập hợp các gói tin có cùng nhận dạng SSRC. Số nhận dạng này được gán một cách ngẫu nhiên. Contribute source (CSRC) identifer (độ dài thay đổi): tại một điểm đích nào đó mà những tín hiệu audio đến đích cần trộn lại với nhau thì giá trị CSRC sẽ là tập hợp tất cả các giá trị SSRC của các nguồn mà gửi tín hiệu đến điểm đích đó. Trường CSRC có thể chứa tối đa là 15 số nhận dạng nguồn SSRC. Extension header (độ dài thay đổi): chứa các thông tin thểm của gói RTP. Giao thức RTCP Mặc dù RTP là một giao thức độc lập nhưng thường được hỗ trợ bởi giao thức RTCP. RTCP trả về nguồn các thông tin về sự truyền thông và các thành phần đích. Giao thức điều khiển này cho phép gửi về các thông số về bên thu và tự thích nghi với bên phát cho phù hợp vời bên phát. Mỗi người tham gia một phiên truyền RTP phải gửi định kỳ các gói RTCP tới tất cả những người khác cũng tham gia phiên truyền. Tuỳ theo mục đích mà RTCP thực hiện 4 chức năng: RTCP cung cấp một sự phản hồi chất lượng của dữ liệu. Các thông tin đó giúp cho ứng dụng thực hiện chức năng điều khiển luồng và quản lý tắc nghẽn. RTCP cung cấp sự nhận dạng mà được sử dụng để tập hợp các kiểu dữ liệu khác nhau (ví dụ audio và video). Điều này là cần thiết vì khả năng này không được RTP cung cấp. Nhờ việc định kỳ gửi các gói tin RTCP mà mỗi phiên truyền có thể theo dõi được số người tham gia. RTP không thể sử dụng được cho mục đích này khi một ai đó không gửi dữ liệu mà chỉ nhận từ những người khác. Cuối cùng là một chức năng lựa chọn cho phép có thêm thông tin về những người tham gia vào phiên truyền. Tuỳ thuộc vào giao thức