Sự tiến bộ của nền khoa học công nghệ thông tin đã góp phần làm cho đời sống xã hội ngày càng phong phú. Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển và hội nhập, những ảnh hưởng tích cực và hệ quả ưu việt do công nghệ thông tin mang lại cho nền kinh tế và đời sống xã hội khoảng vài chục năm gần đây đã chứng minh điều này.
Hệ thống mạng thế hệ sau NGN(3G,4G) là một phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và viễn thông. Hiện nay nó là sự lựa chọn tối ưu cho ngành viễn thông bởi hàng loạt các tiện ích và dịch vụ nổi bật đó là sử dụng điện thoại video, dịch vụ Internet di động, xem phim, nghe nhạc theo yêu cầu. với những người năng động, nhất là đối những người hay đi công tác xa, thường xuyên phải di chuyển.
Trước ứng dụng và các dịch vụ to lớn đó của mạng thế hệ sau, việc nghiên cứu và tìm hiểu là một vấn đề khá thú vị và đang được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu Đó là lý do chúng em chọn đề tài về: “Tìm hiểu mạng thế hệ sau”
Nội dung đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về mạng thế hệ sau
Chương 2: Cấu trúc mạng thế hệ sau
Chương 3: Đặc điểm và các công nghệ mạng
Chương 4: Dịch vụ mạng thế hệ sau
Chương 5: Chiến lược và xu hướng phát triển
46 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2414 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu mạng thế hệ sau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Mục Lục 1
Chương 1: Giới thiệu tổng quan mạng thế hệ sau 5
1.1 Giới thiệu chương 5
1.2 Mạng viễn thông hiện tại 5
1.2.2 Các đặc điểm của mạng viễn thông hiện tại 6
1.2.3 Những hạn chế của mạng Viễn thông hiện tại 7
1.3 Mạng viễn thông thế hệ sau 7
1.3.1 Định nghĩa 7
Chương 2: Cấu trúc mạng NGN 9
2.1.Cấu trúc chức năng 9
2.1.1 Lớp truyền dẫn và truy nhập 11
2.1.3.Lớp điều khiển 12
2.1.4 Lớp ứng dụng 12
2.1.5.Lớp quản lý 12
2.2.Các thành phần của NGN 13
2.2.1.Cấu trúc vật lý của NGN 13
2.2.2.Các thành phần của NGN 13
2.3.Các giao thức trong NGN 15
2.3.1.H323 và SIP 15
2.3.2. BICC, SIP-T và SIP-I 18
2.3.4.MGCP, H248/MEGACO 19
2.3.5.SIGTRAN 20
2.3.6.API và INAP 21
2.3.7.RTP và RCTP 21
2.4.Các công nghệ nền tảng cho NGN 21
2.4.1.IP 22
2.4.2.ATM 22
2.4.3.IP Over ATM 23
2.4.4.MPLS 23
2.4.Giải pháp NGN của các hãng 23
2.4.1.Mô hình NGN của Alcatel 23
2.4.2.Mô hình NGN của Ericsson 24
Chương 3: Đặc điểm và công nghệ mang NGN………………………………………………………………27
3.2.Đăc Điểm 27
3.2.Các công nghệ mạng 28
3.2.1. Công nghệ mạng 3G…………………………………………………………………….28
3.2.2. Công nghệ mang 4G 28
Chương 4: Dich vụ mạng NGN 30
4.1. Giới thiệu 30
4.2. Nhu cầu NGN đối với nhà cung cấp dịch vụ 31
4.3. Dịch vụ NGN 33
4.3.1. Xu hướng các dịch vụ trong tương lai 33
4.3.2. Các đặc trưng của dịch vụ NGN 33
4.4. Kiến trúc dịch vụ thế hệ sau 40
4.4.1. Kiến trúc phân lớp 40
4.4.2. Mạng thông minh phân tán 41
Chương 5: Chiến lược và hướng phát triển 41
Lớp ứng dụng dich vụ: 43
Lớp điều khiển: 43
Lớp chuyển tải: 44
Lớp truy nhập: 44
LỜI MỞ ĐẦU
(((
Sự tiến bộ của nền khoa học công nghệ thông tin đã góp phần làm cho đời sống xã hội ngày càng phong phú. Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển và hội nhập, những ảnh hưởng tích cực và hệ quả ưu việt do công nghệ thông tin mang lại cho nền kinh tế và đời sống xã hội khoảng vài chục năm gần đây đã chứng minh điều này.
Hệ thống mạng thế hệ sau NGN(3G,4G) là một phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và viễn thông. Hiện nay nó là sự lựa chọn tối ưu cho ngành viễn thông bởi hàng loạt các tiện ích và dịch vụ nổi bật đó là sử dụng điện thoại video, dịch vụ Internet di động, xem phim, nghe nhạc theo yêu cầu... với những người năng động, nhất là đối những người hay đi công tác xa, thường xuyên phải di chuyển.
Trước ứng dụng và các dịch vụ to lớn đó của mạng thế hệ sau, việc nghiên cứu và tìm hiểu là một vấn đề khá thú vị và đang được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu Đó là lý do chúng em chọn đề tài về: “Tìm hiểu mạng thế hệ sau )”
Nội dung đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về mạng thế hệ sau
Chương 2: Cấu trúc mạng thế hệ sau
Chương 3: Đặc điểm và các công nghệ mạng
Chương 4: Dịch vụ mạng thế hệ sau
Chương 5: Chiến lược và xu hướng phát triển
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới Thầy Huỳnh Nguyễn Thành Luân đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo của Trường Cao Đẳng Công Thương Tp.HCM. Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các thầy cô giáo Khoa Công Nghệ Thông Tin, những người đã tận tình chỉ dạy cho em trong suốt quá trình học tại trường.
Do trình độ và thời gian có hạn nên đồ án không thể tránh khỏi các thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để tốt đồ án hoàn thiện hơn.
Tp.HCM, ngày 12 tháng 6 năm 2011
Sinh viên thực hiện.
Nguyễn Thanh phong_Trần Thị Bảo Trân
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
(((
Chương 1: Giới thiệu tổng quan mạng thế hệ sau
1.1 Giới thiệu chương
Cụm từ “mạng thế hệ sau” (Next Generation Network- NGN) bắt đầu được nhắc tới từ năm 1998. NGN là bước tiếp theo trong lĩnh vực truyền thông truyền thống trên thế giới được hỗ trợ bởi 3 mạng lưới: mạng thoại PSTN, mạng không dây và mạng số liệu (Internet). NGN hội tụ cả 3 mạng trên vào một kết cấu thống nhất để hình thành một mạng chung, thông minh, hiệu quả cho phép truy xuất toàn cầu, tích hợp nhiều công nghệ mới, ứng dụng mới và mở đường cho các cơ hội kinh doanh phát triển. Chương 1 giới thiệu về Mạng thế hệ sau (NGN), trình bày sơ lược về mạng viễn thông hiện tại, đặc điểm và hạn chế. Sau đó, mô tả kiến trúc mạng NGN bao gồm lớp truyền dẫn và truy cập, lớp truyền thông, lớp điều khiển, lớp ứng dụng và lớp quản lý.
1.2 Mạng viễn thông hiện tại
1.2.1 Khái niệm về mạng viễn thông hiện tại
- Mạng viễn thông là phương tiện truyền thông tin từ đầu phát tới đầu thu. Mạng có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Mạng viễn thông bao gồm các thành phần chính: thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền và thiết bị đầu cuối.
- Thiết bị chuyển mạch gồm tổng đài nội hạt và tổng đài quá giang. Các thuê bao được nối vào tổng đài nội hạt và tổng đài nội hạt nối vào tổng đài quá
giang. Nhờ các thiết bị chuyển mạch mà đường truyền được dùng chung và mạng có thể được sử dụng một cách kinh tế.
- Thiết bị truyền dẫn dùng để nối thiết bị đầu cuối với tổng đài, hay giữa các tổng đài để thực hiện việc truyền các tín hiệu điện. Thiết bị truyền dẫn chia làm 2 loại: thiết bị truyền dẫn phía thuê bao và thiết bị truyền dẫn cáp quang. Thiết bị truyền dẫn phía thuê bao dùng môi trường thường là cáp kim loại. Tuy nhiên có một số trường hợp môi trường truyền là cáp quang hoặc vô tuyến.
- Môi trường truyền bao gồm truyền hữu tuyến và vô tuyến.
Thiết bị đầu cuối cho mạng thoại truyền thống gồm máy điện thoại, máy Fax,
máy tính, tổng đài PABX.
Như vậy, mạng viễn thông cũng có thể được định nghĩa như sau: Mạng viễn
thông là một hệ thống gồm các nút chuyển mạch được nối với nhau bằng các
đường truyền dẫn. Nút được phân thành nhiều cấp và kết hợp với các đường
truyền dẫn tạo thành các cấp mạng khác nhau.
1.2.2 Các đặc điểm của mạng viễn thông hiện tại
- Mạng Telex: dùng để gởi các bức điện dưới dạng ký tự đã được mã hoá bằng 5 bit (mã Baudot). Tốc độ truyền rất thấp (từ 75 đến 300 bit/s).
-Mạng điện thoại công cộng, còn gọi là POTS (Plain Old Telephone Service): ở đây thông tin tiếng nói được số hoá và chuyển mạch ở hệ thống chuyển mạch điện thoại công cộng PSTN.
-Mạng truyền số liệu: gồm các mạng chuyển mạch gói để trao đổi số liệu giữa các máy tính dựa trên giao thức của X.25 và hệ thống truyền số liệu chuyển mạch kênh dựa trên các giao thức X.21
Các tín hiệu truyền hình có thể truyền theo 3 cách: truyền bằng sóng vô tuyến, truyền qua hệ thống mạng truyền hình cáp CATV (Community AntennaTelevision) bằng cáp đồng trục hoặc truyền qua hệ thống vệ tinh, hay còn gọi là truyền hình trực tiếp DBS (Direct Broadcast System).
Trong phạm vi cơ quan, số liệu giữa các máy tính được trao đổi thông qua mạng cục bộ LAN (Local Area Network) mà nổi tiếng nhất là mạng Ethernet,Token Bus và Token Ring.
Mỗi mạng được thiết kế cho các dịch vụ riêng biệt và không thể sử dụng cho các mục đích khác. Ta không thể truyền tiếng nói qua mạng chuyển mạch gói X.25 vì trễ qua mạng này quá lớn.
Xét về góc độ dịch vụ: gồm mạng điện thoại cố định, mạng điện thoại di động và mạng truyền số liệu.
Xét về góc độ kỹ thuật: gồm mạng chuyển mạch, mạng truyền dẫn, mạng truy nhập, mạng báo hiệu và mạng đồng bộ.
1.2.3 Những hạn chế của mạng Viễn thông hiện tại
Như phân tích ở trên, hiện nay có nhiều loại mạng khác nhau cùng song song tồn tại. Mỗi mạng lại yêu cầu phương pháp thiết kế, sản xuất, vận hành, bảo dưỡng khác nhau. Như vậy, hệ thống mạng viễn thông hiện tại có nhiều nhược điểm mà quan trọng nhất là:
Chỉ truyền được các dịch vụ độc lập tương ứng với từng mạng.
Thiếu mềm dẻo: sự ra đời của các công nghệ mới ảnh hưởng mạnh mẽ tới tốc độ truyền tín hiệu. Ngoài ra, sẽ xuất hiện nhiều dịch vụ truyền thông trong tương lai, mỗi loại dịch vụ sẽ có tốc độ truyền khác nhau. Ta dễ dàng nhận thấy mạng hiện tại sẽ rất khó thích nghi với những đòi hỏi này.
Kém hiệu quả trong việc bảo dưỡng, vận hành cũng như sử dụng tài nguyên. Tài nguyên sẵn có trong một mạng không thể chia sẻ cho các mạng khác cùng sử dụng. Mặt khác, mạng viễn thông hiện nay được thiết kế nhằm mục đích khai thác dịch vụ thoại là chủ yếu.
Kiến trúc tổng đài độc quyền làm cho các nhà khai thác gần như phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà cung cấp tổng đài. Điều này không những làm giảm sức cạnh tranh cho các nhà khai thác, đặc biệt là những nhà khai thác nhỏ, mà còn tốn nhiều thời gian và tiền bạc khi muốn nâng cấp và ứng dụng các phần mềm mới.
Các tổng đài chuyển mạch kênh đã khai thác hết năng lực và trở nên lạc hậu đối với nhu cầu của khách hàng. Đứng trước tình hình phát triển của mạng viễn thông hiện nay, các nhà khai thác nhận thấy rằng “sự hội tụ giữa mạng PSTN và mạng PSDN” là chắc chắn xảy ra. Cần có một cơ sở hạ tầng duy nhất cung cấp cho mọi dịch vụ (tương tự-số, băng hẹp-băng rộng, cơ bản- đa phương tiện, …) để việc quản lý tập trung, giảm chi phí bảo dưỡng và vận hành, đồng thời hỗ trợ các dịch vụ của mạng hiện nay.
1.3 Mạng viễn thông thế hệ sau
1.3.1 Định nghĩa
Mạng viễn thông thế hệ sau có nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như:
Mạng đa dịch vụ (cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau).
Mạng hội tụ (hỗ trợ cho cả lưu lượng thoại và dữ liệu, cấu trúc mạng hội tụ).
Mạng phân phối (phân phối tính thông minh cho mọi phần tử trong mạng).
Mạng nhiều lớp (mạng được phân ra nhiều lớp mạng có chức năng độc lập nhưng hỗ trợ nhau thay vì một khối thống nhất như trong mạng TDM).
Cho tới hiện nay, mặc dù các tổ chức viễn thông quốc tế và các nhà cung cấp thiết bị viễn thông trên thế giới đều rất quan tâm và nghiên cứu về chiến lược
phát triển NGN nhưng vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể và chính xác nào cho
mạng NGN. Do đó, định nghĩa mạng NGN nêu ở trên đây không thể bao hàm
hết mọi chi tiết về mạng thế hệ sau, nhưng nó có thể tương đối là khái niệm chung nhất khi đề cập đến NGN.
Như vậy, có thể xem mạng thông tin thế hệ sau là sự tích hợp mạng thoại PSTN (chủ yếu dựa trên kỹ thuật TDM) với mạng chuyển mạch gói (dựa trên
kỹ thuật IP/ATM). Nó có thể truyền tải tất cả các dịch vụ vốn có của PSTN đồng thời cũng có thể nhập một lượng dữ liệu rất lớn vào mạng IP, nhờ đó có thể giảm nhẹ gánh nặng của PSTN. Tuy nhiên, NGN không chỉ đơn thuần là sự hội tụ giữa thoại và dữ liệu mà còn là sự hội tụ giữa truyền dẫn quang và công nghệ gói, giữa mạng cố định và di động.
Chương 2: Cấu trúc mạng NGN
2.1.Cấu trúc chức năng
Nhìn chung NGN vẫn là một xu hướng mới mẻ do vậy chưa có một khuyến nghị chính thức nào được công bố rõ ràng để làm tiêu chuẩn về cấu trúc NGN, song dựa vào mô hình mà một số tổ chức và các hãng xây dựng ta có thể tạm hiểu cấu trúc NGN chức năng như sau:
Lớp kết nối (truy nhập và truyền dẫn/ở phần lõi)
Lớp trung gian hay lớp truyền thông (Media)
Lớp điều khiển
Lớp quản lý
Trong các lớp trên, lớp điều khiển hiện nay rất phức tạp với nhiều loại giao thức, khả năng tương thích giữa các thiết bị của các hãng là vấn đề đang được các nhà khai thác quan tâm.
Xét từ góc độ kinh doanh và cung cấp dịch vụ thì mô hình cấu trúc NGN có thêm lớp ứng dụng dịch vụ. Trong môi trường phát triển cạnh tranh thì sẽ có rất nhiều thành phần tham gia kinh doanh trong lớp ứng dụng dịch vụ.
/
Hình 11: Cấu trúc mạng thế hệ sau (góc độ dịch vụ)
/
Hình 12: Cấu trúc chức năng của NGN
2.1.1 Lớp truyền dẫn và truy nhập
2.1.1.1 Phần truyền dẫn
Tại lớp vật lý truyền dẫn quang với công nghệ ghép kênh theo bước sóng DWDM sẽ được sử dụng.
Công nghệ ATM hay IP có thể được sử dụng truyền dẫn trên mạng lõi để đảm bảo QoS.
Các router được sử dụng ở biên mạng lõi khi lưu lượng lớn và ngược lại khi lưu lượng nhỏ Switch – router có thể đảm nhận luôn chức năng những router này.
Lớp truyền dẫn có khả năng hỗ trợ các mức QoS khác nhau cho cùng một dịch vụ và cho các dịch vụ khác nhau. Lớp ứng dụng sẽ đưa ra các yêu cầu về năng lực truyền tải và nó sẽ thực hiện yêu cầu đó.
2.1.1.2 Phần truy nhập
Với truy nhập hữu tuyến: có cáp đồng và xDSL đang được sử dụng. Tuy vậy trong tương lai truyền dẫn quang DWDM, PON sẽ dần chiếm ưu thế, thị trường của xDSL và modem sẽ dần thu nhỏ lại.
Với truy nhập vô tuyến ta có hệ thống thông tin di động GSM hoặc CDMA, truy nhập vô tuyến cố định, vệ tinh. Trong tương lại các hệ thống truy nhập không dây sẽ phát triển rất nhanh như truy nhập hồng ngoại, bluetooth, hay WLAN.
Lớp truy nhập cung cấp các kết nối giữa thuê bao đầu cuối và mạng đường trục qua cổng giao tiếp thích hợp. NGN cũng cung cấp hầu hết các truy nhập chuẩn
cũng như không chuẩn của các thiết bị đầu cuối như: truy nhập đa dịch vụ, điện thoại IP, máy tính PC, tổng đài nội bộ PBX…
2.1.2 Lớp truyền thông
Gồm các thiết bị là các cổng phương tiện như:
Cổng truy nhập: AG kết nối giữa mạng lõi và mạng truy nhập, RG kết nối mạng lõi và mạng thuê bao nhà.
Cổng giao tiếp: TG kết nối mạng lõi với mạng PSTN/ISDN, WG kết nối mạng lõi với mạng di động.
Lớp này chịu trách nhiệm chuyển đổi các loại môi trường (FR, PSTN, LAN, vô tuyến…) sang môi trường truyền dẫn gói được áp dụng trên mạng lõi và ngược lại.
2.1.3.Lớp điều khiển
Lớp điều khiển bao gồm các hệ thống điều khiển mà thành phần chính là Softswitch còn gọi là MGC hay Call agent, được kết nối với các thành phần khác nhau như: SGW MS FS AS để kết nối cuộc gọi hay quản lý địa chỉ IP.
Lớp điều khiển có nhiệm vụ kết nối để cung cấp các dịch vụ truyền thông suốt từ đầu cuối đến đầu cuối với bất kỳ loại giao thức và báo hiệu nào. Các chức năng quản lý và chăm sóc khách hàng cũng được tích hợp trong lớp điều khiển. Nhờ có giao diện mở nên có sự tách biệt giữa dịch vụ và truyền dẫn, điều này cho phép các dịch vụ mới được đưa vào nhanh chóng và dễ dàng.
2.1.4 Lớp ứng dụng
Lớp này gồm các nút thực thi dịch vụ ( thực chất là các server dịch vụ) cung cấp các ứng dụng cho khách hàng thông qua lớp truyền tải.
Lớp ứng dụng cung cấp các dịch vụ có băng thông khác nhau và ở nhiều mức độ. Một số dịch vụ sẽ thực hiện làm chủ việc điều khiển logic của chúng và truy nhập trực tiếp tới lớp ứng dụng, còn một số dịch vụ khác sẽ thực hiện điều khiển từ lớp điều khiển. Lớp ứng dụng kết nối với lớp điều khiển thông qua giao diện mở API. Nhờ đó mà các nhà cung cấp dịch vụ có thể phát triển các ứng dụng và triển khai nhanh chóng trên dịch vụ mạng.
2.1.5.Lớp quản lý
Lớp quản lý là một lớp đặc biệt xuyên suốt các lớp từ kết nối cho đến lớp ứng dụng. Tại lớp quản lý người ta có thể khai thác hoặc xây dựng mạng giám sát viễn thông TMN như một mạng riêng theo dõi và điều phối các thành phần mạng viễn thông đang hoạt động.
2.2.Các thành phần của NGN
NGN là mạng thế hệ kế tiếp không phải là mạng hoàn toàn mới do vậy khi xây dựng NGN ta cần chú ý vần đề kết nối NGN với mạng hiện hành và tận dụng các thiết bị viễn thông hiện có trên mạng nhằm đạt được hiệu quả khai thác tối đa.
2.2.1.Cấu trúc vật lý của NGN
/
Hình 1: Cấu trúc vật lý của NGN
2.2.2.Các thành phần của NGN
Trong NGN có rất nhiều thành phần song ở đây chỉ trình bày những thành phần thể hiện rõ nét sự tiên tiến của NGN so với mạng viễn thông truyền thống cụ thể là:
Media Gateway (MG)
Media Gateway Controller (MGC)
Signalling Gateway (SG)
Media Server (MS)
Application Server (Feature Server)
Media Gateway
Media Gateway cung cấp phương tiện để truyền tải thông tin thoại, dữ liệu, fax và video giữa mạng gói IP và mạng PSTN. Trong mạng PSTN, dữ liệu thoại được mang trên kênh DSo. Để truyền dữ liệu này vào mạng gói mẫu thoại cần được nén lại và đóng gói. Đặc biệt ở đây người ta sử dụng một bộ xử lý tín hiệu số DSP.
Media Gateway controler MGC
MGC là đơn vị chính của Softswitch. Nó đưa ra các quy luật xử lý cuộc gọi, còn MG và SG sẽ thực hiện các quy luật đó. Nó điều khiển SG thiết lập và kết thúc cuộc gọi. Ngoài ra nó còn giao tiếp với hệ thống OS và BSS
MGC chính là cầu nối giữa các mạng có đặc tính khác nhau, như PSTN, SS7, mạng IP. Nó chịu trách nhiệm quản lý lưu lượng thoại và dữ liệu qua các mạng khác nhau. Nó cũng được gọi là Call Server do chức năng điều khiển các bản tin.
Signalling Gateway SG
Signalling Gateway tạo ra chiếc cầu nối giữa mạng báo hiệu SS7 với mạng IP dưới sự điều khiển của Media Gateway Controller (MGC).
Media Server
Media Server là thành phần lựa chọn của Softswitch, được sử dụng để xử lý các thông tin đặc biệt. Một Media Server phải hỗ trợ phần cứng DSP với hiệu suất cao nhất.
Application Server /Feature Server
Server đặc tính là một server ở mức độ ứng dụng chứa một loạt dịch vụ của doanh nghiệp. Chính vì vậy nó còn được gọi là Server ứng dụng thương mại. Vì hầu hết các server này tự quản lý các dịch vụ và truyền thông qua mạng IP nên chúng không ràng buộc nhiều với Softswitch về việc phân chia hay nhóm các thành phần ứng dụng.
Các dịch vụ cộng thêm có thể trực thuộc Call Agent hoặc cũng có thể thực hiện một cách độc lập. Những ứng dụng này giao tiếp với Call Agent thông qua các giao thức như SIP, H323… Chúng thường độc lập với phần cứng nhưng lại yêu cầu truy nhập cơ sở dữ liệu đặc trưng.
Feature Server xác định tính hợp lệ và hỗ trợ các thông số dịch vụ thông thường cho hệ thống đa chuyển mạch.
2.3.Các giao thức trong NGN
2.3.1.H323 và SIP
H323
Vào năm 1996 ITU-T đưa ra khuyến nghị H323. Chuẩn h323 mô tả việc điều khiển các phiên đa phương tiện liên quan đến điện thoại trong kết nối điểm-điểm giữa các điểm cuối thông minh. Nó cung cấp nền tảng cho việc truyền thông thoại, video và dữ liệu qua các mạng dựa trên IP
bao gồm cả Internet H323 có vai trò như một giao thức ô che, nó thực chất là một chồng giao thức bao gồm nhiều giao thức báo hiệu khác như:
RAS dung cho quản lý đăng nhập và trạng thái
H225 cho báo hiệu cuộc gọi và gói hoá các dòng media cho các hệ thống truyền thông đa phương tiện dựa trên công nghệ gói.
H245 cho điều khiển truyền thông giữa các hệ thống điện thoại trực quan và các thiết bị đầu cuối.
Một số tiêu chuẩn cho mã hoá, giải mã tiếng nói như G711, G728…
Một số tiêu chuẩn cho mã hoá, giải mã hình ảnh nhu H261, H263…
/
Mô hình H323 tương quan với mô hình OSI
H323 cung cấp khả năng truyền dẫn audio, video, thông tin điều khiển. Dữ liệu bao gồm hình ảnh, fax, dữ liệu máy tính và các loại dữ liệu khác. Nó có thể cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ và dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cấu trúc H323 có thể dược sử dụng trong mạng LAN hoặc mạng gói diện rộng, bất kì một mạng gói không tin cậy (không đảm bảo chất lượng dịch vụ), hoặc có độ trễ cao đều có thể được dùng cho H323.
SIP
Vào năm 1999, IETF đưa ra tiêu chuẩn báo hiệu riêng cho mình gọi là Session Initiation Protocol (SIP). SIP là giao thức báo hiệu tầng ứng dụng cho việc khởi tạo, thay đổi và kết thúc các phiên media, bao gồm các cuộc gọi thoại Internet và hội nghị đa phương tiện. Cũng giống như H323 nó dựa trên cấu trúc phân tán.
SIP dựa trên ý tưởng và cấu trúc của SMTP và HTTP. Nó hoạt động theo cơ chế client – server, các yêu cầu được bên gọi (client) đưa ra và bên bị gọi (server) trả lời. Về cơ bản SIP là một giao thức hướng văn bản và gần gống như HTTP nhưng không phải là sự mở rộng của HTTP.
/
Hình 19: Vị trí SIP trong chồng giao thức
SIP thực hiện một số nhiệm vụ trong suốt một phiên của hai phía (gọi và bị gọi):
Định vị server: xác định hệ thống đầu cuối cho truyền thông thoại
Các khả năng của User: xác định các phương tiện và các tham số của phương tiện sẽ được dùng
Thiết lập cuộc gọi: rung chuông, thiết lập các tham số cuộc gọi cho cả hai phía gọi và bị gọi
Kiểm soát cuộc gọi: chuyển và kết thúc cuộc gọi
Ta có thể so sánh H323 và SIP:
H323:
Là chuẩn của ITU mô tả một bộ giao thức
Toàn diện nhưng lại phức tạp
Được triển khai nhiều hơn SIP
SIP:
Là chuẩn của IETF
Được phát triển cho điện thoại IP, không khởi xướng từ PSTN
Về cơ bản thì SIP cũng giống H323 là các giao thức khác nhau để truyền các thông tin giống nhau
2.3.2. BICC, SIP-T và SIP-I
BICC
BICC do ITU-T phát triển từ năm 1999. Mục đích của nó là để xác định một giao thức cho truyền thông giữa các ser