Đồ án Tìm hiểu và thiết kế hệ thống mạng

Mạng máy tính ra đời xuất phát từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung dữ liệu. Không có hệ thống mạng thì dữ liệu trên các máy tính độc lập muốn chia sẻ với nhau phải thông qua việc in ấn hoặc sao chép trên đĩa mềm, CD Rom. Điều này gây nhiều bất tiện cho người sử dụng. Từ các máy tính riêng rẽ, độc lập với nhau, nếu ta kết nối chúng lại thành mạng máy tính thì chúng có thêm những ưu điểm như:  Nhiều người có thể dùng chung một phần mềm tiện ích.  Dữ liệu được quản lý tập trung nên an toàn hơn, trao đổi giữa những người sử dụng thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn.  Có thể dùng chung các thiết bị ngoại vi như máy in, máy vẽ,.  Người dùng trao đổi thư tín dễ dàng và có thể sử dụng mạng như là một công cụ phổ biến tin tức hoặc thông báo về một chính sách mới.  Chi phí thấp mà chức năng lại mạnh  An toàn cho dữ liệu và phần mềm vì phần mềm mạng sẽ khóa các tập tin khi có những User không đủ quyền truy xuất các tập tin và thư mục đó.

doc235 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3328 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu và thiết kế hệ thống mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH 1.1. Khái niệm về mạng máy tính Nói một cách cơ bản, mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau theo một cách nào đó. Khác với các trạm truyền hình gửi thông tin đi, các mạng máy tính luôn hai chiều, sao cho khi máy tính A gửi thông tin tới máy tính B thì B có thể trả lời lại A. Nói một cách khác, một số máy tính được kết nối với nhau và có thể trao đổi thông tin cho nhau, gọi là mạng máy tính. Mạng máy tính ra đời xuất phát từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung dữ liệu. Không có hệ thống mạng thì dữ liệu trên các máy tính độc lập muốn chia sẻ với nhau phải thông qua việc in ấn hoặc sao chép trên đĩa mềm, CD Rom. Điều này gây nhiều bất tiện cho người sử dụng. Từ các máy tính riêng rẽ, độc lập với nhau, nếu ta kết nối chúng lại thành mạng máy tính thì chúng có thêm những ưu điểm như: Nhiều người có thể dùng chung một phần mềm tiện ích. Dữ liệu được quản lý tập trung nên an toàn hơn, trao đổi giữa những người sử dụng thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn. Có thể dùng chung các thiết bị ngoại vi như máy in, máy vẽ,.... Người dùng trao đổi thư tín dễ dàng và có thể sử dụng mạng như là một công cụ phổ biến tin tức hoặc thông báo về một chính sách mới. Chi phí thấp mà chức năng lại mạnh An toàn cho dữ liệu và phần mềm vì phần mềm mạng sẽ khóa các tập tin khi có những User không đủ quyền truy xuất các tập tin và thư mục đó. 1.2. Các thành phần vật lý của một hệ thống mạng Các thành phần vật lý là các thiết bị phần cứng được nối liền với nhau để tạo thành một mạng máy tính. Tùy thuộc vào kích thước của mạng mà số lượng và kích thước các thiết bị này khác nhau, nhưng hầu hết các thiệt bị cơ bản như: Personal Computers (PCs): máy tính là thiết bị đầu cuối trong mạng, có chức năng gởi và nhận dữ liệu. Interconnections: sự kết nối bao gồm các thành phần để mà đáp ứng cho dữ liệu đi từ điểm này đến điểm khác trong mạng. Bao gồm các thiết bị sau: Network Interface Cards (NICs): có chức năng biến đổi dữ liệu từ máy tính thành các tính hiệu truyền dẫn. Network Media: phương tiện truyền dẫn như cáp hoặc môi trường không dây, giúp cho tín hiệu được vận chuyển từ một thiết bị nối mạng này đến cái khác. Switches: dùng để chuyển mạch các gói tin trong mạng Local Routers: kết nối các mạng với nhau và chọn đường đi tốt nhất giữa các mạng. 1.3. Các đặc tính của mạng máy tính Có nhiều đặc tính chung được sử dụng để mô tả và so sánh sự khác nhau giữa các thiết bị mạng. Khi chúng ta thiết kế mạng thì mỗi đặc tính phải gắn liền với các ứng dụng mà ta sẽ chạy trên mạng. Để có thể xây dựng một hệ thống mạng tốt, chúng ta cần phải có sự kết hợp cân đối các đặc tính đó. Các đặc tính của mạng gồm: Speed: Tốc độ là một thước đo sự nhanh chậm của sự truyền dữ liệutrên mạng. Cost: Chỉ hệ số hao phí của các thành phần , lắp đặt và bảo trì mạng. Security: Cho ta biết mức độ an toàn của hệ thống như thế nào ,bao gồm cả dữ liệu được vận chuyển trên mạng.Các chủ đề về bảo mật rất quan trọng và phát triển không ngừng .Chúng ta cần xem xét đến vấn đề bảo mật bất cứ khi nào phát hiện có hành động ảnh hường đến hệ thống. Scalability: Tính mở rộng cho biết khả năng đáp ứng của mạng khi có nhiều người dùng và dữ liệu vận chuyển.Nếu một mạng được thiết kế chỉ đáp ứng như cầu hiện tại thì sẽ rất khó khăn và tốn chi phí khi mà những nhu cầu mới sẽ phát sinh sau này. Reliability: Độ tin cậy thể hiện sự đáng tin vào các thiết bị (Router, PC, Switch…).Độ tin cậy thường được đo bằng số lần mạng bị rớt , hoặc là thời gian giữa các lần rớt mạng. Topology: Mạng có hai loại kiến trúc ,kiến trúc vật lý cho biết cách sắp xếp các dây cáp,các thiết bị mạng,còn kiến trúc logic thể hiện các đường đi mà tín hiệu sẽ đi trong mạng. Những đặc tính trên để so sánh sự khác biệt giữa các giải pháp kết nối mạng. Thêm vào đó, những đặc điểm như độ bảo mật, tính có sẵn, tính mở rộng và độ tin cậy trở thành tâm điểm của nhiều mạng doanh nghiệp ngày nay. 1.4. Kiến trúc mạng máy tính Kiến trúc mạng là sơ đồ kết nối giữa các thiết bị trong mạng. Việc xây dựng một hệ thống mạng đáng tin cậy và linh hoạt phụ thuộc vào kiến trúc mạng như thế nào. Kiến trúc mạng sẽ xác định các phương pháp kết nối được sử dụng giữa các thiết bị bao gồm việc bố trí các đường dây chính và các đường dây dự phòng. Kiến trúc mạng bao gồm: kiến trúc vật lý và kiến trúc logic. 1.4.1. Kiến trúc vật lý Kiến trúc vật lý thể hiện cách bố trí các thiết bị vật lý và các đường dây cáp. Cần phải có sự phù hợp giữa kiến trúc vật lý và loại cáp mà ta sẽ dùng để truyền dữ liệu. Sau đây là một số loại kiến trúc vật lý: Bus: Các máy tính và thiết bị khác được nối chung vào một đường dây. Ring: Các máy tính và các thiết bị khác kết nối với nhau theo hình tròn, có hai loại loại một vòng và loại hai vòng. Star: Một thiết bị trung tâm sẽ kết nối với tất cả các thiết bị và máy tính trong mạng.  Hình 1.3: Kiến trúc vật lý 1.4.2. Kiến trúc Logic Kiến trúc logic của một mạng tức chỉ các đường logic mà tín hiệu đi từ điểm này đến điểm khác. Kiến trúc vật lý và kiến trúc logic của mạng có thể giống nhau.Ví dụ ,hình dạng vật lý của một mạng có dạng đường bus,dữ liệu sẽ đi dọc theo chiều dài của sợi cáp. Vì thế mạng có kiến trúc vật lý và logic giống nhau. Mặt khác một mạng có thể có sự khác biệt giữa kiến trúc vật lý và kiến trúc logic. Ví dụ kiến trúc vật lý có dạng hình sao ,trong đó các đoạn cáp nối đến thiết bị hub trung tâm,có thể có kiến trúc logic hình vòng. Cần nhớ rằng trong một vòng ,dữ liệu sẽ đi từ máy tính này đến máy tính khác,và bên trong hub.Việc kết đấu dây cần phải làm như thế nào để thực sự tín hiệu sẽ đi theo vòng tròn từ port này đến port khác,tạo thành một vòng logic.Vì thế ta không thể biết trước dữ liệu sẽ đi như thế nào bằng cách quan sát cách bố trí vật lý. Mạng hình sao thì được dùng phổ biến trong mạng Lan ngày nay. Ethernet sử dụng kiến trúc logic bus trong một kiến trúc vật lý bus hoặc sao. Một hub Ethernet là một ví dụ kiến trúc vật lý hình sao với kiến trúc logic hình bus. 1.5. Phân loại mạng máy tính 1.5.1. Phân loại theo phạm vi địa lý Mạng máy tính có thể phân bổ tren một vùng lãnh thổ nhất định và có thể phân bổ trong phạm vi một quốc gia hoặc quốc tế. Dựa vào phạm vi phân bổ của mạng, người ta có thể phan ra các loại mạng như sau: Mạng cục bộ LAN (Local Area Network): Là mạng được lắp đặt trong phạm vi hẹp, khoảng cách giữa các nút mạng nhỏ hơn 10Km. Kết nối được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao như cáp đồng trục hoặc cáp quang. Mạng LAN thường được sử dụng trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp. Các mạng LAN có thể kết nối với nhau tạo mạng mạng WAN. Mạng đô thị MAN (Metropolian Area Network): Là mạng được lắp đặt trong phạm vi một đô thị hoặc một trung tâm kinh tế-xã hội, có bán kính khoảng 100Km trở lại. Các kết nối này được thực hiện thông qua các moi trường truyền thông tốc độ cao (50-100Mbit/s). Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network): Phạm vi của mạng có thể vượt qua biên giới quốc gia và thậm chí cả châu lục. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông. Các WAN có thể được kết nối với nhau để tạo thành mạng GAN hay tự nó đã là GAN. Mạng toàn cầu GAN (Global Area Network): Là mạng được thiết lập trên phạm vi trải rộng khắp các châu lục trên trái đất. Thông thường kết nối thông qua mạng viễn thông và vệ tinh. 1.5.2. Phân loại theo kỹ thuật chuyển mạch 1.5.2.1. Mạng chuyển mạch kênh (Circuit-Switching Network) Trong trường hợp này khi có hai trạm cần trao đổi thông tin với nhau thì giữa chúng sẽ được thiết lập một kênh (Circuit) cố định và duy trì cho đến khi một trong hai bên ngắt liên lạc. Các dữ liệu chỉ được truyền theo con đường cố định.  Hình 1.5: Mạng chuyển mạch kênh Mạng chuyển mạch kênh có tốc độ truyền cao và an toàn, nhưng hiệu suất sử dụng đường truyền thấp vì có lúc kênh bị bỏ không do cả hai bên đều hết thông tin cần truyền, trong khi các trạm khác không được phép sử dụng kênh truyền này và phải tiêu tốn thời gian thiết lập đường truyền cố định giữa hai trạm. Mạng điện thoại là ví dụ điển hình của mạng chuyển mạch kênh. 1.5.2.2. Mạng chuyển mạch bản tin (Message-Switching Network) Thông tin cần truyền được cấu trúc theo một phân dạng đặc biệt gọi là bản tin. Trên bản tin có ghi địa chỉ nơi nhận, các nút mạng căn cứ vào địa chỉ nơi nhận tin để chuyển bản tin tới. Tùy thuộc vào điều kiện về mạng, các thông tin khác nhau có thể gởi đi theo các con đường khác nhau.  Hình 1.6: Mạng chuyển mạch bản tin Ưu điểm Hiệu xuất sử dụng đường truyền cao, vì không bị chiếm dụng độc quyền mà được phân chia giữa các trạm. Mỗi nút mạng (hay nút chuyển mạch bản tin) có thể lưu giữ thông báo cho đến khi kênh truyền rỗi mới gửi thông báo đi. Do đó giảm được tình trạng tắc nghẽn mạng. Có thể điểu khiển việc truyền tin bằng cách sắp xếp độ ưu tiên cho các thông báo. Có thể tăng năng xuất sử dụng giải thông của mạng bằng cách gán địa chỉ quảng bá để gửi thông báo đồng thời đến nhiều đích. Nhược điểm Phương pháp chuyển mạch bản tin là không hạn chế kích thước của thông báo, làm cho phí tổn lưu trữ tạm thời cao và ảnh hưởng đến thời gian đáp ứng và chất lượng truyền đi. Mạng chuyển mạch bản tin thích hợp với các dịch vụ thông tin kiểu thư điện tử hơn là với các áp dụng có tính chất thời gian thực vì tồn tại độ trễ nhất định do lưu trữ và xử lý thông tin điều khiển tại mỗi nút. 1.5.2.3. Mạng chuyển mạch gói (Packet-Switching Network) Phương pháp này mỗi thông báo được chia thành nhiều phần nhỏ hơn gọi là các gói tin (Packet) có khuôn dạng quy định trước. Mỗi gói tin cũng chứa các thông tin điều khiển, trong đó có địa chỉ nguồn (người gởi) và đích (người nhận) của gói tin. Các gói tin về một thông báo nào đó có thể được gởi đi qua mạng để đến đích bằng nhiều con đường khác nhau. Căn cứ vào số thứ tự các gói tin được tái tạo thành thông tin ban đầu.  Hình 1.7: Mạng chuyển mạch gói Phương pháp chuyển mạch bản tin và chuyển mạch gói là gần giống nhau. Điểm khác biệt là các gói tin được giới hạn kích thước tối đa sao cho các nút mạng có thể xử lý toàn bộ thông tin trong bộ nhớ mà không cần phải lưu trữ tạm thời trên đĩa. Nên mạng chuyển mạch gói truyền các gói tin qua mạng nhanh hơn và hiệu quả hơn so với chuyển mạch bản tin. 1.5.3. Phân loại theo cấu trúc mạng 1.5.3.1. Mạng dạng tuyến (Bus) Thực hiện theo cách bố trí ngang hàng, các máy tính và các thiết bị khác. Các nút đều được nối với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải dữ liệu. Tất cả các nút đều sử dụng chung đường dây cáp chính này. Đầu cuối của đường dây cáp chính phải sử dụng một terminator để hấp thụ tín hiệu khi tín hiệu đi đến điểm cuối của đường dây.Nếu không có terminator ,tín hiệu điện sẽ bị dội lại ở đầu cuối của đường dây, làm cho mạng bị lỗi. Ưu điểm Loại cấu trúc mạng này dùng dây cáp ít Lắp đặt đơn giản và giá thành rẻ Nhược điểm Sự ùn tắt khi di chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn. Khi có sự cố hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, lỗi trên đường dây cũng làm cho toàn bộ hệ thống ngừng hoạt động. Cấu trúc này ngày nay ít được sử dụng. 1.5.3.2. Mạng dạng sao (Star) Mạng sao bao gồm một bộ kết nối trung tâm và các nút. Các nút này là các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng. Bộ kết nối trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động của mạng. Mạng dạng sao cho phép nối các máy tính vào một bộ tập trung bằng cáp, giải pháp này cho phép nối trực tiếp máy tính với bộ tập trung không cân thông qua trúc Bus, nên tránh được các yếu tố gây ngưng trệ mạng. Mô hình kết nối dạng sao này đã trở nên hết sức phổ biên. Với việc sử dụng các bộ tập trung hoặc chuyển mạch, cấu trúc sao có thể được mở rộng bằng cách tổ chức nhiều mức phân cấp, do đó dễ dàng trong việc quản lý và vận hành. Mô hình sao mở rộng: một triển khai thông thường của mô hình mạng sao mở rộng là sự phân cấp trong thiêt kế như là mạng WAN , mạng trong doanh nghiệp lớn hoặc mạng LAN trường sở. Vấn đề với mạng sao mở rộng là nếu điểm bị mất kết nối, thì phần lớn của mạng có thể bị cô lập.Vì lý do này nên ,hầu hết các mạng sao mở rộng sử dụng một kết nối dự phòng đến những thiết bị riêng biệt để ngăn chặn sự cô lập nếu có sự cố xảy ra.   Hình 1.9a: Mô hình sao Hình 1.9b: Mô hình sao mở rộng Ưu điểm Hoạt động theo nguyên lý nối song song, nên nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường. Cấu trúc mạng đơn giản và các giải thuật toán ổn định. Mạng có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp. Dễ dàng kiểm soát lỗi, khắc phục sự cố. Đặc biệt do sử dụng kết nối điểm-điểm nên tận dụng được tối đa tốc độ của đường truyền vật lý. Nhược điểm Khả năng mở rộng của toàn mạng phụ thuộc vào khả năng của bộ trung tâm. Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động. Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến trung tâm. Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế (trong vòng 100m với công nghệ hiện đại). 1.5.3.3. Mạng dạng vòng (Ring) Trong mô hình mạng vòng các thiết bị của mạng được kết nối tạo thành một vòng tròn. Không giống như mạng bus, mạng vòng không có điểm bắt đầu cũng như điểm kết thúc. Dữ liệu cũng được vận chuyển theo cách khác với mạng bus logic.Một thẻ bài “token” sẽ được di chuyển vòng quanh vòng tròn, và ngừng ở mỗi thiết bị. Nếu một thiết bị muốn vận chuyển dữ liệu,nó sẽ thêm dữ liệu đó và địa chỉ của thiết bị đích vào thẻ bài. Thẻ bài tiếp tục đi vòng quanh cho đến khi nó tìm thấy thiết bị đích,dữ liệu sẽ được lấy ra khỏi thẻ bài. Có hai loại mạng dạng vòng: Single –Ring Topology (mạng vòng đơn): Trong mạng dạng vòng đơn, tất cả các thiết bị trên mạng chia sẻ chung một sợi cáp đơn,và dữ liệu sẽ đi theo một hướng duy nhất.Mỗi thiết bị phải chờ đến lượt mình để truyền dữ liệu.Tuy nhiên nếu một thiết bị bị ngưng thì sẽ làm ngừng hoạt động của mạng.  Hình 1.10a: Dòng dữ liệu trong một vòng đơn Dual-Ring Topology (mô hình mạng vòng đôi): Trong mạng vòng đôi ,hai vòng cho phép dữ liệu được gởi theo cả hai hướng.Trong mô hình này sẽ tạo một đường dự phòng ,nếu một đường bị fail ,dữ liệu có thể vận chuyển theo vòng khác.  Hình 1.10b: Dòng dữ liệu trong một vòng đôi Ưu điểm Mạng dạng vòng thuận lợi trong việc mở rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn các loại khác. Mỗi trạm có thể đạt được tốc độ tối đa khi truy nhập. Nhược điểm Đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng. 1.5.3.4. Mạng dạng lưới (Mesh) Trong mạng dạng lưới, từng cặp máy tính được kết nối trực tiếp với nhau tạo thành lưới mạng. Mô hình lưới cung cấp các đường dự phòng giữa các thiết bị trong mô hình sao. Một hệ thống có thể hoàn toàn là mắc lưới hoặc một phần tùy thuộc vào mức độ dự phòng. Loại mô hình này cải thiện tính có sẵn và độ tin cậy của mạng. Tuy nhiên, điều này sẽ tăng hệ số cost và giới hạn khả năng mở rộng vì vậy cần thực hành cẩn thận khi thiết kế mạng theo kiểu mắc lưới. Có hai loại mạng dạng lưới: Full-Mesh Topology: là mô hình mạng mắc lưới hoàn toàn kết nối một thiết bị đến tất các cái khác để dự phòng .Triển khai mô hình mạng loại này thì vừa mắc vừa khó,nhưng trái lại nó giúp giảm bớt hỏng hóc vì khi nếu một đường link nào đó bị down thì nó sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của mạng.  Hình 1.11a: Mô hình mắc lưới toàn phần Partial-Mesh Topology: trong mô hình mạng mắc lưới bộ phận có ít nhất một thiết bị duy trì nhiều đường kết nối đến tất cả các thiết bị khác,phương pháp này giảm chi phí kết nối lưới đến tất cả các thiết bị bằng cách cho phép người thiết kế chọn ra những nút nào quan trọng và thích hợp nhất để kết nối chúng lại.  Hình 1.11b: Mô hình mắc lưới bộ phận 1.5.3.5. Mạng dạng tế bào (Cellular) Mỗi một tế bào (Cell) có một trạm trung tâm phục vụ cho các thuê bao trong vùng, các thuê bao kết nối với trạm dịch vụ bằng sóng radio. Đường kính mỗi một tế bào biến đổi từ 100m đến 35Km phụ thuộc vào mật độ thuê bao, địa hình và công suất thu phát của trạm gốc. Khi một thuê bao duy chuyển từ Cell này sang Cell khác, trạm gốc ở Cell mới sẽ tiếp quản thuê bao này từ trạm gốc ở Cell cũ. Các Cell phân thành nhóm gọi là Cluster.  Hình 1.12: Mô hình mạng tế bào 1.5.3.6. Mạng kết hợp Mạng kết hợp Star-Bus: là mạng kết hợp dạng sao và tuyến (Star-Bus Topology). Cấu hình mạng dạng này có bộ phận tách tính hiệu (Spitter) giữ vai trò thiết bị trung tâm, hệ thông dây cáp mạng có thể chọn hoặc Ring Topology hoặc Linear Bus Topology.  Hình 1.13a: Mạng dạng kết hợp Star – Bus Ưu điểm của cấu hình này là mạng có thể gồm nhiều nhóm làm việc ở cách xa nhau. Cấu hình dạng này đưa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí đường dây tương thích dễ dàng đối với bất kỳ tòa nhà nào. ARCNET là một ví dụ điển hình của mạng dạng kết hợp Star-Bus Topology. Mạng kết hợp Star-Ring: là mạng kết hợp dạng sao và vòng (Star-Ring Topology). Cấu hình dạng kết hợp này, có một thẻ bài liên lạc chuyển vòng quanh một bộ tập trung tại trung tâm. Mỗi trạm làm việc (Workstation) được nối với bộ trung tâm - là cầu nối giữa các trạm làm việc và để tăng khoảng cách cần thiết.  Hình 1.13b: Mạng dạng kết hợp Star – Ring 1.5.4. Phân loại theo chức năng 1.5.4.1. Mạng theo mô hình Server-Client Một hay một số máy tính được thiết lập để cung cấp các dịch vụ như File Server, Mail Server, Printer Server,.... Các máy tính được thiết lập để cung cấp các dịch vụ được gọi là Server, còn các máy truy cập và sử dụng dịch vụ thì được gọi là Clent. Ưu điểm: do các dữ liệu được lưu trữ tập trung nên dễ bảo mật, dễ Backup và đồng bộ nhau. Tài nguyên và dịch vụ được tập trung nên dễ chia sẻ và quản lý, có thể phục vụ cho nhiều người dùng. Nhược điểm: các Server chuyên dụng rất đắt tiền và phải có nhà quản trị cho hệ thống. 1.5.4.2. Mạng ngang hàng (Peer-to-Peer) Mạng ngang hàng là một mạng máy tính trong đó hoạt động của mạng chủ yếu dựa vào khả năng tính toán và băng thông của các máy tham gia, chứ không tập trung vào một số nhỏ các máy chủ trung tâm như các mạng thông thường. Mạng ngang hàng không có khái niệm Client và Server, nói cách khác, tất cả các máy tham gia đều bình đẳng và được gọi là Peer, là một nút mạng đóng vai trò vừa như một Client vừa như một Server đối với các máy khác trong mạng. Mạng ngang hàng có nhiều ứng dụng. Ứng dụng thường xuyên gặp nhất là chia sẻ tệp tin, tất cả các dạng âm thanh, hình ảnh, dữ liệu,....hoặc để truyền dữ liệu thời gian thực như điện thoại VoIP. 1.6. Kết nối Internet cho hệ thống mạng Một thành phần chính khác cho hầu hết các doanh nghiệp ngày nay nữa là kết nối Internet .Một kết nối internet là một kết nối loại WAN,những mạng máy tính có kích thước vừa và nhỏ có thể sử dụng những phương pháp và mô hình khác nhau để kết nối Internet. Chúng ta có ba phương pháp thông dụng để kết nối Internet cho một văn phòng vừa và nhỏ : Digital subscriber line (DSL): sử dụng đường dây điện thoại có sẵn như là cơ sở hạ tầng để mang tín hiệu. Cable uses the cable television (CATV): sử dụng đường truyền truyền hình cáp để truyền tín hiệu. Cáp serial: sử dụng các kĩ thuật vòng số cổ Trong trường hợp DSL và cáp, đường dây vào được đưa vào Modem để chuyển đổi tín hiệu số mã hóa sang dạng tín hiệu số để Router có thể xử lý. trong trường hợp sử dụng cổng Serial, chúng được thực hiện bởi các thiết bị CSU (Channel Service Unit) và DSU (Digital Service Unit). Trong cả ba trường hợp (DSL, Cable và Serial), tín hiệu số ngõ ra được gởi đến một Router.  Hình 1.14: Các phương pháp kết nối internet thông dụng Chương 2 MÔ HÌNH THAM CHIẾU HỆ THỐNG MỞ OSI VÀ BỘ GIAO THỨC TCP/IP 2.1. Mô hình tham chiếu OSI 2.1.1. Mô hình OSI (Open Systems Interconnect) Ở thời kỳ đầu của công nghệ nối mạng, việc gửi và nhận dữ liệu ngang qua mạng thường gây nhầm lẫn do các công ty lớn như IBM, Honey Well và Digital Equipment Corporation tự đề ra tiêu chuẩn riêng cho hoạt động kết nối máy tính. Năm 1984, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế - ISO (International