Đồ án Tìm hiểu về cổng thanh toán Paypal trên quan điểm doanh nghiệp

- PayPal là hệ thống trực tuyến giúp người dùng dễ dàng và an toàn để nhận tiền hoặc trả tiền trực tuyến. Dịch vụ này cho phép người dùng có thể thanh toán tiền online thông qua thẻ tín dụng (VISA/MASTER/JCB/AMEX), tài khoản ngân hàng, tín dụng người mua hoặc số dư tài khoản. mà không chia sẻ thông tin tài chính (tên chủ thẻ, số thẻ, mã PIN) nên rất an toàn và bảo mật. - PayPal đã nhanh chóng trở thành một công ty hàng đầu thế giới về các giải pháp thanh toán trực tuyến với hơn 230.000.000 tài khoản trên toàn thế giới. Có mặt trên 190 quốc gia với 18 loại tiền tệ trên toàn thế giới, PayPal cho phép thương mại điện tử toàn cầu bằng cách làm cho các khoản thanh toán có thể thực hiện tại mọi địa điểm với tiền tệ và ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. - PayPal đã nhận được hơn 20 giải thưởng cho xuất sắc từ các ngành công nghiệp internet và cộng đồng doanh nghiệp, gần đây nhất, năm 2006 là giải thưởng Webby cho trang web xuất sắc nhất về Dịch vụ tài chính. - Tọa lạc tại San Jose, California, PayPal được thành lập vào năm 1998 và đã được mua lại bởi eBay vào năm 2002.

doc70 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2970 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu về cổng thanh toán Paypal trên quan điểm doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ----------o0o---------- ĐỒ ÁN MÔN HỌC THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TÊN ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU VỀ CỔNG THANH TOÁN PAYPAL TRÊN QUAN ĐIỂM DOANH NGHIỆP Nhóm 8B TP.Hồ Chí Minh – 11/2011 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PAYPAL 5 1. Giới thiệu về Paypal : 5 2. Cách thức hoạt động của Paypal : 6 CHƯƠNG 2: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN – GIAO DỊCH GỬI, CHUYỂN VÀ NHẬN TIỀN TRONG PAYPAL 7 1. Hướng dẫn đăng ký tài khoản PayPal (Business Account): 7 1.1 Vào trang đăng ký 7 1.2 Chọn loại tài khoản 7 1.3 Nhập thông tin chi tiết cho tài khoản 8 1.4 Nhập thông tin đăng nhập: 10 1.5 Kích hoạt tài khoản PayPal trên Email 12 1.6 Hướng dẫn xác thực (verify) thẻ với tài khoản PayPal: 13 2. Giao dịch gửi, chuyển và nhận tiền trong PayPal: 16 2.1 Thanh toán trong việc mua bán (Online Purchase): 16 2.2 Thanh toán cá nhân (Personal Payment): 16 2.3 Hướng dẫn thực hiện giao dịch gửi, chuyển tiền: 16  Personal Payment - Thanh toán cá nhân: 16  Online purchases - Thanh toán trực tuyến: 18 2.4 Hướng dẫn thực hiện nhận tiền: 20 CHƯƠNG 3: CÁCH RÚT TIỀN TỪ TÀI KHOẢN PAYPAL 22 1. Cập nhật thông tin tài khoản: 22 2. Rút tiền về ngân hàng Việt Nam: 25 3. Một số lưu ý quan trọng: 29 CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ TÀI KHOẢN PAYPAL 30 1. Các chức năng có trong tài khoản PayPal: 30 2. My Account Tool – My Business Setup (Thiết lập tài khoản doanh nghiệp). 32 2.1 My payment solution: (Giải pháp thanh toán đã đăng ký của tài khoản) 33 2.2 Managing my business: (Quản lý việc kinh doanh) 33 CHƯƠNG 5: TỔNG QUAN VỀ TÍCH HỢP PAYPAL VÀO WEBSITE 35 1. Quy trình tích hợp : 35 2. Một số gói dịch vụ tích hợp thanh toán của Paypal : 35 2.1 Adaptive Payments(API) 35 2.2 MassPay(API) 35 2.3 Express Checkout(API) 35 2.4 Paypal Mobile XSpace 36 2.5 Web Payment Standard (HTML) 36 2.6 Web Payment Pro(API) 36 3. Các phương pháp tích hợp Paypal vào Website : 36 Tích hợp đơn giản : 36 Tích hợp gói API : 36 Tích hợp cổng thanh toán : 36 Tích hợp giỏ hàng : 36 Tích hợp giỏ hàng đã tích hợp sẵn Paypal : 37 CHƯƠNG 6: GIỚI THIỆU VỀ GÓI TÍCH HỢP WEBSITE PAYPAL EXPRESS CHECKOUT 38 1. Giới thiệu về Paypal Express Checkout : 38 2. Lợi ích của việc tích hợp Paypal Express Checkout : 39 3. Phí khi sử dụng gói dịch vụ Paypal Express Checkout : 40 4. So sánh dòng thanh toán điển hình và dòng thanh toán với Paypal Express Checkout : 41 5. Tính năng nổi bật của Paypal Express Checkout : 42 5.1 Tùy chỉnh giao diện Paypal Express Checkout : 42 5.2 Hoàn lại tiền : 42 5.3 Thanh toán định kỳ : 42 5.4 Tích hợp Paypal Express Checkout trên điện thoại di động : 43 5.5 Thanh toán song song với Paypal Express Checkout : 43 5.6 Bộ lọc quản lý gian lận : 44 5.7 Thông báo sự kiện : 44 5.8 Cập nhật tức thời : 44 6. Cách tích hợp Paypal Express Checkout vào WEBSITE : 44 6.1 Những yêu cầu cần có trước khi cài đặt : 44 a) API Credentials : 44 b) Tạo Test Accounts : 46 6.2 Cài đặt Paypal Express Checkout : 52 a) Tích hợp Paypal button và Paypal Mark : 52 b) Tích hợp Paypal Express Checkout bằng Integration Wizard : 53 7. Demo thanh toán hàng hóa với Paypal Express Checkout : 60 8. Demo thanh toán trên webiste sau khi tích hợp Paypal Express Checkout (Kèm theo Project ) 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PAYPAL Giới thiệu về Paypal : PayPal là hệ thống trực tuyến giúp người dùng dễ dàng và an toàn để nhận tiền hoặc trả tiền trực tuyến. Dịch vụ này cho phép người dùng có thể thanh toán tiền online thông qua thẻ tín dụng (VISA/MASTER/JCB/AMEX), tài khoản ngân hàng, tín dụng người mua hoặc số dư tài khoản... mà không chia sẻ thông tin tài chính (tên chủ thẻ, số thẻ, mã PIN) nên rất an toàn và bảo mật. PayPal đã nhanh chóng trở thành một công ty hàng đầu thế giới về các giải pháp thanh toán trực tuyến với hơn 230.000.000 tài khoản trên toàn thế giới. Có mặt trên 190 quốc gia với 18 loại tiền tệ trên toàn thế giới, PayPal cho phép thương mại điện tử toàn cầu bằng cách làm cho các khoản thanh toán có thể thực hiện tại mọi địa điểm với tiền tệ và ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. PayPal đã nhận được hơn 20 giải thưởng cho xuất sắc từ các ngành công nghiệp internet và cộng đồng doanh nghiệp, gần đây nhất, năm 2006 là giải thưởng Webby cho trang web xuất sắc nhất về Dịch vụ tài chính. Tọa lạc tại San Jose, California, PayPal được thành lập vào năm 1998 và đã được mua lại bởi eBay vào năm 2002. Cách thức hoạt động của Paypal : CHƯƠNG 2: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN – GIAO DỊCH GỬI, CHUYỂN VÀ NHẬN TIỀN TRONG PAYPAL Hướng dẫn đăng ký tài khoản PayPal (Business Account): Vào trang đăng ký Truy cập vào địa chỉ Click vào Sign up today  Hình 1: Vào trang đăng ký Chọn loại tài khoản Business: dành cho kinh doanh với số lượng chuyển khoản lớn. Loại này dành có các công ty , tổ chức hay nhóm cá nhân. Đặc điểm của nó là không bị giới hạn tiền nhận , gửi. Có thể login account từ nhiều IP mà không sợ limit (giới hạn).  Hình 2. Chọn loại tài khoản. (Click vào Get Started của mục Business) Nhập thông tin chi tiết cho tài khoản    Business type: chọn loại hình doanh nghiệp Address 1: Địa chỉ của bạn Address 2 (optional): Nếu địa chỉ của bạn quá dài không ghi hết ở dòng trên thì bạn ghi tiếp vào mục này, nhưng tốt nhất nên cố gắng ghi hết vào dòng trên City: Thành phố State / Province / Region: ( Bang/ Tỉnh / Vùng lãnh thổ ): Bạn ghi tên tỉnh vào. Postal Code: Mã bưu điện (Bạn xem mã bưu điện ) Country: Vietnam Primary Currency:  Loại tiền tệ ( bạn chọn laọi tiền bạn dùng để giao dịch, Nếu bạn hay giao dịch với các nước EU thì nên chọn là Euro, Nếu bạn chưa biết chính xác sẽ giao dịch với ai nhiều hơn thì cứ chọn U.S.Dollars). Category:sản phẩm thường mua chính SubCategory: sản phẩm phụ theo Date of registration:ngày đăng kí Busuness URL: địa chỉ trang Web công ty mình kinh doanh First Name: Phần thứ nhất của Họ và Tên (ở nước ngoài người ta ghi Tên trước, Họ sau. Còn ở Việt Nam chúng ta luôn ghi Họ trước và Tên sau. Như vậy để phù hợp với thông tin về bạn ở tài khoản ngân hàng ở Việt nam bạn nên ghi Họ và tên đệm trong mục này. Nếu bạn sống ở nước ngoài thì nên ghi Tên trong mục này) Last Name: Phần sau của Họ Tên (Bạn nên ghi là Tên) Home Telephone: điện thoại nhà bạn Work Telephone (optional ext.): điện thoại nơi làm việc ( không cần chọn ) Mobile Telephone (optional): điện thoại di động ( không cần chọn. Nhập thông tin đăng nhập: PayPal Account Login ( địa chỉ e-mail bạn dùng đăng ký cũng sẽ là tên đăng nhập vào paypal ) Email Address: địa chỉ e-mail (ví dụ: ten-ban@gmail.com) Re-enter Email Address: ghi lại địa chỉ e-mail Password: Mật khẩu Retype Password: Ghi lại mật khẩu Password Recovery ( cầu hỏi này dùng để phòng khi bạn bị quên mật khẩu sẽ dùng đến để lấy lại mật khẩu ) Security Question 1: Bạn chọn câu hỏi bảo mật 1 Answer 1: Bạn điền câu trả lời vào Security Question 2: Bạn chọn câu hỏi bảo mật 2 ( câu 2 phải khác câu 1 ) Answer 2: Bạn điền câu trả lời vào ( câu 2 phải khác câu 1 ) Security Measures: Bạn phải đọc kỹ nội dung trong này Sau đó bấm nút Yes ở phía dưới Enter the code as shown below: Nhập đoạn mã code hiển thi bên dưới Cuối cùng, check vào ô kiểm, và bấm nút Agree and Continue.   Kích hoạt tài khoản PayPal trên Email Bước tiếp theo là bạn truy cập vào hộp thư điện tử và mở thư do Paypal gửi, trong đó có link để kích hoạt, bạn click vào đó để kích hoạt tài khoản PayPal. Sau khi Click link kích hoạt PayPal sẽ yêu cầu bạn tiến hành nhập lại password để đăng nhập tài khoản. PayPal sẽ yêu cầu bạn hoàn thành việc trả lời 2 câu hỏi bảo mật. Như vậy là bạn đã đăng ký thành công tài khoản Paypal. Tuy nhiên tài khoản này chưa được Active do đó sẽ bị hạn chế mức sử dụng ở 100$ gửi nhận. Để active tài khoản PayPal bạn phải sử dung thẻ credit card do ngân hàng khác cấp.  Hướng dẫn xác thực (verify) thẻ với tài khoản PayPal: Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản PayPal, Click chọn “Get Verify”. Màn hình hiện ra, ta điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu, và Click “Continue”:  Để xác nhận thì PayPal sẽ rút từ thẻ của bạn đi 1.95 USD và bạn sẽ lấy 4 số xác nhận trong mã số giao dịch 1.95 USD này. Sau khi thẻ bị rút tiền, bạn có thể lấy mã số giao dịch bằng cách liên hệ ngân hàng hoặc sử dụng Internet Banking của ngân hàng đó (nếu có). Code verify PayPal này nằm phía trước chữ PayPal trong mã số giao dịch, ví dụ mã số giao dịch là 1257PayPal*-Expuse45848754454 thì 4 số để bạn verify là 1257. Gợi ý: Card Type là loại thẻ, bạn chọn loại thẻ mà bạn đang dùng. Card Number là số thẻ, là 16 chữ số mã thẻ, bạn ghi không có khoảng trắng. Expiry Date: ngày hết hạn thẻ, dạng 09/2011. Security Code (CSC): 3 số bảo mật in phía sau thẻ, phía sau 4 chữ số cuối cùng của mã thẻ. Bill Address: địa chỉ, bạn điền như địa chỉ đã điền khi đăng kí thẻ. Bạn xem hình dưới để biết các số bảo mật đó nằm ở đâu, thông thường là mặt sau thẻ, phía sau 4 chữ số cuối cùng của mã thẻ. Bước 2: Sau khi kiểm tra và xác nhận thẻ Visa của bạn có thể sử dụng được, Paypal sẽ gửi 1 yêu cầu chuyển tiền đến ngân hàng bạn đăng ký và yêu cầu bạn xác nhận một giao dịch chuyển khoản vào tài khoản Paypal với số tiền yêu cầu khoản 2$ (chính xác là 1.95 USD). Trong thông tin giao dịch gửi đến ngân hàng, nội dung giao dịch sẽ bao gồm một dãy số gồm 4 chữ số dùng để kích hoạt tài khoản. Số giao dịch này bạn có thể tìm thấy trong phần giao dịch khi kiểm tra tài khoản tại trang website của ngân hàng. Giao dịch 1.95 USD sẽ được thực hiện ngay sau khi bạn add thẻ vào, hoặc có thể chậm hơn tùy ngân hàng. Nếu bạn dùng Internet Banking thì có thể sẽ cập nhật giao dịch chậm hơn so với liên hệ nhân viên ngân hàng. Sau khi PayPal tiến hành giao dịch bạn sẽ nhận được thông báo: "We sent a new code - check in 2-3 days We've just made a new charge of $1.95 USD or equivalent to your Visa X-4945 card and sent a new code, but it'll take a few days to show up.    1. In 2-3 days, check your credit card statement or bank statement (for debit card) for the 4-digit code next to the small charge of $1.95 USD or equivalent along with the word 'PayPal' or 'PP'. If you don't see this, you can also look for the word 'EXPUSE'. Examples: PP*1234 EXPUSE or 4321PAYPAL -- *EXPUSE.    2. Log back in to your PayPal account and click Confirm my debit or credit card    3. Enter only the 4-digit PayPal code from your credit card statement or bank statement (for debit card) to raise your account limits and get " Bước 3: Sau khi có 4 chữ số kích hoạt, ta nhập vào ô PayPal Code, và Click Submit:  Bước 4: Hoàn tất việc xác thực tài khoản.  Giao dịch gửi, chuyển và nhận tiền trong PayPal: Về mức phí: PayPal có chung một mức phí cho các tài khoản Personal, Premier và Business. PayPal chia làm 2 loại giao dịch: Thanh toán trong việc mua bán (Online Purchase): Phía trả tiền (Pay) được miễn phí, Phía nhận tiền (Get paid) chịu phí từ 1.9% - 2.9% tổng giao dịch + $0.30 USD + phụ phí. Phụ phí khi bạn giao dịch giữa 2 quốc gia khác nhau hoặc có chuyển đổi tiền tệ (2.5% phí) . Như vậy nếu nhận được thanh toán 1000 USD bạn sẽ bị thu phí từ 19.3 – 29.3 USD, chưa kể phụ phí. Cụ thể là: Purchase payments received (monthly)  Fee per transaction   $0.00 USD - $3,000.00 USD  2.9% + $0.30 USD      $3,000.01 USD - $10,000.00 USD  2.5% + $0.30 USD      $10,000.01 USD - $100,000.00 USD  2.2% + $0.30 USD      > $100,000.00 USD  1.9% + $0.30 USD                  Thanh toán cá nhân (Personal Payment): Miễn phí hoàn toàn nếu bạn dùng tiền trong tài khoản PayPal hoặc tài khoản ngân hàng. Thu phí 2.9% tổng tiền + $0.30 USD nếu tiền đó lấy từ Credit Card, Debit Card, phí này có thể tùy chọn phía gửi hay phía nhận phải trả. Như vậy nếu gửi 100 USD từ thẻ bạn phải chịu thêm phí 2.9 + 0.3 USD = $3.2 USD. Phí này bạn có thể chọn là người gửi hoặc người nhận thanh toán. Hướng dẫn thực hiện giao dịch gửi, chuyển tiền: Để bắt đầu thực hiện giao dịch bạn đăng nhập vào tài khoản PayPal rồi vào mục “Send Money” trên menu. Điền địa chỉ email người nhận vào To (Email), số tiền vào “Amount” và loại tiền tệ vào ô bên cạnh. Ở bên dưới bạn có 2 lựa chọn: Personal Payment - Thanh toán cá nhân: Tùy chọn này hỗ trợ cho các mục đích như: Shared expenses (chia tiền trong thanh toán) Payment Owed (tiền nợ) Rental charges (tiền thuê nhà đất) Others (lý do khác). Click Continue để tiếp tục.   Nếu bạn trả tiền vượt mức mà tài khoản PayPal hiện có, PayPal sẽ lấy thêm tiền từ thẻ Credit Card, và sẽ thu thêm phí. Bạn có thể chọn I will pay the fee để chịu phí này hoặc bỏ chọn để phí trừ vào số tiền của người nhận. Nếu bạn có nhiều thẻ thì bạn chọn More funding options rồi chọn thẻ khác. Online purchases - Thanh toán trực tuyến: Hỗ trợ cho 3 mục đích: Goods (mua hàng hóa) Services (dịch vụ) eBay (mua hàng trên eBay).  Chọn Continue để tiếp tục giao dịch  Bước tiếp theo bạn sẽ thấy có mục Shipping Address, đây là địa chỉ để người nhận tiền chuyển hàng cho bạn, đây cũng là căn cứ để PayPal xác định các tranh chấp trong việc giao dịch. Bạn phải điền thật chính xác, nếu cần thay đổi bạn bấm vào mục Change. Cuối cùng bấm Send Money để gửi. Ngoài ra, trước khi giao dịch bạn cũng có thể bấm vào link ngay bên dưới email để xem thêm thông tin về người nhận như ngày đăng kí, loại tài khoản, quốc gia...  Hướng dẫn thực hiện nhận tiền: Thời gian để nhận được tiền mất khoảng vài phút, một số trường hợp rất chậm là vài giờ. Khi nhận được tiền bạn sẽ có email của Paypal về email người nhận, số tiền nhận và Transaction ID. Với các tài khoản chưa được xác nhận, sẽ có trường hợp tuy đã nhận tiền nhưng vẫn chưa được cộng vào PayPal Balance. Lúc ấy, bạn xem trong danh sách giao dịch, tìm giao dịch chưa được cộng tiền, tại cột Order status/Actions bạn bấm chọn Accept là xong. Nếu bạn không chọn Accept thì tiền sẽ được trả lại cho người gửi sau 30 ngày.  Lưu ý: Nếu gửi tiền cho tài khoản chưa verify mà người nhận chưa chọn Accept, thì phía người gửi sẽ thấy tại trạng thái giao dịch là unclaimed (chưa được xác nhận), người gửi có thể bấm Cancel để ngừng giao dịch, tiền sẽ trả lại cho người gửi. Còn nếu thấy Claimed thì nghĩa là người nhận đã Accept để nhận tiền. Nếu bạn nhận tiền với ngoại tệ khác USD (Euro, Bảng Anh...) thì khi bấm Accept bạn sẽ có lựa chọn là chuyển đổi tiền đó sang USD hoặc giữ nguyên loại ngoại tệ đó. Khi ấy tài khoản của bạn sẽ có 2 loại ngoại tệ khác nhau, có thể tùy ý sử dụng một trong hai loại. CHƯƠNG 3: CÁCH RÚT TIỀN TỪ TÀI KHOẢN PAYPAL Cập nhật thông tin tài khoản:     Bước 1: Sau khi đăng nhập vào tài khoản PayPal của bạn thì bạn click vào phần Profile và chọn “Add/Edit Bank Account”.  Bước 2: Click nút Add và nhập các thông tin cần thiết theo mẫu yêu cầu của PayPal. Trong bước này các bạn cần chú ý nhập chính xác tất cả các trường, đặc biệt là 2 trường “Bank name” và “SWIFT code”.  Bank Name :(VD DongA Bank) Account Number : 10 số tài khoản. Để biết chính xác SWIFT code tương ứng với Ngân hàng nào, chi nhánh nào thì bạn đăng nhập vào rồi tìm kiếm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng Google để tìm kiếm.  Tên ngân hàng và Swift của một số ngân hàng: Ngân Hàng Thuơng Mại Cổ Phần Ngoại Thuơng VN: Bank name: Vietcombank Swift code: BFTVVNVX ========================Ngân Hàng Đông Á: Bank name: EAB - DongABank Swift code: EACBVNVX ======================== Ngân Hàng Công Thương Việt Nam Bank name: VietinBank Swift code: ICBVVNVX ======================== Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn: Bank name: Agribank Swift code: VBAAVNVX ======================== Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín: Bank name: Sacombank Swift code: SGTTVNVX ======================== Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu: Bank name: ACB - Asia Commercial Bank Swift code: ASCBVNVX ======================== Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam: Bank name: Eximbank Swift code: EBVIVNVX ======================== Chú ý: 3 ký tự cuối trong dãy số Swift thường là mã chi nhánh và cũng chính là 3 số đầu tiên trên tài khoản ATM của bạn. Nhưng thực ra, bạn có thể không điền 3 kí tự cuối đó cũng không sao. Bước 3: Đây là bước rất quan trọng, các bạn phải nhập chính xác từng chữ, số. Đặc biệt là trường “Bank name”. Các bạn phải nhập tên trùng với tên đã đăng ký trên thẻ. Khi đã nhập xong hết các trường, các bạn Click vào nút “Add bank account” để hoàn tất.  Account Number: Nhập số tài khoản ngân hàng vào, nếu bạn dùng thẻ Visa Prepaid của ACB, bạn nhập 16 số mã thẻ Visa. Rút tiền về ngân hàng Việt Nam: Sau khi đã thêm thông tin về các tài khoản ngân hàng của bạn, việc rút tiền từ Paypal về chính các ngân hàng đã đăng ký đó sẽ rất thuận tiện và dễ dàng. Bước 1: Sau khi đã đăng nhập vào Paypal, tại menu chính của cửa sổ “My account” thì click vào liên kết “Withdraw” rồi click tiếp vào “Withdraw to your bank account”.      Bước 2: Nhập số tiền cần rút về (Amount) rồi chọn Ngân hàng sẽ nhận (To), cuối cùng bấm nút Continue để chuyển.      Bước 3: Một cửa sổ mới hiện ra và đưa ra các thông tin chi tiết của chứng từ rút về, click nút Submit để hoàn thành.      Bước 4: Paypal sẽ hiển thị thông báo mới cho ta biết tiến trình đang được xử lý.  Thông thường khi đặt lệnh rút tiền xong, ta sẽ nhìn thấy trong giao dịch trên tài khoản PayPal có dạng như sau:  Khi chữ “pending” chuyển thành “completed” như hình dưới thì cũng đồng nghĩa với việc PayPal đã xử lý lệnh chuyển tiền dạng Wire Transfer tới ngân hàng của mình. Người rút tiền chỉ cần đợi từ 2-4 ngày làm việc để nhận tiền. Trong trường hợp chưa nhận được trong 4 ngày đó, bạn nên kiên nhẫn chờ thêm 1-2 ngày nữa rồi hãy kiểm tra với ngân hàng.  Các bạn click vào liên kết “Go to My Account” để trở về xem tình trạng tài khoản của bạn sẽ thấy một chứng từ âm số tiền của bạn. Đó chính là trạng thái mà Papal đã chấp nhận xử lý. Thời gian xử lý thường khoảng 2 ngày và 2 ngày tiếp bạn có thể ra ngân hàng nhận tiền. Một số lưu ý quan trọng: PayPal sẽ lấy phí chuyển tiền là 60.000 VNĐ cho mỗi lần chuyền về Bank tại Việt Nam. Thời gian khoảng từ 2 đến 4 ngày. Ngoài ra, bạn còn phải trả phí giao dịch cho ngân hàng, khoảng 20000 vnd (tùy ngân hàng). Tên chủ thẻ phải trùng với tên đăng kí tài khoản paypal Tên doanh nghiệp của bạn phải phù hợp chính xác với tên doanh nghiệp trên tài khoản ngân hàng của bạn. Paypal sẽ  tính phí nếu các khoản tiền được trả về; Bởi vì thông tin ngân hàng của bạn là không chính xác hoặc không phù hợp . Ngân hàng của bạn có thể tính lệ phí bổ sung . Số tài khoản chứ không phải 16 số trên thẻ. Số in trên thẻ ATM hoặc Visa debit trừ khi nó trùng nhau. Tuy nhiên, thường là không trùng nhau. Nếu không biết số tài khoản thì bạn cầm thẻ ra địa điểm giao dịch của Bank, đưa thẻ cho nhân viên và nhân viên sẽ nói 10 số tài khoản cho bạn. Số SWIFT Code là số gồm 8 chữ số thường được đăng trên các trang Website hoặc liên hệ ngân hàng để biết. Khi điền nên viết liền nhau (không có khoảng trắng). CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ TÀI KHOẢN PAYPAL Các chức năng có trong tài khoản PayPal: My Account: quản lý các mục: Overview: xem các thông tin về tài khoản. Add Funds: Hiện nay Paypal chưa cung cấp khả năng nạp tiền từ tài khoản ngân hàng vào ví Paypal. Khi thực hiện giao dịch thanh toán, Paypal sẽ thu phí từ thẻ tín dụng của người mua và chuyển về tài khoản Paypal của người bán. Withdraw: Chức năng Withdraw fund cho phép rút tiền từ ví Paypal về tài khoản ngân hàng với mức phí là 60.000 VNĐ 1 lần rút. History: Lưu lại lịch sử thông tin về các giao dịch của chủ tài khoản (tài khoản người bán). Resolution Center: Chức năng thông báo và giải quyết các lỗi phát sinh. Profile: Lưu các thông tin về kinh doanh của chủ tài khoản, thông tin thiết lập tài khoản, các thông tin liên quan đến tiền như số dư tài khoản, thẻ sử dụng,…. thông tin
Luận văn liên quan