Đồ án Tìm hiểu về Ethernet

Ethernet là công nghệ khu vực nội bộ được sử dụng để kết nối các thiết bị mạng ở khoảng cách gần, được vận hành chỉ trong một toà nhà. Ở mức tối đa, người ta có thể sử dụng hàng trăm mét để kết nối các thiết bị Ethernet. Nhưng để kết nối các thiết bị ở khoảng cách địa lý xa thì không thể. Ngày nay, nhờ những tiến bộ về mặt công nghệ, người ta có thể xem xét lại trở ngại về mặt địa lý này, cho phép mạng lưới Ethernet mở rộng đến hàng chục kilômet. Gần đây, nó đã có phiên bản 100 Mbps được gọi là Fast Ethernet và 1000 Mbps gọi là Gigabit Ethernet.

doc44 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu về Ethernet, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ ETHERNET 3 I.1. Khái niệm cơ bản về Ethernet 3 I.2. Lịch sử phát triển 3 I.3. Các thành phần mạng Ethernet 3 CHƯƠNG II : CHUẨN IEEE 802 5 II.1. IEEE 802 LAN Standard Family 5 II.2. Điều khiển truy cập phương tiện truyền (MAC – Địa chỉ MAC có 48bit) 5 II.3. Kiểm soát kết nối luận lý (LLC) 5 II.4. Ethernet Standards 6 CHƯƠNG III : GIAO THỨC CSMA/CD 7 III.1. Giới thiệu CSMD/CD 7 III.2. Ethernet sử dụng CSMA/CD 7 III.3. Giải thuật CSMA/CD trong Ethernet 8 CHƯƠNG IV : CẤU TRÚC KHUNG 9 IV.1. Khuôn dạng khung Ethernet 10 IV.1.1. Ethernet 802.2 10 IV.1.2. Ethernet 802.3 10 IV.1.3. Ethernet II 11 IV.1.4. Ethernet SNAP (Sub-Network Access Protocol) 11 IV.2. Địa chỉ Ethernet 12 IV.3. Thuật toán truyền 12 IV.4. Ethernet – Dịch vụ phi kết nối, không tin cậy 13 IV.5. Các loại địa chỉ khung Ethernet 13 IV.6. Các loại lỗi trên khung Ethernet 13 CHƯƠNG V : CÁC MẠNG VÀ THIẾT BỊ ETHERNET 13 V.1. Các mạng Ethernet 13 V.2. Mạng 10Base-5-Thick Ethernet (Thicknet) 14 V.2.1. Cáp đồng trục cứng RG-8 14 V.2.2. Mô hình mạng 10Base-5 15 V.3. Mạng 10Base-2(độ dài một đoạn mạng dài xấp xỉ 200m) -Thin Ethernet (Thinnet) 16 V.3.1. Cáp đồng trục mềm lõi nhiều sợi (RG-58A/U) hoặc 1 lõi (RG-58/U) 16 V.3.2. Card mạng 17 V.3.3. Đầu nối BNC 17 V.3.4. Đầu nối BNC-T 18 V.3.5. Terminator 18 V.4. Mạng 10Base-T: Twisted-Pair Ethernet 18 V.4.1. Cáp UTP: Unshielded Twisted Pair 18 V.4.2. Hub: 19 V.4.3. Mô hình mạng Ethernet 10Base-T 19 V.5. Fast Ethernet 20 V.5.1. Fast Ethernet: 100Base-TX 20 V.5.2. Fast Ethernet: 100Base-FX 21 V.6. Gigabit Ethernet (GbE) 22 V.6.1. Gigabit Ethernet (GbE): 1000Base-CX 22 V.6.2. Gigabit Ethernet (GbE): 1000Base-LX 22 V.6.3. Gigabit Ethernet (GbE): 1000Base-SX 22 V.6.4. Các mạng Ethernet: 1000Base-SX-LX(fiber) 23 V.7. Media Access Control (MAC) 23 CHƯƠNG VI : ỨNG DỤNG CỦA ETHERNET 24 VI.1. Sử dụng Ethernet cho các hệ thống an ninh giám sát diện rộng với độ tin cậy cao 24 VI.1.1. Cấu trúc liên kết hình sao 24 VI.1.2. Cấu trúc liên kết vòng 26 VI.1.3. Các ứng dụng giám sát mạng 27 VI.1.4. Thông số kỹ thuật chuyển mạch 28 VI.1.5. Ứng dụng cho trạm cấp cứu 28 VI.1.6. Các trạm kết nối 29 VI.1.7. Mạng liên kết vòng lớn hoặc nhiều vòng 30 VI.1.8. Các giao thức khác cần xem xét 30 VI.2. Mạng Ethernet đô thị ( Metro Ethernet) 31 CHƯƠNG VII : KẾT LUẬN 34 VII.1. Lý do cho sự thành công của Ethernet 34 VII.2. Tương lai của Ethernet 34 VII.3. Ưu điểm của công nghệ Ethernet 34 VII.4. Nhược điểm của công nghệ Ethernet 35 VII.5. Khả năng áp dụng 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ ETHERNET I.1. Khái niệm cơ bản về Ethernet Ethernet là công nghệ khu vực nội bộ được sử dụng để kết nối các thiết bị mạng ở khoảng cách gần, được vận hành chỉ trong một toà nhà. Ở mức tối đa, người ta có thể sử dụng hàng trăm mét để kết nối các thiết bị Ethernet. Nhưng để kết nối các thiết bị ở khoảng cách địa lý xa thì không thể. Ngày nay, nhờ những tiến bộ về mặt công nghệ, người ta có thể xem xét lại trở ngại về mặt địa lý này, cho phép mạng lưới Ethernet mở rộng đến hàng chục kilômet. Gần đây, nó đã có phiên bản 100 Mbps được gọi là Fast Ethernet và 1000 Mbps gọi là Gigabit Ethernet. I.2. Lịch sử phát triển Ethernet là mạng cục bộ do các công ty Xerox, Intel và Digital equipment xây dựng và phát triển. Ethernet là mạng thông dụng nhất đối với các mạng nhỏ hiện nay. Ethernet LAN được xây dựng theo chuẩn 7 lớp trong cấu trúc mạng của ISO, mạng truyền số liệu Ethernet cho phép đưa vào mạng các loại máy tính khác nhau kể cả máy tính mini. Các giai đoạn phát triển: 1972 Thí nghiệm về hệ thống đầu tiên được thực hiện tại Xerox PARC bởi Robert Metcalfe và các đồng nghiệp (Palo Alto Research Center ) Hệ thống mạng truyền 2,94Mbps dựa trên Ethernet 1979: Xây dựng chuẩn Ethernet II, tốc độ 10Mbps 1981: Chuẩn IEEE 802.3 được chính thức được sử dụng Digital Equipment, Intel, và Xerox cùng phát triển và đưa ra phiên bản Ethernet Version 2.0, Ethernet II => chuẩn quốc tế 1985: IEEE lấy DIX Ethernet làm nền tảng cho đặc tả kỹ thuật IEEE 802.3. Sau đó, IEEE mở rộng thêm các ủy ban mới là 802.3u (Fast Ethernet), 802.3z (Gigabit Ethernet over Fiber) và 802.3ab (Gigabit Ethernet over UTP)… I.3. Các thành phần mạng Ethernet Data terminal Equipment (DTE): Các thiết bị truyền và nhận dữ liệu DTEs thường là PC, File Server, Print Server, ... Data Communication Equipment (DCE): Các thiết bị kết nối mạng cho phép nhận và chuyển khung trên mạng. DCE có thể là các thiết bị độc lập như Repeter (không quá 4 Repeter), Switch, Router hoặc các khối giao tiếp thông tin như Card mạng, Modem, … Interconnecting Media: Cáp có thể dài nhất là 500m và ngắn nhất là 2.5m. Có thể sử dụng cáp xoắn đôi, cáp đồng trục mỏng, cáp đồng trục dày, cáp sợi quang. Ethernet có các đặc tính kỹ thuật sau : Cấu hình truyền thống : Có cấu trúc dạng tuyến phân đoạn, đường truyền dùng cáp đồng trục, tuy nhiên mỗi thành phần của nó có thể là cấu trúc Star (Star-wired bus). tín hiệu truyền trên mạng được mã hóa theo kiểu đồng bộ. Quy cách kỹ thuật 802.3 Vận tốc truyền : 10Mbps,100Mbps,…..10Gbps Loại cáp : Cáp đồng trục mảnh, cáp đồng trục dày, cáp xoắn đôi, cáp sợi quang Chiều dài tối đa của một đoạn cáp tuyến là 500m, các đoạn tuyến này có thể được kết nối lại bằng cách dùng các bộ chuyển tiếp và khoảng cách lớn nhất cho phép giữa 2 nút là 2,8km. Sử dụng tín hiệu băng tầng cơ bản, truy xuất tuyến hoặc tuyến token (token bus), giao thức là CSMA/CD, dữ liệu chuyển đi trong các gói (64 – 1518 byte). Ngày nay, khái niệm Ethernet thường được sử dụng để chỉ một mạng LAN CSMA/CD, phù hợp với tiêu chuẩn 802.3, đặc điểm : Hoạt động ở mức liên kết dữ liệu Theo nguyên tắc CSMA/CD cảm biến sóng mang có phát hiện đụng độ Thành phần chính: Phần cứng mạng : Các thiết bị nối mạng Giao thức điều khiển truy xuất đường truyền Khung Ethernet : Đơn vị dữ liệu truyền trên mạng CHƯƠNG II : CHUẨN IEEE 802  Hình 1: Các chuẩn của Ethernet II.1. IEEE 802 LAN Standard Family  Hình 2: Chuẩn IEEE 802.2 II.2. Điều khiển truy cập phương tiện truyền (MAC – Địa chỉ MAC có 48bit) Quy định việc truyền dữ liệu lên phương tiện truyền chia sẻ. Dựng khung và đánh địa chỉ. Liên hệ với các thành phần vật lý được dùng để truyền thông tin. II.3. Kiểm soát kết nối luận lý (LLC) Có những chức năng kiểm soát quá trình truyền thông với độ tin cậy cao Làm cầu nối cho phép giao tiếp chung Nhận thông tin từ tầng mạng ở bên gửi và chuyển đến cổng thích hợp của hệ thống đích. II.4. Ethernet Standards  Hình 3: Chuẩn IEEE 802.2 trong mô hình TCP/IP CHƯƠNG III : GIAO THỨC CSMA/CD III.1. Giới thiệu CSMD/CD Để truyền thông tin, mỗi giao tiếp mạng phải lắng nghe cho tới khi không có tín hiệu trong kênh chung, lúc này nó mới có thể truyền thông tin. Nếu một giao tiếp mạng thực hiện truyền thông tin trong kênh thì gọi là sóng và các trạm khác phải chờ đợi cho tới khi sự truyền dẫn này kết thúc. Quá trình này gọi là phát hiện sóng mạng. Mọi giao tiếp Ethernet đều có cơ hội ngang nhau trong việc truyền thông tin trong mạng (Đa truy nhập). Trong quá trình truyền từ đầu này tới đầu kia của Ethernet, những bít đầu tiên của khung cần phải đi tới mọi vùng của mạng. Tức là có thể có 2 giao tiếp mạng cùng thấy mạng rỗi và gửi đi cùng 1 lúc. Khi đó Ethernet phát hiện sự “va chạm” và dừng việc truyền và gửi lại các khung. Đó là quá trình phát hiện va chạm. Giao thức CSMA/CD được thiết kế nhằm cung cấp cơ hội ngang bằng truy nhập kênh chung cho mọi trạm trong mạng. Sau khi gói tin được gửi đi mỗi trạm trong mạng sẽ sử dụng giao thức CSMA/CD để xem trạm nào sẽ được gửi tiếp sau. III.2. Ethernet sử dụng CSMA/CD IEEE 802.3 (CSMA/CD): tiêu chuẩn này định nghĩa các tính chất có liên quan tới tầng con MAC. Lớp con MAC sử dụng kỹ thuật CSMA/CD nhằm giải quyết sự xung đột dữ liệu khi truyền trên mạng. Tiêu chuẩn IEEE 802.3 mô tả các phương pháp tín hiệu (trên cả băng tần cơ sở và băng tần rộng), tốc độ dữ liệu, các phương tiện và cấu trúc liên kết. Tiêu chuẩn này quy định cụ thể các phương tiện truyền dẫn vật lý như cáp xoắn, cáp đồng trục và cáp quang. Băng tần cơ sở (baseband): dành toàn bộ băng thông cho một kênh truyền (chỉ có một tín hiệu trên đường truyền). Băng tần rộng (broadband): cho phép nhiều kênh truyền chia sẻ một phương tiện truyền dẫn (chia sẻ băng thông), thường được sử dụng ở cáp xoắn, cáp quang để tạo ra nhiều kênh truyền dữ liệu. Kiểm soát việc truyền và nhận khung trên mạng: Phát: Trạm phát lắng nghe tín hiêu trên cáp bằng cách cảm biến sóng mạng, nếu đường cáp rảnh, nó sẽ phát dữ liệu Tiếp tục kiểm tra tín hiệu phát từ các trạm khác: Nếu không có thì tiếp tục phát đến hết dữ liệu và chuyển sang trạng thái lắng nghe. Nếu có đụng độ thì phát tín hiệu (Jamming) thông báo cho các trạm khác => dừng phát trong 1 khoảng thời gian, hết đụng độ, phát tiếp Nhận: các trạm đều nhận được khung dữ liệu như nhau Kiểm tra kích thước khung phải lớn hơn kích thước tối thiểu (64byte) Kiểm tra địa chỉ của trạm khớp với địa chỉ đích trên khung Mã CRC (cyclic redundancy check) trong khung hợp lệ Sau khi kiểm tra các điều kiện, dữ liệu của khung sẽ được chuyển cho chương trình ứng dụng ở mức trên Hình 4: Các trạm truy nhập kênh - Một card mạng có thể bắt đầu truyền tại bất kỳ thời điểm nào. Nhưng nó không truyền nếu cảm nhận được rằng một (số) card khác đang truyền đó là cảm nhận sóng mạng. - Card mạng đang truyền sẽ hủy bỏ ngay việc truyền dữ liệu khi nó cảm nhận được một card khác đang truyền đó là sự phát hiện xung đột. - Trước khi cố gắng truyền lại, card mạng đợi một thời đoạn ngẫu nhiên đó là truy cập ngẫu nhiên. III.3. Giải thuật CSMA/CD trong Ethernet Bước 1: Card mạng nhận gam dữ liệu từ tầng mạng và tạo frame. Bước 2:Nếu cảm nhận thấy kênh truyền rỗi, nó sẽ bắt đầu truyền frame đi. Nếu cảm nhận thấy kênh truyền bận, nó đợi khi kênh truyền rỗi và truyền dữ liệu. Bước 3: Nếu card mạng truyền xong toàn bộ frame mà không phát hiện thấy việc truyền dữ liệu khác nào, nó xem như việc truyền frame đó đã hoàn thành. Bước 4:Nếu card mạng phát hiện thấy có sự truyền dữ liệu khác, nó sẽ hủy bỏ việc truyền dữ liệu và gởi tín hiệu bồi. Bước 5: Sau khi hủy bỏ việc truyền, card mạng bước vào vãn hồi theo luật số mũ: sau lần xung đột thứ m, card mạng chọn giá trị K ngẫu nhiên từ ( 0,1,2………,2m-1). Card mạng đợi K*512 bit times và trở lại bước 2 Trong đó: + Tín hiệu bồi: để đảm bảo rằng tất cả các trạm đang truyền biết được xung đột đang xảy ra; 48 bit. + Bit time: 1 microsec cho 10 Mbps Ethernet;với K =1023, thời gian đợi vào khoảng 50msec + Vãn hồi theo luật số mũ: Mục tiêu : thích ứng các nổ lực truyền lại với tải trọng hiện tại được ước lượng + Tải nặng: thời gian đợi ngẫu nhiên sẽ là dài hơn + Xung đột đầu tiên : chọn K từ (0,1), độ trễ là K*512 bit times + Sau xung đột thứ 2 : chọn K từ (0,1,2,3…..) + Sau xung đột thứ 10 : chọn K từ (0,1,2,3….,1023) CHƯƠNG IV : CẤU TRÚC KHUNG Bộ thích ứng mạng bao gồm các gói dữ liệu IP (hoặc gói dữ liệu giao thức tầng mạng khác) trong khung Ethernet.  Hình 5: Frame Preamble ( Phần mở đầu): 7 bytes với mẫu bit 10101010 được nối tiếp bởi một byte với mẫu bit 10101011. Được sử dụng để đồng bộ nhịp đồng hồ giữa bên gởi và bên nhận Addresses (địa chỉ): 6 bytes. Nếu bộ thích ứng mạng nhận được một frame có địa chỉ đích trùng với địa chỉ vật lý của nó, hoặc địa chỉ đích là địa chỉ quảng bá, nó sẽ đưa dữ liệu lên cho giao thức (được chỉ) tại tầng mạng. Nếu không nó sẽ loại bỏ khung đó. Type : chỉ giao thức ở tầng trên (network layer), phần lớn là IP nhưng những giao thức khác cũng có thể được hỗ trợ như Novell IPX và Apple Talk; cũng có thể kết hợp là Length <1536. CRC (Cyclic Redundancy Check- Kiểm dư vòng): được kiểm tra tại bên nhận, nếu phát hiện có lỗi, khung đó bị bỏ Ethernet-II( DIX 2.0)      7+1  6  6  2  46-1500  4   Preamble  Dest. Address  Source Address  Type  Data  FCS   IEEE 802.3        7  1  6  6  2  64-1500  4   Preamble  StartFrame Delimiter  Dest. Address  Source Address  Length  802.2 Header & Data  FCS   Preamble  64bit  Đồng bộ. Giúp xác định nơi bắt đầu khung   Dest.Address  48bit  Địa chỉ vật lý máy sẽ nhận khung dữ liệu   Src.Address  48bit  Địa chỉ vật lý máy phát khung dữ liệu   Type  16bit  Xác định loại dữ liệu sử dụng ở giao thức trên   Data   Dữ liệu từ giao thức mức trên. Tối đa1500byte   CRC, FCS  32bit  Mã phát hiện lỗi trong khung dữ liệu   IV.1. Khuôn dạng khung Ethernet Có bốn kiểu khuôn dạng dữ liệu khác nhau được sử dụng trong mạng Ethernet bao gồm Ethernet 802.2, Ethernet 802.3, Ethernet II, và Ethernet SNAP. Mỗi kiểu khuôn dạng có phần khác nhau và chúng đều có bốn trường chung: địa chỉ nguồn (source addres), địa chỉ đích (destination address), dữ liệu (data) và trường kiểm tra lỗi (error-checking). Các kiểu khuôn dạng Ethernet được sử dụng thông thường nhất là Ethernet 802.2 và Ethernet 802.3. Các khuôn dạng Ethernet có kích thước biến đổi từ tối thiểu 64 byte tới tối đa 1518 byte. (Mỗi khuôn dạng chứa thông tin header kích thước 14 byte cộng với trường Frame Check Sequence chiều dài 4 byte. Phần dữ liệu của khuôn dạng có kích thước biến đổi từ 46 byte tới tối đa 1500 byte. Kích thước tổng cộng của frame được tính toán đơn giản bằng cách cộng kích thước của tất cả các trường – Nếu trường dữ liệu của frame nhỏ hơn 46 byte, frame sẽ được đệm thêm trường pad để kích thước tối thiểu của nó là 46 byte. IV.1.1. Ethernet 802.2 Khuôn dạng Ethernet 802.2 là khuôn dạng mặc định được sử dụng cho mạng Novell Netware 4.x và hệ điều hành mạng cao hơn. Khuôn dạng này hỗ trợ giao thức IPX/SPX cũng như giao thức TCP/IP và là khuôn dạng Ethernet thông thường nhất được sử dụng ngày nay. Các khuôn dạng này chứa một điểm truy nhập dịch vụ đích (Destination Service Access Point - DSAP) và một điểm truy nhập dịch vụ nguồn (Source Service Access Point - SSAP). Một điểm truy nhập dịch vụ (Service Access Point - SAP) định danh một nút hoặc quá trình bên trong, mà quá trình này sử dụng tầng con Logical Link Control của tầng Data Link. Mỗi quá trình xảy ra giữa nút nguồn và nút đích trên mạng có một SAP duy nhất.  Hình 6 : Định dạng frame Ethernet 802.2 IV.1.2. Ethernet 802.3 Kiểu khuôn dạng Ethernet 802.3 là kiểu khuôn dạng Novell Netware ban đầu. Nó dùng cho các mạng đang sử dụng Novell Netware 3.12 và các phiên bản thấp hơn. Giống như Ethernet 802.2, kiểu khuôn dạng này cũng hỗ trợ giao thức IPX/SPX, nhưng nó không hỗ trợ các giao thức khác như TCP/IP. Không có các bit điều khiển (DSAP và SSAP) bên trong khuôn dạng 802.3. Hình 7 : Định dạng frame Ethernet 802.3 IV.1.3. Ethernet II Ethernet II là kiểu khuôn dạng Ethernet đầu tiên được phát triển bởi DEC, Intel và Xerox. Nó được phát triển trước chuẩn IEEE 802. Nó tương tự khuôn dạng Ethernet 802.3, nhưng không chứa trường length. Thay thế, khuôn dạng Ethernet II chứa trường Ethernet Type, mà nó cho phép phân biệt việc sử dụng các giao thức IPX/SPX, TCP/IP và AppleTalk.  Hình 8 : Định dạng frame Ethernet II IV.1.4. Ethernet SNAP (Sub-Network Access Protocol) Ethernet SNAP là một sự điều chỉnh của khuôn dạng Ethernet 802.2 và Ethernet II. Kiểu khuôn dạng này sử dụng cùng các trường điều khiển như khuôn dạng 802.2 – Destination Service Access Point (DSAP) và Source Service Access Point (SSAP). Nó cũng bổ sung trường Ethernet Type từ khuôn dạng Ethernet II cộng thêm một trường khác gọi là trường Organisation ID (OUI). Trường này định danh kiểu mạng mà các khuôn dạng đó đang hoạt động. Ethernet SNAP thì thích hợp với các giao thức IPX/SPX, TCP/IP và AppleTalk, nhưng khuôn dạng này hiếm khi được sử dụng.  Hình 9 : Định dạng frame Ethernet SNAP Tại tầng liên kết dữ liệu, cấu trúc khung là gần như giống nhau cho tất cả mọi tốc độ của Ethernet từ 10 – 10000 Mbps. Ethernet quy định một khung (frame) không ít hơn 64 octets (bytes) và không nhiều hơn 1518 octets. IV.2. Địa chỉ Ethernet Mỗi host trong một mạng Ethernet (thật ra là tất cả các host trên thế giới) có một địa chỉ Ethernet duy nhất. Mô tả một cách kỹ thuật, địa chỉ được gắn vào card mạng chứ không phải máy tính; nó được ghi vào ROM trên card mạng. Các địa chỉ Ethernet thường được in theo thể thức mà con người có thể đọc được: một dãy gồm 6 bytes được viết dưới dạng thập lục phân, cách nhau bởi dấu hai chấm “:”. Ví dụ, 80:be:b2 là cách biểu diễn dễ đọc của địa chỉ Ethernet sau : 00001000 00000000 10110001 11100100 10110001 00000010 Để đảm bảo rằng mọi card mạng được gán một địa chỉ duy nhất, mỗi nhà sản xuất thiết bị Ethernet được cấp cho một phần đầu địa chỉ (prefix) khác nhau. Ví dụ, Advanced Micro Devices đã được cấp phần đầu dài 24 bit x08002 (hay 8:0:2). Nhà sản xuất này sau đó phải đảm bảo phần đuôi (suffix) của các địa chỉ mà họ sản xuất ra là duy nhất. Mỗi khung được phát ra Ethernet sẽ được nhận bởi tất cả các card mạng có nối với đường truyền. Mỗi card mạng sẽ so sánh địa chỉ đích trong khung với địa chỉ của nó, và chỉ cho vào máy tính những khung nào trùng địa chỉ. Địa chỉ duy nhất như vậy gọi là địa chỉ unicast. Ngoài ra còn có loại địa chỉ broadcast là loại địa chỉ quảng bá, có tất cả các bit đều mang giá trị 1. Mọi card mạng đều cho phép các khung thông tin có địa chỉ đích là broadcast đi đến host của nó. Cũng có một loại địa chỉ khác gọi là multicast, trong đó chỉ một vài bit đầu được đặt là 1. Một host có thể lập trình điều khiển card mạng của nó chấp nhận một số lớp địa chỉ multicast. Địa chỉ multicast được dùng để gởi thông điệp đến một tập con (subset) các host trong mạng Ethernet. IV.3. Thuật toán truyền Mỗi máy Ethernet, hay còn gọi là máy trạm, hoạt động độc lập với tất cả các trạm khác trên mạng, không có một trạm điều khiển trung tâm. Tất cả các trạm đều thấy frame truyền. Mỗi trạm phải kiểm tra mỗi frame để xác định xem nó có phải là đích của frame hay không. Mọi trạm đều kết nối với Ethernet thông qua một đường truyền tín hiệu chung còn gọi là đuờng trung gian. Tín hiệu Ethernet được gửi theo chuỗi, từng bit một, qua đường trung gian tới tất cả các trạm thành viên. Để gửi dữ liệu trước tiên trạm cần lắng nghe xem kênh có rỗi không, nếu rỗi thì mới gửi đi các gói (dữ liệu). Cơ hội để tham gia vào truyền là bằng nhau đối với mỗi trạm, tức là không có sự ưu tiên. Sự thâm nhập vào kênh chung được quyết dịnh bởi nhóm điều khiển truy nhập trung gian MAC (Medium Access Control) được đặt trong mỗi trạm. Khi một tín hiệu trên thiết bị trung gian Ethernet tới mọi node được gắn trên mạng, địa chỉ nhận được rõ ràng trong Frame để có thể nhận diện ra người nhận. Đặc tả Ethernet ban đầu có đề cập đến vấn đề collision có thể xảy ra trên LAN. Khi hạ tầng mạng là dùng chung, bất kỳ một tín hiệu điện này cũng được truyền dẫn trên đường dây cũng có thể xung đột với một tín hiệu của một thiết bị khác. Khi hai hoặc nhiều Ethernet frame chồng lấp lên đường truyền ở một thời điểm nào đó, collision xảy ra. Collision sẽ dẫn đến các lỗi bit và mất frame (bit error). Đặc tả của Ethernet định nghĩa thuật toán CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection) để giải quyết những collisions không thể tránh khỏi. CSMA/CD sẽ giúp giảm thiểu số collisions nhưng khi nó xảy ra, CSMA/CD sẽ chỉ ra việc các máy gửi dữ liệu sẽ nhận ra collision và truyền lại frame như thế nào. IV.4. Ethernet – Dịch vụ phi kết nối, không tin cậy Phi kết nối : không bắt tay giữa bộ thích ứng bên gởi và nhận. Không tin cậy : bộ thích ứng mạng bên nhận không gởi tin báo nhận / không nhận (ACK hay NACK) đến bộ thích ứng mạng bên gởi. + Dòng của các gam dữ liệu được chuyển lên cho tầng mạng có thể có các khoảng trống. + Các khoảng trống này sẽ được lấp nếu ứng dụng sử dụng TCP ở tầng vận chuyển. Nếu không thì ứng dụng sẽ “ thấy” các khoảng trống đó (xử lý hay không tùy nó). I