Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá không thể thiếu đối với cuộc sống và các hoạt động kinh tế của con người. Nước được sử dụng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày, trong các nhà máy, xí nghiệp, trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động vui chơi giải trí khác của con người
Do nhiều nguyên nhân khác nhau như tình trạng ô nhiễm nước, tình trạng sủ dụng nước lãng phí không có quy hoạch mà nguồn nước đang có nguy cơ bị suy kiệt nghiêm trọng trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cao. Để giải quyết vấn đề này cần phải tìm hiểu, xem xét và đánh giá được tổng quan về nguồn nước và hiện trạng sử dụng nước ở các vùng để từ đó đưa ra những phương án quy hoạch tài nguyên nước hiệu quả vả khả thi.
Srêpok là một lưu vực sông nằm trong địa phận các tỉnh có phần lớn diện tich đất trồng lúa và cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều vì vậy nhu cầu nước sử dụng cho nông nghiệp ở các tỉnh trong lưu vực là rất lớn. Hiện nay một số vùng trong lưu vực đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng về mùa kiệt. Vì vậy yêu cầu phải tim hiểu về nguồn nước và hiện trạng sử dụng nước trên lưu vực để từ đó tìm ra nguyên nhân gây thiếu nước và đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời mang lại hiệu quả lâu dài.
Đồ án “Tính toán cân bằng nước lưu vực Srêpok” được nghiên cứu nhằm mục tiêu để đáp ứng nhu cầu thực tiến đó.
92 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 9550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán cân bằng nước lưu vực Srêpok, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đồ án “ Cân bằng nước lưu vực Srêpok” em đã nhận được sự động viên, khích lệ và tạo điều kiện tốt từ gia đình, sự giúp đõ tận tình của thầy hướng dẫn, sự giúp đỡ từ bạn bè và nỗ lực của bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Ngô Lê An đă tận tình chỉ bảo và giúp đỡ rất nhiều trong thời gian làm đồ án và hoàn thành đồ án.
Em xin được gủi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Thủy văn đã dạy em những kiến thức quý báu để có thể hoàn thành đồ án.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới các anh chị khóa trước đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian làm đồ án.
Tớ xin được gửi lời cảm ơn tới những bạn bè đã khích lệ và giúp đỡ trong thời gian làm đồ án.
Cuối cùng con xin được gửi lới cảm ơn đến bố mẹ và những người thân đã động viên, quan tâm và tạo điều kiện tốt giúp con hoàn thành đồ án.
MỞ ĐẦU
I.Đặt vấn đề
Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá không thể thiếu đối với cuộc sống và các hoạt động kinh tế của con người. Nước được sử dụng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày, trong các nhà máy, xí nghiệp, trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động vui chơi giải trí khác của con người…
Do nhiều nguyên nhân khác nhau như tình trạng ô nhiễm nước, tình trạng sủ dụng nước lãng phí không có quy hoạch mà nguồn nước đang có nguy cơ bị suy kiệt nghiêm trọng trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cao. Để giải quyết vấn đề này cần phải tìm hiểu, xem xét và đánh giá được tổng quan về nguồn nước và hiện trạng sử dụng nước ở các vùng để từ đó đưa ra những phương án quy hoạch tài nguyên nước hiệu quả vả khả thi.
Srêpok là một lưu vực sông nằm trong địa phận các tỉnh có phần lớn diện tich đất trồng lúa và cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều…vì vậy nhu cầu nước sử dụng cho nông nghiệp ở các tỉnh trong lưu vực là rất lớn. Hiện nay một số vùng trong lưu vực đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng về mùa kiệt. Vì vậy yêu cầu phải tim hiểu về nguồn nước và hiện trạng sử dụng nước trên lưu vực để từ đó tìm ra nguyên nhân gây thiếu nước và đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời mang lại hiệu quả lâu dài.
Đồ án “Tính toán cân bằng nước lưu vực Srêpok” được nghiên cứu nhằm mục tiêu để đáp ứng nhu cầu thực tiến đó.
II.Các phương pháp tiếp cận
Để đạt được mục tiêu, trong đồ án đã sử dụng các phương pháp tiếp cận sau:
1.Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các tài liệu cần thiết có liên quan đến lưu vực nghiên cứu cũng như các nội dung tính toán đề cập trong đồ án. Tham khảo các tài liệu , các đề tài có liên quan tới nội dung đồ án.
2.Phương pháp tổng hợp địa lý : Phân tích đánh giá tài nguyên nước và sự biến đổi của nó trong không gian thông qua việc phân chia thành các tiểu vùng sử dụng nước trên lưu vực nghiên cứu.
3.Phương pháp mô hình toán : Phân tích và lựa chọn mô hình toán thủy văn để tính toán tài nguyên nước, nhu cầu nước và cân bằng nước cho lưu vực.
III.Nội dung chính của đồ án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đồ án được thể hiên trong 4 chương như sau:
Chương I: Giới thiệu lưu vực Srêpok
Nội dung của chương này là giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, tình hình dân sinh – kinh tế - xã hội, mạng lưới sông suối, đặc điểm khí tượng thủy văn của lưu vực Srêpok. Từ đó đưa ra được phạm vi nghiên cứu của đồ án.
Chương II: Cân bằng nước và các mô hình tính toán cân bằng nước
Nội dung của chương này là tìm hiểu về bài toán cân bằng nước, các mô hình cân bàng nước trên thế giới và tìm hiểu về mô hình WEAP được sử dụng trong tính toán cân bằng nước lưu vực Srêpok.
Chương III: Tính toán cân bằng nước lưu vực Srêpok
Nội dung của chương này là phân chia tiểu lưu vực, tính toán nhu cầu nước, tính toán dòng chảy đến và tính toán cân bằng nước lưu vực Srêpok theo hiện trạng.
Chương IV: Xây dựng kịch bản phát triền hỗ trợ cho bài toán quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
Nội dung của chương này là lập ra kịch bản, tính toán cân bằng nước đến năm 2020 theo kịch bản để qua đây đưa ra những giải pháp cho việc quy hoạch tài nguyên nước lưu vực Srêpok.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU LƯU VỰC SRÊPOK 6
I.1.Khái quát lưu vực Srêpok 6
I.1.1.Điều kiện tự nhiên 6
I.1.2.Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội 12
I.2.Đặc điểm khí tượng thủy văn lưu vực sông Srêpok 13
1.2.1.Lưới trạm khí tượng thủy văn 13
I.2.2.Chế độ khí hậu lưu vực sông Srêpok 14
I.2.3.Chế độ thủy văn sông Srêpok 21
I.2.4. Phạm vi nghiên cứu của đồ án 23
CHƯƠNG II: CÂN BẰNG NƯỚC VÀ CÁC MÔ HÌNH TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC 24
II.1.Cân bằng nước 24
II.1.1.Khái niệm chung về cân bằng nước 24
II.1.2.Cân bằng nước lưu vực Srêpok 24
II.2. Giới thiệu một số mô hình cân bằng nước 25
II.2.1. Mô hình IQQM (Intergrated Quantity and Quality Model) 25
II.2.2. Mô hình MiKE BASIN 25
II.2.3.Mô hình WEAP (Water Evaluation And Planning Sytem) 36
CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC LƯU VỰC SRÊPOK 38
III.1.Tính toán mưa bình quân tháng 38
III.1.1.Phân chia tiểu lưu vực bằng SWAT 38
III.1.2.Tính toán mưa bình quân tháng các tiểu lưu vực 40
III.2.Tính toán nhu cầu sử dụng nước 44
III.2.1.Nhu cầu tưới cho cây trồng 45
III.2.2.Nhu cầu nước cho chăn nuôi 50
III.2.3.Nhu cầu nước sinh hoạt 51
III.2.4. Nhu cầu nước công nghiệp 52
II.2.5. Nhu cầu nước thủy sản 53
III.3.Tính toán cân bằng nước trên lưu vực 54
III.3.1 Sơ đồ mạng lưới cân bằng nước lưu vực Srêpok 54
III.3.2. Mô hình Rainfall Runoff (FAO) 56
III.3.3. Dữ liệu cho mô hình WEAP 58
III.3.4.Tính toán dòng chảy đến 59
III.3.5. So sánh dòng chảy tính toán và thực đo 68
III.4.Tính toán cân bằng nước trên lưu vực cho kịch bản hiện tại (2001-2008) 69
CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN HỖ TRỢ CHO BÀI TOÁN QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC 73
IV.1 Tổng quan về kịch bản tính toán cân bằng nước năm 2020 73
IV.2.Tính toán cân bằng nước năm 2020 theo kịch bản 76
IV.2.1.Tính mưa trung bình tháng các tiểu lưu theo tần suất 75% 76
IV.2.2.Tính toán nhu cầu sử dụng nước nông nghiệp theo kịch bản 77
IV.2.3.Kết mô hình theo kịch bản 77
KÊT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 85
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU LƯU VỰC SRÊPOK
I.1.Khái quát lưu vực Srêpok
I.1.1.Điều kiện tự nhiên
I.1.1.1.Vị trí địa lý
Vị trí địa lý tự nhiên của lưu vực Srêpok nằm trong phạm vi 107°30' đến 108°45' kinh độ Đông và 11°53' đến 13°55' vĩ độ Bắc. Với tổng diện tích tự nhiên là 30100km², thuộc lãnh thổ Việt Nam là hơn 18200 km² được chia ra làm hai lưu vực độc lập nhau là lưu vực thượng Srêpok có diện tích là 12527km² với 11200km² thuộc tỉnh Đăk Lăk và lưu vực suối Ia Đrăng - Ea Lôp - Ea H’Leo có diện tích là 5737km².
Lưu vực sông Srêpok phía Bắc giáp với lưu vực sông Sêsan, phía Nam giáp lưu vực sông Đồng Nai, phía Tây là đường phân lưu của sông Mê Kông, phía Đông giáp lưu vực sông Ba.
Sông Srêpok là nhánh sông cấp I của sông quốc tế Mê Kông. Dòng chính của sông Srêpok bắt nguồn từ vùng núi Chu Yang của dãy Trường Sơn có độ cao khoảng 1400m, có vị trí địa lý là 108°18'38'' kinh độ Đông, 13°06'00'' vĩ độ Bắc thuộc địa phận Việt Nam. Sông Srêpok chảy qua 4 tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng của Việt Nam rồi chảy sang Campuchia nhập lưu với sông Mê Kông ở Stung Treng co vị trí địa lý là 107°20'12'' kinh độ Đông và 13°01'00'' vĩ độ Bắc.
I.1.1.2.Đặc điểm địa hình
Địa hình lưu vực có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc và tương đối đa dạng, đồi núi xen kẽ bình nguyên va thung lũng, khái quát có thể chia thành các dạng địa hình chính sau:
+ Địa hình vùng núi cao: Nằm ở phía Đông và Nam của lưu vực, có độ cao trung bình 1500 - 2000m, độ dốc sườn khá lớn (20°-30°) với các đỉnh núi cao như Chư Đăng Sin (2405m) và Chư Pan Phan (2175m). Dải Trường Sơn chạy qua vùng thuộc địa phận huyện Krông Bông, huyện Lăk. Trong khu vực địa hình này diện tích rừng còn nhiều, độ dốc lớn và địa hình chia cắt mạnh.
+ Địa hình vùng cao nguyên: Vùng cao nguyên với những đồng bằng lượn sóng và độ dốc thoải. Dạng địa hình này nằm ở hai vùng: Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuật và phụ cận (các huyện Krông Buk, Krông Pach, Cư Mgar…) với độ cao trung bình từ 400-500m. Vùng thứ hai là cao nguyên Đăk Nông nằm ở phía Tây Nam của lưu vực, có độ cao từ 700-800m. Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuật địa hình bằng phẳng hơn vùng Đăk Nông. Các cao nguyên này được tạo thành từ phun trào bazan thuộc thời kỳ đệ tứ. Đá bazan phong hóa tạo thành lớp đất màu mỡ rất phù hợp cho phát triển các cây công nghiệp dài ngày.
+ Địa hình vùng đất thấp: Bao gồm các dải đất phù sa bằng phẳng dọc các sông. Loại địa hình này tập trung ở các huyện Lăk, qua Buôn Triết, Buôn Trấp tới hạ lưu, có độ cao trung bình từ 410 -450m. Vùng bình nguyên Ea Sup chạy doc hai ven suối Ea Sup và Ea H’Leo có độ cao trung bình 200-300m, dạng địa hình này thích hợp cho trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình ảnh hưởng trực tiếp tới thời tiết khí hậu trong vùng, nó không ngững mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm mà còn có tính chất của vùng cao nguyên mát dịu. Với đặc điểm này cho phép bố trí các loại cây trồng, vật nuôi phong phú cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế một cách đa dạng.
I.1.1.3.Đặc điềm địa chất thổ nhưỡng
Lưu vực Srêpok có nhiều tiềm năng rất lớn về đất, đặc biệt là đất đỏ bazan (50%). Theo kết quả đánh giá về thổ nhưỡng của Viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã được chuyển đổi sang hệ thống phân loại FAO-UNESCO thì toàn lưu vực co 8 loại đất sau: nhóm đất phù sa, nhóm đất Glay, nhóm đất than bùn, nhóm đất đen, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ, nhóm đất mùn Alit trên núi cao, nhóm đát trơ sỏi đá. Trong đó 2 nhóm đất đen xám và đất đỏ chiếm diện tích lớn nhất.
Nhóm đất đỏ: phân bố tập trung tại các khối bazan Buôn Ma Thuật, Đăk Nông, Đăk Mil. So với đất xám đen thì nhóm đất đỏ bazan ít dốc và tầng đất dày rõ rệt hơn.
Nhóm đất xám phân bố ở các vùng Ea Sup, Cu Jut, Krông Bông. Đa số đất này có tầng mỏng, độ dốc lớn, có lẫn đá hoặc đá lộ đầu, thàm phủ thực vật tự nhiên là rừng lá thứ sinh, rừng gỗ lá rụng và rừng nứa lá rụng.
Nhóm đất bazan đen phân bố chủ yếu ở phía Tây sông Srêpok, đại bộ phận là tầng đất mỏng, nhiều đá lộ.
Nhóm đất phù sa được hình thành do sự bồi đắp của các sông suối lớn, diện tích bằng phẳng hay lượn sóng. Khoảng một nửa diện tích này bị ngập nược trong mùa mưa như cánh đồng Lạc Thiện - Đức Xuyên.
I.1.1.4.Thảm phủ thực vật
Thảm phủ thực vật trên lưu vực khá phong phú, mức độ che phủ của rừng khoảng 70% trong đó bao gồm nhiều loại như: rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng tre nứa, rừng trồng… ngoài ra còn một số lượng đáng kể cây cà phê, chè…
Thảm phủ trên lưu vực Srêpok phân bố có sự khác biệt theo các vùng địa hình. Vùng núi cao nằm ở phía Đông và Đông Nam (thượng nguốn các sông) được thảm rừng xanh bao phủ quanh năm bao gồm rừng lá rộng thường xanh, rừng lá kim, rừng hỗn giao. Đi dần về phía hạ lưu là vùng đồi núi thoải dần và nhấp nhô thì rừng già được thay thế dần bằng các rừng tái sinh, rừng cà phê, cao su, bông… thung lũng các sông với địa hình bằng phẳng có nhiều hồ tự nhiên, đầm lầy thì xuất hiện các ruộng bậc thang, vườn cây ăn trái,chè.
Hiện nay rừng ở đây có xu hướng giảm đi đáng kể, đặc biệt là rừng giàu và rừng trung bình giảm với tốc độ nhanh, diện tích rừng nghèo và bụi cây càng tăng. Do quá trình rừng bị khai thác quá mức, hậu quả do lối sống du canh du cư của đồng bào dân tộc vả chặt phá rừng để trồng các loại cây có giá trị kinh tế nên nhiều khu vực đất bị thoái hóa, làm tăng khả năng xói mòn rửa trôi đất. Ngoài ra giảm diện tích rừng còn có ảnh hưởng không nhỏ đén nguồn nước ngầm. Tuy nhiên do tích cực thực hiện “ Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng” của Chính phủ bằng vốn ngân sách, đấy mạnh phong trào các chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào trồng rừng với nhận thức “Rừng là kinh tế và môi trường” cùng với nó là việc cải tiến tổ chức giao rừng, giao đất cho dân, nghể rừng phát triển từng bước trả lại màu xanh cho Đăk Lăk.
I.1.1.5.Đặc điểm địa lý thủy văn
Sông ngòi là sản phẩm của thiên nhiên, trải qua các thời kỳ kiến tạo nâng lên, hạ xuống xâm thực bào mòn mạnh mẽ hình thành mạng lưới sông suối. Lưu vực sông Srêpok là vùng thượng nguồn của lưu vực sông Mê Kông. Trong thời kì tàn kiến tạo tại đây là một vùng nâng lên nên quá trình xâm thực mạnh mẽ, núi và cao nguyên bị chia cắt bởi các đứt gãy lớn và rất sâu, tạo thành mạng lưới sông dày, lòng hồ sâu, độ dốc lớn, sông uốn khúc và nhiều thác ghềnh. Sông Srêpok có 41 nhánh cấp I, hầu hết bắt nguồn từ các vùng núi phía Đông Bắc, Đông và đông nam của tỉnh Đăk Lăk, tức là từ các vùng núi bên sườn Đông của dãy Trường Sơn, có độ cao từ 800-2000m. Sông suối trong lưu vực phân bố theo hình nan quạt, mở rộng ở thượng và trung lưu, thu hẹp ở hạ lưu.
Sông Srêpok Thượng có 2 nhánh sông lớn chính là Krông Knô và Krông Ana:
● Sông Krông Knô bắt nguồn từ những dãy núi cao trên 2000m chạy dọc theo biên giới phía Nam tỉnh. Sau đó chuyền hướng chảy lên phía Bắc nhập vào sông Krông Ana tại Buôn Đrây cùng đổ vào sông Srêpok tại đây. Tổng diện tích toàn lưu vực Krông Knô là 4620km² và dòng chính sông dài 56km. Độ dốc bình quân lưu vực là 17,6‰, độ cao bình quân lưu vực là 917m và mật độ lưới sông là 0,86km/km². Sông Krông Knô có nhánh sông lớn đáng kể là sông Đăk Mang . Sông Đăk Mang bắt nguồn từ cao nguyên Sanaro có đỉnh cao 1500m. Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam độ dốc lòng sông không lớn, đây là vùng chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu Tây Trường Sơn có lượng mưa bình quân 2000mm, diện tích lưu vực là 1490km, dòng chính sông dài 69km, độ dốc bình quân lưu vực là 15,1‰, độ cao bình quân lưu vực là 767m và mật độ lưới sông la 1,1km/km².
● Sông Krông Ana là hợp lưu chủ yếu của 3 nhánh sông lớn là Krông Buk, Krông Pach và Krông Bông. Tổng diện tích lưu vực sông là 3200km², chiều dài dòng chính là 215km. Dòng chính chảy theo hướng Đông - Tây, dọc theo sông về phía trung, hạ lưu là những bãi lầy đất chua do bị ngập lâu ngày. Độ dốc của những sông nhánh lớn thượng nguốn từ 4-5‰, đoạn sông phía hạ lưu trong vùng Lăk có độ dốc nhỏ vào khoảng 0,25‰.
▪ Sông Krông Buk: Bắt nguồn từ dãy núi cao phía Bắc lưu vực, với độ cao nguồn sông từ 800 -100m. Khoảng 70km đoạn sông thượng nguồn chảy theo hướng Bắc - Nam sau đó đổ vào sông Krông Ana. Lưu vực chịu tác động của khí hậu tây Trường Sơn và khí hâu Đông Trường Sơn. Lượng mưa trong vùng chỉ đạt 1400-1500mm/năm. Địa hình lưu vực ít bị chia cắt, độ dốc lòng sông nhỏ khoảng 5,5‰.
▪ Sông Krông Pach: Bắt nguồn từ dã núi phía Tây Khánh Hòa, ở độ cao 1500m, dòng chảy theo hướng Đông - Tây rồi đổ vào Krông Ana. Lưu vực này chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu Đông Trường Sơn với lượng mưa trung bình 1600-1700mm. Phần thượng nguồn sông dài 30km, lòng sông dốc, độ dốc đạt tới 3‰. Vượt qua đoạn này sông chảy trên vùng cao nguyên có địa hình bằng phẳng, lòng sông uốn khúc quanh co, chỗ mở rộng, chỗ thu hẹp đột ngột, làm cho điều kiện tiêu thoát lũ khó khăn mỗi khi có lũ lớn, gây ngập lụt dài ngày.
▪ Sông Krông Bông: Có diện tích lưu vực 809km², bắt nguồn từ dãy núi phía Đông Trường Sơn, có đỉnh Chư Giang Sin cao 2405m. Sông chảy theo hướng Đông - Tây và nhập vào sông Krông Ana. Lưu vực sông chịu ảnh hưởng của khí hậu Đông và Tây Trường Sơn với mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng XI. Vùng thượng nguồn có lượng mưa năm tương đối lớn khoảng 2000mm/năm. Vùng hạ lưu sông có lượng mưa nhỏ hơn, lượng mưa năm khoảng 1600-1700mm/năm.
Từ hợp lưu của sông Krông Ana và Krông Knô - thác Buôn Đrây - đến biên giới Việt Nam - Campuchia, sông Srêpok chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc trong vùng đồi núi có lũng sông hẹp và dốc, lòng sông cắt sâu, chiều dài của đoạn sông này khoảng 110km, với độ hạ thấp 200m, chênh cao khoảng 60m. Trên đoạn sông này có nhiều thác nước tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển thủy điện như thác Đrây H’Linh, thác Trinh Nữ…
Hệ thống sông Ea Đrăng - Ea H’Leo:
● Sông Ea Đrăng: Bắt nguồn từ những dãy núi Chư Pung phía Đông Bắc của lưu vực. Sông có diện tích lưu vực 977km², cao độ nguồn sông 800m, cao độ bình quân lưu vực 319m, sông gần như chảy theo hướng Đông - Tây nhập vào sông Srêpok ở Campuchia. Độ dốc lưu vực sông 5,9‰, sông có độ dài 78km, mật độ lưới sông 0,44km/km².
● Sông Ea H’Leo: Bắt nguồn từ những dãy núi Chư Pung phía Đông Bắc của lưu vực. Sông có diện tích lưu vực 4760km², cao độ nguồn sông 800m, cao độ bình quân lưu vực 336m. Sông gần như chảy theo hướng Đông - Tây nhập lưu vào sông Srêpok ở Campuchia. Độ dốc lưu vực sông 6,1‰, sông có độ dài 128km, mật độ lưới sông 0,35km/km². Lưu vực sông chịu ảnh hưởng của khí hậu Tây Trường Sơn, lượng mưa trên lưu vực không được dồi dào, lượng mưa bình quân lưu vực từ 1600-1700mm/năm cho nên về mùa cạn nhiều nhánh suối lớn hầu như không có nước.
I.1.2.Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội
Dân số toàn tỉnh Đăk Lăk năm 2001 là 1.978.012 người, với mật độ khoảng 100 người/km². Đây là mật độ thấp so với bình quân cả nước - 209 người/km². Cư dân khá trẻ, tỉ lệ nam giới chiếm 50,6%, nữ giới chiếm 49,4% dân số.
Mức tăng thời kỳ 1991-2001 la 5,8% và hiện tượng di dân tự do vẫn là một vấn đề cho địa phương quy hoạch và quản lý xã hội. Theo điều tra xã hội học thì toàn tỉnh Đăk Lăk có 41 dân tộc đang sinh sống với dân tộc Kinh chiếm đa số 70,65%, dân tộc Ê-đê chiếm 13,69%, dân tộc M’Nông chiếm 3,51%, dân tộc Tày chiếm 3,03%, dân tộc Thái chiếm 1.04%...
Vể hoạt động kinh tế xã hội trên lưu vực thì nông nghiệp vẫn là ngành chủ chốt chiếm 57,4% tống sản phẩm toàn tỉnh, sau đến công nghiệp chiếm 9,7% phục vụ chủ yếu cho sản xuất của địa phương. Hoạt động kinh tế hiện nay đang trong tình trang mất cân đối. Cơ cấu của các ngành kinh tế của tỉnh được phản ánh trong bảng dưới đây:
Thứ tự
Ngành kinh tế
Tổng sản phẩm theo giá trị hiện hành (triệu VNĐ)
Tỷ lệ (%)
1
Công nghiệp
463.216
9,7
2
Xây dựng
228.991
4,8
3
Nông-Lâm nghiệp
2.742.012
57,4
4
Thủy sản
49.550
1,0
5
Vận tải, thông tin liên lạc
150.550
3,1
6
Buôn bán và dịch vụ
352.159
7.4
7
Các ngành nghề khác
787.847
16,6
Tổng
4.774.325
100
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Đăk Lăk 1994-2000)
Về lao động việc làm, tính đến ngày 31/12/1999 toàn tỉnh Đăk Lăk có 885.299 lao đông chiếm 48% dân số. Trong đó lao dộng trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp chiếm 84%, công nghiệp - xây dựng chiếm 2,63%, còn lại thuộc các ngành kinh tế xã hội khác. Về tỉ lệ sự dụng lao động thì có khoảng 90% dân số có việc làm và chủ yếu làm trong lĩnh vực nông –lâm nghiệp.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và những chính sách của nhà nước, thu nhập và mức sống của người dân Đăk Lăk cũng được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tỉ lệ hộ đói nghèo vẫn còn khoảng 11,5%(1999). Nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ đói nghèo còn cao là tình trạng cơ sở hạ tầng quá kém, trình độ dân trí thấp, tình trạng du canh du cư phổ biến, thiếu vốn, thiếu công cụ sản xuất tiên tiến, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật canh tác, chăn nuôi.
Về đời sống văn hóa xã hội và tinh thần, nhìn chung cơ sơ vật chất cũng như mạng lưới giáo dục còn nghèo nàn và lạc hậu, hiên tượng bỏ học nhất là khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa còn khá phổ biến. Đời sống văn hóa hiện tại còn tồn tại nhiều thủ tục lạc hậu, các phương tiện vui chơi giải trí chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nên chỉ có một số công trình vui chơi giải trí ở các thị trấn, thị tứ, thành phố còn vùng sâu, vùng xa còn rất xa lạ với phương tiện kỹ thuật mới.
I.2.Đặc điểm khí tượng thủy văn lưu vực sông Srêpok
1.2.1.Lưới trạm khí tượng thủy văn
Lưới trạm khí tượng: Trong lưu vực và lân cận có tổng số 22 trạm đo mưa, trong đó có 7 trạm khí tượng đo các yếu tố nhiệt độ đó là Buôn Ma Thuật, Đăk Mil, Buôn Hồ, Lăk, Đăk Nông, M’Đrăk, Đà Lạt. Nhưng hiện nay có 17 trạm đo mưa và chỉ còn 5 trạm đo khí tượng đó là Buôn Ma Thuật, Buôn Hồ, Đăk Nông, M’Đrăk và trạm Đà Lạt là trạm vùng lân cận, trạm Lăk vả Đăk Mil hiện nay không đo các yếu tố khí tượng nữa.
Lưới trạm thủy văn: Trên lưu vực có 18 trạm đo thủy văn trong đó có 13 trạm đo mực nước, lưu lượng, còn lại đo mực nước. Tính đến năm 2002 trên lưu vực chỉ còn 6 trạm thủy văn cấp I do Tổng cục khí tượng thủy văn quản lý đó là: Cầu 14, Bản Đôn trên sông Srêpok, Giang Sơn