Trường trung học phổ thông Đông Triều mang tên huyện Đông Triều- một vùng quê phong cảnh đẹp, giàu truyền thống văn hoá, lịch sử và cách mạng của tỉnh Quảng Ninh cũng như của đất nước ta.
Gần 50 năm trong "sự nghiệp trồng người", nhà trường đã làm nên truyền thống vẻ vang và có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Khởi nguyên từ trường phổ thông cấp 2 Đông Triều, trường trung học phở thông Đông Triều được thành lập từ năm học 1963-1964. Trường nằm trên khu gò đất nổi, thuộc cánh đồng Trạo Hà xã Đức Chính, giáp quốc lộ 18A. Năm học đầu tiên, trường có 3 lớp với 10 giáo viên quản lý, giảng dạy và hơn 100 học sinh thuộc các xã trong huyện cùng một số ở các vùng lân cận như Kinh Môn, Chí Linh (Hải Dương), Thủy Nguyên (Hải Phòng) đến học.
Trong thời kỳ chiến tranh chống mỹ cứu nước, đặc biệt là năm tháng giặc mỹ leo thang bắn phá miền bắc, cùng với cả nước, thầy trò đã trải qua thử thách lớn lao, gánh chịu muôn vàn khó khăn, gian khổ, thậm chí là hy sinh mất mát. Ngày ấy, hầu hết các thầy cô giáo còn trẻ, đều ở những miền quê xa về đây lập nghiệp. Cơ sở vật chất của nhà trường và đời sống của thầy cô thật đơn sơ, thiếu thốn. Học sinh thôn quê chân đất, áo vá, cuốc bộ đến trường. Sáng đi học, chiều về họ phải vào rừng kiếm củi, ra đồng cày cấy.Thế nhưng, cơm độn sắn khoai cũng chẳng đủ no. Gian nan vất vả hơn, hai lần thầy trò phải dời trường đi sơ tán.
Thầy trò cùng nhau đốn cây, chặt nứa, cắt gianh, xẻ đất chuyển về dựng thành lớp học nửa chìm nửa nổi, nửa tối nửa sáng. Vừa học vừa đào hào đắp luỹ để tránh bom rơi đạn lạc. Những năm tháng khốc liệt của chiến tranh, trường trung học phổ thông Đông Triều là một trong những trường vẫn tổ chức tốt việc dạy và học. Các thầy cô giáo đều say sưa với nghề nghiệp, tận tụy trong công việc và chăm lo hết lòng vì học sinh thân yêu. Nhiều bài giảng của thầy cô giáo đã khắc sâu trong tâm trí học trò và trở thành hành trang không thể thiếu được trong sự nghiệp, cuộc đời của họ. Không ít thầy cô là giáo viên dạy giỏi nổi tiếng trong vùng, là tấm gương sư phạm mẫu mực. Đây cũng là thời kỳ nhà trường đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy 2 lớp chuyên toán đầu tiên của tỉnh (tiền thân của trường trung học phổ thông chuyên Hạ Long hiện nay). Trưởng thành từ trong khó khăn thử thách, học sinh trường trung học phổ thông Đông Triều có mặt khắp mọi miền đất nước, cống hiến trong nhiều lĩnh vực công tác khác nhau
155 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5438 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp
Ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Bảng tổng hợp giá trị tĩnh tải Error! Bookmark not defined.
Bảng 2: Bảng tổng hợp giá trị hoạt tải Error! Bookmark not defined.
Bảng 3: Bảng nội lực Q dầm Error! Bookmark not defined.
Bảng 4: Bảng nội lực M dầm Error! Bookmark not defined.
Bảng 5: Bảng nội lực N cột Error! Bookmark not defined.
Bảng 6: Bảng nội lực M cột Error! Bookmark not defined.
Bảng 7: Bảng tổ hợp lực cắt dầm khung Error! Bookmark not defined.
Bảng 8: Bảng tổ hợp mô men dầm khung Error! Bookmark not defined.
Bảng 9: Bảng tổ hợp nội lực cột khung Error! Bookmark not defined.
Bảng 10: Bảng chọn thép dọc cho dầm 51
Bảng 11: Bảng chọn thép đai cho dầm 52
Bảng 12: Bảng chọn thép dọc cho cột 60
Bảng 13: Bảng chọn thép đai cho cột 62
Bảng 14: Bảng thống kê khối lượng đất đào Error! Bookmark not defined.
Bảng 15 : Bảng thống kê cốt thép khung trục 3 118
Bảng 16 : Bảng tiên lượng nhà học (Trích từ hồ sơ công trình) 120
Bảng 17: Bảng thống kê khối lượng công việc các tầng Error! Bookmark not defined.
Bảng 18: Khối lượng đất lấp, tôn nền Error! Bookmark not defined.
Bảng 19: Bảng tiên lượng công trình phần xây tường (Trích từ hồ sơ công trình) Error! Bookmark not defined.
Bảng 20: Thống kê nhu cầu điện thi công Error! Bookmark not defined.
Bảng 21: Thống kê nhu cầu điện chiếu sáng trong nhà Error! Bookmark not defined.
Bảng 22: Thống kê nhu cầu điện bảo vệ ngoài nhà Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1: Sơ đồ tính khung trục 3 15
Hình 2: Sơ đồ truyền tĩnh tải 18
Hình 3: Mặt bằng xà gồ điển hình trục 4-6(Tĩnh tải) 20
Hình 4: Sơ đồ nút, ô bản (Tĩnh tải) 21
Hình 5: Sơ đồ truyền hoạt tải 23
Hình 6: Mặt bằng xà gồ điển hình trục 4-6 (Hoạt tải) 25
Hình 7: Sơ đồ nút, ô bản (Hoạt tải) 26
Hình 8: Sơ đồ tĩnh tải do sàn truyền về dầm. 28
Hình 9: Sơ đồ tĩnh tải do tường truyền về. 29
Hình 10: Sơ đồ tĩnh tải tại nút 29
Hình 11: Sơ đồ tĩnh tải do mái tôn, xà gồ truyền xuống dầm mái 30
Hình 12: Sơ đồ hoạt tải do sàn truyền về dầm 30
Hình 13: Sơ đồ hoạt tải tại nút 31
Hình 14: Sơ đồ hoạt tải 1 31
Hình 15: Sơ đồ hoạt tải 2 32
Hình 16: Sơ đồ hoạt tải do mái tôn, xà gồ truyền xuống dầm mái 32
Hình 17: Sơ đồ gió trái 33
Hình 18: Sơ đồ gió phải 33
Hình 19:Chuỗi công tác và các vị trí làm việc khác nhau của máy đào gầu nghịch 72
Hình 20: Xe tải ben THACO AUMAN FTD1200 73
Hình 21: Xe bơm bê tông J21Z4S-65 81
Hình 22: Cẩu tự hành 82
Hình 23: Xe tải thùng chở gạch, thép… 83
Hình 24: Xe tải tự đổ chở cát, đá… 84
Hình 25: Biển báo công trường; bình cứu hỏa, bể cát 144
Hình 26: Chi tiết hàng rào tạm công trình 145
MỞ ĐẦU
Song song với sự phát triển của tất cả các ngành khoa học kỹ thuật, ngành xây dựng cũng đóng góp một phần rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta hiện nay. Trong những năm gần đây ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng hay còn được gọi là ngành xây dựng dân dụng công nghiệp cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ, góp phần đưa đất nước ta ngày càng phồn vinh, vững mạnh để sánh vai với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới.
Là sinh viên theo học chuyên ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng tại Trường Cao Đẳng Xây Dựng Công Trình Đô Thị, em cảm thấy rất tự hào khi là sinh viên của trường. Em thiết nghĩ để theo kịp sự phát triển của ngành xây dựng hiện nay đòi hỏi phải có sự lỗ lực rất lớn của bản thân cũng như sự giúp đỡ tận tình của tất cả các thầy cô trong quá trình học tập.
Đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng là một trong những chỉ tiêu nhằm đánh giá khả năng học tập, nghiên cứu và học hỏi của sinh viên trong suốt quá trình học tập tại trường.
Qua đồ án tốt nghiệp này em có dịp tổng hợp lại toàn bộ kiến thức của mình một cách có hệ thống, cũng như bước đầu đi vào thiết kế một công trình thực sự. Đó là những công việc rất cần thiết và là hành trang chính yếu của các sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng trước khi ra trường.
Em hoàn thành được đồ án này là nhờ có sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa xây dựng, và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô:
KTS. Trần Thị Phương Hoa: Giáo viên hướng dẫn kiến trúc.
KS. Phạm Tuấn Minh : Giáo viên hướng dẫn kết cấu, thi công.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện em không tránh khỏi những sai sót do kiến thức còn hạn chế. Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ các thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa xây dựng, các thầy cô hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án. Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội ngày 31 tháng 7 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Vũ Văn Trọng
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm của huyện Đông Triều - Quảng Ninh
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Đông Triều nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp huyện Lục Nam, Sơn Động (Bắc Giang), phía tây giáp thị xã Chí Linh (Hải Dương), phía nam giáp huyện Kinh Môn (Hải Dương), phía đông giáp thành phố Uông Bí.
1.1.2. Lịch sử
Đông Triều là vùng đất ghi đậm nhiều dấu ấn lịch sử và văn hoá. Đây là vùng đất cổ, thời bắc thuộc thuộc Châu Giao, thời Ngô Đinh - Tiền Lê thuộc lộ Nam Sách Giang, thời Trần thuộc phủ Tân Hưng, thời Hậu Lê thuộc phủ Kinh Môn trấn Hải Dương. Do ở cửa ngõ ra đông bắc nên thời Trần huyện Đông Triều là trung tâm của châu Đông Triều. Thời Pháp thống trị, toàn quyền Pháp đó cho lập Đạo Đông Triều (10-11-1890) sau đó lại đưa Đông Triều vào khu quân sự Phả Lại (24-8-1891) rồi lại đưa về tỉnh Hải Dương (10-10-1895).
Tên cổ của vùng đất này là An Sinh, đời vua Trần Dụ Tông mới đổi thành Đông Triều. Xưa huyện Đông Triều rất rộng, bao gồm cả một phần huyện Kinh Môn và tổng Bí Giàng, năm 1896 tổng Bí Giàng cắt về huyện Yên Hưng. Do vậy, trong sử sách vùng danh sơn Yên Tử thuộc Đông Triều. Sau Cách mạng, đến 9-7-1947, Đông Triều mới về tỉnh Quảng Hồng, 28-1-1959 Đông Triều trở về Hải Dương. Từ 27-10-1961 Đông Triều nhập lại vào khu Hồng Quảng (từ 30-10-1963, Hồng Quảng hợp nhất với Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh). Đông Triều đã trải qua khoảng thời gian chống Pháp và chống Mỹ hết sức gian nan và khó khăn, vì vậy mà kinh tế văn hóa giáo dục thời gian này chậm phát triển, sau này vào thời bình huyện Đông Triều mới có điều kiện phát triển bắt kịp xu thế của cả nước.
1.1.3. Diện tích, dân cư, giao thông, các đơn vị hành chính
Huyện có diện tích 397,2 , dân số là 163984 người. Huyện lỵ là thị trấn Đông Triều nằm trên quốc lộ 18 cách thành phố Hạ Long 60km về hướng tây, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100km. Huyện gồm 2 thị trấn là Đông Triều, Mạo Khê và 19 xã: Thủy An, Nguyễn Huệ, Hồng Phong…
1.1.4. Văn hóa, giáo dục
a. Văn hóa
Hơn sáu mươi năm trước, với thế đất hiểm yếu, Đông Triều được chọn làm căn cứ địa của Đệ Tứ Chiến Khu. Và từ đây, những chiến công lừng lẫy của quân và dân ta được ghi dấu tại mảnh đất này .Với những làng nghề truyền thống từ cha ông để lại , Đông triều có rất nhiều làng nghề được được phục vụ nhân dân và thị trường như : làng nghề gốm sứ Đông Triều, như xay xát gạo, mộc gia dụng, thợ nề, sản xuất vật liệu xây dựng, nấm ăn và nguyên liệu, dệt thổ cẩm, đan lát mây tre làm thúng, mủng, rèn, cơ khí nhỏ, sửa chữa, dệt may, thêu ren, điêu khắc than đá...
b. Giáo dục
Đông Triều là huyện được biết đến với trình độ phát triển giáo dục nhanh và bền vững, huyện bao gồm 27 trường tiểu học, 23 trường trung học cơ sở, 7 trường trung học phổ thông và 1 trường đại học công nghiệp Quảng Ninh. Trong số các trường trung học phổ thông thì trường trung học phổ thông Đông Triều là trường điển hình cho hệ thống giáo dục của huyện hiện nay, hiện tại trường đang xây dựng lại hệ thống cơ sở vật chất nhằm đạt tiêu chuẩn quốc gia về cơ sở dạy và học.
1.1.5. Giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy gồm có:
Quốc lộ 18A nối Đông Triều với thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương qua cầu Vàng Dán.
Phà Triều nối Đông Triều với huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương qua sông Kinh Thầy.
Cầu Hoàng Thạch nối trị trấn Mạo Khê với thị trấn Minh Tân huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương.
Đông Triều cũng có tuyến đường sắt Hà Nội – Cái Lân đi qua với ga chính là ga Tràng An.
1.2. Khái quát về trường trung học phổ thông Đông Triều.
1.2.1. Lịch sử phát triển
Trường trung học phổ thông Đông Triều mang tên huyện Đông Triều- một vùng quê phong cảnh đẹp, giàu truyền thống văn hoá, lịch sử và cách mạng của tỉnh Quảng Ninh cũng như của đất nước ta.
Gần 50 năm trong "sự nghiệp trồng người", nhà trường đã làm nên truyền thống vẻ vang và có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Khởi nguyên từ trường phổ thông cấp 2 Đông Triều, trường trung học phở thông Đông Triều được thành lập từ năm học 1963-1964. Trường nằm trên khu gò đất nổi, thuộc cánh đồng Trạo Hà xã Đức Chính, giáp quốc lộ 18A. Năm học đầu tiên, trường có 3 lớp với 10 giáo viên quản lý, giảng dạy và hơn 100 học sinh thuộc các xã trong huyện cùng một số ở các vùng lân cận như Kinh Môn, Chí Linh (Hải Dương), Thủy Nguyên (Hải Phòng) đến học.
Trong thời kỳ chiến tranh chống mỹ cứu nước, đặc biệt là năm tháng giặc mỹ leo thang bắn phá miền bắc, cùng với cả nước, thầy trò đã trải qua thử thách lớn lao, gánh chịu muôn vàn khó khăn, gian khổ, thậm chí là hy sinh mất mát. Ngày ấy, hầu hết các thầy cô giáo còn trẻ, đều ở những miền quê xa về đây lập nghiệp. Cơ sở vật chất của nhà trường và đời sống của thầy cô thật đơn sơ, thiếu thốn. Học sinh thôn quê chân đất, áo vá, cuốc bộ đến trường. Sáng đi học, chiều về họ phải vào rừng kiếm củi, ra đồng cày cấy.Thế nhưng, cơm độn sắn khoai cũng chẳng đủ no... Gian nan vất vả hơn, hai lần thầy trò phải dời trường đi sơ tán.
Thầy trò cùng nhau đốn cây, chặt nứa, cắt gianh, xẻ đất chuyển về dựng thành lớp học nửa chìm nửa nổi, nửa tối nửa sáng. Vừa học vừa đào hào đắp luỹ để tránh bom rơi đạn lạc. Những năm tháng khốc liệt của chiến tranh, trường trung học phổ thông Đông Triều là một trong những trường vẫn tổ chức tốt việc dạy và học. Các thầy cô giáo đều say sưa với nghề nghiệp, tận tụy trong công việc và chăm lo hết lòng vì học sinh thân yêu. Nhiều bài giảng của thầy cô giáo đã khắc sâu trong tâm trí học trò và trở thành hành trang không thể thiếu được trong sự nghiệp, cuộc đời của họ. Không ít thầy cô là giáo viên dạy giỏi nổi tiếng trong vùng, là tấm gương sư phạm mẫu mực. Đây cũng là thời kỳ nhà trường đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy 2 lớp chuyên toán đầu tiên của tỉnh (tiền thân của trường trung học phổ thông chuyên Hạ Long hiện nay). Trưởng thành từ trong khó khăn thử thách, học sinh trường trung học phổ thông Đông Triều có mặt khắp mọi miền đất nước, cống hiến trong nhiều lĩnh vực công tác khác nhau. Trong số đó, có hàng trăm kỹ sư, bác sỹ, hàng chục anh chị hiện đang giữ chức vụ trọng trách ở trung ương và địa phương. Có những anh chị tiếp tục học tập, nghiên cứu đạt học vị khoa học cao. Cùng với không khí cả nước sục sôi ra trận, thầy giáo và hơn một ngàn học sinh của trường đã tạm gác bút nghiên, chia tay người thân, tình nguyện lên đường giết giặc. Họ chiến đấu hầu hết trên chiến trường 3 nước Đông Dương, nhiều người được nhà nước và quân đội tặng thưởng huân huy chương các loại. Một thầy giáo và hàng chục học sinh đã anh dũng hy sinh. Sau giải phóng miền nam, nhiều người trở về với thân hình không còn nguyên vẹn và sức khoẻ suy giảm. Tôi luyện trong khói lửa chiến tranh, tiếp tục công tác trong lĩnh vực quân sự, một số anh chị đã phấn đấu trở thành sỹ quan cấp cao trong quân đội nhân dân Việt Nam.
Miền Nam được giải phóng, non sông liền một dải. Trường chuyển lên khu đất "Mắt Rồng", thôn Trạo Hà, xã Đức Chính. Thầy trò dạy và học ở ngôi trường mới thoáng rộng và khang trang hơn trước. Thời gian từ đây cho đến hết cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, đất nước ta gặp liên tiếp khó khăn, có lúc tưởng khó vượt nổi: hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra, cơ chế tập trung bao cấp kéo dài,v.v... Trong hoàn cảnh kinh tế xã hội đó, thầy và trò trường trung học phổ thông Đông Triều vất vả trăm bề trong đời sống, trong việc dạy học. Thời kỳ này, ngành giáo dục nói chung, trường ta nói riêng chưa được chú trọng nhưng có năm học, trường phát triển với quy mô lớn chưa từng có với 34 lớp, trên 1600 học sinh và 80 giáo viên, cán bộ nhân viên. Năm học 1983-1984, trường chia thành 2 phân hiệu (Đông Triều I đặt tại Đức Chính, Đông Triều II đặt tại Thủy An). Phát huy truyền thống đoàn kết vượt khó, nhà trường tiếp tục duy trì nền nếp dạy học bằng công tác thi đua khen thưởng, dự giờ thăm lớp, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, sinh hoạt ngoại khoá,v.v...Vật lộn với cuộc sống thường nhật, sáng đi dạy học, chiều về trồng rau, chăn nuôi gia súc hoặc làm thêm nghề phụ,... nhưng không ít thầy cô giáo tự học và rèn luyện để tay nghề thêm vững vàng, phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi, chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, huyện. Nhiều học sinh chuyên cần học tập đạt danh hiệu học sinh giỏi, tiên tiến trong năm học, tỷ lệ học sinh lên lớp và thi đỗ tốt nghiệp phổ thông khá cao, có năm đạt tới 99,8%. Hiện nay, trong số họ không ít người có trình độ tiến sỹ , thạc sỹ, đại học và cao đẳng, nhiều người là thợ bậc cao có tay nghề giỏi, nhiều người trở thành doanh nghiệp trẻ trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh việc dạy và học, nhà trường còn chú trọng đến lao động sản xuất tu sửa trường lớp. Mười lăm năm này, nhà trường đã sản xuất được 4000 sản phẩm thêu ren xuất khẩu, 3000 bộ bản lề, 40 kg đinh, nung 10 tấn vôi, đóng 10 vạn viên gạch chỉ, tăng gia được 22 tấn thóc, 2,5 tấn lạc củ, đóng hàng ngàn viên gạch xỉ, tự xây tường rào... Đóng góp hàng vạn công lao động cho các công trình phúc lợi của huyện. Mặt khác, thầy trò nhà trường còn tích cực tham gia các hoạt động văn hoá thể thao cũng như mọi hoạt động xã hội khác. Đội văn nghệ của nhà trường được tổ chức và duy trì luyện tập, nhiều giọng hát hay làm lay động lòng người, ai đã từng nghe khó mà quên được, nhiều tiết mục tham gia hội diễn ở huyện, ở tỉnh được xếp loại cao. Đội bóng đá của trường với những cầu thủ trẻ, áo quần lộ cộ, nhiều lần thi đấu ngang ngửa với các đội mạnh trong và ngoài huyện. Một số học sinh đạt thành tích cao, lừng danh tại các đợt thi đấu thể thao trong nước và quốc tế như hội khoẻ Phù Đổng năm 1985, đại hội Olympic Mát-cơ -va năm 1980 và Á vận hội ở Bắc Kinh-Trung Quốc. Nhiều năm, nhà trường và công đoàn còn tổ chức cho giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh tham quan du lịch ở Côn Sơn, Kiếp Bạc, vịnh Hạ Long, nhiệt điện Phả Lại, thuỷ điện Sông Đà, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Các chuyến đi thật bổ ích và lí thú. Vượt khó vươn lên, đoàn kết cùng nhau thi đua "hai tốt" đạt kết quả, nhà trường liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện.
Từ năm 1990 cho đến nay, đất nước đổi mới, quê hương thay không ngừng. Năm học 1990-1991, trường tách riêng thành trường trung học phổ thông Đông Triều từ phân hiệu Đông Triều I, phân hiệu Đông Triều II thành trường phổ thông cấp 2-3 Lê Chân. Được sự quan tâm đầu tư kinh phí của tỉnh, của ngành, của huyện, của các cơ quan ban ngành và các lực lượng xã hôi, cơ sở vật chất trường học được từng bước tu sửa, nâng cấp ngày thêm khang trang, mới đẹp, đầy đủ tiện nghi phục vụ cho việc dạy và học. Quy mô trường lớp có từ 20 đến 33 lớp với số học sinh trung bình từ 1200 đến 1500 em và gần 80 giáo viên, cán bộ nhân viên. Luồng gió mới thổi đến trường học ngày càng nhiều nhưng nó cũng mang theo hơi nóng và vị mặn của cơ chế thị trường, tác động không nhỏ tới tư duy, lối sống,...của cả thầy và trò. Phát huy những thành tích đã đạt được trong hơn ba mươi năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường từng bước khắc phục những khó khăn trước mắt, vươn lên không ngừng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn hoạt động đi vào vấn đề cải tiến phương pháp giảng dạy và xây dựng ở mỗi tổ bộ môn những điển hình tiên tiến về giảng dạy và các công tác khác. Thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua của chính phủ và các cấp bộ ngành trong cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường. Một mặt trường cử giáo viên đi học cao học để nâng cao trình độ, mặt khác quan tâm đến việc bồi dưỡng giáo viên để phấn đấu trở thành giáo viên giỏi. Bằng sự chỉ đạo đúng đắn đó nhà trường đã thu được những kết quả đáng mừng: phong trào thi đua dạy học sôi động và ngày một nâng cao, số tổ đội và giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp ngày càng nhiều. Phong trào học tập trở thành học sinh giỏi, học sinh tiên tiến trong các khối lớp lên cao, tỉ lệ học sinh giỏi tăng. Học sinh tham dự thi giỏi tỉnh ngày càng đông, nhiều em đạt giải. Trong thời kỳ đổi mới này, nhà trường đã có 5 học sinh đạt giải cấp quốc gia. Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp hàng năm ở mức cao. Số học sinh thi đỗ vào các trường đại học ngày càng nhiều (hàng năm đạt tỷ lệ từ 30% đến 40%), không ít học sinh thi đạt điểm giỏi. Tất cả những con số đó đã khẳng định được bước nhảy vọt về chất lượng dạy và học của trường trung học phổ thông Đông Triều trong hơn mười năm qua. Không những chỉ chú trọng đến công tác chuyên môn mà nhà trường còn tích cực trong các lĩnh vực giáo dục khác nhằm thực hiện việc giáo dục toàn diện học sinh. Bên cạnh việc tu bổ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thầy trò còn luôn quan tâm tới cảnh quan môi trường với khẩu hiệu "Hãy gìn giữ trường luôn xanh sạch đẹp", nhà trường đã huy động hàng nghìn công lao động của học trò để san lấp mặt bằng, vệ sinh trường lớp, trồng cây bóng mát, chăm sóc vườn hoa cây cảnh,v.v.... Nhà trường biết kết phối hợp với trung tâm hướng nghiệp dạy nghề của huyện mở các lớp dạy học nghề phổ thông cho học sinh. Hội chữ thập đỏ cùng các tổ chức đoàn thể trong trường đã làm tốt công tác từ thiện, đền ơn đáp nghĩa giáo dục cho học sinh truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái và trân trọng những giá trị cao quý của con người. Đặc biệt, công tác đoàn thanh niên trong trường học đã được chi bộ Đảng và ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo. Đoàn trường có nhiều hoạt động thiết thực như tham gia quản lí nề nếp, bồi dưỡng nâng cao tri thức, rèn luyện đạo đức cho đoàn viên thanh niên, tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao,v.v... Có thể nói, trong thời kỳ đổi mới này, Trường THPT Đông Triều đã gặt hái được nhiều thành tích trên nhiều lĩnh vực hoạt động. Nhà trường liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, huyện. Nhiều giáo viên được tặng bằng khen của Bộ giáo dục đào tạo, của tỉnh và của ngành. Năm 2002, đồng chí hiệu trưởng vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".
Gần 50 năm trong "sự nghiệp trồng người", trường trung học phổ thông Đông Triều đã đạt được những thành tích đáng tự hào. Nhà trường đã đào tạo cho quê hương đất nước khoảng 15000 học sinh có đầy đủ phẩm chất và trình độ văn hoá phổ thông. Học sinh nhà trường đã đóng góp không nhỏ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng tổ quốc. Thành tích của trường đã được ghi nhận bằng những bằng khen của Chính phủ, Bộ giáo dục đào tạo, UBND tỉnh Quảng Ninh, Trung ương Đoàn, Tỉnh Đoàn cùng nhiều giấy khen, cờ thi đua của Sở giáo dục-đào tạo, UBND huyện và các đơn vị ban ngành trong tỉnh, huyện.
Phát huy truyền thống vẻ vang 47 năm qua, thầy trò trường trung học phổ thông Đông Triều quyết tâm xây dựng nhà trường trở thành trường chuẩn quốc gia, thi đua dạy tốt - học tốt chào mừng lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường năm 2013, xứng đáng là điểm sáng về giáo dục ở vùng đông bắc tổ quốc, được Đảng và nhân dân tin cậy.
1.2.2. Hiện trạng cơ sở vật chất
Trường trung học phổ thông Đông Triều đã được thành lập từ khá lâu, trải qua 2 cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ nên cơ sở vật chất giảng dạy của nhà trường đã xuống cấp nhanh chóng, mặc dù sau này được chuyển đến vị trí mới là xã Đức Chính huyện Đông Triều ngày nay nhưng từ đó đến nay cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học một lần nữa lại đang có xu hướng xuống cấp. Vì vậy cần phải có hệ thống cơ sở hạ tầng mới nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của thầy trò nhà trường. Việc đầu tư xây dựng trường trung học phổ thô