Đồ án Trang thiết bị tàu san filice trọng tải 34000 tấn – đi sâu nghiên cứu trạm phát sự cố

Giao thông vận tải là một ngành quan trọng trong ngành kinh tế quốc dân. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao và buôn bán với nhiều nước trên thế giới, do đó yêu cầu chuyển hàng hoá giữa nước ta với các nước trên thế giới và giữa các vùng trong nước càng được đòi hỏi lớn. Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề đó, ngành Hàng Hải Việt Nam không ngừng phải đổi mới, không ngừng phải nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thuyền viên mà còn từng bước hiện đại hoá đội tàu và tự động hoá toàn bộ các hệ thống trên tàu để nâng cao độ tin cậy, an toàn cho con tàu, giảm bớt thời gian hành trình, giảm bớt số người phục vụ đồng thời cải thiện điều kiện làm việc của thuyền viên nhằm đem lại hiệu quả kính tế cao. Trong suốt quá trình học tập ở trường Hàng Hải Việt Nam và được sự dìu dắt, dạy bảo của các thầy cô giáo trong trường và trong khoa Điện - Điện Tử Tàu Biển, cùng với sự giúp đỡ của các bạn trong lớp. Qua thời gian thực tập tốt nghiệp được khoa và nhà trường giao cho đề tài: “ Trang thiết bị tàu SAN-FILICE trọng tải 34.000T đi sâu nghiên cứu trạm phát sự cố” Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Điện - Điện Tử Tàu Biển, đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn : Kiều Đình Bình cùng các bạn bè đồng nghiệp và sự nỗ lực cố gắng của bản thân, đến nay em đã hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp. Đồ án bao gồm các nội dung sau: Phần I : Tổng quan về trang thiế bị điện tàu SAN-FILICE Phần II : Đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển trạm phát sự cố tàu SANFILICE. Đây là lần đầu tiên làm quen với nghiên cứu đề tài cho nên bản đồ án tốt nghiệp còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được đóng góp của các thầy có giáo trong khoa Điện - Điện Tử Tàu Biển và các bạn để đồ án tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn.

pdf86 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Trang thiết bị tàu san filice trọng tải 34000 tấn – đi sâu nghiên cứu trạm phát sự cố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
…………..o0o………….. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRANG THIẾT BỊ TÀU SAN FILICE TRỌNG TẢI 34000 TẤN – ĐI SÂU NGHIÊN CỨU TRẠM PHÁT SỰ CỐ MỤC LỤC Trang Lời nói đầu GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀU SAN-FILICE……………………………………………3 1.Các thông số kỹ thuật cơ bản của tàu…………………………………………………….4 2.Máy chính………………………………………………………………………………...4 Phần 1: TỔNG QUAN TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU SAN-FILCE…………………….5 Chương 1:HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN……………………………………………6 1.1.Trạm phát điện chính:…………………………………………………………………..6 1.2.Bảng điện chính và hệ thống phân phối năng lượng:…………………………………...7 1.2.1 Giới thiệu các phần tử trong bảng điện chính:………………………………………...7 1.2.2 Các panel máy phát:…………………………………………………………………...7 1.2.3 Các PANEL động lực………………………………………………………………….9 1.2.4 Các PANEL ánh sáng và các thiết bị điện khác………………………………………13 1.3 Hoà đồng bộ và công tác song song các máy phát điện tàu 34000T…………………...15 1.3.1 Hoà đồng bộ…………………………………………………………………………..15 1.3.2 Công tác song song , phân bố tải tác dụng và phản tác dụng…………………………18 Chương 2: CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN TRÊN TÀU 34000T……………..20 2.1 Một số hệ thống truyền động điện điển hình:…………………………………………..20 2.1.1.Hệ thống máy nén khí:……………………………………………………………….20 2.1.2 Hệ thống bơm Ballast…………………………………………………………………24 2.1.3.Quạt thông gió buồng máy……………………………………………………………26 Chương 3: CÁC HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG TRÊN TÀU THUỶ……………………………29 3.1 Một số hệ thống tự động điển hình:…………………………………………………….29 3.1.1 Hệ thống điều khiển nồi hơi…………………………………………………………..29 Định nghĩa, chức năng của hệ thống nồi hơi……………………………………………….29 Nồi hơi tàu 34.000T ……………………………………………………………………......29 a.Giới thiệu phần tử :…………………………………………………………………….....29 b.Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều khiển nồi hơi tàu 34000T………………………33 3.1.2 Hệ thống lái…………………………………………………………………………..37 Chức năng của hệ thống lái…………………………………………………………………37 Các chế độ hoạt động của hệ thống lái……………………………………………………...39 Phần II: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TRẠM PHÁT SỰ CỐ TÀU 34.000T CHƯƠNG 4:TRẠM PHÁT ĐIỆN SỰ CỐ TRÊN TÀU THUỶ……………………………51 4.1 yêu cầu chung về trạm phát sự cố tàu thuỷ:……………………………………………..51 4.2 Thuật toán điều khiển trạm phát điện sự cố trên tàu thuỷ…………………………….....52 CHƯƠNG 5:TRẠM PHÁT ĐIỆN SỰ CỐ TÀU 34.000T…………………………………56 5.1 Bảng điện sự cố:………………………………………………………………………...56 1 5.1.1 Cấu tạo bảng điện sự cố………………………………………………………………56 5.2 Tự động khởi động D-G điện sự cố…………………………………………………….59 5.2.1.Giới thiệu sơ đồ………………………………………………………………………59 5.2.2 Nguyên lý hoạt động…………………………………………………………………61 5.3 Tự động điều chỉnh điện áp đối với trạm phát điện sự cố……………………………………63 5.3.1. Sự cần thiết phải ổn định điện áp cho các máy phát đồng bộ……………………….63 5.3.2.Những quy định của Đăng Kiểm đối với các hệ thống tự động điều chỉnh điện áp….63 5.3.3.Các nguyên nhân gây ra dao động điện áp của máy phát đồng bộ…………………...64 5.3.4.Các hệ thống tự động diều chỉnh điện áp thường dùng………………………………65 5.4 Tính toán công suất trạm phát sự cố tàu 34.000T………………………………………76 5.4.1 Các nguyên tắc tính chọn …………………………………………………………….76 5.4.2 Bảng phụ tải điện sự cố tàu 34.000T………………………………………………….77 5.5 Tự động chuyển nguồn từ trạm phát chính sang trạm phát sự cố………………………79 5.5.1 Giới thiệu phần tử…………………………………………………………………….79 5.5.2. Phân tích nguyên lý hoạt động của hệ thống………………………………………...81 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………83 2 Lời nói đầu Giao thông vận tải là một ngành quan trọng trong ngành kinh tế quốc dân. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao và buôn bán với nhiều nước trên thế giới, do đó yêu cầu chuyển hàng hoá giữa nước ta với các nước trên thế giới và giữa các vùng trong nước càng được đòi hỏi lớn. Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề đó, ngành Hàng Hải Việt Nam không ngừng phải đổi mới, không ngừng phải nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thuyền viên mà còn từng bước hiện đại hoá đội tàu và tự động hoá toàn bộ các hệ thống trên tàu để nâng cao độ tin cậy, an toàn cho con tàu, giảm bớt thời gian hành trình, giảm bớt số người phục vụ đồng thời cải thiện điều kiện làm việc của thuyền viên nhằm đem lại hiệu quả kính tế cao. Trong suốt quá trình học tập ở trường Hàng Hải Việt Nam và được sự dìu dắt, dạy bảo của các thầy cô giáo trong trường và trong khoa Điện - Điện Tử Tàu Biển, cùng với sự giúp đỡ của các bạn trong lớp. Qua thời gian thực tập tốt nghiệp được khoa và nhà trường giao cho đề tài: “ Trang thiết bị tàu SAN-FILICE trọng tải 34.000T đi sâu nghiên cứu trạm phát sự cố” Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Điện - Điện Tử Tàu Biển, đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn : Kiều Đình Bình cùng các bạn bè đồng nghiệp và sự nỗ lực cố gắng của bản thân, đến nay em đã hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp. Đồ án bao gồm các nội dung sau: Phần I : Tổng quan về trang thiế bị điện tàu SAN-FILICE Phần II : Đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển trạm phát sự cố tàu SAN- FILICE. Đây là lần đầu tiên làm quen với nghiên cứu đề tài cho nên bản đồ án tốt nghiệp còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được đóng góp của các thầy có giáo trong khoa Điện - Điện Tử Tàu Biển và các bạn để đồ án tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀU SAN-FILICE Tàu SAN FILICE là tàu hàng rời vỏ kép trọng tải 34.000T do công ty đóng tàu Phà Rừng đóng theo hợp đồng với công ty vận tải của vương quốc Anh,dự kiến bàn giao cho chủ tàu và đưa vào khai thác tháng 12/2009. 1.Các thông số kỹ thuật cơ bản của tàu : Chiều dài toàn bộ : 180.00m Chiều dài giữa hai đường vuông góc : 172.00m Chiều rộng : 30.00m Chiều cao mạn : 14.70m Mớn tải hàng nhẹ : 9.00m Mớn nước : 9.75m Tải trọng tương ứng với mớn nước thiết kế : khoảng 34.000T Tải trọng tương ứng với mớn nước hàng nhẹ : khoảng 30.300T Tổng dung tích các khoang hàng :khoảng 45.500m3 Két dầu nhiên liệu (F.O) : khoảng 1.700m3 Két dầu D.O : khoảng 200m3 Két dầu bôi trơn : khoảng 50m3 Két nước ngọt : khoảng 250m3 Két ballast :khoảng 15.000m3 2.Máy chính . Máy chính là động cơ Diesel loại hai kỳ ,hoạt động đơn,đảo chiều trực tiếp,tua bin tăng áp,loại SULZER 6RTA48T-B,có thể điều khiển từ buồng máy,lầu lái,trạm điều khiển sự cố ở cạnh máy,có các thông số kỹ thuật cơ bản : Công suất tối đa : 7.600KW/110RPM Tiêu hao nhiên liệu : 170g/KWh 4 PHẦN 1: TỔNG QUAN TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU SAN-FILCE. 5 Chương 1: HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN 1.1 Trạm phát điện chính: Tàu SAN-FILICE 34.000T được trang bị 3 tổ hợp D-G, máy phát xoay chiều 3 pha không chổi than. Các máy phát này có thể công tác độc lập hoặc công tác song song với nhau tuỳ thuộc vào mức tải trên lưới. Các tổ hợp Diezel-máy phát này đều được kết nối với máy tính và được giám sát các thông số thông qua máy tính. Trạm phát chính phải có các yêu cầu sau: Bảng điện chính phải đáp ứng được các yêu cầu về độ tin cậy cung cấp năng lượng liên tục, cơ động thuận tiện dễ dàng cho người sử dụng và có tính kin tế cao. - Độ tin cậy của hệ thống trạm phát phải đáp ứng được các chức năng nhiệm vụ và yêu cầu của nó.Các phần tử đều có dự trữ ( máy phát, cáp dẫn, thiết bị đóng ngắt. Và phân ra những mạch và mỗi mạch có thể công tác động lập. Tự động khởi động máy phát dự trữ, tự động cắt các phụ tải không quan trọng khi bị qúa tải. - Tính cơ động : Thoả mãn yêu cầu với yêu cầu để đảm bảo vận hành tàu an toàn thuận lợi và chuyển đổi không những ở chế độ công tác bình thường mà ngay cả khi một vài phần tử bị hỏng. Tức là cho phép tiến hành kiểm tra khắc phục sai xót thay đổi thiết bị hư hỏng sửa chữa bảo dưỡng dễ dàng. - Vận hành và sử dụng thuận tiện, sơ đồ phải đơn giản, cấu tạo phải hoàn chỉnh, thời gian sửa chữa ít, thường phải áp dụng điều khiển từ xa tập trung và dễ dàng phát hiện những hư hỏng. - Kinh tế trong vận hành và khai thác, hiện nay ứng dụng tự động rất cao và nên dùng nguồn điện bờ khi tàu nằm trong cảng là tốt nhất, và nên chia nhóm phụ tải ra những nhóm khác nhau. Diesel : 600KW/900rpm Máy phát : Model : FE547A-8 Công suất biểu kiến : 750KVA Tốc độ : 900 vòng/phút Tần số : 60Hz Điện áp định mức : 450V Dòng điện định mức : 962A Điện áp kích từ : 87,3V Dòng kích từ : 83,4A Đăng kiểm : DNV Hệ số công suất : 0,8 6 Nhiệt độ làm việc : 45C Cấp cách điện : A Trọng lượng : 3100kg Máy phát kích từ : Công suất biểu kiến : 7,66KVA Điện áp : 64,6V Dòng điện : 68,4A Điện áp kích từ : 63,2V Dòng điện kích từ : 6,9A 1.2 Bảng điện chính và hệ thống phân phối năng lượng: 1.2.1 Giới thiệu các phần tử trong bảng điện chính: Bảng điện chính tàu 34000 tấn bao gồm có 11 PANEL. Bao gồm 3 PANEL điều khiển máy phát và 3 PANEL phụ tải chi tiết như sau: - S1(PANEL SỐ 1) : PANEL khởi động(No1 GROUP STARTER PANEL). - S2(PANEL SỐ 2) : PANEL khởi động và cung cấp điện áp 440V (No1 GROUP STARTER/440V FEEDER PANEL). - S3(PANEL SỐ 3) : PANEL cung cấp điện áp 440V (No1 440V FEEDER PANEL). - S4(PANEL SỐ 4) : PANEL phục vụ máy phát số 1 (No1 DIESEL GENERATOR PANEL). - S5(PANEL SỐ 5) : PANEL đồng bộ (SYNCHRO PANEL). - S6(PANEL SỐ 6) : PANEL phục vụ máy phát số 2 (No2 DIESEL GENERATOR PANEL). - S7(PANEL SỐ 7) : PANEL phục vụ máy phát số 3 (No3 DIESEL GENERATOR PANEL). - S8(PANEL SỐ 8) : PANEL cung cấp điện áp 440V số 2 (440V FEEDER PANEL). - S9(PANEL SỐ 9) : Nhóm PANEL khởi động và cung cấp điện áp 440V số 2 (No2 GROUP STARTER/440V FEEDER PANEL). - S10(PANEL SỐ 10): PANEL khởi động số 2 (No2 GROUP STARTER PANEL). - S11(PANEL SỐ 11): PANEL cấp điện áp 220V (220V FEEDER PANEL). - Ngoài ra còn có CP là PANEL góc (CORNER PANEL). 1.2.2 Các panel máy phát: - PANEL Số4(S4): Là PANEL máy phát số 1 (No1 DIESEL GENERATOR PANEL).(sơ đồ trang 063) gồm các phần tử chính như sau: - A : Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện của máy phát. 7 - HR : Đồng hồ đo thời gian hoạt động của máy phát. - F : Tần số kế, dùng để đo tần số của máy phát 1. - V : Đồng hồ vôn kế dùng để đo điện áp của máy phát 1. - PF : Đồng hồ đo hệ số công suất - S31 : Công tắc có màu đen dùng để chọn đo dòng các pha,có 4 vị trí (OFF-R-S-T). - S32 : Công tắc có màu đen dùng để chọn đo điện áp giữa các pha và thanh cái, có 5 vị trí (OFF-RS-ST-TR-BUS). - S35 : Công tắc màu đen là công tắc chọn vị trí điều khiển có hai vị trí là tại chỗ và từ xa: (LOCAL-REMOTE). - H2 : Đèn màu trắng báo máy phát số 1 đang hoạt động nhưng chưa đóng vào lưới. - H3 : Đèn màu xanh báo aptomat chính của máy phát đang đóng vào lưới. - H4 : Đèn màu đỏ bào aptomat chính của máy phát đang mở. - S11 : Công tắc có màu xanh da trời, là công tắc cấp nguồn cho điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF. - S6 : Nút ấn có đèn dùng để reset aptomat chính. PANEL SỐ5 (S5): Là PANEL đồng bộ (SYNCHRO PANEL).(page 063) gồm những phần tử chính như sau: - H11: Đèn màu trắng nối đất báo cách điện pha R. - H12: Đèn màu trắng nối đất báo cách điện pha S. - H13: Đèn màu trắng nối đất báo cách điện pha T. - BZ : Còi báo động khi có sự cố xảy ra. - KW : Đồng hồ đo công suất của máy phát. - SYN: Đồng bộ kế để kiểm tra điều kiện hoà đồng bộ. - H14 : Hệ thống đèn quay để kiểm tra điều kiện hoà đồng bộ. - IRM : Đồng hồ đo điện trở cách điện. - F/F : Đồng hồ tần số kế kép. - V/V : Đồng hồ vôn kế kép để đo điện áp của máy phát và của lưới. - S104 : Nút ấn có đèn màu trắng để hoà đồng bộ máy phát số 1. - S4 : Nút ấn màu đen dùng để thử đèn và còi. - S5 : Nút ấn màu đen để thử đèn nối đất. - S9 : Nút ấn màu đỏ để đừng đèn (khẳng định sự cố ). - S14 : Nút ấn màu đen để dừng chuông khi sảy ra sự cố. - S12 : Công tắc màu đen có hai vị trí ON/OFF cấp điện cho PANEL đèn. - S8 : Nút ấn màu vàng là nút reset đèn. - S204 : Nút ấn có đèn màu xanh lá cây để đóng aptomat của máy phát số 1. - S103 : Nút ấn có đèn màu đỏ để mở aptomat của máy phát số 1. 8 - S202 :Nút ấn có đèn màu xanh lá cây để đóng aptomat của máy phát số 2. - S203 : Nút ấn có đèn màu đỏ để mở aptomat của máy phát số 2. - S302 : Nút ấn có đèn màu xanh lá cây để đóng aptomat của máy phát số 3. - S303: Nút ấn có đèn màu đỏ để mở aptomat của máy phát số 3. - S33 : Công tắc màu đen để điều khiển đông cơ servo điều khiển tần số của máy phát chính có 3 vị trí là LOWER-OFF-RAISE. - S34 : Công tắc màu đen, là công tắc lựa chọn máy phát định hoà có 5 vị trí là: OFF- DG1-DG2-DG3-OFF. -PANEL số 6(S6) và PANEL số 7(S7): Là các PANEL máy phát số 2 và máy phát số 3, trên các PANEL này có các thiết bị: công tắc, đèn báo, nút ấn , aptomat chính tương tự máy phát số một. 1.2.3 Các PANEL động lực: PANEL SỐ1(S1): PANEL khởi động các phụ tải tại bảng điện chính.(sơ đồ trang 062) gồm các phần tử như sau: 1-1: Bơm nước làm mát máy chính ở mức cao(page 287,288): - H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động. - H22: Đèn màu trắng báo nguồn. - H24: Đèn màu đỏ báo bơm đang làm việc gặp sự cố. - HR : Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. - S21: Nút ấn có màu xanh lá cây, nút ấn khởi động bơm. - S22: Nút ấn có màu đỏ, nút ấn dừng bơm. - S24: Nút ấn màu vàng dùng để RESET lại hệ thống khi hệ thống gặp sự cố. - A : Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. 1-2: Bơm ballast số 1. - H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động. - H22: Đèn màu trắng báo hệ thống được cấp nguồn. - H24: Đèn màu đỏ báo bơm bị quá tải. - HR : Đồng hồ đo thời gian hoạt động của quạt gió. - S21: Nút ấn có màu xanh lá cây, nút ấn khởi động bơm. - S22: Nút ấn có màu đỏ, nút ấn dừng bơm. - S25: Công tắc có màu đen là công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa và tại chỗ (LOCAL/REMOTE). - S11: Công tắc có màu xanh da trời, là công tắc cấp nguồn cho điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF. - A : Đồng hồ ampe kế dung để đo dòng điện chạy qua quạt gió. 1-3: Quạt thông gió buồng máy . 9 - H25: Đèn màu xanh lá cây báo quạt gió đang hoạt động. - H26: Đèn màu trắng báo nguồn. - H27: Đèn màu đỏ báo quạt đang gặp sự cố. - H28: Đèn màu vàng báo quạt đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động (STANDBY). - S27: Nút ấn có màu xanh lá cây, nút ấn khởi động bơm. - S28: Nút ấn có màu đỏ, nút ấn dừng bơm. - S29: Nút ấn màu vàng dùng để RESET lại hệ thống khi hệ thống gặp sự cố. - S25: Công tắc có màu xanh da trời, là công tắc cấp nguồn cho điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF - A : Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. - HR : Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. 1-4: Bơm cấp dầu L. O cho máy chính. - H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động - H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. - H24: Đèn màu đỏ báo bơm bị quá tải. - H25: Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động (STANDBY). - S21: Nút ấn có màu xanh lá cây, nút ấn khởi động bơm. - S22: Nút ấn có màu đỏ, nút ấn dừng bơm. - S25: Công tắc có màu đen là công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa và tại chỗ (LOCAL/REMOTE). - S11: Công tắc có màu xanh da trời, là công tắc cấp nguồn cho điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF - HR : Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. - A : Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm PANEL SỐ2(S2): Là PANEL khởi động và cung cấp điện áp 440V (No1 GROUP STARTER & 440V FEEDER PANEL).(sơ đồ trang 062) gồm các phần tử chính như sau: 2-1: Bơm làm mát bằng nước biển: - H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động. - H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. - H24: Đèn màu đỏ báo bơm bị quá tải. - S21: Nút ấn có màu xanh lá cây;nút ấn khởi động bơm. - S22: Nút ấn có màu đỏ, nút ấn dừng bơm. - S25: Công tắc có màu đen là công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa và tại chỗ (LOCAL/REMOTE). - S11: Công tắc có màu xanh da trời, là công tắc cấp nguồn cho điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF. 10 - A : Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. - HR : Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. 2-2: Bơm cứu hoả số 1.(công suất 40KW) - H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động. - H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. - H24: Đèn màu đỏ báo bơm đang gặp sự cố. - S21: Nút ấn có màu xanh lá cây, nút ấn khởi động bơm. - S22: Nút ấn có màu đỏ, nút ấn dừng bơm. - S11: Công tắc có màu xanh da trời, là công tắc cấp nguồn cho điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF. - S25: Công tắc màu đen, công tắc lựa chọn chế độ điều khiển gồm có ba vị trí MANU- AUTO-REMOTE. - A : Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. - HR : Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. 2-3: Bơm dầu LO cho máy chính (công suất 30KW) - H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động. - H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. - H24: Đèn màu đỏ báo bơm đang gặp sự cố. - S21: Nút ấn có màu xanh lá cây, nút ấn khởi động bơm. - S22: Nút ấn có màu đỏ, nút ấn dừng bơm. - S11: Công tắc có màu xanh da trời, là công tắc cấp nguồn cho điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF. - S25: Công tắc màu đen; công tắc lựa chọn chế độ điều khiển gồm có ba vị trí MANU- AUTO-REMOTE. - HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. - A : Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. 2-4: Bơm nước làm mát mức thấp cho máy chính.(công suất 45KW) Tương tự như 2-3. PANEL SỐ3 (S3) : Là PANEL cung cấp điện áp 440V (No1 440V FEEDER PANEL).(sơ đồ trang 062) gồm các phần tử chính như sau : - A : Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện. - S44: Công tắc chọn vị trí để đo dòng điện của cẩu số một hoặc cẩu số hai, có ba vị trí là: CCR1-OFF-CCR2. - 3-1 : Aptomat cấp nguồn cho điều hoà không khí - 3-2 : Aptomat cấp nguồn cho điều hoà nhiệt độ. - 3-3 : Aptomat cấp nguồn cho quạt thông gió khu vực sinh hoạt. 11 - 3-4 : Aptomat cấp nguồn cho thiết bị phun nước tại khu vực buồng máy. - 3-5 : Aptomat cấp nguồn cho bảng khởi động máy nén khí. - 3-6 : Áptomát cấp nguồn cho panel khởi động số 3 - 3-7 : Aptomat cấp nguồn cho tời nâng cầu thang và quạt gió khu vực cầu thang. - 3-8 : Aptomat cấp nguồn máy lọc và phân ly dầu nước. - 3-9 : Aptomat cấp nguồn cho nồi hơi phụ. - 3-10: Aptomat cấp nguồn cho máy nén khí. - 3-11: Aptomat cấp nguồn cho máy móc dụng cụ xưởng. - 3-12: Aptomat cấp nguồn cho bơm tămg áp phụ số 1. - 3-13: Aptomat cấp nguồn cho bơm cấp nươca cho nồi hơi phụ. - 3-14: Aptomat cấp nguồn cho thiết bị hâm Diesel lai máy phát. - 3-15 : Dự trữ - 3-16 : Dự trữ - 3-17: Aptomat cấp nguồn cho động cơ thủy lực đóng mở nắp hầm hàng. - 3-18: Aptomat cấp nguồn cho biến áp chính số 1. - 3-19 : Aptomat cấp nguồn cho tời neo (phải) - 3-20 : Aptomat cấp nguồn cho tời sau lái (phải) - CCR1: Aptomat cấp nguồn cho cẩu hàng số1. - CCR2: Aptomat cấp nguồn cho cẩu hàng số2. PANEL SỐ8(S8): Là PANEL cung cấp điện áp 440V số 2 cho các phụ tải (No2 440V FEEDER PANEL).(sơ đồ trang 064) gồm có các phần tử chính như sau: - A : Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua các pha R-S-T. - S46 : Công tắc có ba vị trí dùng để chọn đo dòng điện các pha R-S-T - 8-1 : Aptomat cấp nguồn dự trữ cho cẩu nâng hạ xuồng cứu sinh. - 8-2 : Aptomat cấp nguồn cho bơm nước rửa hầm hàng - 8-3 : Aptomat cấp nguồn cho quạt thông gió ở khu vực kho. - 8-4 : Aptomat cấp nguồn cho bộ điều tốc điện tử của máy chính. - 8-5 : Aptomat cấp nguồn cho bảng khởi động máy nén khí số 2. - 8-6 : Aptomat cấp nguồn cho nhóm panel khởi động phụ. - 8-7 : Aptomat cấp nguồn cho thiết bị trộn trong buồng máy. - 8-8 : Aptomat cấp nguồn cho thiết bị lọc và phân ly dầu nước. - 8-9 : Aptomat cấp nguồn cho lò đốt rác . - 8-10: Aptomat cấp nguồn cho bộ nạp acquy - 8-11: Aptomat cấp nguồn cho bơm tăng áp phụ số 2 cho máy chính. - 8-12: Aptomat cấp nguồn cho bơm cấp nước nồi hơi phụ số 2. - 8-13: Aptomat cấp nguồn cho thiết bị nhà bếp và kho chứa. 12 - 8-14: Aptomat cấp nguồn cho thiết bị giặt giũ. - 8-15: Aptomat cấp nguồn cho biến