Công trình được xây dựng trên một khu đất rộng 6713 m2 tọa lạc tại số 191 Bà Triệu. Trong đó diện tích xây dựng khoảng 4200 m2. Hình dạng khu dất là hình chữ nhật khá vuông vắn. Công trình được thiết kế với 02 tầng hầm, 21 tầng nổi và 01 tầng kĩ thuật mái, với tổng chiều cao +88,70m.
- Mặt chính (hướng tây)của toà nhà quay mặt ra phố Bà Triệu.
- Hướng bắc tiếp giáp với phố Mai Hắc Đế.
- Hướng Nam tiếp giáp với phố Thái Phiên.
- Hướng Đông tiếp giáp với một đường dự kiến xây dựng thông từ phố Bùi Thi Xuân sang phố Thái Phiên.
Công trình nằm ở giữa các ngã tư là tuyến giao thông chính trong nội thành Hà Nội nên tương đối thuận lợi cho việc thi công.
Địa hình trong thành phố, bằng phẳng.
77 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4712 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Trung tâm thương mại VINCOM 191 Bà Triệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ VÀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG
PHẦN BA:
THI CÔNG (45%)
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.TS.TRỊNH QUỐC THẮNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN VĂN HIẾU
Nhiệm vụ thiết kế:
- Thi công cọc khoan nhồi và tường vây.
- Thi công phần ngầm. (Semi Topdown)
- Thi công phần thân. (sàn ứng lực trước)
- Lập tiến độ thi công công trình.
- Thiết kế tổng mặt bằng.
Các bản vẽ kèm theo :
TC 01: Thi công cọc nhồi và đào đất
TC 02: Thi công phần ngầm
TC 03: Thi công phần ứng lực trước và vách
TC 04: Thi công phần thân
TC 05: Tổng tiến độ
TC 06: Tổng mặt bằng
Giới thiệu đặc điểm thi công công trình:
1. Vị trí :
Công trình được xây dựng trên một khu đất rộng 6713 m2 tọa lạc tại số 191 Bà Triệu. Trong đó diện tích xây dựng khoảng 4200 m2. Hình dạng khu dất là hình chữ nhật khá vuông vắn. Công trình được thiết kế với 02 tầng hầm, 21 tầng nổi và 01 tầng kĩ thuật mái, với tổng chiều cao +88,70m.
- Mặt chính (hướng tây)của toà nhà quay mặt ra phố Bà Triệu.
- Hướng bắc tiếp giáp với phố Mai Hắc Đế.
- Hướng Nam tiếp giáp với phố Thái Phiên.
- Hướng Đông tiếp giáp với một đường dự kiến xây dựng thông từ phố Bùi Thi Xuân sang phố Thái Phiên.
Công trình nằm ở giữa các ngã tư là tuyến giao thông chính trong nội thành Hà Nội nên tương đối thuận lợi cho việc thi công.
Địa hình trong thành phố, bằng phẳng.
2. Kết cấu:
Sơ đồ kết cấu là sơ đồ khung giằng kết hợp lõi chịu lực, hệ sàn dự ứng lực trước bắt đầu từ sàn tầng 2-22, bước cột là có nhiều kích thước 9m, 10m. Sàn tầng hầm 1, tầng1 là hệ sàn ô cờ.
Móng sử dụng kết hợp cọc khoan nhồi (1,0m; 1,2m), cọc barrette(1,2x2,8m), tường vây được sử dụng với mục đích chính là chắn đất cho quá trình thi công và kết hợp làm tường tầng hầm. Cọc dài 49,75 m, tường sâu 15,75 m so với cốt 00.
3. Điều kiện địa chất thuỷ văn:
Mực nước ngầm ở độ sâu –10m so với cốt (0,00, do đó khi thi công phần móng không cần có các biện pháp hạ mực nước ngầm trong quá trình thi công. Chỉ chịu ảnh hưởng của nước mặt.
4. Hệ thống giao thông điện nước:
Giao thông: Cơ bản là thuận lợi do công trình nằm ngay tại mặt đường của các tuyến phố chính thành phố, rất thuận lợi cho việc di chuyển máy móc, tập kết vật liệu… trong quá trình thi công. Tuy nhiên do công trình nằm trong khu vực nội thành nên sự vận chuyển xe, máy phải tuân theo các yêu cầu của thành phố, như các khoảng thời gian cho sự vận chuyển bê tông, cần trục, máy móc, thiết bị. Các nguồn cung cấp vật liệu như bê tông, cốt thép, ván khuôn, các phương tiện vận chuyển gần và dễ huy động.
Điện nước: Sử dụng mạng lưới cung cấp của thành phố do cơ sở hạ tầng có sẵn. Ngoài ra, để đảm bảo cho việc thi công liên tục và độc lập có thể bổ sung thêm 1 giếng khoan, một trạm phát điện di động nếu như tính toán thấy cần thiết.
5. Máy móc, thiết bị, vật tư
Giả thiết ở đây là có thể trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị, kỹ thuật tốt nhất theo yêu cầu của người thi như các máy đào cọc Barrrette, tường vây, máy khoan cọc nhồi, máy đào đất, chuyển đất, cần trục, máy đổ bê tông…Các loại máy móc ở đây lựa chọn chủ yếu dựa trên những yêu cầu về kỹ thuật mà không hoặc ít chú ý đến vấn đề kinh tế và điều kiện khả năng cung cấp máy móc thiết bị của một công trường hay doanh nghiệp trong điều kiện thực tế.
Các vật tư, vật liệu chuyên dụng như bentonite, sản phẩm chống thấm, bê tông trường nở... được sử dụng với giả thiết có thể được cung cấp một cách đầy đủ.
6. Các điều kiện khác
Do công trình nằm ở khu vực trung tâm thành phố, sát với khu dân cư và các trục đường giao thông… nên chú ý trong quá trình sử dụng các phương tiện thi công giảm thiểu các ô nhiễm về môi trường. Mặt khác cần có biện pháp che chắn, cách ly các máy móc gây ô nhiễm và kết hợp với an ninh, trật tự, vệ sinh của khu vực và thành phố. Việc thi công phần ngầm thường có khả năng gây ra các tai nạn cho người thi công vì vậy cần đặc biệt chú ý tới các biện pháp an toàn lao động.
A. THI CÔNG PHẦN NGẦM:
Nhiệm vụ thi công phần ngầm:
- Thi công cọc khoan nhồi.
+ Các phương án thi công cọc.
+ Tính toán khối lượng: Bêtông, thép, thời gian, nhân công/máy.
+ Công nghệ thi công cọc.
+ Các sự cố thường xảy ra.
+ Biện pháp quản lý chất lượng cọc.
+ Chọn máy.
+ Sơ đồ di chuyển máy
- Thi công tường vây, cọc barrette.
+ Các phương án thi công cọc.
+ Tính toán khối lượng: Bêtông, thép, thời gian, nhân công/máy.
+ Công nghệ thi công cọc.
+ Các sự cố thường xảy ra.
+ Biện pháp quản lý chất lượng cọc.
+ Chọn máy.
+ Sơ đồ di chuyển máy
- Thi công đất:
+ Các phương án đào, lụa chọn.
+ Tính toán khối lượng: Đất
+ Sơ đồ di chuyển máy.
+ Biện pháp đào, sự cố.
- Thi công các kết cấu hầm móng:
+ Thi công hầm 1
+ Thi công hầm 2
I. Sơ lược phương pháp thi công phần ngầm:
Các phương án thi công phần ngầm:
1. Theo phương pháp truyền thống:
Phương pháp này là phương pháp làm hầm nhà theo kiểu từ dưới lên. Đào đất đến cốt đáy móng thi công từ móng trở lên đến cốt 0.00.
2. Phương pháp Top- Down:
Phương pháp Top-down là phương pháp làm hầm nhà theo kiểu từ trên xuống. Đối với những nhà sử dụng tường barrette quanh chu vi nhà đồng thời làm tường cho tầng hầm nhà nên thi công tầng hầm theo kiểu top-down. Nội dung phương pháp như sau:
+ Làm sàn tầng trệt trước khi làm các tầng hầm dưới. Dùng ngay đất đang có làm coppha cho sàn này nên không phải cây chống. Tại sàn này để một lỗ trống khoảng 2mx4m để vận chuyển những thứ sẽ cần chuyển từ dưới lên và trên xuống.
+ Khi sàn đủ cứng, qua lỗ trống xuống dưới mà moi đất tạo khoảng không gian cho tầng hầm sát trệt. Lại dùng nền làm coppha cho tầng hầm tiếp theo. Rồi lại moi tầng dưới nữa cho đến nền cuối cùng thì đổ lớp nền đáy.
+ Cốt thép của sàn và dầm được nối với tường nhờ khoan xuyên tường và lùa thép sau. Dùng vữa ximăng trộn với Sikagrout bơm sịt vào lỗ khoan đã đặt thép.
3. Phương pháp Semi Top- Down: ( Phương án Chan):
Là thi công kết hợp 2 phương pháp trên.
Do thực tế thi công nhà cao tầng, các gói thầu thường tách riêng thi công phần ngầm, và phần thân, chính vì vậy áp dụng vào điều kiện công trường có 2 tầng hầm ta sử dụng phương pháp đào truyền thống cho tầng hầm 1 kể cả tường vây và làm TOP DOWN tầng hầm 2 để đẩy nhanh tiến độ, làm song song từ tầng hầm 1 đến cốt 0,00 và móng đến sàn tầng hầm 1.
Vật liệu:
Bê tông cho cọc là bê tông thương phẩm. Nhà thầu dự kiến sử dụng các nhà máy bêtông : Việt - úc, Vĩnh tuy, Sunway làm nhà thầu phụ cung cấp bê tông cho công trình.
Trước khi thi công phải trình cấp phối cho tư vấn, Bê tông được dùng là bê tông mác 300, thời gian từ lúc trộn tới lúc đổ không được vượt quá 3 giờ.
Bê tông phải có độ dính kết và linh động cao để khi đổ bằng ống đổ sẽ cho sản phẩm bê tông cọc tốt.
Độ sụt của bê tông 1,8 ( 2 ( cm )
Tỷ lệ xi măng dùng cho một khối bê tông theo cấp phối đã trình.
Tỷ lệ nước- xi măng không vượt quá 0,6
Phụ gia dùng cho bê tông phải được bên tư vấn chấp nhận,
Cốt liệu dùng cho bê tông phải theo tiêu chuẩn TCVN 1772
Mẫu bê tông phải được đổ và thử theo tiêu chuẩn TCVN 4453
Thép dùng cho cọc phải phù hợp theo thiết kế và TCVN 1651
Thép dùng cho cọc tuân thủ theo chỉ dẫn thiết kế, phù hợp với TCXD của nhà nước Việt nam.
Mối nối lồng thép phải theo yêu cầu thiết kế hoặc theo TCXD 206: 1998.
Thép được vận chuyển tới công trường bằng phương tiện vận chuyển chuyên dụng, có đủ hồ sơ pháp lý và chấp hành đầy đủ thủ tục lấy mẫu kiểm tra.
Thép ở công trường được bảo quản cẩn thận, che chắn, kê đệm tránh các ảnh hưởng xấu tác động từ bên ngoài.
Tất cả các vật liệu phải có hồ sơ kỹ thuật của nhà máy, chứng chỉ thí nghiệm của đơn vị có tư cách pháp nhân.
Thi công cọc khoan nhồi:
1. Các phương pháp thi công cọc khoan nhồi :
Trên thế giới có rất nhiều thiết bị và công nghệ thi công cọc khoan nhồi nhưng có 2 nguyên lí được sử dụng trong tất cả các phương pháp thi công là :
- Cọc khoan nhồi có sử dụng ống vách
- Cọc khoan nhồi không dùng ống vách
1.1. Cọc khoan nhồi có sử dụng ống vách :
Loại này thường được sử dụng khi thi công những cọc nằm kề sát với công trình có sẵn hoặc do những điều kiện địa chất dặc biệt.
- Ưu điểm: thuận lợi cho thi công vì không phải lo việc sập thành hố khoan, công trình ít bị bẩn vì không phải sử dụng dung dịch Bentonite, chất lượng cọc rất cao.
- Nhược điểm: của phương pháp này là máy thi công lớn, cồng kềnh, khi máy làm việc thì gây rung và tiếng ồn lớn và rất khó thi công đối với những cọc có độ dài trên 30m.
1.2. Cọc khoan nhồi không dùng ống vách:
Đây là công nghệ khoan rất phổ biến.
- Ưu điểm: của phương pháp này là thi công nhanh, đảm bảo vệ sinh môi trường và ít ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.
Phương pháp này thích hợp với loại đất sét mềm, nửa cứng nửa mềm, đất cát mịn, cát thô hoặc có lẫn sỏi cỡ hạt từ 20-100mm.
Có 2 phương pháp dùng cọc khoan nhồi không sử dụng ống vách:
1.2.1 Phương pháp khoan thổi rửa (phản tuần hoàn):
Máy đào sử dụng guồng xoắn để phá đất, dung dịch Bentonite được bơm xuống hố để giữ vách hố đào. Mùn khoan và dung dịch được máy bơm và máy nén khí đẩy từ đáy hố khoan lên đưa vào bể lắng để lọc tách dung dịch Bentonite tái sử dụng.
Công việc đặt cốt thép và đổ bê tông tiến hành bình thường.
- Ưu điểm : Phương pháp này có giá thiết bị rẻ, thi công đơn giản, giá thành hạ
- Nhược điểm : Tốc độ khoan chậm, chất lượng và độ tin cậy chưa cao.
1.2.2. Phương pháp khoan gầu :
Theo công nghệ khoan này, gầu khoan thường có dạng thùng xoay cắt đất và đưa ra ngoài. Cần gầu khoan có dạng Ăng-ten, thường là 3 đoạn truyền được chuyển động xoay từ máy đào xuống gầu nhờ hệ thống rãnh.
Vách hố khoan được giữ ổn đình nhờ dung dịch Bentonite. Qúa trình tạo lỗ được thực hiện trong dung dịch Bentonite. Trong quá trình khoan có thể thay các gầu khác nhau để phù hợp với nền đất đào và để khắc phục các dị tật trong lòng đất.
- Ưu điểm : Thi công nhanh, việc kiểm tra chất lượng dễ dàng thuận tiện, đảm bảo vệ sinh môi trường và ít ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
- Nhược điểm : Phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng giá đắt, giá thành cọc cao.
Phương pháp này đòi hỏi quy trình công nghệ rất chặt chẽ, cán bộ kỹ thuật và công nhân phải thành thạo, có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
Do phương pháp này khoan nhanh hơn và chất lượng đảm bảo hơn các phương pháp khác, nên hiện nay các công trình lớn ở Việt Nam chủ yếu sử dụng phương pháp này bằng các thiết bị của Đức (Bauer), Italia (Soil-Mec) và của Nhật (Hitachi).
Vì vậy ta chọn phương pháp khoan gầu để thi công.
2.Tính toán khối lượng thi công:
2.1. Tính khối lượng thi công cọc nhồi, barrette và tường Barrette:
Chiều dài cọc đổ đến cao trình đổ bê tông: (L)
Cao trình mặt đất tự nhiên: -0,75 m
Cao trình mặt sàn tầng hầm 2: -6,55 m
Cao trình đáy đài: -9,05 m
Cao trình đáy cọc: -49 m (từ mặt đất tự nhiên)
Đoạn cọc ngàm vào đài: 0,2 m
Đoạn bê tông cọc phá bỏ: 1,2 m
L = 49 + 0,75 – 9,05 + 0,2 + 1,2 = 42,1 m.
Chiều cao tường vây: L= 15.75m
Chu vi tường vây: C = 102+78+372+217 = 288 m
Tên Cọc
ĐK cọc
DT
Chiều sâu
SL
KL bêtông
Hàm lợng
KL cốt thép
m
m2
m
cái
m3
%
T
Cọc D1
1,2x1,2
1,131
42,1
123
5857
0,67
308
Cọc D2
1,0x1,0
0,785
42,1
65
2148
0,67
113
Cọc B1
1.2x2.8
3.36
42,1
62
8770
0,67
461
Tường vây
0,6x292
175,2
15,5
1
2759
0,67
139
Tổng
19534
Tổng
1021
2.2.Tính số nhân công:
Ta tính số người thi công sao cho việc thi công cọc đảm bảo cho 1 máy đào 2 cọc trong 1 ngày
Việc tổ chức thi công 3 ca một ngày mỗi tổ đội công nhân làm 1 ngày 2 ca, nghĩa là cần 1,5 tổ công nhân trên ngày. Vì vậy ta cần phải có 2 tổ đội để luân chuyển. Số nhân công trong một tổ đội thi công cọc gồm:
Ba thợ lái máy(máy đào hố cọc, máy cẩu phục vụ, máy xúc), 4 thợ lái xe ben chở đất. Khi thi công cần hai tổ đội công nhân lành nghề. Đội công nhân thứ nhất chuyên đổ bê tông 6 người, đội thứ 2 chuyên gia công cốt thép trong xưởng 6 người. Tổng số công nhân trong một tổ là 19 người.
Ngoài ra công trường cần có ít nhất 1 cán bộ chỉ huy, một phó chỉ huy, một kế toán, một thử kho, ba kỹ sư giám sát thay phiên nhau làm việc. Một thợ cấp điện, một thợ nước, hai bảo vệ, một cấp dưỡng. Cần 1 kỹ sư và một tổ đội công nhân khoảng 4 ngưòi chuyên phụ trách về trộn và cấp dung dịch bentonite. Tổng số cán bộ là 17 người.
Như vậy tổng số công nhân thi công trong 1 ngày là 2x19+17=55 người.
2.3. Tính thời gian thi công cọc nhồi, barrette:
- Lắp gầu đào và di chuyển máy: 45 phút.
- Đào tạo lỗ: Chiều dài lỗ đào 49 m, tốc độ đào trung bình 8m/h thì thời gian đào có kể đến hệ số điều kiện làm việc là:
- Chờ lắng sau khoan 45 phút
- Hạ lồng cốt thép: 20 phút.
- Lắp hạ khớp nối tường vây: 20 phút.
- Lắp ống đổ bê tông: 45 đến 60 phút/1 ống. Với 2 ống đổ cần 120 phút.
- Xử lý cặn lắng :
+ Chờ cặn lắng: 20 phút
+ Xử lý lọc cặn : 30 phút
- Thời gian đổ bêtông: tốc độ đổ bê tông trung bình có tính đến thời gian đổ cộng thêm thời gian tháo dần ống đổ bê tông, thời gian luân chuyển giữa hai phễu đổ và thời gian chờ xe đổ bê tông thương phẩm di chuyển vào và ra vị trí đổ bê tông cọc. Thời gian này là 10 phút cho 1 xe bê tông 6m3 . Tổng thời gian đổ bê tông cọc là 10x75/6 = 130 phút.
+ Lấp đất hố cọc: 20 phút.
- Vậy tổng thời gian thi công 1 cọc barrette là:
T = 45 + 418 + 20 + 45 + 120 + 50 + 130 + 20 = 848 phút ( 14,1 giờ
- Vậy tổng thời gian thi công 1 cọc nhồi là:
T = 45 + 418 + 20 + 45 + 60 + 50 + 90 + 20 = 748 phút ( 12,5 giờ
- Thời gian thi công tường vây:
Do ta thi công tấm panel 600x3600, nghĩa là 2 lần đào. Ta tính toán được
T= 45 + 1,216/8,5 + 20+45+20+60+50+30+20= 425 phút = 7h
Do trong quá trình thi công còn có thêm nhiều công việc phát sinh:
Do thi công trong thành phố nên chỉ có thể đổ bê tông vào buổi tối.
Thời gian chuyển ca, nghỉ giữa giờ
Hỏng máy…
==>Tuy nhiên do sau khi đào cọc thứ nhất xong thì ta di chuyển máy đào tiến hành đào cọc thứ 2 luôn, như thế có thể tận dụng được máy đào. và thời gian giữa 2 máy cách nhau khoảng 10 tiếng. Vì vậy có thể thi công đổ được 2 cọc 1 ngày.
Vậy:
- số lượng cọc khoan nhồi 1,0x1,0 và 1,2x1,2 là: 123+65=188 cọc
Sử dụng 2 máy khoan nhồi, 2cọc/máy/ngày: ==> T=188/2/2= 47 ngày.
- số lượng cọc barrette 1,2x2,8 là: 62 cọc
Sử dụng 2 máy đào nhồi, 2cọc/máy/ngày: ==> T=31 ngày.
Số lượng tường vây là: 60 tấm.
Sử dụng 2 máy đào nhồi, 2cọc/máy/ngày: ==> T=30 ngày.
2.4. Tính toán cho dung dịch bentonite:
Quy trình cung cấp betonite yêu cầu có các bộ phận sau:
+ Kho chứa betonite
+ Máy trộn hoặc phễu trộn betonite
+ Bể chứa dung dịch betonite mới
+ Trạm xử lý bùn khoan
* Tính thể tích bể chứa dung dịch betonite
- Thể tích dung dịch bentonite phải đảm bảo cung cấp đầy đủ cho quá trình đào và quá trình thổi rửa hố đào. Có thể tính thể tích này theo công thức sau:
Vtt = nV1
Trong đó:
+ Vtt : thể tích dung dịch betonite cần cung cấp, m3
+ n : hệ số tăng thể tích dung dịch betonite , n = 1,3
+ V1 : thể tích hình học của tất cả các panen hoặc cọc cần đào trong một chu kì (1 ngày), m3. Lấy cho thể tích lớn nhất của mỗi loại
Dự tính một ngày đào cọc barrette 1 cọc và cọc khoan nhồi có đường kính 1,2m 2 cọc, 1 tường vây thì:
V1tv = 43 m3 ( Tấm panel 0,6x5,5x13m )
V1cn = 47 m3
Vlcb = 144 m3
( Vtt = 1,3144 = 187,4 m3
Để cung cấp và dự trữ bentonite cho quá trình đào ta sử dụng các bể chứa bằng thép dạng công-ten-nơ có kích thước: dài x rộng = 62m, cao 2m
( thể tích một bể chứa là 622 = 24 m3
( cần sử dụng số bể chứa là : 187,4/12 = 15,6 ( 16 bể
2.5. Khối lượng đất đào:
Tên Cọc
ĐK cọc
DT
Chiều sâu
SL
KL Đất đào
Xe trở đất 5m3
m
m2
m
cái
m3
chuyến
Cọc D1
1,2x1,2
1,131
49
1
55,4
11,1
Cọc D2
1,0x1,0
0,785
49
1
38,5
7,7
Cọc B1
1,2x2,8
3,36
49
1
165
33
Tường vây
0,6x284
6
12,25
1
74
14,7
3. Quy trình công nghệ thi công Cọc khoan nhồi :
Định vị tim cọc:
Vị trí tim cọc phải được xác định đúng theo bản vẽ thiết kế.
Để xác định tim cọc sẽ dùng một máy toàn đạc hoặc giao hội của hai máy kính vĩ để xác định vị trí tim cọc.
Trước khi khoan, mỗi tim cọc sẽ được gửi vào các vị trí A, A1, B1 như trên hình vẽ được đánh dấu bằng 4 cọc thép. Mục đích của việc dùng các điểm gửi này là để định vị tim cọc khi hạ ống vách. Các điểm này phải được bảo vệ và duy trì đến khi hạ và kiểm tra xong ống vách.
Hình vẽ:
Tim cọc A A1
2m
1.5m 1.5m
2m
sơ đồ định vị tim cọc
3.2. Dung dịch khoan Bentonit:
- Dung dịch bentonit phải đảm bảo đủ khối lượng cho công tác thi công và đạt yêu cầu sau (đây là yêu cầu cho dung dịch bentonit trước khi thi công) :
ph > 7
Dung trọng : 1,02- 1,15 t/m
Độ nhớt : 29- 50 giây
Hàm lượng bentonit trong dung dịch : 2- 6% (theo trọng lượng)
Hàm lượng cát : < 6% .
Trên công trường, Bentonit được trộn bằng máy trộn có vận tốc cao và dung dịch bentonite được chứa trong các thùng chứa. Dung dịch Bentonit thu hồi để dùng lại sẽ được làm sạch bằng máy lọc cát, nếu thí nghiệm các chỉ tiêu không đạt thì sẽ trộn bổ xung Bentonit, Sô đa để điều chỉnh các chỉ tiêu vật lý. Trong quá trình thi công khoan cọc dung dịch Bentonit sẽ được kiểm tra thường xuyên.
Bentonit đưa vào sử dụng phải có chứng chỉ chất lượng (tên nhà sản xuất, đặc tính kỹ thuật)
3.3. Hạ ống vách:
ống vách được dùng để bảo vệ thành phía trên của hố khoan không bị sập lở. Ông vách có kích thước đường kính lớn hơn đường kính theo lý thuyết của cọc là 10cm. Độ dày của ống vách ít nhất là 10mm.
Để hạ ống vách ,đầu tiên khoan lỗ đúng vị trí tim cọc với đường kính lớn hơn đường kính lý thuyết của cọc ít nhất là 10 cm tới độ sâu tương đương chiều dài của ống vách. Sau đó hạ ống vách và đầu trên của ống vách cao phải cao hơn mặt đất ít nhất là 20 cm để tránh cho bùn đất chẩy vào hố trong quá trình thi công và dễ dàng cho việc thi công đổ bê tông cọc. Ông vách phải được định vị, chèn giữ rất ổn định tránh biến dạng, dịch chuyển trong quá trình khoan đất, hạ lồng thép và đổ bêtông.
Các phương pháp hạ ống vách:
- Phương pháp rung: Là sử dụng loại búa rung thông thường, để đạt độ sâu khoảng 6 mét phải mất khoảng 10 phút, do quá trình rung dài ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực lân cận nên để khắc phục hiện tượng trên, trước khi hạ ống vách, người ta đào sẵn một hố sâu từ 2,5 đến 3 m tại vị trí hạ cọc với mục đích bóc bỏ lớp cứng trên mặt đất giảm thời gian của búa rung xuống còn khoảng 2-3 phút.
- Phương pháp ép: Là sử dụng máy ép để ép ống vách xuống độ sâu cần thiết. Phương pháp này chịu được rung động nhưng thiết bị cồng kềnh, thi công phức tạp và năng suất thấp.- Sử dụng chính máy khoan để hạ ống vách: Đây là phương pháp phổ biến hiện nay. Người ta lắp vào gầu khoan thêm một đai sắt để mở rộng hố đào khoan đến hết độ sâu của ống vách thì dùng cần cẩu hoặc máy đào đưa ống vách vào vị trí và hạ xuống cao trình cần thiết, dùng cần gõ nhẹ lên ống vách để điều chỉnh độ thẳng đứng. Sau khi đặt ống vách xong phải chèn chặt bằng đất sét và nêm để ống vách không dịch chuyển được trong quá trình khoan.
Khoan tạo lỗ cọc:
Nhà thầu sử dụng máy khoan tạo lỗ, nhãn hiệu ED - 5500. Đây là máy khoan thuỷ lực của Nhật Bản , có thể tự khoan và đổ bê tông tới độ sâu- 51m. Máy nặng 45 tấn nên đường di chuyển của máy trong quá trình thao tác cần đảm bảo tốt, tránh sụt lún, hỏng hóc máy. Các máy móc luôn được bảo dưỡng và kiểm tra theo lịch công tác nhằm đảm bảo máy luôn luôn hoạt động tốt.
Khi tiến hành khoan, máy khoan sẽ được định vị vào đúng vị trí và được kiểm tra thăng bằng, cần khoan được kiểm tra độ thẳng đứng bằng máy kinh vĩ hoặc quả dọi. Việc kiểm tra này sẽ được thực hiện trong suốt quá trình khoan. Trong quá trình khoan, việc mô tả các lớp đất sẽ được ghi chép lại. Nếu thấy lớp đất cuối cùng mà mũi cọc cắm