Hội nhập nền kinh tế, các nhà doanh nghiệp cần phải chuẩn bị và thực hiện những gì?. Đây có lẽ là một trong những câu hỏi mà mọi nhà quản trị doanh nghiệp đều đặt ra cho doanh nghiệp của mình để triển khai nó đưa công ty cùng hội nhập theo nền kinh tế thế giới.
Và theo chúng tôi quản trị chất lượng có thể làm thay đổi nhanh chóng cách thức nhiều tổ chức tiến hành các hoạt động kinh doanh, Nếu doanh nghiệp biết áp dụng nó vào trong sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp có khả năng mang lại thu nhập cao , tăng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, quảng bá được thương hiệu của mình, một trong những bí quyết thành công của doanh nghiệp chính là chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả cao. Và một trong những công cụ quản lý chất lượng giúp công ty cải thiện chất lượng của sản phẩm là 6-Sigma, một hệ phương pháp giảm thiểu lỗi sai sót trong quy trình sản xuất.
Nêu như công ty áp dụng tốt phương pháp này thì nhà quản trị cũng đã đưa doanh nghiệp mình hội nhập được vào nền kinh tế.
Trong đồ án mà chúng tôi đã thực hiện đã phân tích được phần nào về tầm quan trọng của sai sót lỗi trong qui trình sản xuất, một trong những khâu giúp nhà quản trị xác định và nhận dạng rõ hơn về chất lượng của sản phẩm nó sẽ mang lại cho công ty những gì nếu như doanh nghiệp thực hiện tốt phương pháp 6-Sigma.
28 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3135 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Ứng dụng 6-Sigma trong kinh doanh ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦUHội nhập nền kinh tế, các nhà doanh nghiệp cần phải chuẩn bị và thực hiện những gì?. Đây có lẽ là một trong những câu hỏi mà mọi nhà quản trị doanh nghiệp đều đặt ra cho doanh nghiệp của mình để triển khai nó đưa công ty cùng hội nhập theo nền kinh tế thế giới.Và theo chúng tôi quản trị chất lượng có thể làm thay đổi nhanh chóng cách thức nhiều tổ chức tiến hành các hoạt động kinh doanh, Nếu doanh nghiệp biết áp dụng nó vào trong sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp có khả năng mang lại thu nhập cao , tăng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, quảng bá được thương hiệu của mình, một trong những bí quyết thành công của doanh nghiệp chính là chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả cao. Và một trong những công cụ quản lý chất lượng giúp công ty cải thiện chất lượng của sản phẩm là 6-Sigma, một hệ phương pháp giảm thiểu lỗi sai sót trong quy trình sản xuất.Nêu như công ty áp dụng tốt phương pháp này thì nhà quản trị cũng đã đưa doanh nghiệp mình hội nhập được vào nền kinh tế.Trong đồ án mà chúng tôi đã thực hiện đã phân tích được phần nào về tầm quan trọng của sai sót lỗi trong qui trình sản xuất, một trong những khâu giúp nhà quản trị xác định và nhận dạng rõ hơn về chất lượng của sản phẩm nó sẽ mang lại cho công ty những gì nếu như doanh nghiệp thực hiện tốt phương pháp 6-Sigma.Dưới đây nhóm chúng tôi xin phân tích cụ thể về phương pháp này. Trong quá trình thực hiện đồ án nhóm chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức to lớn từ cô giáo Nguyễn Thị Kiều Trang và sự đóng góp ý kiến của các thành viên trong tập thể lớp TM-01A. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện đồ án nhóm chúng tôi không tránh khỏi những sai sót và những hạn chế. Nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và bạn đọc để đồ án của nhóm chúng tôi được hoàn thiện hơn.Xin chân thành cảm ơn!
Mục LụcPhần I: Lời giới thiệu…1Phần II: Tóm tắt cở sở lý thuyết 6-Sigma..........2 I. Lịch sử hình thành 6-Sigma..2 I.1 6-Sigma không chỉ dùng cho sản xuất...................2 II Sigma là gì................4 II.1 Cấp độ 6-Sigma.4 II.2 Một trường hợp kinh doanh không hiệu quả.....................5 II.3 Cải tiến quy trình...5 II.4 Các hệ thống đo lường thống kê.............6 III Lợi ích 6-Sigma…............6 III.1 Giúp giảm chi phí sản xuất6 III.2 Giúp giảm chi phí quản lý.............6 III.3 Góp phần làm tăng sự hài lòng của khách hàng.................7 III.4 Làm giảm thời gian chu trình….7 III.5 Giúp doanh nghiệp giao hang đúng hẹn.7 III.6 Giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất dễ dàng hơn.7 III.7 Góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong văn hoá công ty8Phần III: Phương pháp 6-Sigma..9 I. Phương pháp DMAIC…9 I.1Define(D)_Xác định10 I.2 Measure(M)_Đo lường.10 I.3 Analyze(A)_Phân tích…11 I.4 Improve(I)_Cải tiến11 I.5 Contro(C)_Kiểm soát…….............11 II.Các công cụ chủ yếu khi triển khai 6-Sigma.........12Phần IV: Ứng dụng 6-Sigma trong kinh doanh ở Việt Nam............13 I.Ứng dụng 6-Sigma vào Việt Nam.…13 I.1 Sơ lược về công ty Ford Việt Nam…...13 I.2 Thành tựu đạt được…...14 I.3 Nhà máy lắp ráp…16 I.4 Nguồn nhân lực.....17 I.5 Kết quả hoạt động kinh doanh…..17 I.6 Ford Việt Nam áp dụng 6-Sigma vào kinh doanh..17 I.6.1 Trước khi áp dụng 6-Sigma.18 I.6.2 Quá trình áp dụng 6-Sigma..19 I.6.3 Kết quả dạt được..................19 I.7 Nhận xét…..............20 II. Bài học kinh nghiệm..23TÀI LIỆU THAM KHẢO…...24
Phần I: Lời giới thiệu Six Sigma là một phương pháp giúp những công ty có thể giảm thiểu những sai sót trong quá trình sản xuất của mình. Được áp dụng đầu tiên tại hãng Motorola và sau đó được phổ biến rộng rãi trong các công ty khác, Six Sigma đã chứng tỏ được giá trị của mình trong suốt những năm 1990 và cũng có rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Ford, GE,..đã thành công khi sử dụng hệ thống quản lý này. Đối với Việt Nam các công ty thông thường có thể kiếm tiền bằng nhiều cách: quảng cáo, sáng tạo, thuê một số chuyên gia thật sự, mua các công ty khác… Tuy nhiên các công ty khôn ngoan hơn chú trọng vào việc không phạm lỗi trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ, không tùy tiện trong những công việc họ đang làm. Điều đó thực sự quan trọng.Có nhiều doanh nghiệp việt nam suy nghĩ rằng cải thiện chất lượng sẽ tốn tiền, do đó họ tự hỏi, chúng ta có thể cung cấp cho khách hàng mức độ chất lượng như thế nào để vẫn kiếm được tiền? Nhưng các công ty đã áp dụng hệ thống 6 sigma nghĩ khác. Chất lượng tiết kiện tiền bạc, bởi vì sẽ ít phế phẩm ít chi phí bảo hành, ít hoàn trả lại tiền. Như vậy sẽ làm ra được nhiều tiền hơn.
PHẦN II: TÓM TẮT LÝ THUYẾT SIX SIGMA I. Lịch sử hình thành six Sigma : Six Sigma được hình thành ở tập đoàn Motorola vào năm 1986 và sau đó được phổ biến rộng rãi bởi thành công của tập đoàn Generala Electric (GE) vào thập niên 90. các tổ chức như American Standard, Citigroup,Motorola,Starwood Hotels,Dopont, Dow Chemical, Kodak, sony, IBM, Ford đã triển khai các chương trình Six Sigma xuyên suốt các hoạt động kinh doanh đa dạng từ sản xuất công nghệ cao cho đến dịch vụ và các hoạt động tài chính. Tuy chưa được phổ biến rộng ở Việt Nam nhưng một vài công ty có vốn đầu tư ở nước ngoài như American Standard, Ford và Samsung đã đưa chương trình Six Sigma vào triển khai áp dụng . Kết quảt khảo sát gần đây cho thấy : Khoảng 22% trong tổng số các công ty được khảo sát tại Mỹ đang áp dụng Six Sigma.38.2% trong số các công ty áp dụng Six Sigma này là các công ty chuyên về các ngành dịch vụ , 49.3% là các công ty chuyên về vấn đề sản xuất và 12.5% là các công ty thuộc các lĩnh vực khác. I.1 Six sigma không chỉ phục vụ cho sản xuất Mặc dù Six-Sigma thường được áp dụng chủ yếu để giảm thiểu khuyết tật trong quy trình sản xuất, phương pháp tương tự cũng được sử dụng để cải tiến quy trình kinh doanh khác như. Cụ thể như:Tìm ra biện pháp để gia tăng công suất của thiết bị.cải thiện tỷ lệ giao hàng đúng hẹn.giảm thời gian quy trình tuyển dụng và huấn luyện nhân viên mới.cải thiện khả năng dự báo bán hàng.giảm thiểu sai sót về chất lượng và giao nhận với nhà cung cấp.cải thiện công tác hậu cần và lập kế hoạch.cải thiện chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
I.2. Một trường hợp kinh doanh không hiệu quả: chúng ta hãy bắt đầu bằng việc xét một ví dụ sau: Có một cửa hàng bán thức ăn nhanh cho nhân viên ở các công ty gần đó. Vì không có nhiều thời gian để ăn trưa nên những nhân viên này thường đến đó mua đồ ăn rồi mang về công ty của mình. Một hôm, anh Sơn, nhân viên của một công ty gần đó, đến cửa hàng định mua một hộp cơm sườn. Anh phải chờ đợi rất lâu để lấy phiếu mua cơm và người phát phiếu cho anh chẳng tỏ ra thân thiện lắm. Sau khi lấy hộp cơm xong và trở về công ty, anh thấy rằng cơm thì sống còn thịt rán anh mong đợi thì lại dở tệ. Do thời gian gấp rút nên anh đành phải ăn hộp cơm đó nhưng chắc chắn là anh sẽ chẳng bao giờ muốn trở lại cửa hàng đó nữa. Sự không vui này là do cửa hàng đó không đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Đó có thể là các yêu cầu về chất lượng món ăn cũng như thời gian phục vụ, có thể còn là yêu cầu về thái độ phục vụ của các nhân viên…Qua ví dụ trên ta thấy rằng một cửa hàng hay công ty muốn phát triển thì ngoài việc sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người dùng (ở ví dụ trên là nấu thức ăn phục vụ bữa trưa cho các nhân viên) thì cửa hàng đó còn cần phải chú ý đến việc làm hài lòng khách hàng. Mọi khách hàng đều có một số yêu cầu đối với sản phẩm mà họ mua. Nếu ta có thể đáp ứng được các yêu cầu đó thì ta đang hoạt động có hiệu quả, ngược lại thì ta đang hoạt động không hiệu quả. Khi ta hoạt động không hiệu quả mà không có hướng giải quyết thì việc kinh doanh nhất định sẽ thất bại. Tuy nhiên tập trung vào việc đáp ứng được (thậm chí hơn) các yêu cầu của khách hàng cũng mới chỉ là nửa đoạn đường.
Hãy quay trở lại với ví dụ về cửa hàng bán thức ăn ở trên. Giả sử rằng cửa hàng đó bây giờ rất quan tâm đến việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, chẳng hạn như họ quảng cáo rộng rãi rằng nếu khách hàng không hài lòng họ sẽ lập tức thay thế miễn phí thức ăn của mình và mang thức ăn đến tận nơi cho khách hàng. Việc làm như vậy chắc chắn sẽ làm tăng sự hài lòng của khách hàng và làm cho cửa hàng đó hoạt động có hiệu quả hơn. Thế nhưng nếu họ chỉ tập trung vào việc làm hài lòng khách hàng thì kết quả là họ sẽ thất thu sớm. Tại sao lại như vậy ? Bởi vì để có lợi nhuận, họ phải là một cửa hàng hoạt động ít tốn kém. Độ hiệu quả có thể được tính bằng thời gian, chi phí, nhân công,…Vì thế, nếu cửa hàng phải thuê nhiều người để phục vụ, nấu nướng, trả tiền cho các bữa ăn miễn phí, thì họ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng chi phí cho những việc đó cao hơn nhiều so với lợi nhuận họ thu được. Và vì kinh doanh thì phải có lợi nhuận nên việc chỉ tập trung vào việc làm hài lòng khách hàng mà không chú ý tới tính hiệu quả không phải là một quyết định đúng đắn.
Trong cách giải quyết này theo nhóm chúng tôi, công ty nên áp dụng 6-Sigma một hệ phương pháp giúp giảm thiểu khuyết tật giữa trên việc cải tiến quy trình. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích cụ thể hơn phương pháp 6-Sigma.II.Six sigma là gì?Six sigma là một triết lý quản lý, tập trung vào việc loại bỏ những lỗi sai, lãng phí và sửa chữa. Six sigma xác định một mục tiêu cần đạt được và phương pháp giải quyết vấn đề để làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng và cải thiện đáng kể hiệu quả cuối cùng. Six sigma dạy cho người lao động biết cách cải tiến công việc một cách khoa học và cơ bản, biết cách duy trì kết quả đã đạt được. Six Sigma giúp duy trì kỹ luật hệ thống và cơ sở cho một quyết định chắc chán dựa trên những thống kê đơn giản. Nó cũng giúp đạt được tối đa hiệu quả đầu tư về vốn cũng như nguồn tài năng- con người. II.1.Cấp độ của 6- Sigma Sigma là một thuật ngữ thống kê dùng để đo lường sự chênh lệch hướng của một qui trình hiện hữu so với mức hoàn thiện là độ lệch chuẩn trong thống kê.
Cấp độ Sigma
Lỗi phần triệu
Lỗi phần trăm
1 Sigma
690 000
69.000%
2 Sigma
308 000
30.800%
3 Sigma
66 800
6.680%
4 Sigma
6 210
0.621%
5 Sigma
230
0.023%
6 Sigma
3,4
0.00034%
Bảng1: cấp độ của 6-SigmaTa hãy làm phép so sánh giữa năng lực của một hoạt động doanh nghiệp điển hình với năng lực là 3.8 sigma với việc đạt được năng lực là 6-sigma.
3.8 sigma
6-sigma
5000 ca phẫu thuật thất bại hàng tuần
1.7 ca phẫu thuật thất bại hàng tuần
2 chuyến bay gặp sự cố mỗi ngày
Trong 5 năm mới có 1 chuyến bay gặp sự cố
200,000 đơn thuốc bị kê sai mỗi năm
68 đơn thuốc kê sai mỗi năm
mỗi tháng có 7 giờ mất điện
34 năm mới có một giờ mất điện
Bảng 2: so sánh cấp độ sigmaII.2.Tập trung vào nguồn gây dao độngdưới cách nhìn của Six-Sigma, một quy trình kinh doanh thường được trình bày dưới dạng hàm số thu gọn Y=f(x), trong đó kết quả đầu ra Y được chi phối bởi một số biến hay tác nhân đầu vào (X). Nếu chúng ta giả định rằng có mối liên hệ giữa kết quả Y với tác nhân tiềm năng (X), chúng ta cần thu thập và phân tích số liệu dựa trên các công cụ điều tra và kỷ thuật thống kê trong Six-Sigma để chứng minh giả thuyết này. Nếu muốn thay đổi kết quả đầu ra, chúng ta cần tập trung vào việc xác định và kiểm soát các tác nhân (X), chúng ta có thể dự đoán một cách chính xác kết quả (Y). Nếu không theo cách trên, chúng ta chỉ nổ lực tập trung vào các hoạt động dư thừa như kiểm tra, trắc nghiệm và sữa lỗi.II.3. Cải tiến quy trìnhMục đích của Six-Sigma là để cải thiện qui trình sao cho các khuyết tật và lỗi không xảy ra thay bằng chỉ tìm ra giải pháp tạm thời ngắn hạn cho các vấn đề. Chỉ khi nguyên nhân gây ra sai lệch đã được xác định thì qui trình mới có thể được cải thiện do sai lệch không lập lại trong tương lai.Ví dụ: Một nhà sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam đang gặp phải tình trạng chậm tiến độ ở khâu kiểm tra chất lượng của công đoạn lắp rắp hoàn thiện sơ bộ bởi vì họ thường xuyên nhận được các chi tiết sai hỏng từ các bộ phận chà nhám và phải tái chế chúng:Giải pháp điển hình mà công ty thường giải quyết: Cân đối lại chuyển bằng việc cho thêm công nhân vào khâu kiểm tra và tái chế.Giải pháp Six-Sigma: Điều tra và kiểm soát tác nhân chính để ngăn ngừa lỗi xảy ra ở công đoạn đầu tiên. Nó có thể bao gồm các thủ tục cân chỉnh máy móc không rõ ràng. Các tổ trưởng không có kỷ năng kiểm soát công việc hiệu quả, thiếu qui trình kiểm tra chất lượng gỗ tại công đoạn ra phôi gỗ.II.4. Các hệ thống đo lường và thống kêXây dựng hệ thống đo lường và đặt ra những câu hỏi mới là một phần thuộc tính của hệ phương pháp Six-Sigma. Để cải thiện kết quả, một công ty cần xác định những cách thức để đo lường các biến động trong qui trình kinh doanh, thiết lập các chỉ số thống kê dựa trên các hệ thống đo lường và sau đó sử dụng các chỉ số này để đưa ra những câu hỏi về căn nguyên của những vấn đề chất lượng liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ và qui trình.
III. Lợi ích 6- SigmaSix Sigma tập trung vào việc loại bỏ lỗi sai, lãng phí và sửa chữa. Nó xác định một mục tiêu cần đạt được và phương pháp giải quyết vấn đề để làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng và cải thiện đáng kể hiệu quả cuối cùng. Six Sigma giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận III.1 Giúp giảm chi phí sản xuất.với tỷ lệ khuyết tật giảm đáng kể, công ty có thể loại bỏ những lãng phí về nguyên vật liệu và việc sử dụng nhân công kém hiệu quả liên quan đến khuyết tật. Điều này sẽ giảm chi phí hàng bán trên từng đơn vị sản phẩm và vì thế gia tăng đơn vị sản phẩm với giá thấp hơn và mang lại hiệu quả cao hơn nhờ bán được nhiều hơn.
III.2 Giúp giảm chi phí quản lý.với tỷ lệ khuyết tật giảm đáng kể, và việc thực hiện các cải tiến qui trình theo đó các khuyết tật tương tự không tái diễn, công ty có thể giảm thời gian bớt lượng thời gian mà ban quản lý trung và cao cấp dành để giải quyết các vấn đề phát sinh do tỷ lệ khuyết tật cao. Điều này giúp ban quản lý có nhiều thời gian cho các hoạt động mang lại giá trị cao hơn.III.3 Góp phần làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng.Nhiều doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam gặp phải những vấn đề tái diễn liên quan đến việc sản phẩm không đáp ứng được các nhu cầu về quy cách kỹ thuật từ phía khách hàng khiến khách hàng không hài lòng mà đôi khi hủy bỏ đơn đặt hàng. Bằng cách làm giảm đáng kể tỷ lệ lỗi, công ty có thể luôn cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng đáp ứng hoàn toàn các thông số kỷ thuật được yêu cầu và vì thế làm tăng sự hài lòng của khách hàng.Sự gia tăng sự hài lòng của khách hàng gia tăng giúp giảm thiểu rủi ro bị chấm dứt đơn đặt hàng từ phía khách hàng đồng thời gia tăng giúp giảm thiểu rủi ro bị chấm dứt đơn đặt hàng từ phía khách hàng đồng thời gia tăng khả năng là khách hàng sẽ đặt những đơn hàng lớn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc mang lại doanh thu cao hơn đáng kể cho công ty.
Hơn nữa, chi phí cho việc tìm được khách hàng mới khá cao nên các công ty có tỷ lệ thất thoát khách hàng thấp sẽ giảm bớt chi phí bán hàng và tiếp thị vốn là một phần của tổng doanh thu bán hàng.
III.4 Làm giảm thời gian chu trình.Càng mất nhiều thời gian để xử lý nguyên vật liệu và thành phẩm trong quy trình sản xuất thì chi phí sản xuất càng cao, một khi hàng tồn chậm bán cần được di dời, lưu giữ, đếm, tìm lại và chịu nhiều rủi ro hơn về hư hỏng hay không còn đáp ứng được các thông số yêu cầu. Tuy nhiên, với Six Sigma, có ít vấn đề nảy sinh hơn trong quá trình sản xuất, có nghĩa là quy trình có thể luôn được hoàn tất nhanh hơn và vì vậy chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nhân công trên từng đơn vị sản phẩm làm ra, sẽ thấp hơn. Bên cạnh việc giảm chi phí sản xuất, thời gian luân chuyển trong quy trình nhanh hơn là một ưu thế bán hàng đối với những khách hàng mong muốn sản phẩm được phân phối một cách nhanh chóng.
III.5 Giúp doanh nghiệp giao hàng đúng hẹn.Một vấn đề thường gặp đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất tư nhân Việt Nam đó là có tỷ lệ giao hàng trễ rất cao. Những dao động có thể được loại trừ trong một dự án Six Sigma có thể bao gồm các dao động trong thời gian giao hàng. Vì vậy, Six Sigma có thể được vận dụng để giúp đảm bảo việc giao hàng đúng hẹn một cách đều đặn.
III.6 Giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất dễ dàng hơn.Một công ty với sự quan tâm cao độ về cải tiến quy trình và loại trừ các nguồn gây khuyết tật sẽ có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về những tác nhân tiềm tàng cho các vấn đề trong các dự án mở rộng quy mô sản xuất cũng như những hệ thống thích hợp cho việc đo lường và xác định nguồn gốc của những vấn đề này. Vì vậy các vấn đề ít có khả năng xảy ra khi công ty mở rộng sản xuất, và nếu có xảy ra thì cũng sẽ nhanh chóng được giải quyết.
III.7 Góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong văn hóa công ty.Six Sigma cũng vượt trội về yếu tố con người không kém ưu thế của nó về kỹ thuật. Nhân viên thường tự hỏi bằng cách nào họ có thể giải quyết một vấn đề khó, nhưng khi họ được trang bị những công cụ để đưa ra những câu hỏi đúng, đo lường đúng đối tượng, liên kết một vấn đề với một giải pháp và lên kế hoạch thực hiện, thì họ có thể tìm ra những giải pháp cho vấn đề một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, với Six Sigma, văn hoá tổ chức của công ty chuyển sang hình thức tiếp cận có hệ thống trong việc giải quyết vấn đề và một thái độ chủ động với ý thức trách nhiệm giữa các nhân viên. Các chương trình Six Sigma thành công cũng góp phần làm tăng lòng tự hào chung của nhân viên trong công ty.
Six Sigma chuyển biến cách nghĩ và làm của một công ty đối với những vấn đề trọng tâm trong kinh doanh:
• Thiết kế quy trình: Thiết kế các quy trình sản xuất để có được những kết quả ổn định và tốt nhất ngay từ đầu.
• Khảo sát biến số: Tiến hành nghiên cứu để xác định những biến số hay tác nhân gây nên dao động và cách thức các biến tương tác lẫn nhau.
• Phân tích và lý luận: Sử dụng các dữ kiện và số liệu để tìm ra căn nguyên của dao động thay vì dựa vào những võ đoán hay trực giác.
• Tập trung vào cải tiến quy trình: Tập trung vào cải tiến quy trình được xem là định hướng then chốt để đạt được sự vượt trội trong chất lượng.
• Tinh thần tiên phong: Khuyến khích nhân viên trở nên chủ động và đầy trách nhiệm trong việc ngăn ngừa những vấn đề tiềm tàng thay vì chờ đợi để đối phó với các vấn đề đã xảy ra.
• Tham gia sâu rộng trong việc giải quyết vấn đề: Thu hút nhiều người hơn tham gia vào việc tìm ra các tác nhân và giải pháp cho các vấn đề.
• Chia sẻ kiến thức: Học hỏi và chia xẻ kiến thức dưới hình thức những ứng dụng tốt nhất (best practice) đã được kiểm chứng để gia tăng tốc độ cải tiến toàn diện.
• Thiết lập mục tiêu: Nhắm đến những mục tiêu vượt bậc, chứ không phải những chỉ tiêu “vừa khả năng”, vì thế công ty không ngừng nổ lực cải tiến.
• Các nhà cung cấp: Giá cả không là tiêu chí duy nhất để đánh giá và chọn lựa nhà cung cấp mà năng lực tương đối của họ trong việc cung cấp một cách ổn định nguyên vật liệu có chất lượng trong thời gian ngắn nhất cũng được xem xét.
• Ra quyết định dựa trên dữ liệu: các quyết định được đưa ra dựa trên phân tích kỹ lưỡng các số liệu và thực tế. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nó tác động tiêu cực tới khả năng ra các quyết định nhanh của công ty. Ngược lại, bằng việc áp dụng thuần thục các nguyên tắc của qui trình DMAIC, những người ra quyết định có thể dễ dàng có số liệu mình cần hơn để đưa ra các quyết định chính xác.
Nhìn chung, việc áp dụng các chương trình Six Sigma sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, chi phí quản lí, tăng cao sự hài lòng của khách hàng, giảm thiểu thời gian dư thừa trong chu trình, đảm bảo giao hàng đúng hẹn, giúp mở rộng sản xuất.PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP CỦA 6-SIGMA I. Phương pháp DMAIC :Tiến trình DMAIC là trọng tâm của các dự án cải tiến qui trình Six Sigma. Các bước sau đây giới thiệu qui trình giải quyết vấn đề mà trong đó các công cụ chuyên biệt được vận dụng để chuyển một vấn đề thực tế sang dạng thức thống kê, xây dựnh một giải pháp trên mô hình thống kê rồi sau đó chuyển đổi nó sang giải pháp thực tế. hình 1: 5 giai đoạn DMAIC I.1 Define(D): Xác địnhXác định mục tiêu của các hoạt động cải tiến. Ở tầm vĩ mô trong các công ty, các mục tiêu này chính là mục t