Đồ án Ứng dụng autocad vào môn học cad trong kỹ thuật điện

Bản vẽ kỹ thuật là phuông tiện thông tin dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật, là ngôn ngữ chung dùng trong kỹ thuật. Do đó bản bẽ kỹ thuật phải được xây dựng theo các quy tắc thống nhất được quy định trong các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật. Các bản vẽ kỹ thuật dù vẽ bằng tay hay bằng máy tính điện tử đều phải tuân thủ theo những quy định thống nhất của tiêu chuẩn quốc gia TCVN, hay tiêu chuẩn quốc tế ISO về bản vẽ kỹ thuật.  Tiêu chuẩn là những điều khoản chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng cho một (hoặc một nhóm) đối tượng nhằm đảm bảo các yêu cầu đã đề ra.  Tiêu chuẩn thường do một tổ chức có đủ khả năng về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ soạn thảo và đề xuất, sau đó phải được một tổ chức cấp cao hơn xét duyệt và công bố  Mỗi nước đều có một hệ thống tiêu chuẩn riêng của mình, mội tiêu chuẩn phải mang tính pháp lý kỹ thuật, mỗi cán bộ kỹ thuật phải nghiêm túc áp dụng. Tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ kỹ thuật gồm các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ, các hình biểu diễn, các ký hiệu và các quy ước cho việc lập bản vẽ kỹ thuật. Các tiêu chuẩn Việt Nam được viết tắt là TCVN là các văn bản kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền nhà nước, Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường ban hành.  Các tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành (International Organization Standardization) viết tắt là ISO.  Ví dụ: TCVN 7285:2003 (ISO 5457:1999) Û + 7285: số đăng ký của tiêu chuẩn. + 2003: năm ban hành tiêu chuẩn. + Chuyển đổi từ tiêu chuẩn quốc tế, mã số 5457 ban hành năm 1999. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tiêu chuẩn hóa bản vẽ. Bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ của những người làm công tác kỹ thuật, việc thống nhất các quy ước, các ký hiệu, các quy định về việc lập bản vẽ kỹ thuật giúp cho người dùng bản vẽ hiểu giống nhau , không hiểu nhầm. Tiêu chuần về bản vẽ kỹ thuật là các quy định được nhà nước ban hành liên quan đến việc lập bản vẽ kỹ thuật.

doc13 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Ứng dụng autocad vào môn học cad trong kỹ thuật điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV CÁC TIÊU CHUẨN VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật: Bản vẽ kỹ thuật là phuông tiện thông tin dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật, là ngôn ngữ chung dùng trong kỹ thuật. Do đó bản bẽ kỹ thuật phải được xây dựng theo các quy tắc thống nhất được quy định trong các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật. Các bản vẽ kỹ thuật dù vẽ bằng tay hay bằng máy tính điện tử đều phải tuân thủ theo những quy định thống nhất của tiêu chuẩn quốc gia TCVN, hay tiêu chuẩn quốc tế ISO về bản vẽ kỹ thuật. Tiêu chuẩn là những điều khoản chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng cho một (hoặc một nhóm) đối tượng nhằm đảm bảo các yêu cầu đã đề ra. Tiêu chuẩn thường do một tổ chức có đủ khả năng về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ soạn thảo và đề xuất, sau đó phải được một tổ chức cấp cao hơn xét duyệt và công bố Mỗi nước đều có một hệ thống tiêu chuẩn riêng của mình, mội tiêu chuẩn phải mang tính pháp lý kỹ thuật, mỗi cán bộ kỹ thuật phải nghiêm túc áp dụng. Tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ kỹ thuật gồm các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ, các hình biểu diễn, các ký hiệu và các quy ước cho việc lập bản vẽ kỹ thuật. Các tiêu chuẩn Việt Nam được viết tắt là TCVN là các văn bản kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền nhà nước, Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường ban hành. Các tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành (International Organization Standardization) viết tắt là ISO. Ví dụ: TCVN 7285:2003 (ISO 5457:1999) Û + 7285: số đăng ký của tiêu chuẩn. + 2003: năm ban hành tiêu chuẩn. + Chuyển đổi từ tiêu chuẩn quốc tế, mã số 5457 ban hành năm 1999. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tiêu chuẩn hóa bản vẽ. Bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ của những người làm công tác kỹ thuật, việc thống nhất các quy ước, các ký hiệu, các quy định về việc lập bản vẽ kỹ thuật giúp cho người dùng bản vẽ hiểu giống nhau , không hiểu nhầm. Tiêu chuần về bản vẽ kỹ thuật là các quy định được nhà nước ban hành liên quan đến việc lập bản vẽ kỹ thuật. 1./Khổ giấy và khung tên: 1.1 Khổ giấy Các khổ giấy:TCVN 7285:2003(ISO 5457:1999) quy định khổ giấy các bản vẽ và những tài liệu kỹ thuật khác của tất cả các ngành công nghiệp và xây dựng. Khổ giấy được xác định bằng kích thước mép ngoài của bản vẽ. Hình 4.1 Khổ giấy A4 297x210 Khổ giấy được chia làm hai loại: khổ giấy chính và các khổ giấy phụ. Hình 4.2 Các loại khổ giấy - Khổ giấy chính bao gồm A0 với kích thước là 1189 x 841 mm, diện tích m2 và các khổ giấy khác được chia ra từ khổ A0 Ký hiệu và kích thước của các khổ giấy như sau: (xem bảng 3 Phụ lục 1.1) 1.2 Khung bản vẽ và khung tên Khung tên bản vẽ được quy định theo TCVN 5571-1991 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Bản vẽ xây dựng – Khung tên. Tiêu chuẩn này quy định nội dung và cách trình bày khung tên của hồ sơ thiết kế và áp dụng cho mọi loại bản vẽ trong giai đoạn thiết kế. Chú thích: khung tên của bản vẽ trong sơ đồ thiết kế điển hình, thiết kế mẫu và thiết kế xuất khẩu không áp dụng tiêu chuẩn này. 297 Khung veõ Caïnh khoå giaáy Khung teân 210 10 10 10 20 Hình 4.3 Giới hạn khung vẽ, khung tên 1.2.1 Khung tên trong bản vẽ phải thể hiện rõ, đầy đủ chính xác nội dung bản vẽ đó. 1.2.2 Kích thước của khung tên bản vẽ không phụ thuộc vào khuôn khổ bản vẽ mà phải theo mẫu quy định trong điều 4 của tiêu chuẩn ( hình 4.5). 1.2.3 Khung tên phải đặt tại góc phần tư phía dưới bên phải của bản vẽ , trong trường hợp đặc biệt do yêu cầu bố cục giữa các hình vẽ cho phép đặt khung tên theo chiều đứng của bản vẽ như hình 4.4b, và chiều của chữ số ghi trong khung tên phải đúng theo chiều chữ và số trong bản vẽ.. Hình 4.4 a Hình 4.4 b 1.2.4 Kích thước, nội dung và cách trình bày khung tên phải theo quy cách thể hiện như hình 4.5 dưới đây. Hình 4.5 -Nét bao quanh khung tên có độ đậm và đều như nét của khung bản vẽ. - Cạnh dưới và cạnh bên phải của khung tên phải đặt trùng với dường khung phía dưới và bên phải của bản vẽ. Hình 4.6 Một khung bản vẽ và khung tên mẫu. Kiểu và loại chữ trong khung tên được quy định trong TCVN 4608 :88. Nội dung cần ghi trong các ô của khung tên được quy định trong bảng 4 phụ lục 1.1 . 2./ Tỉ lệ bản vẽ: Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn trong bản vẽ với kích thước thực tương ứng trên vật thể. Tùy theo độ phức tạp và độ lớn của vật thể mà chọn tỉ lệ phù hợp để biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật. Theo TCVN 7286:2003 (ISO 5455:1971) quy định tỉ lệ của hình biểu diễn và các kí hiệu vẽ tỉ lệ trên các bản vẽ của tất cả các ngành công nghiệp và xây dựng theo bảng sau (không áp dụng với bản vẽ in, chụp ảnh). Tỉ Lệ Thu Nhỏ 1:2 1:20 1:5 1:50 1:10 1:100 … Tỉ Lệ Nguyên 1:1 Tỉ Lệ Phóng To 2:1 20:1 5:1 50:1 10:1 100:1 … Tỉ lệ theo tiêu chuẩn quốc tế 1505455-1979: Tỉ lệ theo tiêu chuẩn quốc tế 1505455-1979 Tỉ lệ phóng to: 50:1 20:1 10:1 5:1 2:1 Tỉ lệ thu nhỏ 1:2 1:5 1:10 1:20 1:50 1:200 1:500 1:1000 1:2000 1:5000 1:10000 Trong AutoCad có nhiều cách định tỉ lệ bản vẽ như sau: F Định tỉ lệ bằng lênh Scale: Lệnh Scale có thể gọi từ Pull-down Menu Type in Toolbar File/ Scale Scale Modify Lệnh Scale dùng để tăng hoặc giảm kích thước của các đối tượng trên bản vẽ theo một tỉ lệ nhất định. Cấu trúc lệnh : Command: scale 8 Select objects: Specify opposite corner: 1 found (chọn đối tượng) Select objects: 8 (Enter kết thúc lựa chọn) Specify base point: (chọn một điểm chuẩn) Specify scale factor or [Copy/Reference] : 2 8 (nhập hệ số tỉ lệ) Ví dụ: dùng lệnh Scale thay đổi tỉ lệ cho hình vẽ sau với tỉ lệ là 2:1 Hình 4.7 Trước khi Scale và sau khi Scale 3./ Đường nét vẽ: Trên bản vẽ kỹ thuật, các hình biểu diễn của vật thể được thể hiện bằng các loại nét vẽ. Mỗi loại nét vẽ thể hiện một loại đường có tính chất nhất định. TCVN 8-20:2002 (ISO 128-20:1996) quy định tên gọi, hình dạng, chiều rộng và ứng dụng của các loại nét vẽ.Các loại nét vẽ được liệt kê trong bảng 5 Phụ lục 1.1. 4./ Khổ chữ và kiểu chữ viết: Chữ viết trên bản vẽ và tài liệu kỹ thuật phải rõ ràng thống nhất cùng một kiểu, dễ đọc. TCVN 7284-2:2003 (ISO 3092-2:2000) quy định khổ chữ và kiểu chữ Latin trên các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật. Khổ chữ: Khổ chữ (h) được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm chiều cao của chữ hoa (h) được đo vuông góc với dòng kẻ ngang được quy định những khổ chữ như sau 2.5 ; 5 ; 7 ; 10 ; 14 ; 20 ; 28 ; 40. Chiều rộng của nét chữ (b) được xác định phụ thuộc vào kiểu chữ và chiều cao chữ. Kiểu chữ : gồm các kiểu chữ sau Kiểu A đứng và kiểu A nghiêng 750 với b=1/14 h Kiểu B không nghiêng đứng và kiểu B nghiêng 750 với b=1/10 h Các thông số của chữ xem bảng 6 Phụ lục 1.1. II Các lệnh thiết lập bản vẽ cơ bản Như vậy để lựa chọn một bản vẽ có khổ giấy đúng TCVN trên phần mềm AutoCad 2008 ta thực hiện theo các cách như sau: 1. Tạo bản vẽ bằng lệnh New: lệnh New có thể được gọi bằng các cách sau đây. Pull-down Menu Type in Toolbar File/ New New hoặc Ctrl+N Standard Để tạo một bản vẽ phù hợp với TCVN (theo đơn vị Metric) ta phải thiết lập trong hộp thoại Startup. Tại dòng lệnh command ta gõ lệnh startup, tiếp theo nhập giá trị 1 để hiển thị và nhập 0 để hủy bỏ. Sau khi đặt xong ta khởi động lại màn hình xuất hiện hộp thoại Startup bao gồm 4 trang: Open Drawing. Start from Scratch, Use a Template và use a Wizard. Trên hộp thoại này ta chọn Metric (theo TCVN) tiếp tục chọn Use a Wizard, sau khi chọn xong sẽ xuất hiện trang mới . Hình 4.8 Hộp thoại Startup Trong trường hợp này thì các biến và lệnh liên quan được thiết lập theo bảng trên. Các dạng đường (linestyle) và mẫu mặt cắt (hatch pattern) theo ISO, ta không cần định lại tỉ lệ. Các lệnh và biến liên quan bản vẽ hệ Mét xem bảng 7 Phụ lục 1.1. Nếu chọn English thì đơn vị vẽ là Inch và giới hạn bản vẽ là 12, 9. Nếu muốn định bản vẽ với giới hạn khác 420 x 290 (ví dụ 597x420) thì trên hộp thoại Start up ta chọn trang Use a Wizard và ta sẽ thiết lập bản vẽ bằng cách lần lượt chọn định đơn vị (units), giới hạn bản vẽ (area). Tại đó ta có hai lựa chọn • Quick setup: Ta thực hiện theo 2 bước Bước 1: Chọn đơn vị Hình 4.9 Chọn Quick Setup Trên hộp thoại này ta nhắp đúp vào Quick Setup sẽ xuất hiện hộp thoại cùng tên, trên trang 1 của hộp thoại này ta định đơn vị Unit và chọn Decimal. Hình 4.10 Trang 1 của hộp thoại Quick Setup Decimal 15.5000 Theo hệ số 10 Engineering 1’-3.5” Kĩ thuật hệ Anh Architiectural 1”-3 ½” Kiến trúc hệ Anh Fractional 15 ½ Phân số Scientific 1.5500E+01 Đơn vị khoa học Ta chọn Decimal trên hộp thoại này Bước 2: Chọn giới hạn bản vẽ, click Next ta có hộp thoại Sau khi chọn xong nhấn Next để chuyển sang trang 2 của hộp thoại Quick Setup. Ở trang này ta định giới hạn của bản vẽ (Area), trên hộp thoại này ta nhập chiều rộng bản vẽ vào ô Width (theo trục X) và nhập chiều dài bản vẽ (theo trục Y) , nhập xong nhấn Finish để kết thúc. Hình 4.11 Trang 2 của hộp thoại Quick Setup Ví dụ: định giới hạn bản vẽ theo khổ A4 nằm ngang bằng lệnh New. Các bước làm tương tự như trên nhưng ở hộp thoại Quick Setup ta nhập 297 vào ô Length và nhập 210 vào ô Width ấn Finish ta sẽ có bản vẽ theo khổ A4. 2. Định giới hạn bản vẽ bằng lệnh Limits: Lệnh Limits có thể được gọi từ: Pull-down Menu Type in Toolbar File/ Drawing limits Limits Standard Lệnh Limits xác định giới hạn bản vẽ trên vùng đồ họa bằng cách nhập hai điểm : gốc trái phía dưới (Lower left corner) và gốc phải phía trên (Upper right corner) bằng tọa độ X, Y. Nếu ta muốn thay đổi (đã chọn Metric) các giá trị này thì trước khi vẽ ta phải sử dụng lệnh Limits. Qui ước: chiều trục X,Y trong AutoCad 2008 giống như chiều trục X, Y trong khi vẽ đồ thị. Đường nằm ngang là trục X (hoành độ), đường thẳng đứng là trục Y (tung độ). Cấu trúc lệnh: Command: limits 8 Specify lower left corner or [ON/OFF] : Specify upper right corner : 594.420 Command: z 8 [All/Center/Dynamic/Extents/Previous/Scale/Window/Object] : a 8 Command: z 8 Khi định giới hạn bản vẽ ta chú ý đến khổ giấy (paper size) ta dự định in. Ví dụ muốn in ra khổ giấy A3 (420x297 thì giới hạn bản vẽ ta có thể định là 840x594 (tỉ lệ 1:2), … Các lựa chọn khác ON: Không cho phép vẽ ra ngoài vùng giới hạn bản vẽ đã định. Nếu ta vẽ ra ngoài giới hạn sẽ xuất hiện dòng nhắc “ **outside limits” OFF Cho phép vẽ ra ngoài vùng giới hạn đã định. 3. Tạo bản vẽ bằng Mvsetup: Lệnh Mvsetup dùng để tổ chức các vấn đề bản vẽ như: chọn hệ đơn vị, tỉ lệ chung cho bản vẽ và khổ giấy vẽ để hiển thị trên màn hình ... Khi ta nhập lệnh Mvsetup tại dòng lệnh Command dòng nhắc đầu tiên xuất hiện phụ thuộc vào Model tab (Model space) hoặc Layout tab (paper space) là hiện hành. Trong Model tab, ta gán đơn vị (Unit), hệ số tỉ lệ bản vẽ (Drawing Scale Factor) và kích thước giấy (paper size) từ các dòng lệnh nhờ vào lệnh Mvsetup ta sẽ được một đường bao hình chữ nhật giới hạn bản vẽ. Cấu trúc lệnh: Command: mvsetup 8 Enable paper space? [No/Yes] : n 8 Dòng này ta chọn n, nghĩa là no, ta làm việc trong không gian mô hình, tức là không gian ta thường vẽ nhất.Khi nhấn enter hiển thị dòng nhắc sau: Enter units type[Scientific/Decimal/Engineering/Architectural/Metric]: m 8 Dòng này yêu cầu ta chọn đơn vị cho bản vẽ, nếu ta chọn là m (Metric) thì một đơn vị ta nhập vào sẽ tương ứng với 1 mm. AutoCad hiển thị hệ số tỉ lệ (scale factor) và xuất hiện text Window Metric Scales (75) 1:75 (50) 1:50 (20) 1:20 (10) 1:10 (5) 1:5 (1) FULL ================= (5000) 1:5000 (2000) 1:2000 (1000) 1:1000 (500) 1:500 (200) 1:200 (100) 1:100 Enter the scale factor: 1 8 (giá trị hệ số tỉ lệ) Dòng này yêu cầu ta chọn scale factor cho bản vẽ, thường nếu bản vẽ có nhiều tỉ lệ, ta sẽ chọn scale factor là tỉ lệ có mẫu số lớn nhất. Ví dụ: Bản vẽ ta có 3 tỉ lệ: 1/10; 1/20; 1/50, ta sẽ chọn scale factor = 50. Enter the paper width: 297 8 (chiều rộng giấy) Enter the paper height: 210 8(chiều cao giấy) Khi kết thúc lệnh AutoCad sẽ tự động vẽ một khung hình chữ nhật bao quanh giới hạn bản vẽ này. Hình 4.12 Kết quả tạo khổ giấy bằng lệnh Mvsetup 4. Định đơn vị bản vẽ (Lệnh Units) Lệnh units định đơn vị dài và đơn vị góc cho bản vẽ hiện hành Command Units hoặc Format/ Units… hoặc Ddnuts khi đó xuất hiện hộp thoại + Trang Length Type (Đơn vị chiều dài) 1.Scientific: Đơn vị khoa học, 1.55E+01 2. Decimal: Theo hệ số 10, 15.50 Hình 4.13 Hộp thoại Drawing units 3. Engineering: Kĩ thuật hệ Anh, 1’-3.50” đo theo foot và inch; phần inch thể hiện dưới dạng thập phân 4. Architectural: Kiến trúc Anh, 1”-3 ½” đo theo foot và inch; phần inc h thể hiện dưới dạng hỗn số. 5. Fractional : Phân số, 15 ½ + Trang Angle Type (Đơn vị đo góc) 1. Decimal degrees: Hệ số 10, 45.0000 2. Degrees/ minutes/ second: Độ, phút giây, 45d0’0” 3. Grads: Theo Grad, 50.0000g 4. Radians: Theo Radian, 0.7854r 5. Surveyor’s units: đo theo góc định hướng trong Trắc lượng. Số đo góc được thể hiện theo độ/(phút)/(giây) kèm theo hướng, đương nhiên góc thể hiện theo dạng Surveyor sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 900. Precision: Chọn cấp chính xác (số các số thập phân) cho đơn vị dài và góc Direction Nếu ta click vào tùy chọn Direction. Hộp thoại Direction control sẽ mở Trong đó: 1.East: lấy chiều dương trục x làm chuẩn để tính góc 0 2.North: lấy chiều dương trục y làm chuẩn để tính góc 0 3.West: lấy chiều âm trục x làm chuẩn để tính góc 0 4.South: lấy chiều âm trục y làm chuẩn để tính góc 0 5.Other : nếu click vào tùy chọn này, sẽ cho phép ta chọn góc 0 là một góc bất kỳ (ta có thể gõ trực tiếp vào dòng angle hoặc chọn pick, theo đó ta có thể chọn góc bằng cách nhặt điểm thứ nhất và điểm thứ hai).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHƯƠNG IV CÁC TIᅧU CHUᅡ̉N Vᅧ̀ BẢN VẼ KỸ THUᅡ̣T.doc
  • docbia DATN.doc
  • docCHƯƠNG I Dᅡ̃N NHᅡ̣P.doc
  • docCHƯƠNG II Tᅯ̉NG QUAN Vᅧ̀ CAD.doc
  • docCHƯƠNG III MỞ ĐẦU.doc
  • docCHƯƠNG V C￁C LỆNH VẼ CƠ BẢN.doc
  • docCHUONG VI LIᅧN Kᅧ́T BIᅧ̉U TƯỢNG ĐỐI VỚI BẢN VẼ CHI TIᅧ́T(UPDATE).doc
  • docCHƯƠNG VII AUTOCAD DESIGN CENTER VA BAN VE CHUYEN NGANH.doc
  • docNHIỆM VỤ DATN.doc
  • docPHỤ LỤC 1.2.doc
  • docPHỤ LỤC 1.3 TCVN 394 2007.doc
  • docPHỤ LỤC 1.doc
  • docPHỤ LỤC 2.doc