Với sự phát triển của xã hội ngày nay, con người ngày càng cuốn vào vòng
xoáy của công việc vì vậy việc chăm sóc một vườn rau tại nhà là một điều dường
như bất khả thi.
Biết được điều này, chúng em đã áp dụng công nghệ IoT và giúp việc trồng
rau được thuận lợi và góp phần tăng năng suất, giảm công sức tiêu tốn để chăm
sóc nhưng vẫn mang lại kết quả đáng mong đợi, em tìm cách tự động hóa một
số công việc như chiếu sáng, tưới nước. để tối ưu quy trình sản xuất.
Việc theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, tình trạng thời tiết của vườn rau sẽ giúp người
trồng có thể chủ động quyết định việc chăm sóc vườn một cách hợp lý từ xa mà
vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất.
. Cách làm này sẽ tiết kiệm công sức, thời gian lao động đồng thời tăng tính
hiệu quả kinh tế vì có thể tưới theo một lưu lượng nhất định, phù hợp với chu
trình sinh trưởng của cây và tránh gây lãng phí không cần thiết trong suốt quá
trình chăm sóc cây trồng.
30 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 05/04/2024 | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Ứng dụng công nghệ cảm biến iot vào mô hình thủy canh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ SÀI GÒN
NGUYỄN HUY ĐỨC
HỒNG THÁI BÌNH
PHẠM HOÀNG THIỆN VỸ
ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN IOT
VÀO MÔ HÌNH THỦY CANH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÁY TÍNH
TPHCM – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ SÀI GÒN
ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN IOT
VÀO MÔ HÌNH THỦY CANH
Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH
Mã số: 7480101
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
KS.Nguyễn Hoàng Duy
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Họ và tên:
Nguyễn Huy Đức - Hồng Thái Bình - Phạm Hoàng Thiện Vỹ
Mã số sinh viên:
91011901627 - 91012001864 - 81011901640
TPHCM – 2021
iLỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án nghiên cứu khoa học với đề tài "Ứng dụng công nghệ
cảm biến IoT vào mô hình thủy canh". Lời đầu tiên chúng em xin được bày tỏ
lời biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Hoàng Duy đã giúp đỡ tận tình chúng em
trong suốt thời gian qua. Hơn nữa, đồ án của chúng em sẽ không thể hoàn thành
tốt nếu không có sự hỗ trợ về cơ sở vật chất của Trường Đại học Quốc tế Sài
Gòn.
Thời gian thực hiện tuy ngắn, nhưng nhờ sự hướng dẫn của thầy, đã tạo cơ
hội cho em áp dụng nền tảng các môn học ngành khoa học máy tính vào công
tác nghiên cứu.
Trong suốt thời gian hoàn thành đồ án, em đã có cơ hội rèn luyện được các
kỹ năng làm việc và nâng cao hiểu biết của mình trong việc thực hiện viết báo
cáo và xây dựng chương trình, từ đó nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của
kiến thức cũng như kỹ năng thực hiện nghiên cứu khoa học.
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . i
MỤC LỤC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . iv
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1
1.1 Lý do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.2 Mục đích nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.3 Đối tượng sử dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
2.1 Công nghệ IoT (Internet of Things) . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
2.1.1 Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
2.1.2 Xu hướng và tính chất của IoT . . . . . . . . . . . . . . . . 4
2.1.3 Sự phát triển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
2.2.1 Nhiệt độ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
2.2.2 Ánh sáng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
2.2.3 Nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
2.3 Đề xuất giải pháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
2.4 Ưu điểm giải pháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
2.5 Nhược điểm giải pháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ 7
3.1 Sơ đồ giải thuật của hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
3.2 Sơ đồ khối hệ thống tưới tự động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
iii
3.3 Nội dung nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
3.4 Xây dựng các module thành phần của hệ thống . . . . . . . . . . . 9
CHƯƠNG 4. TÌM HIỂU LINH KIỆN 10
4.1 Node MCU ESP 8266 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
4.1.1 Mô tả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
4.1.2 Thông số kỹ thuật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
4.1.3 Sơ đồ chân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
4.2 Arduino Uno R3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
4.2.1 Mô tả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
4.3 Cảm biến độ ẩm đất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
4.3.1 Mô tả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
4.3.2 Sơ đồ chân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
CHƯƠNG 5. GIAO DIỆN HIỂN THỊ CỦA BLYNK 16
5.1 Giới thiệu chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
5.2 Cách hoạt động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
5.3 Cấu hình app Blynk . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
5.4 Ưu điểm Blynk . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
CHƯƠNG 6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
6.1 Giao diện hiển thị của Blynk . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
6.2 Mô hình thực tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN 21
7.1 Kết quả đạt được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
7.2 Nhược điểm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
7.3 Hướng phát triển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Sự phát triển của IoT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
Hình 3.1 Sơ đồ khối hệ thống tưới tự động . . . . . . . . . . . . . . . . 8
vDANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 Bảng thông số kỹ thuật của board Arduino Uno R3 . . . . . 14
Bảng 4.2 Bảng sơ đồ chân cảm biến độ ẩm đất . . . . . . . . . . . . . 15
1CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển của xã hội ngày nay, con người ngày càng cuốn vào vòng
xoáy của công việc vì vậy việc chăm sóc một vườn rau tại nhà là một điều dường
như bất khả thi.
Biết được điều này, chúng em đã áp dụng công nghệ IoT và giúp việc trồng
rau được thuận lợi và góp phần tăng năng suất, giảm công sức tiêu tốn để chăm
sóc nhưng vẫn mang lại kết quả đáng mong đợi, em tìm cách tự động hóa một
số công việc như chiếu sáng, tưới nước... để tối ưu quy trình sản xuất.
Việc theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, tình trạng thời tiết của vườn rau sẽ giúp người
trồng có thể chủ động quyết định việc chăm sóc vườn một cách hợp lý từ xa mà
vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất..
. Cách làm này sẽ tiết kiệm công sức, thời gian lao động đồng thời tăng tính
hiệu quả kinh tế vì có thể tưới theo một lưu lượng nhất định, phù hợp với chu
trình sinh trưởng của cây và tránh gây lãng phí không cần thiết trong suốt quá
trình chăm sóc cây trồng.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giảm được công sức, thời gian chăm sóc và cho năng suất vượt trội.
Hệ thống cảm biến sẽ thu thập thông tin về môi trường như nhiệt độ, độ ẩm
không khí, độ ẩm đất.... từ đó có những điều chỉnh phù hợp với sự phát triển
của cây trồng dựa vào chu kỳ sinh trưởng của cây.
Dữ liệu thu thập được sẽ được hiển thị qua ứng dụng, giúp người dùng dễ
dàng theo dõi được quá trình sinh trưởng của cây.
21.3. Đối tượng sử dụng
Các hộ gia đình có mô hình vườn rau quy mô vừa và nhỏ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành như sau :
Tìm hiểu cách thức hoạt động của board mạch Arduino.
Tìm hiểu về các cảm biến cần thiết và cách kết nối các cảm biến với board
mạch chính để thu thập dữ liệu.
Xây dựng sơ đồ giải thuật, nguyên lý hoạt động của hệ thống dựa vào chu kỳ
sinh trưởng của cây trồng cùng các yếu tố môi trường thu thập được.
Xây dựng mô hình thực tế.
Tiến hành chạy thử và đánh giá tính hiệu quả của mô hình.
3CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Công nghệ IoT (Internet of Things)
2.1.1. Khái niệm
Internet Vạn Vật, hay cụ thể hơn là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc
là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet (tiếng Anh: Internet of Things, viết tắt
IoT) là một khái niệm được đưa ra bởi Kenvin Ashton vào năm 1999 dùng để
chỉ các thiết bị có thể nhận biết cũng như chỉ ra sự tồn tại của chúng trong một
khối kiến trúc mang tính kết nối.
Trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải (được gọi là "thiết bị kết nối" và
"thiết bị thông minh"), phòng ốc và các trang thiết bị khác được nhúng với các
bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết
nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ
liệu.
Ở môi trường này, mỗi một con người, thiết bị hay con người đều được gắn
với một mã số định danh riêng.
Chúng giao tiếp với nhau qua mã số này mà không cần đến sự tác động của
con người.
Hiểu một cách đơn giản, Internet of Things là môi trường mà ở đó mọi vật
được kết nối với internet và "giao tiếp" với nhau.
Thông qua đó, con người có thể theo dõi, giám sát và điều khiển các thiết
bị thông qua các thiết bị thông minh như điện thoại di động, máy tính bảng,...
được kết nối với internet.
42.1.2. Xu hướng và tính chất của IoT
2.1.2.1. Thông minh
Mục tiêu khi thực hiện hệ thống IoT là xây dựng được mạng lưới các thực
thể có khả năng tự tổ chức và hoạt động theo từng tình huống, môi trường khác
nhau.
Đồng thời giữa các thực thể cũng có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu qua lại lẫn
nhau.
2.1.2.2. Kiến trúc dựa trên sự kiện
Các thiết bị hoạt động trong hệ thống IoT sẽ phản hồi các sự kiện diễn ra
trong lúc chúng hoạt động theo thời gian thực.
Một mạng lưới các sensor chính là một thành phần cơ bản của hệ thống IoT.
2.1.2.3. Phức tạp
IoT là một hệ thống cực kỳ phức tạp khi đòi hỏi rất nhiều thiết bị kết nối
với nhau.
Mạng lưới IoT có thể chứa từ 50 đến 100 nghìn tỉ đối tượng được kết nối
mạng và mạng lưới này sẽ theo dõi hoạt động của từng đối tượng cụ thể.
2.1.2.4. Vấn đề không gian, thời gian
Về lý thuyết, IoT sẽ là hệ thống thu thập rất nhiều dữ liệu, trong đó có dữ
liệu về vị trí chính xác của một vật nào đó.
So với Internet được quản lý và xử lý thông tin bởi con người, hệ thống IoT
sẽ thu thập thêm rất nhiều dữ liệu thừa không cần thiết trong quá trình xử lý
thông tin.
Ngoài ra, việc xử lý một khối lượng dữ liệu lớn trong một khoảng thời gian
ngắn để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng cũng là thách thức không nhỏ hiện
5nay khi áp dụng hệ thống IoT với quy mô lớn.
2.1.2.5. Các hệ thống phụ
Ngoài ra, việc xử lý một khối lượng dữ liệu lớn trong một khoảng thời gian
ngắn để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng cũng là thách thức không nhỏ hiện
nay khi áp dụng hệ thống IoT với quy mô lớn.
2.1.3. Sự phát triển
Trên thế giới hiện nay, tác động của IoT rất đa dạng ở nhiều lĩnh vực như
kinh tế, giáo dục, dịch vụ y tế, kỹ thuật, giao thông, xây dựng, quản lý cơ sở hạ
tầng...
IoT được coi là chìa khóa của sự thành công, là bước ngoặt và cơ hội lớn của
tương lai để tối ưu hóa mọi vấn đề đang hiện hữu, phục vụ để nâng cao giá trị
cuộc sống của người dùng.
Hình 2.1: Sự phát triển của IoT
62.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng
2.2.1. Nhiệt độ
Gồm có nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất.
Nhiệt độ tác động lên cây trồng bằng nhiều cách :
+ Bằng số lượng, trị số nhiệt;
+ Bằng biến động của trị số nhiệt độ;
2.2.2. Ánh sáng
Gồm có thành phần ánh sáng, cường độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng.
2.2.3. Nước
Gồm có độ ẩm không khí, độ ẩm đất.
Nước tác động lên cây trồng thông qua khối lượng và chất lượng.
2.3. Đề xuất giải pháp
Chủ động tưới nhỏ giọt nếu độ ẩm đất < 50%.
2.4. Ưu điểm giải pháp
Tiết kiệm nước, tránh gây ứ đọng không cần thiết.
Tưới nhỏ giọt tiết kiệm 40 - 50% nước so với phương pháp tưới mặt.
Nước tác động lên cây trồng thông qua khối lượng và chất lượng.
2.5. Nhược điểm giải pháp
Giá thành đầu tư ban đầu cao.
7CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ
3.1. Sơ đồ giải thuật của hệ thống
3.2. Sơ đồ khối hệ thống tưới tự động
Tại đây chúng em mô tả sơ đồ giải thuật khi nhận được dữ liệu đầu vào (độ
ẩm đất).
Sau đó chúng em xét điều kiện nếu độ ẩm đất < 60% thì nước sẽ tự động
tưới.
Tỷ lệ 60% chúng em rút ra được từ việc nghiên cứu độ ẩm đất của nhiều loại
đất khác nhau, ở môi trường khác nhau.
Nếu độ ẩm đất > 60% thì nước sẽ không tưới mà quay lại nhận dữ liệu.
8Hình 3.1: Sơ đồ khối hệ thống tưới tự động
93.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung thực hiện đề tài nghiên cứu được phân chia theo một trật tự nhất
định và xây dựng dựa trên các nền tảng kiến thức cơ bản đi từ mức độ đơn giản
và nâng dần sự phức tạp trong việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống.
Các nội dung nghiên cứu chính của đề tài có thể được phân chia như sau:
- Nghiên cứu board mạch Arduino và những chức năng liên quan.
- Nghiên cứu về phương thức truyền wifi thông qua ESP8266 .
- Nghiên cứu các loại cảm biến cần thiết phục vụ cho nội dung đề tài.
- Xây dựng các yêu cầu của các loại cây trồng khác nhau.
- Xây dựng việc hiển thị, điều khiển hệ thống từ xa qua app.
- Tiến hành xây dựng mô hình thực tế dựa vào các nội dung đã nghiên cứu,
xây dựng và phát triển.
3.4. Xây dựng các module thành phần của hệ thống
Dựa trên các loại cảm biến cũng như mục đích của đề tài, đề tài sẽ được chia
thành các module thành phần như sau:
- Module thông tin đầu vào là thông tin từ các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm,...
- Module thông tin đầu ra là bật/ tắt van nước điện tử dựa vào các thông số
thu thập được cho phù hợp với mục đích.
- Module điều khiển trung tâm của hệ thống là Node MCU ESP8266 và
Arduino.
- Ứng dụng hiển thị thông tin thu thập được module đầu vào để người dùng
theo dõi cũng như đưa ra quyết định tương ứng.
10
CHƯƠNG 4. TÌM HIỂU LINH KIỆN
4.1. Node MCU ESP 8266
4.1.1. Mô tả
Kít ESP8266 là kít phát triển dựa trên nền chíp Wifi SoC ESP8266 với thiết
kế dễ dàng sửa dụng vì tích hợp sẵn mạch nạp sử dụng chíp CP2102 trên borad.
Bên trong ESP8266 có sẵn một lõi vi sử lý vì thế bạn có thể trực tiếp lập
trình cho ESP8266 mà không cần thêm bất kì con vi sử lý nào nữa.
Hiện tại có hai ngôn ngữ có thể lập trình cho ESP8266, sử dụng trực tiếp
phần mềm IDE của Arduino để lập trình với bộ thư viện riêng hoặc sử dụng
phần mềm node MCU.
4.1.2. Thông số kỹ thuật
Ic chính ESP8266 Wifi SoC
Chip nạp CP2102
Nguồn cấp 5vdc
GPIO giao tiếp mức logic 3.3v
4.1.3. Sơ đồ chân
Có hỗ trợ Flash ngoài
64 Kb RAM thực thi lệnh
96 Kb RAM dữ liệu
64 Kb boot ROM
Hỗ trợ WPA/WPA2, Open Netwwork
Chuẩn IEEE 802.11 b/g/n , Wifi 2.4 Ghz
11
Tích hợp sẵn giao thức TCP/IP
Hỗ trợ kết nối nhiều loại angten
Hỗ trợ nhiều giao thức khác nhau: UART, SPI, I2C, PWM...
Dải nhiệt rộng: -40 oC 125oC
12
13
4.2. Arduino Uno R3
4.2.1. Mô tả
Arduino Uno R3 là dòng sản phẩm thông dụng nhất trong họ Arduino.
Arduino Uno R3 được xây dựng với vi điều khiển trung tâm là chip AT-
Mega328 phù hợp với hầu hết các ứng dụng điện tử hiện nay và được hỗ trợ
toàn bộ thư viện lập trình của Arduino.
14
Bảng 4.1: Bảng thông số kỹ thuật của board Arduino Uno R3
Vi điều khiển ATMega328
Điện áp hoạt động 5V DC
Xung clock 16 Mhz
Dòng tiêu thụ 30 mA
Số chân Analog 6
Số chân Digital 14
Bộ nhớ Flash 32KB
SRAM 2KB
EEPROM 1KB
4.3. Cảm biến độ ẩm đất
4.3.1. Mô tả
Cảm biến độ ẩm đất được dùng để đo độ ẩm trực tiếp tại vườn cây.
Thông qua độ ẩm thu được, người dùng có thể giám sát, điều chỉnh việc tưới
vườn cây để đảm
bảo độ ẩm cần thiết phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của cây.
Độ nhạy của cảm biến độ ẩm đất có thể được điều chỉnh bằng cách điều chỉnh
biến trở màu xanh trên board mạch.
Phần đầu dò của cảm biến được cắm trực tiếp vào đất để đo giá trị.
Cảm biến độ ẩm đất có thể đo và tính toán ra phần trăm độ ẩm dựa vào khả
năng dẫn điện của đất.
Module cảm biến độ ẩm đất có thể sử dụng ở một trong hai chế độ là Analog
hoặc Digital:
- Đọc giá trị Digital (đọc bằng chân D0): Khi độ ẩm đạt ngưỡng thiết lập,
đầu ra D0 sẽ chuyển trạng thái từ mức thấp lên mức cao.
- Đọc giá trị Analog (đọc bằng chân A0): Giá trị đầu ra sẽ có điện áp từ 0 –
5V DC tương ứng với độ ẩm từ 0 - 100
15
4.3.2. Sơ đồ chân
Bảng 4.2: Bảng sơ đồ chân cảm biến độ ẩm đất
Chân VCC Chân cấp nguồn
Chân GND Chân nối đất
Chân A0 Chân lấy tín hiệu analog
Chân D0 Chân lấy tín hiệu digital
16
CHƯƠNG 5. GIAO DIỆN HIỂN THỊ CỦA BLYNK
5.1. Giới thiệu chung
Blynk là một ứng dụng chạy trên nền tảng Android và IOS được thiết kế cho
Internet of Things. Nó có thể hiển thị dữ liệu các cảm biến, điều khiển thiết bị
phần cứng từ xa, lưu trữ dữ liệu... . Hướng đến việc phổ cập IoT, Blynk giải
quyết hầu hết các vấn đề liên quan đến IoT khi xây dựng hệ thống như hỗ trợ
việc kết nối thiết bị lên Internet, kết nối với smartphone thông qua App, quản
lý nhiều thiết bị, chia sẻ quyền điều khiển với mọi người, điều khiển thời gian
thực, cập nhật lại trạng thái hoạt động... . Blynk không bị giới hạn bởi phần
cứng. Thay vào đó, nó hỗ trợ phần cứng cho người dùng có thể lựa chọn như
Arduino, ESP8266 hay Raspberry Pi. Blynk sẽ giúp mọi người có thể dễ dàng
thực hiện các dự án IoT mà không cần quá nhiều kiến thức về việc lập trình
ứng dụng.
5.2. Cách hoạt động
Blynk hoạt động dựa vào ba phần chính trong nền tảng, đó là:
- Blynk App: Cho phép tạo giao diện App theo các Widget khác nhau mà
nhà thiết kế đã chế tạo sẵn.
- Blynk Server: Chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu trung tâm giữa điện thoại và
thiết bị phần cứng. Vì là mã nguồn mở, chúng ta có thể sử dụng Blynk Cloud
do Blynk cung cấp hoặc tự xây dựng máy chủ Blynk của riêng mình.
- Library Blynk : Hỗ trợ cho hầu hết nền tảng phần cứng phổ biến, cho phép
thiết bị giao tiếp đến máy chủ và xử lý tất cả thông tin đến và đi.
17
5.3. Cấu hình app Blynk
Việc cấu hình App Blynk được thực hiện theo các bước sau:
- Tạo tài khoản Blynk (có thể dùng Gmail, Facebook...).
- Tạo một Project.
- Điền tên Project và chọn phần cứng. Mỗi Project sẽ cung cấp một mã Auth
Token khác nhau. Tiến hành nhập mã Auth Token này vào code của board mạch
điều khiển NodeMCU. Sau đó tiến hành lựa chọn những chức năng do Blynk
cung cấp sẵn để đưa vào Project và tiến hành cấu hình chân, các mức logic. Sau
khi cài đặt xong điện thoại, ta tiến hành lập trình cho board mạch phần cứng.
Thư viện Blynk trên Arduino IDE hỗ trợ rất nhiều ví dụ cho Blynk để có thể
dùng thử và tìm hiểu cách thức hoạt động
5.4. Ưu điểm Blynk
Khi tiến hành các dự án về IoT, việc sử dụng Blynk mang lại nhiều ưu điểm,
nhất là đối với những người không có những kiến thức chuyên sâu về lập trình
ứng dụng vì những lý do sau:
- Dễ sử dụng: Việc cài đặt ứng dụng, đăng ký tài khoản Blynk trên 2 nền
tảng Android và IOS hoàn toàn miễn phí và dễ dàng.
- Chức năng phong phú: Blynk hỗ trợ nhiều chức năng với giao diện đẹp, sinh
động. Các chức năng được lập trình để dễ dàng cấu hình, kéo thả và sử dụng.
- Đơn giản: Blynk thích hợp với những người dùng có kiến thức về lập trình
ứng dụng một cách hạn chế. Blynk là một ứng dụng tuyệt vời giúp người dùng
tiếp cận với thế giới IoT.
- Dễ dàng điều khiển, giám sát thiết bị: Có thể xem, điều khiển trên nhiều
thiết bị khác nhau chỉ cần có Internet với khả năng đồng bộ hóa trạng thái.
18
CHƯƠNG 6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
6.1. Giao diện hiển thị của Blynk
Giao diện hiển thị với người sử dụng một cách trực quan các thông số của
vườn cây như: nhiệt độ, độ ẩm để từ đó có thể giám sát và đưa ra các quyết
định chăm sóc cây trồng phù hợp.
Giao diện điều khiển trên Blynk gồm 2 chế độ chăm sóc cây trồng thủ công
và tự động. Ở chế độ thủ công, ta dùng 2 nút nhấn để điều khiển việc chiếu
sáng, tưới nước từ xa. Ở chế độ tự động, việc đóng/ mở van nước điện từ để
tưới nước vườn cây được thiết lập dựa vào thông số sinh trưởng của cây trồng.
Ngoài ra, nếu độ ẩm đất của vườn dưới 60% thì van nước điện từ sẽ tự động mở
để tưới nước cho vườn cây.
19
6.2. Mô hình thực tế
20
21
CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN
7.1. Kết quả đạt được
Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu, xây dựng và phát triển ý tưởng để
hoàn thành nhiệm vụ đề tài, hiện nay chúng em đã hoàn thành cơ bản mô hình
hệ thống chăm sóc vườn rau tự động ứng dụng công nghệ IoT đáp ứng được
những yêu cầu cơ bản như sau:
- Thực hiện việc bật/ tắt hệ thống tưới tự động dựa vào đặc tính của từng
loại cây trồng khác nhau để đảm bảo hiệu quả sản xuất.
- Thu thập các thông số của môi trường cần thiết như: Nhiệt độ, độ ẩm. Từ
đó, người dùng có thể có những điều chỉnh thủ công thích hợp hơn với sự phát
triển của cây trồng.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc tính sinh học của nhiều loại cây trồng khác
nhau để từ đó người dùng có thể điều chỉnh cách chăm sóc tự động cho phù hợp
với từng loại cây khác nhau.
- Giám sát, điều khiển hệ thống từ