*Tên đồ án: Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và các phần mềm chuyên dụng để thành lập bản đồ phục vụ khảo sát Hệ thống Thuỷ lợi Bắc Nghệ An.
*Vị trí công trình trong đồ án : huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
* Mục tiêu và nhiệm vụ của công trình:
a, Mục tiêu:
Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn hạ tầng cơ sở các địa phương 4 huyện thông qua Khôi phục nâng cấp Hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An nhằm:
- Nâng cao hiệu quả tưới, tăng năng lực tưới ổn định của hệ thống từ 17.500 ha lên 29.147 ha, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an toàn lương thực, nâng cao đời sống nhân dân trong vùng dự án.
- Chủ động đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
- Giảm chi phí quản lý và chi phí sửa chữa hàng năm
- Cải tạo môi trường sinh thái khu vực, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, xây dựng nông thôn mới
b, Nhiệm vụ:
- Khôi phục nâng cấp, hiện đại hóa Hệ thống thủy lợi Bắc đảm bảo tưới 29.147 ha diện tích canh tác (trong đó: 21.000ha lúa và 8.147 ha màu); mở rộng khu tưới và cung cấp nước sinh hoạt cho vùng Bãi Ngang (huyện Quỳnh Lưu); Mở rộng diện tích canh tác lúa hè thu, tưới cây trồng cạn, cấp nước sinh hoạt cho 650.000 người và nuôi trồng thủy sản, cải thiện sinh kế.
- Hiện đại hoá hệ thống trong quản lý và vận hành
- Cải thiện và tăng cường năng lực quản lý vận hành và duy tu bảo dưỡng hệ thống công trình
- Kết hợp cải tạo mạng lưới giao thông nông thôn.
- Cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sinh thái trong khu vực.
164 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và các phần mềm chuyên dụng để thành lập bản đồ phục vụ khảo sát Hệ thống Thuỷ lợi Bắc Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
I.1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu đồ án
1.2. Cơ sở pháp lý để tiến hành khảo sát
I.2. ĐẶC ĐIỂM, QUY MÔ CÔNG TRÌNH
2.1. Đặc điểm hiện trạng công trình
2.2. Quy mô công trình
I.3. VỊ TRÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC KHẢO SÁT
3.1. Vị trí công trình
3.2. Điều kiện tự nhiên
I.4. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
I.5. KHỐI LƯỢNG ĐỊA HÌNH THỰC HIỆN
CHƯƠNG II
TÀI LIỆU CƠ SỞ TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ
II.1. CƠ SỞ KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG
II.2. CƠ SỞ KHỐNG CHẾ ĐỘ CAO
II.3. CÁC LOẠI BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
II.4. TÀI LIỆU LẬP TRONG GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU SƠ BỘ
CHƯƠNG III
CÔNG TÁC ĐO ĐẠC ĐỊA HÌNH VÀ BIÊN TẬP HOÀN THIỆN TÀI LIỆU KHẢO SÁT
III.1. THIẾT BỊ KHẢO SÁT
1.1. Hướng dẫn máy leica T803 các phím chức năng trong đo vẽ khảo sát
III.2. QUY TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
2.1. Quy trình khảo sát
2.2. Phương pháp, đánh giá kết quả khảo sát
2.2.1. Xây dựng lưới mặt bằng đường chuyền hạng IV, cấp 2
2.2.2. Xây dựng lưới độ cao
2.2.3. Công tác đo vẽ bản đồ địa hình
2.2.4. Công tác đo vẽ mặt cắt dọc
2.2.5. Công tác đo vẽ mặt cắt ngang
2.2.6. Xác định cao, tọa độ hố khoan địa chất
III.3 DỤNG PH ẦN MỀM TOPO VERSION 5.12 VÀ PHẦN MÊM NOVA BIÊN TẬP TÀI LIỆU KHẢO SÁT
CHƯƠNG IV
KIỂM TRA, NGHIỆM THU, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
IV.1. CÔNG TÁC KIỂM TRA, NGHIỆM THU TÀI LIỆU
IV.2. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC 1: BẢNG THỐNG KÊ CAO, TDOẠ ĐỘ
1.1. TOẠ ĐỘ, CAO ĐỘ MỐC ĐƯỜNG CHUYỀN HẠNG IV, CẤP 2
1.2. TOẠ ĐỘ, CAO ĐỘ MẶT CẮT
PHỤ LỤC 2
CƠ SỞ CAO, TỌA ĐỘ (MỐC NHÀ NƯỚC)
PHỤ LỤC 3
BẢNG TÍNH TOÁN BÌNH SAI
PHỤ LỤC 4
SƠ HỌA MỐC
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
I.1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu đồ án
*Tên đồ án: Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và các phần mềm chuyên dụng để thành lập bản đồ phục vụ khảo sát Hệ thống Thuỷ lợi Bắc Nghệ An.
*Vị trí công trình trong đồ án : huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
* Mục tiêu và nhiệm vụ của công trình:
a, Mục tiêu:
Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn hạ tầng cơ sở các địa phương 4 huyện thông qua Khôi phục nâng cấp Hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An nhằm:
- Nâng cao hiệu quả tưới, tăng năng lực tưới ổn định của hệ thống từ 17.500 ha lên 29.147 ha, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an toàn lương thực, nâng cao đời sống nhân dân trong vùng dự án.
- Chủ động đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
- Giảm chi phí quản lý và chi phí sửa chữa hàng năm
- Cải tạo môi trường sinh thái khu vực, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, xây dựng nông thôn mới
b, Nhiệm vụ:
- Khôi phục nâng cấp, hiện đại hóa Hệ thống thủy lợi Bắc đảm bảo tưới 29.147 ha diện tích canh tác (trong đó: 21.000ha lúa và 8.147 ha màu); mở rộng khu tưới và cung cấp nước sinh hoạt cho vùng Bãi Ngang (huyện Quỳnh Lưu); Mở rộng diện tích canh tác lúa hè thu, tưới cây trồng cạn, cấp nước sinh hoạt cho 650.000 người và nuôi trồng thủy sản, cải thiện sinh kế.
- Hiện đại hoá hệ thống trong quản lý và vận hành
- Cải thiện và tăng cường năng lực quản lý vận hành và duy tu bảo dưỡng hệ thống công trình
- Kết hợp cải tạo mạng lưới giao thông nông thôn.
- Cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sinh thái trong khu vực.
1.2. Cơ sở phát lý để tiến hành khảo sát
Căn cứ vào luật xây dựng số 16/2003/QH 11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc Hội khoá XI kỳ họp thứ IV.
Căn cứ vào thông tư số: 03/2001/TTLT-BLĐTBXH-BTC-UBDTMN ngày 18 tháng 01 năm 2001 của Liên tịch Bộ lao động – Thương binh và xã hội – Bộ tài chính – Ủy ban dân tộc và Miền núi về việc tính phụ cấp khu vực.
Quyết định số 2539/2006/QĐ - UBND ngày 17/12/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc ban hành “ Đơn giá xây dựng công trình – phần khảo sát”.
I.2. ĐẶC ĐIỂM, QUY MÔ
2.1. Đặc điểm hiện trạng công trình
a. Công trình đầu mối:
- Trải qua 74 năm khai thác công trình đầu mối đã bị xuống cấp nhiều. Phía thượng lưu công trình đã hình thành và tồn tại một cồn cát, cồn cát này gây cản trở cho việc lấy nước vào đầu kênh chính. Ngoài ra hai bên bờ đập tràn (kể cả thượng hạ lưu) cũng bị xói lở.
- Đập có 12 khoang trong đó từ khoang số 1 đến khoang số 11 có cửa dâng nước tự động. Khoang số 12 bị bom đánh hỏng đã được bịt lại bằng bê tông. Chiều rộng mỗi khoang 23m giữa các khoang là trụ pin, bên trong trụ pin là các hầm đặt phao. Do thời gian làm việc đã lâu trong điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt nên công trình bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong thời kỳ 1994 ¸ 1998 những phần bê tông hư hỏng đã được sửa chữa. Các thiết bị cơ khí bị rỉ và kém chất lượng đã được sửa chữa và thay thế.
- Cửa xả cát được đại tu năm 1993: Chế độ làm việc tự động, hiện nay đang ở thời kỳ theo dõi vì công trình chưa được thử thách qua mùa lũ.
Cống Mụ Bà bị bom đánh hỏng và được xây dựng lại năm 1987. Năm 1994 ¸ 1998 đã tôn cao đỉnh cống để chống đỡ mực nước lũ P = 1% (+21,35m).
Tuy nhiên một điều từ trước đến nay mọi người đều biết hệ thống Bắc bị thiếu nước là do một nguyên nhân đáng phải chú ý là hệ số tưới của toàn hệ thống quá thấp. Do hệ số tưới thấp nên đầu kênh chính chỉ lấy được lưu lượng thiết kế Q = 31,7m3/s. Muốn đảm bảo tưới đúng theo yêu cầu thiết kế ngoài nâng cấp sửa chữa còn phải nghiên cứu cải tạo công trình đầu mối và hệ thống kênh để lấy đủ lưu lượng cho tưới và các nhu cầu khác như nước sinh hoạt, chăn nuôi v.v…cho toàn hệ thống.
b. Hệ thống Kênh tưới :
Tình trạng hư hỏng của kênh cấp I, cấp II, tình trạng hư hỏng chủ yếu là bồi lắng, sạt lở mái ở những đoạn nền yếu, bờ kênh không đủ cao độ. Đối với những đoạn kênh đi ven núi còn bị sụt đất làm ách tắc lòng dẫn.
Đối với kênh cấp II, hầu hết là các kênh nhỏ, trừ một số kênh cấp II của các kênh lớn như N26, N28 …. Cho nên mức độ đầu tư hàng năm quá ít dẫn đến việc hư hỏng ngày càng gia tăng không đủ khả năng dẫn nước vào ruộng.
Hiện tại qua khảo sát hiện trạng công trình tưới còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Hệ thống kênh mương bị bồi lắng, mặt cắt nhiều đoạn kênh không còn đảm bảo tải nước, mực nước các kênh thường thấp hơn thiết kế.
- Độ dốc đáy kênh không đảm bảo, mặt cắt dọc kênh có độ dốc rất nhỏ.
- Việc làm vệ sinh kênh hàng năm không đáp ứng yêu cầu do kinh phí dành cho tu bổ, sửa chữa hàng năm có hạn, trong khi đó nhu cầu nước tưới cần rất lớn nên chỉ khắc phục tạm thời, năng lực phục vụ của các công trình bị hạn chế.
- Tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng: Xây dựng nhà, khai thác đất làm gạch, đổ rác thải xuống lòng kênh ... vẫn chưa giải quyết triệt để.
1) Kênh tưới N22:
- Tổng chiều dài kênh cấp 1: 2725,12 m
- Chiều dài kênh cấp 1 đã kiên cố: 2725,12 m
- Hình thức kiên cố: Kênh đá xây
- Bề rộng đáy kênh: 1.0 m
- Chiều cao kênh: 1.5 m
- Diện tích tưới:
+ Lúa: 142.3 ha
- Tổng chiều dài kênh cấp 2: 9.097 m; trong đó đã kiên cố 4.104m, còn lại 4993m chưa được kiên cố.
Hiện tại hệ thống kênh mương đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới.
2) Kênh tưới N22b:
- Tổng chiều dài: 2138,25 m
- Chiều dài đã kiên cố: 2138,25 m, hình thức kiên cố: kênh đá xây
+ Chiều cao kênh: 2.0 m
+ Bề rộng đáy kênh: 4.0m
+ Hệ số mái kênh: 0.5
- Diện tích tưới:
+ Lúa: 82.6 ha
Hiện tại hệ thống kênh mương đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới.
3) Kênh tưới N22d :
- Tổng chiều dài: 3871,14 m
- Chiều dài đã kiên cố: 3871,14 m
- Hình thức kiên cố: kênh đá xây
+ Chiều cao kênh: 1.1 m
+ Bề rộng đáy kênh: 1.7m
- Diện tích tưới:
+ Lúa: 323.6 ha
Hiện tại hệ thống kênh mương đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới.
4) Kênh tưới N22e :
- Tổng chiều dài: 770,5 m
- Chiều dài đã kiên cố: 770,5 m
- Hình thức kiên cố: kênh đá xây
+ Chiều cao kênh: 0.6 m
+ Bề rộng đáy kênh: 0.7m
- Diện tích tưới:
+ Lúa: 30 ha
Hiện tại hệ thống kênh mương đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới.
5) Kênh tưới N24: Thuộc xã Quỳnh Hưng huyên Quỳnh Lưu
- Tổng chiều dài kênh cấp 1: 4460 m
- Chiều dài kênh cấp 1 đã kiên cố: 3876 m, còn lại 584m chưa được kiên cố.
- Hình thức kiên cố: bê tông tấm lát
- Bề rộng đáy kênh: 1.4 m
- Hệ số mái: 1.5
- Chiều cao kênh: 1.6 m
- Diện tích tưới: 420.45ha trong đó:
+ Lúa: 366.45 ha
+ Thủy sản: 54 ha
- Tổng chiều dài kênh cấp 2: 14910 m
Hiện trạng kênh bị bồi lắng nhiều khi nhu cầu nước căng thẳng trong vụ hè thu do đầu nước trên kênh chính xuống thấp kênh không đủ nước tưới.
6) Kênh tưới N26 : Thuộc xã Quỳnh Hồng huyện Quỳnh Lưu.
- Tổng chiều dài kênh cấp 1: 7603 m
- Chiều dài kênh cấp 1 đã kiên cố: 7603 m;.
- Hình thức kiên cố: Đá xây
+ Chiều cao kênh: 2.0 m
+ Bề rộng đáy kênh: 3 -:- 3.8 m
- Diện tích tưới: 1749.5 ha
+ Lúa: 911.5 ha
+ Thủy sản: 102 ha
+ Công nghiệp: 4 ha
+ Cấp nước cho vùng bãi ngang: 732 ha màu
- Tổng chiều dài kênh cấp 2: 22145 m.
Hiện trạng kênh đá xây bị bồi lắng nhiều, bờ kênh nhiều đoạn kết hợp giao thông bờ kênh bị lún sụt. Khi nhu cầu nước căng thẳng trong vụ hè thu do đầu nước trong kênh xuống thấp kênh không đảm bảo nước tưới. Tại thời điểm khảo sát tháng 2/2011 nhu cầu nước không căng thẳng nhưng mực nước trong kênh chỉ đạt 20 – 30 cm.
Hiện trạng nguồn nước tưới vùng bãi ngang:
Trước năm 2002 phía cuối kênh N26 đã xây dựng trạm bơm Quỳnh Lương với quy mô 6 máyx 1000m3/h và hệ thống cầu máng vượt sông; tuy nhiên do tuyến kênh N26 dài và bồi lắng, lưu lượng và mực nước tại cuối kênh N26 không đảm bảo, trạm bơm không phát huy được tác dụng nên từ đó đến nay trạm bơm không hoạt động (đã tháo máy bơm).
Hiện tại nguồn nước phục vụ tưới cho rau, màu và sinh hoạt được lấy qua hệ thống giếng đào (nước ngầm tầng nông) tương đối chủ động. Nhưng để đáp ứng lâu dài, và cấp nước sinh hoạt cần nghiên cứu phương án cấp nước cho vùng bãi ngang.
7) Kênh tưới N28 : Thuộc xã Quỳnh Văn huyện Quỳnh Lưu
- Tổng chiều dài kênh cấp 1: 3480 m
- Chiều dài kênh cấp 1 đã kiên cố: 1319 m, còn lại 2161 m chưa được kiên cố.
- Hình thức kiên cố: bê tông tấm lát
Đoạn kênh được kiên cố hoá :
+ Chiều cao kênh: 1.2 m
+ Bề rộng đáy kênh: 5.1m
+ Hệ số mái kênh: 1.5
+ Chiều dài: 1319 m
- Diện tích tưới:
+ Lúa: 224.4 ha
+ Màu khu vực bãi ngang: 380 ha
- Tổng chiều dài kênh cấp 2: 9800 m
Hiện trạng kênh bị bồi lắng nhiều, đoạn kênh bê tông tấm lát cỏ mọc nhiều. đoạn kênh đất mặt cắt nhỏ, bồi lắng nhiều. Cuối kênh không đủ lưu lượng và đầu nước phục vụ tưới tự chảy..
8) Kênh tưới N17 : Thuộc xã Quỳnh Hồng huyện Quỳnh lưu
- Tổng chiều dài kênh cấp 1: 6479,93 m
- Chiều dài kênh cấp 1 đã kiên cố: 1993 m, còn lại 4486.93 m chưa được kiên cố.
- Hình thức kiên cố: bê tông tấm lát
Đoạn kênh được kiên cố:
+ Chiều cao kênh: 1,7 m
+ Bề rộng đáy kênh: 2,5m
+ Hệ số mái kênh: 1.5
+ Chiều dài: 1993 m
- Diện tích tưới:
+ Lúa: 498.7 ha (trong đó 130 ha hiện nay do Vực Mấu phụ trách)
- Tổng chiều dài kênh cấp 2: 12580 m trong đó đã kiên cố hoá 5995 m, còn lại 6585 m là kênh đất chưa được kiên cố.
Hiện tại trên kênh có xây dựng trạm bơm tưới với lưu lượng 2 máy là 2500 m3/h. đoạn kênh dẫn vào trạm bơm kiên cố bằng bê tông tấm lát phần đáy chưa được kiên cố, đáy và mái kênh rong cỏ mọc nhiều. Vào thời kỳ lấy nước căng thẳng mực nước trên kênh dẫn chỉ từ 30 -40 cm không đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới.
9) Kênh tưới N17b : Thuộc xã Quỳnh Thạch huyện Quỳnh Lưu
- Tổng chiều dài: 1203,3 m
- Chiều dài đã kiên cố: 449.61 m, còn lại 753,69 m là kênh đất chưa được kiên cố.
Đoạn kênh đã được kiên cố: đá xây, hình chữ nhật.
+ Chiều cao kênh: 0.9 m
+ Bề rộng đáy kênh: 1.0m
- Diện tích tưới:
+ Lúa: 50 ha
Hiện trạng kênh bị bồi lắng nhiều khi nhu cầu nước căng thẳng trong vụ hè thu do đầu nước trên kênh chính xuống thấp kênh không đủ nước tưới.
10) Kênh tưới N19 : Thuộc xã Quỳnh Văn huyện Quỳnh Lưu
- Tổng chiều dài kênh cấp 1: 1897.41 m
- Chiều dài kênh cấp 1 đã kiên cố: 124 m, còn lại 1773,41m chưa được kiên cố.
+ Chiều cao kênh: 1.2 m
+ Bề rộng đáy kênh: 3.0m
+ Hệ số mái kênh: 1.0
- Diện tích tưới:
+ Lúa: 418.5 ha.
- Tổng chiều dài kênh cấp 2: 1195 m trong đó đã kiên cố hoá 578 m, còn lại 617 m là kênh đất chưa được kiên cố.
Hiện trạng kênh đất bị bồi lắng nhiều, rong cỏ nhiều khi nhu cầu nước căng thẳng kênh không đủ nước tưới.
11) Trạm bơm Quỳnh Văn và hệ thống Kênh:
Trạm bơm Quỳnh Văn gồm hai trạm nhỏ được bố trí theo hình thức bơm chuyền gồm trạm bơm Cát Voi có 2 máy (1 máy 600 m3/h, 1 máy 700m3/h) lấy nước từ kênh chính Đô Lương bơm chuyền qua 1 đoạn kênh dẫn (dài 455m) đến trạm bơm Rú Lạp (1 máy 700m3/h). Tổng diện tích tưới 60ha lúa 2 vụ. Hiện nay trạm bơm Quỳnh Văn (trạm bơm Cát Voi và Rú Lạp) hoạt động tốt.
- Hệ thống kênh tưới kênh cấp 1, 2 đã được kiên cố hoá hoạt động tốt.
- Kênh dẫn dài 455m hiện nay chưa được kiên cố hoá lòng kênh bị sạt lở, cao trình đáy cống qua đường quốc lộ 1A cao hơn đáy kênh nên gây cản trở việc chuyển nước về trạm bơm Rú Lạp.
12) Trạm bơm Quỳnh Hậu và hệ thống Kênh:
Trạm bơm Quỳnh Hậu gồm có 2 máy (1 máy 2400 m3/h, 1 máy 1950m3/h) lấy nước từ kênh chính Đô Lương. Tổng diện tích tưới 134.5ha lúa 2 vụ. Hiện nay trạm bơm Quỳnh Hậu được sửa chữa nâng cấp năm 2009 nên hoạt động tốt.
- Kênh dẫn từ kênh chính Đô Lương đến bể hút trạm bơm Quỳnh Hậu dài 661m, trong đó đã kiên cố 453 m, còn lại 208m là kênh đất chưa được kiên cố.
- Hệ thống kênh tưới cấp 1.
+ Kênh chính trạm bơm: dài 937m trong đó đã kiên cố 842m, còn lại 95m là kênh đất chưa được kiên cố.
+ Kênh tưới N1 dài 865 m trong đó 700m đã được kiên cố, còn lại 165 m là kênh đất chưa được kiên cố.
+ Kênh tưới N2 dài 465 m đã được kiên cố.
- Hệ thống kênh tưới cấp 2: tổng chiều dài 3082m đã được kiên cố. Hiện nay hoạt động tốt.
c. Công trình trên kênh tưới:
Các công trình trên các tuyến kênh tưới Vùng Quỳnh Lưu, Diễn Châu từ khi đưa vào sử dụng đến nay đã qua nhiều lần sửa chữa, tuy nhiên các công trình này đều đã xuống cấp, các cống lấy nước đầu kênh nhánh hầu hết đều không có cửa van điều tiết, cao trình đặt cống không phù hợp (quá cao hoặc quá thấp) đây cũng là nguyên nhân làm tăng lượng tổn thất trên kênh làm giảm hiệu quả tưới.
Nhìn chung các công trình này đều bị xuống cấp nghiêm trọng, quá trình sửa chữa cũng mang tính chất chắp vá, trong đó đáng chú ý nhất là phần vòm cũ sau cống Hiệp Hoà. Do chưa dỡ bỏ được phần vòm này đã gây tổn thất cột nước đáng kể (25cm).
d. Hệ thống kênh tiêu Cẩm Bào:
Diện tích đất đai trên toàn lưu vực tiêu trực tiếp vào kênh Cẩm Bào là 3004 ha và Nhà Lê là 1536 ha.
- Kênh Cẩm Bào dài 11000 m được, hiện nay lòng dẫn bị sạt lở, bồi lắng.
- Kênh tiêu Nhà Lê đoạn về Lạch Thơi dài 6554 m, hiện nay lòng dẫn bị sạt lở, bồi lắng.
- Kênh tiêu Nhà Lê đoạn về Lạch Vạn dài 8205 m, hiện nay lòng dẫn bị sạt lở, bồi lắng.
2.2. Quy mô công trình
a. Hệ thống kênh:
1) Kênh tưới N22:
- Tổng chiều dài kênh cấp 2: 9.097 m; trong đó đã kiên cố 4.104m, tiếp tục kiên cố hoá 4993m còn lại .
2) Kênh tưới N24: Thuộc xã Quỳnh Hưng huyên Quỳnh Lưu
- Tổng chiều dài kênh cấp 1: 4460 m; trong đó chiều dài kênh cấp 1 đã kiên cố: 3876 m; tiếp tục kiên cố hoá 584 m còn lại.
- Tổng chiều dài kênh cấp 2: 14910 m; trong đó đã kiên cố 7900m, tiếp tục kiên cố hoá 7010m còn lại.
3) Kênh tưới N26 : Thuộc xã Quỳnh Hồng huyện Quỳnh Lưu
- Tổng chiều dài kênh cấp 1: 7603 m; trong đó chiều dài kênh cấp 1 đã kiên cố: 7603 m; Tuy nhiên với nhiệm vụ mới tưới thêm diện tích 732ha màu khu bãi Ngang cần tính toán thiết kế và kiên cố hoá cho toàn tuyến dài 7603 m.
- Tổng chiều dài kênh cấp 2: 22145 m, trong đó đã kiên cố 15.000m, tiếp tục kiên cố hoá 7010m còn lại.
Khu vực bãi ngang:
Khôi phục trạm bơm tưới Quỳnh Lương (lắp mới 4 máy 1200m3/h, động cơ điện 55KW) và trạm biến áp 400 KVA và hệ thống cầu máng vượt sông;
Làm mới hệ thống kênh mương tưới khu vực bãi ngang:
+ Kênh chính dài KC 71.81m, KC2 dài 119,69m, hình thức kênh chữ nhật, kết cấu BTCT M200.
+ Kênh cấp 1: kênh N1 dài 382m, kênh N2 dài 756m, kênh N3 dài 491m, kênh N4 dài 606m; hình thức kênh chữ nhật, kết cấu BTCT M200.
4) Kênh tưới N28 : Thuộc xã Quỳnh Văn huyện Quỳnh Lưu
- Tổng chiều dài kênh cấp 1: 3480 m, trong đó chiều dài kênh cấp 1 đã kiên cố: 1319 m, tiếp tục kiên cố hoá 2161 m còn lại. Tuy nhiên tính toán lưu lượng kênh theo nhiệm vụ mới thì kênh cũ không đủ. Nên tính toán thiết kế lại toàn tuyến dài 3480m.
- Tổng chiều dài kênh cấp 2: 9800 m, trong đó đã kiên cố 15.000m, tiếp tục kiên cố hoá 7010m còn lại.
- Xây mới trạm bơm Quỳnh Bảng quy mô 3 máy 1200m3/h, động cơ điện 55KW, trạm biến áp 300 KVA.
- Làm mới hệ thống kênh dẫn, kênh tưới trạm bơm Quỳnh Bảng.
+ Kênh dẫn vào bể hút trạm bơm Quỳnh Bảng dài 500m, hình thức kênh chữ nhật, kết cấu BTCT M200.
+ Kênh chính KC dài 158.69m, hình thức kênh chữ nhật, kết cấu BTCT M200.
+ Kênh cấp 1: kênh N1 dài 950.34m, kênh N2 dài 146.43m; hình thức kênh chữ nhật, kết cấu BTCT M200.
5) Kênh tưới N17 : Thuộc xã Quỳnh Hồng huyện Quỳnh lưu
- Tổng chiều dài kênh cấp 1: 6479,93 m, trong đó chiều dài kênh cấp 1 đã kiên cố: 1993 m, tiếp tục 4486.93 m còn lại.
- Tổng chiều dài kênh cấp 2: 12580 m, trong đó đã kiên cố hoá 5995 m, tiếp tục kiên cố hoá 6585 m còn lại.
6) Kênh tưới N17b: Thuộc xã Quỳnh Thạch huyện Quỳnh Lưu
- Tổng chiều dài: 1203,3 m, trong đó chiều dài đã kiên cố: 757,9 m, tiếp tục kiên cố 445,4 m còn lại.
7) Kênh tưới N19 : Thuộc xã Quỳnh Văn huyện Quỳnh Lưu
- Tổng chiều dài kênh cấp 1: 1897.41 m, trong đó chiều dài kênh cấp 1 đã kiên cố: 124 m, tiếp tục kiên cố hoá 1773,41m còn lại.
- Tổng chiều dài kênh cấp 2: 1195 m, trong đó đã kiên cố hoá 578 m, tiếp tục kiên cố hoá 617 m còn lại.
8) Trạm bơm Quỳnh Văn và hệ thống Kênh:
Hiện nay trạm bơm Quỳnh Văn (trạm bơm Cát Voi và Rú Lạp) hoạt động tốt.
- Kiên cố hoá kênh dẫn dài 455m.
9) Trạm bơm Quỳnh Hậu và hệ thống Kênh:
Trạm bơm Quỳnh Hậu được sửa chữa nâng cấp năm 2009 nên hoạt động tốt.
- Kênh dẫn từ kênh chính Đô Lương đến bể hút trạm bơm Quỳnh Hậu dài 661m, trong đó đã kiên cố 453 m, tiếp tục kiên cố hoá 208m còn lại.
- Kiên cố hoá hệ thống kênh tưới cấp 1.
+ Kênh chính trạm bơm: dài 937m, trong đó đã kiên cố 842m, tiếp tục kiên cố hoá 95m còn lại.
+ Kênh tưới N1 dài 865 m trong đó đã kiên cố 700m, tiếp tục kiên cố hoá 165m còn lại.
b. Công trình trên kênh tưới:
Đối với các công trình trên dọc tuyến kênh tưới cấp 1 và cấp 2, hình thức nâng cấp hoặc làm mới đối với các cầu qua kênh, cống lấy nước vào đầu kênh nhánh đã bị hư hỏng, làm nối tiếp với những cống đã đạt cao trình và còn hoạt động tốt. Tận dụng những công trình trên kênh cũ mà còn tốt.
c. Hệ thống kênh tiêu Cẩm Bào:
Nạo vét hệ thống kênh tiêu Cẩm Bào.
- Kênh Cẩm Bào dài 11000 m được, hiện nay lòng dẫn bị sạt lở, bồi lắng.
- Kênh tiêu Nhà Lê đoạn về Lạch Thơi dài 6554 m, hiện nay lòng dẫn bị sạt lở, bồi lắng.
- Kênh tiêu Nhà Lê đoạn về Lạch Vạn dài 8205 m, hiện nay lòng dẫn bị sạt lở, bồi lắng.
I.3. VỊ TRÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC KHẢO SÁT
3.1. Vị trí công trình:
Vùng dự án thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Vĩ độ Bắc: 200 50’20"
Kinh độ Đông: 1060 30’50"
3.2. Điều kiện tự nhiên
Nghệ An là nơi bắt đầu của dải Trường Sơn hùng vĩ nên địa hình có hướng chủ đạo phát triển theo hướng TB -ĐN. Địa hình núi phân bố chủ yếu ở phía Tây của tỉnh và chiếm phần lớn diện tích của tỉnh với nhiều đỉnh cao trên 1000 – 2000 m như Phu Hoạt (2452 m), Bù Khang (1085 m), Pha Tà (1542 m), Nhót Nhí (1720 m), Phu Quắc (1107 m), Phu Lon (1570 m), Phu Ma (2194 m), Phu Xa Lai Leng (2711 m), Phu Can (1069 m), Phu Đen Đin (1540 m),Cao Vèu (1343 m) và núi Vũ Trụ (1020 m). Chuyển tiếp từ vùng núi xuống đồng bằng là vùng đồi và núi thấp độ cao từ 200 -500 m. Các núi, đồi có đỉnh tròn, sườn thoải. Diện tích kiểu địa hình này không lớn lắm.
Địa hình đồng bằng ở Nghệ An không lớn, phân bố ở ven biển, chủ yếu ở Diễn Châu và Vinh. Địa hình đồng bằng ở Nghệ An được hình thành do bồi tích sông Cả với gió biển tạo nên dải trũng dọc biển.
I.4. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
-Tiêu chuẩn ngành 14TCN22-2002 quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở trong công trình thủy lợi.
-Tiêu chuẩn ngành 14TCN102-2002 quy phạm khống chế độ cao cơ sở trong công trình thủy lợi.
-Tiêu chuẩn ngành 14TCN40-2002 quy phạm đo kênh và xác định tim công trình.
-Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN309:2004 công tác trắc địa trong xây dựng công trình.
-Tiêu chuẩn ngành 14TCN141-2005 quy phạm đo vẽ mặt cắt, bình đồ địa hình công trình thuỷ lợi