Đồ án Xây dựng và triển khai giải pháp chợ điện tử

Mục tiêu mà nhóm chúng em hướng đến sau khi hoàn thành ứng dụng này là nắm bắt và hiểu rõ hơn các cơ chế cũng như hoạt động của Microsoft .NET Framework, quy trình xây dựng một thư viện Control chuẩn, tiếp cận gần hơn với công nghệ AJAX và các kiến thức về TMĐT về mặt lý thuyết, bên cạnh đó về mặt ứng dụng sẽ là xây dựng được các Control, thực hiện được Website giao dịch điện tử. Về mặt lý thuyết Nắm bắt các kiến thức về: .NET Framework, ASP.NET, quy trình xây dựng Custom Control. Nắm bắt và hiểu rõ về AJAX. Một tổ hợp các công nghệ (XHTML, CSS, DOM, XML, XSLT) cho phép tạo nên những ứng dụng Web có giao diện phong phú. Tìm hiểu các Website TMĐT thế giới và website Chợ điện tử để nắm được cách thức hoạt động, những yêu cầu cần thiết đối với ứng dụng TMĐT. Về mặt ứng dụng Xây dựng các Control cho ứng dụng. Xây dựng Website thực hiện các chức năng: Mua / bán hàng, đấu giá, rao vặt, Quản lý thông tin khách hàng. Hệ thống phải được thiết kế và xây dựng theo một kiến trúc mở cho phép nâng cấp hay triển khai các giải pháp tương tự.

doc129 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2465 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng và triển khai giải pháp chợ điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay với xu thế Công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, cuộc sống ngày càng được số hóa. Nhờ có kỹ thuật số giúp con người tiết kiệm đáng kể các chi phí như: chi phí vận chuyển trung gian, chi phí giao dịch,… Cùng với xu thế đó Thương Mại Điện Tử đang có xu hướng phát triển rất mạnh giúp con người có thể tìm kiếm tự động theo nhiều mục đích khác nhau. Giờ đây, chỉ với một máy tính được kết nối Internet con người có thể ngồi tại nhà để mua sắm mọi thứ theo ý muốn của mình. Điều này cho thấy tận dụng được rất nhiều lợi điểm do TMĐT đem lại là một thế mạnh để phát triển nền kinh tế đất nước và cải thiện đời sống con người. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, đòi hỏi các Doanh Nghiệp phải nâng cao trình độ quản lý, kinh doanh và ứng dụng Khoa Học Kỹ Thuật. Vì vậy, phát triển TMĐT là vấn đề cần quan tâm. Trong khi TMĐT đang phát triển rất mạnh trong khu vực cũng như trên thế giới thì ở Việt Nam hầu hết các Doanh Nghiệp vẫn quen với nếp kinh doanh cũ, con người vẫn có thói quen ra cửa hàng để mua hàng và trả tiền mặt. Với ứng dụng “Xây dựng và triển khai giải pháp Chợ Điện Tử” mà nhóm chúng em xây dựng hi vọng sẽ có thể giúp mọi người cũng như các DN có thể tiếp cận gần hơn với cơ chế thị trường của TMĐT cũng như cách thức mua bán hàng qua mạng. Bên cạnh đó, đề tài cũng không ngoài mục đích giúp mọi người có thể tiếp cận gần hơn và xác thực hơn với Công Nghệ Thông Tin (một khuynh hướng đang rất phổ biến và phát triển ở Việt Nam cũng như trên thế giới). Ngoài ra, đề tài còn đề cập đến các vấn đề kỹ thuật và quy trình xây dựng một ứng dụng TMĐT như: Nền tảng của ASP.NET, Miscrosoft Visual Studio 2005, AJAX. Có thể đây là một ứng dụng chưa hoàn chỉnh nhưng chúng em có thể phát triển và hoàn thiện hơn trong tương lai để có thể áp dụng và đem lại những kết quả thiết thực. Rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô để chúng em có thêm kinh nghiệm. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Sau đây là một vài nét sơ lược về: mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi đề tài, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài vào thực tiễn cũng như nội dung tóm tắt các chương của khóa luận. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu mà nhóm chúng em hướng đến sau khi hoàn thành ứng dụng này là nắm bắt và hiểu rõ hơn các cơ chế cũng như hoạt động của Microsoft .NET Framework, quy trình xây dựng một thư viện Control chuẩn, tiếp cận gần hơn với công nghệ AJAX và các kiến thức về TMĐT về mặt lý thuyết, bên cạnh đó về mặt ứng dụng sẽ là xây dựng được các Control, thực hiện được Website giao dịch điện tử. Về mặt lý thuyết Nắm bắt các kiến thức về: .NET Framework, ASP.NET, quy trình xây dựng Custom Control. Nắm bắt và hiểu rõ về AJAX. Một tổ hợp các công nghệ (XHTML, CSS, DOM, XML, XSLT) cho phép tạo nên những ứng dụng Web có giao diện phong phú. Tìm hiểu các Website TMĐT thế giới và website Chợ điện tử để nắm được cách thức hoạt động, những yêu cầu cần thiết đối với ứng dụng TMĐT. Về mặt ứng dụng Xây dựng các Control cho ứng dụng. Xây dựng Website thực hiện các chức năng: Mua / bán hàng, đấu giá, rao vặt,… Quản lý thông tin khách hàng. Hệ thống phải được thiết kế và xây dựng theo một kiến trúc mở cho phép nâng cấp hay triển khai các giải pháp tương tự. Đối tượng và phạm vi đề tài Đối tượng đề tài Các Doanh nhân, Doanh nghiệp và tất cả người dùng truy cập trang Web của Chợ điện tử để thực hiện việc mua, bán hàng hóa, trao đổi Sản phẩm, hoặc đăng ký tài khoản tại Chợ điện tử để trở thành một thành viên của Chợ điện tử. Các lập trình viên, hay những đối tượng quan tâm đến lĩnh vực công nghệ thông tin có thể hiểu rõ hơn về nền tảng .NET Framework, quy trình xây dựng các Control, công nghệ AJAX,.. Phạm vi đề tài Ứng dụng được xây dựng trên máy Local. Phương pháp nghiên cứu Nắm bắt cơ chế của Custrom Control, quy trình xây dựng một Control cũng như cách thức xây dựng một file thư viện .dll (Dynamic Link Library - Một thư viện liên kết động). Nắm bắt và biên dịch một Project thành thư viện .dll. Từ đó, hiểu rõ hơn về cơ chế của .NET Framework. Nghiên cứu cơ chế, kiến trúc code của Community Server. Dựa trên nền tảng code này để nắm được cách thức viết Control. Kiến trúc code Chợ Điện Tử được xây dựng dựa trên kiến trúc nền của Community Server. Nghiên cứu cơ chế hoạt động của Chợ Điện Tử tại website: và các hoạt động, quy trình của các trang Thương mại điện tử. Từ đó xây dựng và triển khai giải pháp cho ứng dụng “Chợ Điện Tử”. Đóng góp của đề tài Hướng người dùng tiếp cận gần và xác thực hơn với nền Thương Mại Điện Tử ở Việt Nam cũng như trên Thế giới. Hiểu rõ quy trình mua, bán hàng qua mạng. Qua ứng dụng giúp người dùng, những lập trình viên hay chính xác hơn là những người quan tâm đến Công Nghệ Thông Tin, lĩnh vực Công nghệ phần mềm được hiểu rõ hơn về cơ chế xây dựng của ASP.NET, cơ chế của Custom Control. Tóm tắt nội dung chính của các chương trong đề tài Nội dung của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Sơ luợc Thương Mại Điện Tử Ở Chương I, nhóm chúng em sẽ tập trung vào nghiên cứu cơ chế cũng như nền thị trường Thương mại điện tử ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Các mô hình TMĐT, những lợi ích, ưu – nhược điểm của Thương mại điện tử. Chương 2: Một số công nghệ và kỹ thuật Ở chương II sẽ tập trung vào các kỹ thuật, một số công nghệ được áp dụng trong khóa luận: Microsoft Visual Studio 2005, Microsoft SQL Server 2000, AJAX,…cách thức xây dựng Web Custom Control trong ASP.NET, các file thư viện .dll, .ascx,... Chương 3: Ứng dụng các công nghệ vào xây dựng và triển khai giải pháp Chợ điện tử. Ở chương III sẽ mô tả sơ lược về ứng dụng và minh họa ứng dụng “Xây dựng và triển khai giải pháp Chợ Điện Tử”, các màn hình trong ứng dụng cũng như quá trình cài đặt ứng dụng cũng như 1 số code mẫu cho ứng dụng. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TMĐT Thương mại điện tử DN Doanh nghiệp CNTT Công nghệ thông tin APEC Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Economic Co- Operation) ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South-East Asian Nations) UNCITRAL Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (United Nations Conference on International Trade Law) VN Việt Nam HĐH Hệ điều hành CSDL Cơ sở dữ liệu SP Sản phẩm DM Danh mục DNS Hệ thống tên miền (Domain Name System) ICANN Tổ chức cá nhân phi lợi nhuận AJAX Asynchronous Javascript and XML HTML Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HyperText Markup Language) DHTML Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản động (Dynamic HyperText Markup Language) ISP Nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider) SOAP Giao thức truy xuất đối tượng đơn giản (Simple Object Access Protocol) XML Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (Extensible Markup Language) DLL Thư viện liên kết động (Dynamic Link Library) B2B Giao dịch TMĐT giữa DN với DN (Business to Business) B2C Giao dịch TMĐT giữa DN với người tiêu dùng (Business to Customer) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Các điểm khác nhau giữa Custom Control và User Control Bàng 2.2 Các yếu tố trong AJAX Bảng 3.1 Mô tả các Actor và Use Case DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 E-Commerce và E-Business Hình 1.2 Gartner và mô hình mối quan hệ tiếp thị Hình 1.3 Cấu trúc Logic của một Websiteb Hình 1.4 Cấu trúc vật lý của một Website Hình 1.5 Kiến trúc Website 2 lớp và 3 lớp Hình 1.6 Mô hình hoạt động B2C – Business to Customer Hình 1.7 Mô hình hoạt động B2B - Business to Business Hình 1.8 Xử lý thẻ tín dụng trong TMĐT Hình 1.9 Các vấn đề bảo mật an toàn bảo mật của một Website TMĐT Hình 2.1 Nền tảng của .NET (.NET Platform) Hình 2.2 Các thành phần của .NET Frameworkb Hình 2.3 Mô hình gởi – nhận yêu cầu Hình 2.4 Mô hình mô tả các sử dụng Session Hình 2.5 FreeTextBox Control Hình 2.6 Vòng đời của Control Hình 2.7 Datagrid được kế thừa từ Control Inaming Container Hình 2.8 DataBind và CreateChildControls Hình 2.9 Event Bubbling Hình 2.10 Phân tích IlistSource Hình 2.11 Tạo một Project loại Web Control Library Hình 2.12 Thông điệp nhận được sau khi biên dịch thành công được file .dll Hình 2.13 Cách Add một file .dll vào ứng dụng Web Hình 2.14 Đưa Custom Control vào Toolbox Hình 2.15 Mô hình mô tả các thành phần của SQL Server Hình 2.16 (a) Mô hình “cổ điển” của một ứng dụng Web Hình 2.16 (b) Mô hình sử dụng Ajax Hình 2.17 Tương tác giữa Client và Server Hình 2.18 Ứng dụng Web truyền thống (trái) và Ajax (phải) Hình 2.19 Tương tác đồng bộ trong ứng dụng web truyền thống (trên) và dị bộ trong ứng dụng AJAX. (Adaptive Path) Hình 2.20 Bốn thành phần chính của Ajax Hình 2.21 Mô hình tương tác chuẩn trong một ứng dụng Ajax Hình 3.1 Các tác nhân chính trong ứng dụng Hình 3.2 Use case mô tả chức năng của Administrator Hình 3.3 Use case mô tả chức năng của Users Hình 3.3.1 (a) Use Case mô tả chức năng “Mua hàng” Hình 3.3.1 (b) Mô tả chi tiết chức năng “Mua hàng” Hình 3.3.2 (a) Use Case mô tả chức năng “Bán hàng” Hình 3.3.3 (b) Mô tả chi tiết chức năng “Bán hàng” Chương 1 SƠ LƯỢC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Tổng quan về Thuơng Mại Điện Tử (E-Commerce) Khái niệm Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu. TMĐT theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về TMĐT là Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) Information Technology (Công nghệ thông tin) Commercial Transaction (Giao dịch điện tử) Giao dịch điện tử gồm các giao dịch thương mại gồm các nhà kinh doanh, khách hàng, chính phủ. Thông thường các giao dịch này dựa trên các quan hệ thương mại nhưng cũng dựa trên quan hệ kỹ thuật. E-commerce chủ yếu nhằm vào sự đáp ứng đơn đặt hàng và dịch vụ khách hàng. Các kỹ thuật Internet hỗ trợ phát triển sản phẩm. Hình 1.1 – E-Commerce và E-Business Đặc điểm E – Commerce Mọi lúc, mọi nơi. Với một máy tính được kết nối Internet, người dùng ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể truy cập vào Website của các DN để mua hay bán hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, người dùng còn có thể trao đổi các mặt hàng, rao bán các mặt hàng thông qua Website. Điều này giúp cho TMĐT mang tính toàn cầu và là một tiêu chuẩn mang tính phổ quát. Ngoài ra, sự tương tác giữa DN với khách hàng, hay giữa DN với DN, giữa khách hàng với khách hàng cũng chính là một lợi điểm rất to lớn của TMĐT giúp cho DN và tất cả mọi người trên toàn cầu được gắn kết lại gần với nhau hơn. Đồng thời, mật độ thông tin cũng rất cao giúp giảm chi phí tìm kiếm rất nhiều. Thông tin được biễu điển đa dạng: video, audio, graphic, text… Sự cá nhân hóa / Sự tùy biến. Người dùng khi vào các Website TMĐT ngoài mua hàng còn có thể bán hàng, đấu giá các mặt hàng, trao đổi các mặt hàng xây dựng gian hàng cá nhân. Mục tiêu của TMĐT Một mục tiêu duy nhất của TMĐT đó chính là các kết quả mà Doanh nghiệp cần đạt được khi ứng dụng TMĐT cho các hoạt động kinh doanh của DN đó. Các nhân tố chính thành công trong TMĐT Cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Sự hợp nhất với các hệ thống hạ tầng sẵn có cũng như chi phí thiết lập hệ thống TMĐT. Các sản phẩm và dịch vụ cụ thể được mua bán. Nhóm dự án trên các mảng chức năng. Một Website TMĐT của DN phải có các nhóm phụ trách các mảng chức năng như: kỹ thuật, kinh doanh,… để quản lý Website được hiệu quả hơn. Tính phổ biến của trang Web trong khách hàng. Các dịch vụ chính trong website có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hay không. An toàn giao dịch và sự kiểm soát hệ thống TMĐT. Khuyến mại và hệ thống trao đổi thông tin nội bộ. Độ tin cậy giữa người bán và người mua. Hình 1.2 – Gartner Group và Mô hình mối quan hệ tiếp thị Thị truờng Thuơng Mại Điện Tử Kinh doanh điện tử - Business Ecommerce: Là một định nghĩa khái quát hơn của TMĐT. Nó là quá trình mua, bán và phục vụ khách hàng, hợp tác giữa các đối tác kinh doanh, hướng dẫn các phiên giao dịch điện tử bên trong một tổ chức. Tình hình TMĐT trên thế giới TMĐT vẫn chủ yếu được ứng dụng ở các nước phát triển, trong đó Mỹ chiếm 50% tổng doanh số TMĐT toàn cầu. Sự phát triển của TMĐT gắn liền với sự phát triển CNTT, dựa trên nền tảng CNTT. Hai tổ chức APEC và ASEAN đã đạt thỏa thuận về các nguyên tắc chỉ đạo chung (ASEAN) và chương trình hành động (APEC) về TMĐT. Tình hình TMĐT ở Việt Nam Các hành động phát triển TMĐT ở VN còn chậm, chưa có lộ trình, kế hoạch tổng thể cho việc triển khai và ứng dụng TMĐT ở VN. Người tiêu dùng VN vẫn quen tập quán đến cửa hàng để chọn mua các mặt hàng và trả tiền mặt. Rất hiếm DN chủ động tạo Website riêng cho DN và do sự xúc tiến thúc đẩy của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Về cơ sở hạ tầng CNTT và nhân lực: Hầu hết các DN khó tiếp cận được công nghệ mới. Bên cạnh đó, DN còn lúng túng trong việc tìm kiếm thông tin, quảng bá hoạt động kinh doanh trên Internet. Thực trạng về cơ chế chính sách và cơ sở hạ tầng công nghệ quốc gia: Cước truy cập Internet còn cao. Điển hình là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, Internet còn ít phổ biển và cước Internet người dân truy cập còn rất cao. Ngoài ra, Internet chưa đến được với các khu vực thiểu số làm cho người dân ở đây “mù” thông tin và không thể cập nhật các thông tin mới, vì vậy khái niệm TMĐT tương đối xa lạ với người dân ở các khu vực này. Đồng thời, tốc độ quá thấp so với các nước trong khu vực. Hệ thống thanh toán điện tử của các ngân hàng chưa phát triển đủ đáp ứng nhu cầu của TMĐT Các bước triển khai TMĐT ở Việt Nam: Để thiết kế một Website được hiệu quả, đầu tiên phải xác định các mục tiêu kinh doanh cho Website, trên cơ sở các mục tiêu kinh doanh đó xác định các chức năng cần thiết của hệ thống cần phải có và xác định các yêu cầu thông tin cần phải có để thực hiện các chức năng đó. Có thể theo trình tự các bước sau: Mục đích Website, đối tượng người xem Sơ bộ cách thức hoạt động của Website, các chức năng chính, các nội dung cần có Cấu trúc kỹ thuật của từng phần trong Website Thu thập thông tin, hình ảnh, …cần thiết để đưa lên Website Tham khảo một số Website tương tự để lấy ý tưởng, học hỏi, so sánh điểm mạnh, điểm yếu. Nhờ từ vấn để có thể thiết kế Website hiệu quả nhất. Sau khi xác định các chức năng của hệ thống, các nhà lập trình sẽ xác định cấu trúc logic và cấu trúc vật lý của website. Khi xây dựng website, phải xác định kiến trúc Website Kiến trúc hệ thống website bao gồm: Việc lựa chọn phần mềm, phần cứng và phân bổ các nhiệm vụ trong hệ thống thông tin nhằm đạt được các chức năng của hệ thống nêu trên. Thông thường website có các kiểu kiến trúc sau: Kiến trúc hai lớp: Là kiến trúc sử dụng một web server để đáp ứng các yêu cầu đọc các trang web và một server CSDL để cung cấp thông tin. Web server và CSDL server đều dùng trên một máy Kiến trúc nhiều lớp: Gồm một web server liên kết với các lớp trung gian bao gồm các server ứng dụng thực hiện một nhiệm vụ nào đó, mỗi server ứng dụng sử dụng một hoặc nhiều máy chủ. Các nhiệm vụ đó thường là backend Hình 1.3 – Cấu trúc Logic của một Website Hình 1.4 – Cấu trúc vật lý của một Website Hình 1.5 – Kiến trúc Website 2 lớp và 3 lớp Các bước xây dựng 1 Website Ðể tạo ra một Website có chất lượng đòi hỏi có sự nghiên cứu kỹ về Web, phải biết mình sẽ làm gì và không nên làm gì để đưa tất cả các ý tưởng đó vào việc xây dựng một Website. Ðể tạo ra một Website cần phải theo làm theo những bước sau đây: Bước 1: Ðây là giai đoạn định hướng. Cần nắm được những ý tưởng tổng quan, mục đích cần đạt tới đối với website,đối tượng cần nhắm tới là ai, thông tin gì đã có trong tay và sử dụng chúng như thế nào Bước 2: Sau khi xác định được các điểm trên tiến hành tổ chức các phần mục và các thông tin có trên site. Tạo ra các nhánh, các tiêu đề và các tiêu đề phụ để có thể tìm kiếm thông tin hữu ích một cách dễ dàng để không lãng phí thời gian đối với các thông tin mà ta không quan tâm. Lựa chọn các từ khoá thích hợp để thuận tiện cho việc tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ tìm kiếm. Bước 3: Lựa chọn các hình ảnh đưa lên site từ thư viện điện tử hoặc từ trên đĩa CDROM. Ðó có thể là những hình ảnh về sản phẩm, về văn phòng làm việc, các chuyên gia chính của công ty. Bước 4: Khi đã có bộ khung, bắt đầu chuẩn bị tạo ra website bằng việc sử dụng ngôn ngữ siêu văn bản (HTML). Tiến hành chuyển đổi các văn bản text tới HTML mà có thể làm bằng World, Netscape, Homesite và một vài gói thông tin được lựa chọn khác. Chúng ta đã có một vài chương trình phần mềm rất thuận tiện cho người sử dụng mà có thể chuyển đổi một cách tự động từ dạng text thành ngôn ngữ HTML mà có thể không cần biết một chút gì về HTML. Ví dụ như Frontpage Bước 5: Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Internet để đưa website lên Internet Bước 6: Thiết lập tên miền. Ðăng ký tên website với các nhà tìm kiếm. Quảng cáo Website thông qua các phương pháp truyền thống như gửi thư, truyền thanh, truyền hình cũng như có các biển hiệu quảng cáo. Hai điều quan trọng là thông qua các công cụ tìm kiếm tiện ích như: Google,… để đảm bảo rằng website phải thật nổi bật và các thông tin phải được cập nhật hàng ngày Tên miền và đăng ký tên miền Trên Internet sử dụng địa chỉ IP để vận chuyển dữ liệu. Địa chỉ IP khó nhớ vì vậy sử dụng khái niệm tên miền để dễ nhớ. Tên miền sẽ được lưu trong cơ sở dữ liệu DNS là hệ thống tên miền. DNS được duy trì và kiểm soát bởi Hiệp hội Internet về đăng ký tên và chữ số (ICANN) là một tổ chức cá nhân phi lợi nhuận mà tiền thân được thành lập với mục đích hỗ trợ chính phủ Mỹ. Tên miền được chia thành 2 cấp độ cao nhất: tên miền quốc tế và tên miền quốc gia. Tên miền quốc tế là những tên miền có phần đuôi là .com, .net, .org và sẽ có thêm tên miền .biz và .info. Tên miền quốc gia có phần đuôi là ký hiệu của mỗi quốc gia. Ký hiệu này do ICANN tổ chức và quản lý. Việt nam có phần đuôi là VN, Australia có tên là AU, Pháp là FR,...Hiện nay có hơn 200 tên miền quốc gia khác nhau. Dưới mỗi tên miền quốc gia có tên miền cấp 2 và cấp 3 (ví dụ COM.VN, EDU.VN,...). Nếu DN tự đăng ký, nên vào trang Web có địa chỉ hoặc xem tên miền DN có trùng với một tên miền nào đã đăng ký không, nếu không chỉ việc gửi tên miền đó tới InterNIC theo mẫu được hướng dẫn ngay trên trang Web của InterNIC. Mô hình Thuơng Mại Điện Tử Dựa theo quan hệ thương mại, có các mô hình TMĐT sau: Business-to-Consumer (B2C) Business-to-Business (B2B) Consumer-to-Consumer (C2C) B2C - Mô hình TMĐT giữa DN với người tiêu dùng. Đây là mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Có thể là từ: Nhà sản xuất, hay từ một cửa hàng thông qua kênh phân phối. Hàng hóa bán lẻ trên mạng thường là hàng hóa, máy tính, đồ điện tử, dụng cụ thể thao, đồ dùng văn phòng,… Hình 1.6 – Mô hình hoạt động B2C – Business to Consumer Mô hình B2C sử dụng cho hình thức kinh doanh không có chứng từ. Người tiêu dùng vào Website của công ty chọn các mặt hàng cần mua, cung cấp thông tin khách hàng trên Form định sẵn trên Website, chọn hình thức thanh toán chuyển tiền qua Bưu điện, chuyển khoản hay thanh toán điện tử, cách thức vận chuyển hàng hóa,..và coi như quá trình đặt hàng hoàn thành, chỉ chờ hàng đến. Tại DN sẽ có chương trình xử lý tự động thông tin mua bán hàng, kiểm tra thông tin khách hàng về vấn đề thanh toán,.. B2B - Mô hình TMĐT giữa các Doanh nghiệp với Doanh nghiệp. Là việc thực hiện các giao dịch giữa các DN với nhau trên mạng. Các bên giao dịch bao gồm: người trung gian trực tuyến, người mua và người bán. Mô hình B2B áp dụng trong quá trình buôn bán giữa các tổ chức và các Site cung cấp bán sỉ và dùng cho hình thức kinh doanh có chứng từ giữa các công ty, các tổ chức,… Trong mô hình này, vấn đề quan trọng nhất là trao đổi các thông tin thương mại có cấu trúc và mua bán tự động giữa 2 hệ thống khác nhau. Khi sử dụng mô hình này cần phải kiểm chứng được khách hàng và bảo mật các thông tin mua bán thông qua các chữ ký điện tử của công ty, tổ chức. Hình 1.7 – Mô hình hoạt dộng B2B- Business to Business Các loại giao dịch B2B cơ bản: Bên bán – Một bên bán nhiều bên mua: là mô hình dựa trên công nghệ web trong đó một công ty bán cho nhiều công ty mua. Có 3 phương pháp bán trực tiếp trong mô hình này: Bán từ Catalog điện tử, bán qua quá trình đấu giá, bán theo hợp đồng cung ứng dài hạn đã thỏa thuận trước. Bên mua – Một bên mua – nhiề