Một vấn đềsôi động trong thực tiễn vàlý luận dạy học vàquản lýgiáo
dục hiện nay làvấn đềnghiên cứu - ứng dụng các phương pháp đánh giá -kiểm tra quátrìnhvàkết quảdạy-học, quátrình quản lýgiáo dục một cách
khách quan, chính xác vànhanh chóng. Trong hoạt động dạy-học, việc kiểm
tra - đánh giákhông chỉ đơn thuần chútrọng vào kết quảhọc tập của học sinh
màcòn cóvai tròto lớn hơn trong việc thúc đẩy động cơ, thái độtích cực,
chủ động vàsáng tạo trong học tập của người học, hoàn thiện quátrìnhdạy -học vàkiểm chứng chất lượng -hiệu quảgiờhọc vàtrình độnghềnghiệp của
giáo viên.Trong hoạt động quản lý kiểm tra-đánh giá cũng không chỉ đơn
thuần hướng vào đánh giákết quảcông việc màcòn cótác động thúc đẩy, hỗ
trợvànâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động của tổchức vàcong tác quản
lýcủa tổchức.
Các hình thức kiểm tra, đánh giátruyền thống trong hoạt động dạy -học nặng về đánh giá khả năng ghi nhớ, trình bày lại những nội dung mà
người d ạy truyền thụ nhưkiểm tra vấn đáp bài học cũ, kiểm tra viết trong
thời gian ngắn hoặc dài theo chương, mục bài giảng v.v. đãvà đang bộc lộ
nhiều hạn chếnâng cao tính tích cực học tập vàkhảnăng vận dụng linh hoạt -sáng tạo các kiến thức -kỹnăng của người học trong các tình huống thực tế
đa dạng. Đểkhắc phục các hạn chếtrên, ởnhiều nước trên thếgiới đãnghiên
cứu vàvận dụng các phương pháp đánh giábằng các trắc nghiệm (test) khách
quan. Các bộtrắc nghiệm (test) được nghiên cứu thửnghiệm cho từng loại
hình dạy -học vàmục đích khác nhau rất công phu (Trắc nghiệm tríthông
minh IQ; Trắc nghiệm kiểm tra tiếng Anh; Trắc nghiệm kiểm tra luật giao
thông v.v.). Cũng cónhững loại trắc nghiệm đánh giá đơn giản để đáp ứng
yêu cầu đánh giákiến thức hoặc kỹnăng trong một bài dạy lýthuyết hoặc
thực hành. Trong quản lýgiáo dụccòn cócác loại hình đánh giágiáo dục
khác như đánh giágiáo viên; đánh giánhàtrường, đánh giáchất lượng giáo
dục .vv với nhiều phương pháp, quy trình vàbộcông cụ đánh giákhác nhau.
39 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 22434 | Lượt tải: 10
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đo lường và đánh giá trong giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
PGS.TS Trần Khánh Đức
Đại học quốc gia Hà nội
2
Đặt vấn đề
Một vấn đề sôi động trong thực tiễn và lý luận dạy học và quản lý giáo
dục hiện nay là vấn đề nghiên cứu - ứng dụng các phương pháp đánh giá -
kiểm tra quá trình và kết quả dạy-học, quá trình quản lý giáo dục một cách
khách quan, chính xác và nhanh chóng. Trong hoạt động dạy- học, việc kiểm
tra - đánh giá không chỉ đơn thuần chú trọng vào kết quả học tập của học sinh
mà còn có vai trò to lớn hơn trong việc thúc đẩy động cơ, thái độ tích cực,
chủ động và sáng tạo trong học tập của người học, hoàn thiện quá trình dạy -
học và kiểm chứng chất lượng - hiệu quả giờ học và trình độ nghề nghiệp của
giáo viên.Trong hoạt động quản lý kiểm tra-đánh giá cũng không chỉ đơn
thuần hướng vào đánh giá kết quả công việc mà còn có tác động thúc đẩy, hỗ
trợ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức và cong tác quản
lý của tổ chức.
Các hình thức kiểm tra, đánh giá truyền thống trong hoạt động dạy -
học nặng về đánh giá khả năng ghi nhớ, trình bày lại những nội dung mà
người dạy truyền thụ như kiểm tra vấn đáp bài học cũ, kiểm tra viết trong
thời gian ngắn hoặc dài theo chương, mục bài giảng v.v.. đã và đang bộc lộ
nhiều hạn chế nâng cao tính tích cực học tập và khả năng vận dụng linh hoạt -
sáng tạo các kiến thức - kỹ năng của người học trong các tình huống thực tế
đa dạng. Để khắc phục các hạn chế trên, ở nhiều nước trên thế giới đã nghiên
cứu và vận dụng các phương pháp đánh giá bằng các trắc nghiệm (test) khách
quan. Các bộ trắc nghiệm (test) được nghiên cứu thử nghiệm cho từng loại
hình dạy - học và mục đích khác nhau rất công phu (Trắc nghiệm trí thông
minh IQ; Trắc nghiệm kiểm tra tiếng Anh; Trắc nghiệm kiểm tra luật giao
thông v.v...). Cũng có những loại trắc nghiệm đánh giá đơn giản để đáp ứng
yêu cầu đánh giá kiến thức hoặc kỹ năng trong một bài dạy lý thuyết hoặc
thực hành. Trong quản lý giáo dục còn có các loại hình đánh giá giáo dục
khác như đánh giá giáo viên; đánh giá nhà trường, đánh giá chất lượng giáo
dục ..vv với nhiều phương pháp, quy trình và bộ công cụ đánh giá khác nhau.
I. MỘT SỐ THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG TRONG ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ.
1.1.Kiểm tra : Theo từ điển tiếng Việt thuật ngữ kiểm tra được định
nghĩa như sau : “ Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét
“ (Hoàng Phê- Từ điển Tiếng Việt. NXB khoa học xã hội, H.1998 )
Theo Tự điển Giáo dục học -NXB Tự điểm Bách khoa 2001 thuật
ngữ Kiểm tra được định nghĩa như sau : “ Là bộ phận hợp thành của quá
trình hoạt động dạy- học nhằm nắm được thông tin về trạng thái và kết quả
học tập của học sinh, về những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để
tìm ra những biện pháp khắc phục những lỗ hổng, đồng thời củng cố và tiếp
tục nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy- học. Như vậy trong lĩnh vực giáo
dục, kiểm tra là một thuật ngữ chỉ sự đo lường, thu thập thông tin để có được
những phán đoán, xác định xem mỗi người học sau khi học đã nắm được gì
3
(kiến thức), làm được gì (kỹ năng) và bộc lộ thái độ ứng xử ra sao ,đồng thời
có được những thông tin phản hồi để hoàn thiện quá trình dạy-học
2.2. Đo lường: ( Measurement)
Theo Hoàng Phê- Từ điển Tiếng Việt. NXB khoa học xã hội, H.1998 ,
thuật ngữ “ Đo lường” được định nghĩa là : xác định độ lớn của một đại
lượng bằng cách so sánh với một đại lượng cùng loại được chọn làm đơn vị “
Đo lường trong tiếng Anh ( Measurement ) là một khái niệm chuyên dùng để
chỉ sự so sánh một vật hay hiện tượng với một thước đo hay chuẩn mực, có
khả năng trình bày kết quả về mặt định lượng .Nói cách khác đo lường là một
cách lượng giá với mục đích gán con số hoặc thứ bậc cho đối tượng đo (
nghiên cứu ) theo một hệ thống quy tắc hay chuẩn mực nào đó.
Trong lĩnh vực giáo dục có nhiều định nghĩa khác nhau về đo lường
- Theo K.D.Hopkins và J.C.Stalay : Đo lường là quá trình mà với nó, sự việc
được phân biệt .
- Theo Q. Stodola và K.Stordahl : Đo lường trong giáo dục là phương tiện
để thu thập, phân tích dữ liệu về đặc tính, hành vi con người một cách có hệ
thống làm cơ sở cho những hành động thích hợp .
Trong đo lường, các loại thang đo có vai trò cực kỳ quan trọng. Những
công cụ đo lường trong nghiên cứu giáo dục có các loại sau :
- Thang đo định danh : ( nominal scale ) là kiểu đo lường đánh giá sự vật
, hiện tượng hay đặc tính theo tên gọi ( định danh ) theo giói tính nam-nữ;
theo vùng miền ( bắc, nam ,trung) ; theo nhóm tuổi ( trẻ em, người lớn ); theo
trình độ học lực ( kém, trung bình , khá, giỏi..) hoặc khi cần phân loại theo
đặc trưng mầu sắc ( xanh, dỏ, vàng..vv)
Thang định danh là phép đo khái quát không nhằm cung cấp thông tin
cụ thể, chính xác về đặc tính và sự khác biệt của các đối tượng đo.
- Thang định hạng : ( ordinal scale ) là kiểu đo lường đánh giá sự vật ,
hiện tượng hay đặc tính theo thứ bậc hay trật tự của chúng. Ví dụ khi muốn
phân loại năng lực học tập một môn nào đó ( như môn Toán chẳng hạn ) của
một nhóm học sinh theo thứ hạng điểm thi hoặc tổng kết từ điểm cao nhất
đến điểm thấp nhất hoặc muốn phân loại đồ vật theo kích cỡ, trọng lượng từ
to nhất, nặng nhất đến bé nhất, nhẹ nhất vv.
Thang định hạng cũng là phép đo khái quát không nhằm cung cấp thông
tin cụ thể, chính xác về đặc tính và mức độ khác biệt giữa các đối tượng mà
chỉ nhằm chỉ ra vị trí, mối tương quan thứ bậc của các đối tượng đo.
- Thang định khoảng : ( interval scale ) là kiểu đánh giá, phân loại các
sự vật, hiện tượng hay đặc tính theo những đơn vị phân loại bằng nhau ở bất
kỳ khoảng nào trên thang đo . Vị dụ cụ thể nhất là các phép đo bằng thước
mét. Phép đo chiều cao bằng thước mét là một kiểu đo theo thang định
4
khoảng : sự khác biệt giữa người cao 175 cm-170cm và người cao 160 cm -
155 cm đều ở một khoảng như nhau là 5 cm. Hay các thang đo định khoảng
về điểm đánh giá theo thang 10 điểm, 100 điểm..vv . Cần lưu ý một số đối
tượng đo do tính chất đặc thù ( khác với các phép đo cơ học ) có sự khác biệt
giữa các khoảng tuyệt đối ở các mức khác nhau . Ví dụ khi đo vượt xà ở mức
cao thì chênh 1-2 cm là khó đạt hơn khi còn ở mức xà thấp ; những người có
chỉ số IQ tưong ứng là 110 và 120 ( cách nhau 10 điểm) không có nghĩa
giống sự cách biệt 10 điểm ở các mức 80-90 và như vậy ở đây mang tính chát
của phép đo định hạng.
- Thang định tỷ lệ ( Ratio scale ) là lại thang đo khi cần phân loại các
sự vật, hiện tượng hay đặc tính với thang đo khoảng mà thang đo có điểm
không thực sự . Ví dụ khi dùng thang đo vận tốc ( km/giờ ). Số km/giờ nói
lên tốc độ chuyển động của một vật ( ví dụ ôtô có vận tốc 50 km/giờ ) . Mỗi
km/giờ chỉ sự gia tăng tốc độ theo khoảng còn ở okm/giờ ôtô đứng yên.
Trong lĩnh vực đo đánh giá nhận thức , thái độ, năng lực, hành vi của một cá
nhân trên thực tế không có điểm o thực sự mà là điểm o tự đặt ( Arbitrary
zero point )
Người ta cho rằng ít nhất là có năm trình độ/bậc chất lượng cần được
định rõ trong một thang đánh giá tốt với nhiều bậc, với những mô tả về ít
nhất là 3 trong 5 bậc đó. Thêm vào, có 3 loại chủ yếu của thang đánh giá
nhiều bậc để lựa chọn: số, đồ hoạ và đồ hoạ mô tả.
Thang đánh giá bằng số: Ví dụ
5. Ưu tú, đạt được tất cả các tiêu chuẩn
4. Rất tốt, đạt được hầu hết các tiêu chuẩn
3. Tốt, đạt được một số tiêu chuẩn
2. Đạt, đạt được một số ít tiêu chuẩn
1. Kém, Không đạt tiêu chuẩn.
Trong thang đánh giá theo đồ hoạ
Mỗi tính chất được chia theo trên một đờng nằm ngang với s phân loại
trả lời được vạch trên đó. Các mức độ được tạo ra bằng cách đặt sự kiểm
tra vào vị trí thích hợp trên đờng kẻ trên nh trong ví dụ được chỉ ra sau đây.
Kém (Poor) Đạt ( Pass) Khá Tốt (Good) Ưu tú (Excellent)
Thang chia độ đồ thị mô tả cũng giống như đồ hoạ, ngoại trừ những
sự mô tả trên đó là những phác thảo ngắn gọn về hành vi của người học ở
mỗi trình độ trên thang. Ví dụ:
5
Cát viền rách
hoàn toàn
hoặc không
phẳng, lệch
nống vân.
Cắt viền đúng
nống vải
phẳng nhng bị
vài chỗ không
phẳng hay
tông nhẹ
Cắt viền rất
mợt và phẳng
không rách
viền hay lệch
nống vải
13. Đánh giá ( Assesssment)
Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh
giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu
chí đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn hay kết quả học tập. Đánh giá có
thể là đánh giá định lượng( quantitative )dựa vào các con số hoặc định tính (
qualitative)dự vào các ý kiến và giá trị
Đánh giá là sự phán xét trên cơ sở đo lường, kiểm tra, bao giờ cũng đi
liền với kiểm tra. Trong đánh giá, ngoài sự đo lường một cách khách quan
dựa trên kiểm tra (hay trắc nghiệm), còn có ý kiến bình luận, nhận xét, phê
phán mang tính chủ quan để tiến tới sự phán xét. Theo Tự điển Giáo dục học
–NXB Tự điểm Bách khoa 2001 thuật ngữ đánh giá kết quả học tập được
định nghĩa như sau: “ Xác định mức độ nắm được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
của học sinh so với yêu cầu của chương trình đề ra “
Ta có thể hiểu kiểm tra đánh giá kết quả học tập là sự so sánh, đối chiếu
kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tế đạt được ở người học để tìm hiểu và chuẩn
đoán ( diagnostic ) trước và trong quá trình dạy-hoc (formative ) hoặc sau
một quá trình học tập với các kết quả mong đợi đã xác định trong mục tiêu
dạy học( đánh giá kết tthúc – summative )
Sản phẩm của hoạt động dạy- học, của lao động sư phạm trên lớp học,
trong phòng thí nghiệm, xưởng trường, bãi tập,..vv rất đa dạng và phức tạp ,
rất khó xác định. Bởi vì những sản phẩm dó là những người học đã thay đổi
ít hoặc nhiều trong phẩm chất và năng lực của họ sau một thời gian học tập
nhất định hay nói cách khác là đã có các giá trị ra tăng. Đó chính là kết quả
học tập của người học, thành tố chủ yếu tạo nên chất lượng của hoạt động
dạy học trong nhà trường.
2.4. Trắc nghiệm
-Trắc nghiệm là một phép thử ( kiểm tra ) để nhận dạng, xác định, thu
nhận những thông tin phản hồi về những khả năng, thuộc tính, đặc tính ,tính
chất của một sự vật hay hiện tượng nào đó. ví dụ : trắc nghiệm đo chỉ số
6
thông minh ( IQ ); trắc nghiệm do thị lực mắt; trắc nghiệm do nồng độ cồn ở
người lái xe; vv
Trắc nghiệm trong giảng dạy cũng là là một phép thử (một phương
pháp kiểm tra đánh giá ) nhằm đánh giá khách quan trình độ , năng lực cũng
như kết quả học tập của ngưòi học trước, trong quá trình và khi kết thúc một
giai đoạn học tập nhất định ( phần hoặc bài giảng lý thuyết hoặc thực hành
); một chương hoặc một chương trình đào tạo..vv
Trắc nghiệm thường có các dạng thức sau : trắc nghiệm thành quả (
achievêmnt ) để đo lường kết quả, thành quả học tập của người học; trắc
nghiệm năng khiếu hoặc năng lực (aptitude ) để đo lưòng khả năng và dự báo
tương lai. Phương pháp trắc nghiệm có thể là khách quan ( objective ) hoặc
chủ quan ( subjective )
II . VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG
QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
2.1. Kiểm tra đánh giá quá trình dạy-học
Chất lượng và hiệu quả dạy -học phụ thuộc và nhiều yếu tố trước, trong
và sau quá trìnhđạy-học . Có thể nói rằng, quá trình dạy-học sẽ đạt được kết
quả tốt nếu người quản lý nhà trường và đội ngũ giảng viên nắm vững các
quy luật vận động của quá trình dạy học và giải quyết tốt mối quan hệ biện
chứng giữa các nhân tố cấu thành quá trình dạy-học như một chỉnh thể trọn
vẹn. Với vị trí là một khâu của quá trình dạy học, kiểm tra- đánh giá xác định
mức độ đạt được mục tiêu của quá trình dạy học và góp phần trực tiếp thúc
đẩy và hoàn thiện quá trình dạy học ( xem hình 1)
Mục tiêu dạy học
Nội dung Phương pháp
Hình thức tổ chức Phương tiện
Kiểm tra- dánh giá
Hình 1. Cấu trúc các nhân tố của quá trình đào tạo
Mục đích của đánh giá trong quá trình dạy -học là :
1. Xác định kiến thức, kỹ năng và thái độ hiện có ở mỗi người học trước
khi vào học.
Nhờ kiểm tra đánh giá, giáo viên biết được trình độ người học, những
điểm yếu của người trước khi vào học. Điều này rất quan trọng đối với các
7
khoá học ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao vì nó giúp giáo viên xác định được
nhu cầu của người học để có thể đề ra mục tiêu học tập sát hợp.
2. Thúc đẩy người học học tập, thông báo kịp thời cho ngưòi học biết tiến
bộ của họ trong quá trình dạy học.
- Trước hết là có tác dụng thúc bách người học học tập. Không có kiểm
tra, thi cử chắc là nhiều người học “không học” thật sự .
- Động viên, khích lệ người học học nhiều hơn, tốt hơn
- Chỉ cho người học thấy họ học tốt nội dung nào chưa tốt, nội dung
nào cần học thêm, học lại, v.v...
3. Cải tiến việc dạy và việc học
Giáo viên cần biết rõ là nội dung đã được dạy và học đủ chưa, cần bổ
sung cái gì, phương pháp dạy học đã phù hợp chưa, cần hỗ trợ thêm cho
ngưòi học nào, cần được giúp thêm ở nội dung nào? Muốn biết rõ những điều
đó và để có những quyết định phù hợp, giáo viên phải căn cứ vào kiểm tra kết
quả học tập.
.4. Xác nhận hoặc chứng nhận trình độ, năng lực của ngưòi học( đánh
giá quá trình và kết quả học tập )
Kiểm tra đánh giá nhằm khẳng định năng lực của ngưòi học có tương
xứng với bằng cấp, chứng chỉ, đặc biệt là với chức năng, nhiệm vụ mà người
học tốt nghiệp sẽ phải đảm nhận hay không.
Để chứng nhận trình độ, năng lực của người tốt nghiệp, trong kiểm tra
đánh giá theo lối truyền thống lâu nay, người ta thường chú trọng kiểm tra
đánh giá bằng một kỳ thi cuối khoá. Làm như vậy cho kết quả không chính
xác. Điều quan trọng là phải xác định được một hệ thống kiểm tra đánh giá
phù hợp bao gồm từ quy chế thi và kiểm tra, tiêu chí kiểm tra đánh giá, hình
thức kiểm tra đánh giá, loại công cụ, câu hỏi thích hợp, số lượng câu hỏi,
cách xác định điểm đạt, mức đạt, v.v...
2.2. Quản lý và kiểm tra đánh giá trong quản lý giáo dục.
Kiểm tra-đánh giá cũng là một khâu quan trọng của quá trình quản lý
nói chung và quản lý giáo dục nói riêng. Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng-
NXB Giáo dục-1998 thuật ngữ quản lý được định nghĩa là : "Tổ chức, điều
khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan"
Quản lý là một hoạt động có chủ đích , được tiến hành bởi một chủ thể
quản lý nhằm tác động lên khách thể quản lý để thực hiện các mục tiêu xác
định của công tác quản lý . Trong mỗi chu trình quản lý chủ thể tiến hành
những hoạt động theo các chức năng quản lý như xác định mục tiêu, các chu
trương, chính sách; hoạch định kế hoạch , tổ chức chỉ đạo thực hiện, điều
hoà, phối hợp , kiểm tra, đánh giá và huy động, sử dụng các nguồn lực cơ
bản như tài lực, vật lực, nhân lực ..vv để thực hiện các mục tiêu, mục đích
mong muốn trong bối cảnh và thời gian nhất định
8
Chung quanh khái niệm quản lý còn có rất nhiều định nghĩa khác
nhau.
- F.W TayLor cho rằng: “ Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn
người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt
nhất và rẻ nhất”.
- Còn H.Koontz thì lại khẳng định : “Quản lý là một hoạt động thiết
yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được
các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một
môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm
với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất.” .v.v...
Từ quan niệm của các học giả đã nêu, chúng ta có thể khái quát lại:
"Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động
của một nhóm người hay một cộng động người để đạt được các mục tiêu đề
ra một cách hiệu quả nhất”.
Trong quản lý có các hoạt động tác nghiệp cụ thể được gọi là quản trị.
Khái niện Quản trị ( Administation) được hiểu là : “ Những hoạt động phát
sinh từ sự tập hợp của nhiều người một cách có ý thức để nhằm hoàn thành
những mục tiêu chung “ .Sự tập hợp con người thành tổ chức là môi trường
và đối tượng của công việc quản trị . Như vậy , bất kỳ một tổ chức nào : văn
hoá, xã hội, giáo dục, quân sự , hành chính..vv đều cần có sự quản lý nói
chung và quản trị trong đó có nhiều chức năng, nhiệm vụ cần được vạch ra
cụ thể và có sự điều hành, phân công, phân nhiệm cho từng bộ phận, cho
tưng thành viên trong tổ chức. Như vậy khái niệm quản trị có thể hiểu là một
khâu, một thành phần của quản lý gắn cụ thể với một tổ chức và nặng về thừa
hành , tác nghiệp, điều hành các hoạt động cụ thể của một tổ chức. Quản lý
có tầm rộng và bao quát hơn cả về mô hình tổ chức, tầm nhìn và chiến lược
phát triển của tổ chức ..vv
Theo Gulích và Urwich công tác quản trị có 7 chức năng chủ yếu sau (
viết tắt là POSCORB : Planning ( kế hoạch); organizing (Tổ chức ) ;Staffing
( nhân sự ); Coordinating ( Phối hợp) ; Rviewing ( Kiểm tra); Budgetting (
Tài chính )
Những chức năng trên là phổ biến với mọi nhà quản lý, quản trị của
một tổ chức song có sự khác nhau ở mức độ tầng cấp quản lý . Sự phân phối
thời gian và công sức cho các chức năng quản trị của các cấp được thể hiện
trong bảng sau :
ST
T
Cấp quản lý Kế
hoạch
Tổ chức Điều
khiển
Kiểm
tra
Ghi chú
1 Cao cấp 28% 36% 22%
14%
2 Trung gian 18% 33% 36%
13%
3 Cơ sở 15% 24% 51% 10%
9
Nguồn : Quản trị học. Đào Duy Huân- NXB Thống kê, 1996.
III. CÁC LOẠI VÀ YÊU CẦU CỦA KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC
TẬP
3.1. Phân loại kiểm tra đánh giá
- Về mặt hình thức, đánh giá kết quả học tập có hai loại là:
a/ Đánh giá hình thành (Formative Assessment) (còn được gọi là Kiểm tra
đánh giá thường xuyên)
Đây là loại hình là kiểm tra đánh giá từng bước một cách chính thức
hoặc cũng có thể không chính thức, "đi kèm" với quá trình hình thành kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ ở người học , cung cấp những thông tin phản
hồi nhanh để kịp thời bổ cứu ở mỗi giai đoạn cần thiết của sự phát triển trong
suốt quá trình học tập. Kiểm tra đánh giá hình thành được thực hiện thường
xuyên trong quá trình dạy học và định kỳ cuối mỗi chương, phần hoặc cuối
học kỳ, cuối năm học..vv
Lợi ích của loại hình kiểm tra này là :
- Do có nhiều lần kiểm tra nên sai sót trong một giai đoạn được bổ cứu
kịp thời, đảm bảo ngưòi học đạt được kết quả học tập chung cuối cùng
- Loại bỏ được những lo âu, căng thẳng trong một kỳ thi cuối khoá duy
nhất
- Thúc đẩy người học nỗ lực học tập thường xuyên trong cả khoá
- Giáo viên có cơ sở để điều chỉnh phương pháp dạy học và giúp đỡ
người học kịp thời.
B/ Đánh giá kết thúc (Summative Assessment). (còn được gọi là Kiểm tra
đánh giá tổng kết)
Được thực hiện vào cuối môn học lý thuyết, thực hành hoặc một
môđun và cuối khoá học
- Dựa vào mục tiêu học tập của môn học hoặc môđun và mục tiêu đào
tạo của khoá học
- Phải kiểm định được toàn bộ mục tiêu đã đật ra, phản ánh đúng năng
lực thực sự của người học
- Nếu thực hiện việc đánh giá một cách thường xuyên trong suốt cả
khoá học thì đánh giá kết thúc trở nên nhẹ nhàng hơn.
-
10
- Về tính chất, có hai loại kiểm tra đánh giá:
a/ Kiểm tra đánh giá đối chiếu hay theo chuẩn tương đối
(Norm Referenced Assessment)
Đây là loại kiểm tra đánh giá có tính chất tương đối, chủ yếu là so sánh
kết quả học tập giữa các ngưòi học với nhau. Loại này phù hợp với việc thi
tuyển, lựa chọn một số lượnh nhất định những người tốt nhất trong số người
học dự thi.
B/ Kiểm tra đánh giá theo tiêu chí (Criterion Referenced Assessment)
Đây là loại kiểm tra đánh giá có tính chất tuyệt đối, đánh giá kết quả học
tập của từng người học đạt được thực tế so với các tiêu chí đã đề ra. Dù người
học chỉ không đạt được một tiêu chí nào đó thôi thì người học vẫn phải học
lại bài đó, môđun đó để thi, kiểm tra lại.
3.2. Những yêu cầu của kiểm tra đánh giá
3.2.1. Độ tin cậy (Reliability)
Độ tin cậy được sử dụng để nói về sự chính xác (Precision) của việc đo
đạc.Chúng liên quan đến việc đo cái gì và đã đo như thế nào, thông tin đem
lại có đúng mục đích đo đạc đã nêu ra không. Nói đơn giản, độ tin cậy chỉ
cho ta biết khoảng cách, sai số hay sai lệch giữa kết quả với mục đích đo đạ