Đô thị hóa và phát triển bền vững - Quy hoạch đô thị bền vững

Trong Luật Quy hoạch Đô thị 2009, định nghĩa một số khái niệm như sau: - “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”. - Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật. - Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở. - Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

pdf18 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5054 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đô thị hóa và phát triển bền vững - Quy hoạch đô thị bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN HỌC: ĐÔ THỊ HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỀ TÀI: QUY HOẠCH ĐÔ THỊ BỀN VỮNG CBGD: TS VÕ LÊ PHÚ HỌC VIÊN: TRÂN BÁ XINH MSHV: 12260693 2 MỤC LỤC I. KHÁI NIỆM CHUNG II. HỆ THỐNG PHÁP LÝ HIỆN HÀNH III. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ BỀN VỮNG IV. KẾT LUẬN 3 I. KHÁI NIỆM CHUNG 1.1 Những khái niệm cơ bản Trong Luật Quy hoạch Đô thị 2009, định nghĩa một số khái niệm như sau: - “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”. - Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật. - Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở. - Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. - Nhiệm vụ quy hoạch là các yêu cầu về nội dung nghiên cứu và tổ chức thực hiện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để lập đồ án quy hoạch đô thị. - Đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị. - Quy hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững. - Quy hoạch phân khu là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung. - Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung. - Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. 4 Trong chuyên đề nghiên cứu về "Phân tích chính sách đô thị hóa trong quá trình đô thị hóa tác động đến phát triển bền vững ở Việt Nam" thuộc Chương trình Thiên niên kỷ 21 do UNDP tài trợ, đã đề xuất mười nhóm tiêu chí bền vững trong quá trình đô thị hóa: 1. Phân bố và quy hoạch đô thị phù hợp với các vùng địa lý và điều kiện sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường; N 2. Nền kinh tế đô thị phát triển ổn định và bền vững nhằm tạo nhiều việc làm đô thị ổn định, bền vững cho mọi thành phần kinh tế và mọi người dân đô thị; 3. Trình độ dân trí đô thị và nguồn lực phát triển đủ mạnh; 4. Trình độ quản lý phát triển đô thị đủ mạnh và bền vững; 5. Dịch vụ đô thị đáp ứng yêu cầu cuộc sống đô thị ngày càng cao; 6. Cơ sở hạ tầng xã hội đô thị đầy đủ, ổn định và phát triển bền vững; 7. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đầy đủ, ổn định và phát triển bền vững; 8. Lồng ghép quy hoạch môi trường trong quy hoạch đô thị; 9. Huy động sự tham gia của cộng đồng người dân đô thị trong công tác quy hoạch, phát triển và quản lý đô thị; 10. Hợp tác, phối hợp điều hành vùng hợp lý, hiệu quả, cùng có lợi và cùng phát triển. 1.2 Những vấn đề phát triển đô thị ở Việt Nam Việt Nam là một nước đang phát triển, do đó phải đối mặt với những vấn đề về đô thị hóa giống như nhiều quốc gia khác. Để tiến hành công tác quy hoạch một cách hiệu quả, chúng ta cần phải thu thập đầy đủ những số liệu cần thiết và phân tích đặc điểm về tình trạng dân số, kinh tế, xã hội cũng như mức độ đô thị hóa. 1. Hiện trạng phát triển đô thị ở Việt Nam Thống kê số lượng và quy mô đô thị ở Việt Nam Dựa trên kết quả phân tích số liệu mẫu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, hệ thống đô thị hiện nay bao gồm 753 khu đô thị, trong đó có hai thành phố loại đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 9 khu đô thị loại I, 12 khu đô thị loại II, 45 khu đô thị loại III, 41 khu đô thị loại IV và 643 khu đô thị loại V. - Việt Nam có mức độ đô thị hóa thấp. Sự phát triển của các thành phố ở Việt Nam gặp khó khăn do thiếu các cơ hội nghề nghiệp cũng như hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ xã hội yếu kém - bao gồm nhà ở, điện, nước sạch, giao thông, bệnh viện và trường học không đáp ứng được nhu cầu của cư dân. 5 - Sự tăng trưởng dân số đô thị Việt Nam tập trung chủ yếu ở các trung tâm đô thị lớn. Theo số liệu Tổng điều tra, trong thập niên qua, tỷ lệ dân số đô thị Việt Nam đã tăng từ 23,7% năm 1999 lên tới 29,6% năm 2009. Điều đó có nghĩa là dân cư đô thị chiếm 25,4 triệu người trong tổng số 85,8 triệu dân toàn quốc năm 2009. Hình 1.1 Tỷ lệ dân số sống ở các khu vực đô thị năm 1999 Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số & nhà ở TW (2010) 6 Quá trình đô thị hóa diễn ra không đều, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam và các đô thị loại đặc biệt. Hình 1.1 Tỷ lệ dân số sống ở các khu vực đô thị năm 2009 Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số & nhà ở TW (2010) 7 Các tỉnh phía Bắc Việt Nam có tỷ lệ dân số đô thị thấp hơn nhiều so với các tỉnh phía Nam. Ở vùng Đông Nam Bộ, tỷ lệ dân số đô thị chiếm gần 60%, cao hơn nhiều so với các vùng khác. Ngoài ra, dân số đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng một phần ba tổng dân số đô thị toàn quốc. Khác biệt về mức sống giữa dân cư đô thị và nông thôn. Nhìn chung, dân cư đô thị được hưởng lợi nhiều hơn so với dân cư nông thôn, nhìn từ quá trình phát triển của đất nước. Điều này được phản ánh qua các chỉ tiêu về chất lượng nhà ở, nguồn nước hợp vệ sinh, điều kiện vệ sinh và mức độ sử dụng các tiện nghi trong gia đình của cư dân đô thị so với cư dân nông thôn. Điều đó làm tăng thêm tính hấp dẫn của các thành phố lớn và vì thế thúc đẩy sự di chuyển dân cư đến các khu vực này. - Có sự khác biệt về điều kiện sống giữa các khu vực đô thị. Số liệu Tổng điều tra năm 2009 cho thấy sự khác biệt về điều kiện sống giữa các trung tâm đô thị. Chẳng hạn, mức độ sở hữu các trang thiết bị trong gia đình phản ánh điều kiện sống cao được quan sát thấy phổ biến hơn ở các khu vực đô thị loại đặc biệt so với các khu vực đô thị khác. - Vẫn còn sự cách biệt lớn về trình độ chuyên môn và học vấn giữa dân cư ở đô thị và nông thôn. Người dân di chuyển tới các khu vực đô thị để tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn hoặc để được học ở các cơ sở giáo dục có chất lượng tốt hơn đã lý giải một phần cho những khác biệt đáng kể nêu trên. Điều đó bộc lộ sự mất cân đối nghiêm trọng trong phân bố trình độ kỹ thuật, chuyên môn và giáo dục giữa khu vực thành thị và nông thôn. - Một bộ phận dân cư đô thị đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao. Tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực đô thị cao hơn ở khu vực nông thôn. Điều này phản ánh tình trạng đang tăng lên của lực lượng lao động trẻ và cấu trúc kinh tế quốc gia đã không đủ khả năng cung cấp việc làm cho những người lao động trẻ đang tham gia vào thị trường lao động. - Di cư và đô thị hóa góp phần mở rộng khoảng cách giữa các khu vực xuất và nhập cư. Di cư đóng góp phần chủ yếu vào sự tăng trưởng dân số đô thị và như số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở đã chỉ ra là có mối quan hệ chặt chẽ giữa di cư và đô thị hóa. 8 2. Những bất cập trong phát triển đô thị ở Việt Nam Hiện tại công tác quy hoạch đô thị vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải được thẳng thắn nhìn nhận, tìm cách khắc phục. Những vấn đề này do tính khách quan, yếu tố lịch sử mang lại cũng như mang tính chủ quan do chính chúng ta gây ra. - Đô thị của chúng ta phát triển nhanh, mạnh nhưng không bền vững, thiếu bản sắc. Phát triển theo chiều rộng, không chú trọng tới chiều sâu. Chất lượng còn kém. - Cơ sở pháp lý không phủ rộng tới tất cả các mặt của vấn đề. Luật pháp còn nhiều thứ rườm rà, gây khó khăn trong công tác Quy hoạch. - Công tác quản lý còn nhiều hạn chế. - Lực lượng làm công tác Quy hoạch còn thiếu và yếu. - Quy hoạch nhiều nhưng chất lượng thấp, thiếu đồng bộ. Tính dự báo và tính định hướng phát triển kinh tế xã hội còn chưa được thể hiện rõ, thiếu tầm nhìn, thiếu tính khả thi. - Việc công khai, cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng chưa được thực hiện nghiêm túc. - Vấn đề về lối sống đô thị và văn hóa đô thị của người dân cũng gây nhiều khó khăn cho công tác quy hoạch, phát triển đô thị II. HỆ THỐNG PHÁP LÝ HIỆN HÀNH Hiện nay công tác quy hoạch đô thị ở Việt Nam đã có một hành lang pháp lý bao gồm luật và nhiều văn bản pháp lý có liên quan: - Luật Quy hoạch Đô thị 2009. - Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị - kèm theo Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành. - Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị - kèm theo Thông tư 19/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị do Bộ Xây dựng ban hành. - Nghị định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị - kèm theo Thông tư 11/2010/TT-BXD hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị do Bộ Xây dựng ban hành. Hệ thống đồ án Quy hoạch đô thị ở Việt Nam tuân theo Quy định của Luật Quy Hoạch, Nghị định 37/2010, Thông tư 10/2010/TT-BXD, bao gồm: - Quy hoạch chung xây dựng với tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/25.000. 9 - Quy hoạch phân khu xây dựng với tỷ lệ từ 1/2.000 đến 1/5.000. - Quy hoạch chi tiết xây dựng với tỷ lệ 1/500. - Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật. - Thiết kế đô thị III. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ BỀN VỮNG 3.1 Những nguyên tắc cơ bản trong quy hoạch đô thị bền vững Để đạt được một đô thị phát triển và than thiện với môi trường, cần phải xây dựng tính bền vững của đô thị theo thời gian và không gian chung. - Bền vững về xã hội: Đây là tiêu chí quan trọng nhất. Quy hoạch đô thị ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều người với nhiều văn hóa khác nhau. Để quy hoạch sống được theo thời gian với đầy đủ ý nghĩa mong muốn, nó phải vì con người, nghĩa là phải mang tính nhân văn, phải cân bằng được mọi giá trị văn hóa, tôn giáo, phải bảo đảm đầy đủ các yếu tố xã hội như giáo dục, y tế, việc làm, thu nhập, giao thông và các dịch vụ cần thiết khác, đó là những yếu tố tạo nên tính bền vững xã hội. Để đạt được yêu cầu đó, công tác truyền thông rất được coi trọng, nghĩa là tất cả đều phải công khai, với mong muốn ý tưởng quy hoạch kết hợp với công nghệ tiên tiến phải hài hòa được với ý nguyện của nhân dân. Công tác truyền thông được tiến hành xuyên suốt qua cả bốn giai đoạn quy hoạch: thăm dò ý tưởng, mô hình hóa ý tưởng, quy hoạch sơ bộ và quy hoạch chi tiết. Đặc biệt là hai giai đoạn sau cùng, công tác truyền thông được đẩy mạnh rất sâu rộng và chi tiết bằng các cuộc điều tra kinh tế - xã hội rất cụ thể. Chi phí cho công tác truyền thông và điều tra xã hội chiếm tỷ lệ rất lớn, thường từ 10%-20%, trong tổng chi phí của một đồ án quy hoạch, nhưng mang lại nhiều lợi ích rất thiết thực. - Bền vững về tự nhiên: Đây là tiêu chí quan trọng thứ hai. Tiêu chí này dựa trên nguyên tắc cơ bản là tất cả mọi cấu phần của đồ án quy hoạch phải tồn tại thân thiện với môi trường sinh thái. Cần phải thiết lập thứ tự ưu tiên (nguồn nước, khoảng không gian xanh, tài nguyên và thổ nhưỡng) để phân tích tác động của đồ án đến môi trường. - Bền vững về kỹ thuật là tiêu chí quan trọng thứ ba. Đồ án quy hoạch được coi là bền vững kỹ thuật khi tích hợp được mọi yêu cầu hạ tầng kỹ thuật một cách đầy đủ và đồng bộ với các phương án hợp lý bảo đảm cho cuộc sống văn minh lâu dài. 10 Khi dự án hoàn thành, các công trình phụ trợ sẽ được bán lại cho nhà cung cấp dịch vụ tương ứng. Những công trình như cấp thoát nước, môi trường, cây xanh, chiếu sáng v.v... không thu được vốn từ nhà cung cấp dịch vụ thì chi phí được tính vào giá đất. - Bền vững về tài chính là tiêu chí quan trọng cuối cùng. Công tác phân tích kinh tế - xã hội và tài chính được thực hiện rất nghiêm ngặt ở giai đoạn ba - quy hoạch sơ bộ - và thẩm định lại ở giai đoạn cuối cùng, nhằm tính toán mọi chi phí cần thiết để đầu tư, vận hành, bảo dưỡng, và quản lý. Khi tiến hành quy hoạch, đưa dự án vào thực thi, cần phải chú ý đến những vấn đề phát sinh sau khi đô thị hình thành, bên cạnh tạo không gian thân thiện với môi trường, cần phải chú ý đến lợi ích của tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. - Cung cấp dịch vụ công để đáp ứng nhu cầu chung của người dân (giáo dục, y tế…). - Hỗ trợ kinh tế cho các công ty để khuyến khích phát triển có định hướng những ngành đã được quy hoạch trong mục tiêu chung. - Bảo vệ quyền lợi và quyền sở hữu tài sản cố định của cư dân bản địa trước sự phát triển kinh tế thị trường cũng như quy hoạch của nhà nước. - Phân phối lại thu nhập để đạt được một trật tự hợp lý và công bằng hơn trong xã hội. Điều này có nghĩa là cho phép những người có thu nhập thấp có cơ hội sử dụng những dịch vụ tốt mà thông thường họ không đủ khả năng tài chính để tiếp cận. - Hạn chế hoặc cấm một cách hợp lý một số lĩnh vực ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích xã hội. - Chuyển một phần thu nhập cho các nạn nhân do sự thay đổi cơ cấu kinh tế gây nên (trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động). - 3.2 Một số giải pháp quy hoạch đô thị bền vững 1. Sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý trong quy hoạch đô thị - Thu nhận và phân bổ đất công hợp lý Một trong những khó khăn lớn nhất là thu hồi đất đai để tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Nếu không thực sự cần thiết, có thể tránh các vùng đất ấy khỏi sự đầu tư phát triển. Tuy nhiên, trong không gian quy hoạch nếu đã đảm bảo được những lợi ích lâu dài về cả kinh tế, xã hội và môi trường, chính quyền có thể thu hồi khu vực lớn cả đất xây dựng và đất thô, hủy bỏ các cấu trúc hiện thời, phân chia lại khu đất theo mục đích mới và tái định cư cư dân bản địa. - Thúc đẩy đầu tư vào hạ tầng công cộng và cơ sở vật chất công 11 Đầu tư công vào hạ tầng có thể thúc đẩy và định hướng cho phát triển đô thị. Những đầu tư này bao gồm việc xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống giao thông, tạo lập không gian cây xanh, xây dựng khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí. Các con đường xây dựng nhằm nối khu này với khu khác thường thúc đẩy sự phát triển theo dọc tuyến đường của mình. Chính vì thế các tuyến đường nội thành hoặc ngoại thành cần xây dựng sao cho thu hút phát triển xung quanh nó. Thêm vào đó, xây dựng một số lượng lớn công trình công như trường đại học, khuôn viên văn phòng chính phủ, bãi đỗ xe, khu vui chơi, công viên, hồ chứa nước, bãi rác, trạm điện và đường điện đều có thể kích thích hoặc kiềm chế phát triển. - Liên kết nhà nước tư nhân trong các dự án phát triển đô thị Tư nhân có thể tham gia vào các dịch vụ công ích với sự hỗ trợ của nhà nước. Chính sách miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính cần được thực hiện có hiệu quả để phát triển các tiện ích xã hội như khu vui chơi, hệ thống xe buýt, đường giao thông, phát triển năng lượng xanh… Một dạng khác của mối liên kết nhà nước - tư nhân trong phát triển đất đai phải kể đến là điều chỉnh đất đai, bao gồm sự hợp tác giữa chính quyền địa phương và chủ đất để phát triển khu vực đô thị. Chủ đất bán đi một lô đất nhỏ, đủ cho hạ tầng đô thị, nhà nước thu mua và bán lại với giá thị trường để trả cho xây dựng hạ tầng và vật chất công. 2. Quy hoạch đô thị bền vững dựa vào cộng đồng Đối tượng phục vụ trong quy hoạch đô thị chính là người dân, do đó, các dự án quy hoạch phải được sự tham gia, góp ý và đồng thuận của người dân. Kinh nghiệm tại các nước phát triển đã hình thành một lối tư duy về qui hoạch đô thị mới gọi là “qui hoạch có sự ủng hộ”, hay “qui hoạch có sự tham gia của cư dân”. Tức là việc qui hoạch đô thị đã chuyển từ lối kỹ trị, chuyên chế sang lối qui hoạch “dân chủ”, mà ở đó mọi thành phần dân cư (người dân nói chung và các nhà chuyên môn thuộc các ngành nghề khác) đều được tham gia quá trình định dạng bộ mặt của đô thị. 12 Khái niệm sự tham gia của cộng đồng có thể được hiểu như sau: - Là một quá trình mà Chính phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động chung để cung cấp các dịch vụ đô thị nhằm cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của cộng đồng. - Là quá trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. Hình 3.1 Quy trình điều chỉnh quy hoạch tổng thể vùng Ile-de-France với sự tham gia của các bên liên quan. Nguồn: PADDY (2012) 13 3. Quy hoạch phát triển giao thông đô thị Quy hoạch giao thông phải gắn kết với phát triển đô thị, đặc biệt hệ thống giao thông công cộng phải được nghĩ đến đầu tiên. Quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới phải ưu tiên dành đất cho giao thông công cộng. Gắn với việc phát triển các khu vực đô thị, chính quyền thành phố cần chỉ đạo đẩy mạnh việc sử dụng không gian ngầm trong lòng Hình 3.2 Sơ đồ mô hình tổ chức cộng đồng tham gia trong các họat động quy hoạch bảo tồn và tái phát triển đô thị tại thành phố Kyoto (Nhật Bản) Nguồn: PADDY (2012) 14 đất để kết nối hệ thống giao thông đô thị, các khu đô thị liền kề, tạo hiệu suất sử dụng đô thị cao trong tương lai. Để phù hợp với khả năng phát triển lâu dài trong tương lai (có thể đến cả trăm năm), việc dự báo lưu lượng phục vụ cho quy hoạch là vấn đề hết sức quan trọng. Số liệu điều tra thực tế là cơ sở dữ liệu quan trọng để xây dựng dự báo về lưu lượng giao thông. Mặt khác, cần phải nghiên cứu về tác động qua lại giữa ba nhân tố: tình trạng giao thông, quỹ đất dành cho giao thông và tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi đô thị. Mối quan hệ giữa quỹ đất dành cho giao thông và nhu cầu về giao thông phải phù hợp với những thay đổi trong tương lai. Tầm nhìn dài hạn là một trong những thách thức lớn nhất cho vấn đề quy hoạch giao thông đô thị. Hệ thống giao thông công cộng như tàu điện ngầm, tàu điện trên cao có chi phí đầu tư rất tốn kém, với điều kiện hiện nay chưa cho phép xây dựng phổ biến. Tuy nhiên trong quy hoạch đô thị mới, vẫn có những phương án dự phòng để trong tương lai có thể xây dựng đáp ứng nhu cầu đi lại, không phá vỡ kết cấu chung với chi phí giải phóng mặt bằng thấp nhất. Quy hoạch hệ thống đường bộ cũng nên dựa vào khả năng tài chính. Việc đảm bảo khả năng lưu thông trong tương lai là cần thiết nhưng không nhất thiết phải thi công hoàn chỉnh tuyến đường khi nhu cầu chưa thực sự lớn. Nếu kinh phí hạn chế, có thể chưa đầu tư ngay phần vỉa hè cần được lát, phần tín hiệu và đèn báo của những con đường thế này cho đến khi nhu cầu đi lại lên đến mức cần thiết. 4. Phát triển thành phố trở thành đô thị xanh Một đô thị xanh phải đảm bảo được các chỉ tiêu: - Tạo lập không gian xanh để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, điều hòa khí hậu trong thành phố. Quy hoạch đô thị xanh phải tạo ra các không gian xanh và mặt nước sao cho người dân đô thị, khách vãng lai, khách du lịch, khi đi trên đường phố không bị các mảng bê tông che chắn, có thể nhìn thấy bầu trời trong xanh, thảm cỏ xanh. Hệ thống cây xanh làm tăng thẩm mỹ cảnh quan đô thị, tạo ra cảm giác êm dịu về màu sắc và khí hậu, tôn cao giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc. Các vườn hoa, công viên, không gian xanh và mặt nước l
Luận văn liên quan