Dự án đầu tư - Máy móc thiết bị và công nghệ

Trong những năm gần đây, nhiều mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp với quy mô, số lượng lớn như gà, vịt, lợn, cá đã và đang bắt đầu hình thành ở Phú Yên. Khí hậu khắc nghiệt, số ngày nắng nóng kéo dài trong năm, tỉnh có những trảng cát rộng lớn hầu hết còn đang hoang hoá, hiệu quả thu được từ cây trồng rất thấp, đa số các hộ nông dân từ bao đời nay vẫn đang đối diện với điều kiện kinh tế khó khăn, không biết trồng cây gì? nuôi con gì để tạo thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình. Cùng với bệnh dịch tràn lan hiện nay và nhu cầu thiếu giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao, việc xác định vật nuôi mang tính ổn định, lâu dài và hiệu quả đang là vấn đề cấp bách được đặt ra nhằm giải quyết tình trạng vật nuôi cho nông dân nói riêng và tìm giải pháp cho ngành chăn nuôi nói chung. Trong hoàn cảnh đó phải tìm giải pháp tích cực để giúp các hộ nông dân có thêm thu nhập, thoát cảnh nghèo khó, giúp địa phương khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai vốn còn hoang hoá có giá trị cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu. Phú Yên - một tỉnh thuộc diện ít phát triển của khu vực miền Trung, không có nhiều cơ hội đầu tư nên vẫn còn nhiều nơi chưa được khai thác, phát triển. Dịch bệnh ở gia súc, gia cầm trên thế giới cũng như trong nước đang lan rộng, mà nhu cầu ẩm thực của con người ngày càng tăng, khi đó người dân sẽ hướng tìm một loại thức ăn mới, an toàn, chất lượng và bổ dưỡng hơn. Theo nghiên cứu, cứ 100g thịt đà điểu có 26,9g protein, 3g mỡ và 142 kcal. Hàm lượng protein của thịt đà điểu tương đương thịt bò và thịt gà, nhưng có lượng mỡ thấp hơn 66% so với thịt bò, 50% so với thịt gà. Một con đà điểu mái đẻ 40 – 50 trứng/năm, ấp nở ra 20 – 25 con đà điểu giống, sau 10 – 12 tháng nuôi đạt 100kg/con. Thịt đà điểu có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng cholesterol rất thấp. Da đà điểu là nguyên liệu đắt tiền dùng sản xuất các mặt hàng cao cấp. Mỡ đà điểu được ví như một loại thuốc hữu hiệu để điều trị các bệnh viêm khớp, đau cơ; còn xương thì được bào chế thành một số loại thuốc bổ; tiết thì được chiết xuất thành chất emzim sinh học để sản xuất biệt dược tăng cường sinh lực cho con người. Lông, vỏ trứng và móng vuốt là nguyên liệu quý dùng chế mỹ phẩm, đồ trang sức có giá trị. Hiện nay các nước như: Anh, Pháp, Israel, Trung Quốc. là những nước có ngành chăn nuôi đà điểu phát triển. Thị trường quốc tế cần khoảng 10 triệu con/năm nhưng thực tế còn có sự cách biệt lớn giữa cung và cầu.

doc44 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3619 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án đầu tư - Máy móc thiết bị và công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG I : SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN CHƯƠNG II : NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CHƯƠNG III : GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN CHƯƠNG IV : ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ CHƯƠNG V : KỸ THUẬT NUÔI ĐÀ ĐIỂU CHƯƠNG VI : MÁY MÓC THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ CHƯƠNG VII : PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG VIII : TỔ CHỨC QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG CỦA DỰ ÁN CHƯƠNG IX : VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG X : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KẾT LUẬN TRANG 2 TRANG 4 TRANG 8 TRANG 17 TRANG 18 TRANG 20 TRANG 25 TRANG 28 TRANG 30 TRANG 32 CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN Trong những năm gần đây, nhiều mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp với quy mô, số lượng lớn như gà, vịt, lợn, cá……đã và đang bắt đầu hình thành ở Phú Yên. Khí hậu khắc nghiệt, số ngày nắng nóng kéo dài trong năm, tỉnh có những trảng cát rộng lớn hầu hết còn đang hoang hoá, hiệu quả thu được từ cây trồng rất thấp, đa số các hộ nông dân từ bao đời nay vẫn đang đối diện với điều kiện kinh tế khó khăn, không biết trồng cây gì? nuôi con gì để tạo thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình. Cùng với bệnh dịch tràn lan hiện nay và nhu cầu thiếu giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao, việc xác định vật nuôi mang tính ổn định, lâu dài và hiệu quả đang là vấn đề cấp bách được đặt ra nhằm giải quyết tình trạng vật nuôi cho nông dân nói riêng và tìm giải pháp cho ngành chăn nuôi nói chung. Trong hoàn cảnh đó phải tìm giải pháp tích cực để giúp các hộ nông dân có thêm thu nhập, thoát cảnh nghèo khó, giúp địa phương khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai vốn còn hoang hoá có giá trị cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu. Phú Yên - một tỉnh thuộc diện ít phát triển của khu vực miền Trung, không có nhiều cơ hội đầu tư nên vẫn còn nhiều nơi chưa được khai thác, phát triển. Dịch bệnh ở gia súc, gia cầm trên thế giới cũng như trong nước đang lan rộng, mà nhu cầu ẩm thực của con người ngày càng tăng, khi đó người dân sẽ hướng tìm một loại thức ăn mới, an toàn, chất lượng và bổ dưỡng hơn. Theo nghiên cứu, cứ 100g thịt đà điểu có 26,9g protein, 3g mỡ và 142 kcal. Hàm lượng protein của thịt đà điểu tương đương thịt bò và thịt gà, nhưng có lượng mỡ thấp hơn 66% so với thịt bò, 50% so với thịt gà. Một con đà điểu mái đẻ 40 – 50 trứng/năm, ấp nở ra 20 – 25 con đà điểu giống, sau 10 – 12 tháng nuôi đạt 100kg/con. Thịt đà điểu có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng cholesterol rất thấp. Da đà điểu là nguyên liệu đắt tiền dùng sản xuất các mặt hàng cao cấp. Mỡ đà điểu được ví như một loại thuốc hữu hiệu để điều trị các bệnh viêm khớp, đau cơ; còn xương thì được bào chế thành một số loại thuốc bổ; tiết thì được chiết xuất thành chất emzim sinh học để sản xuất biệt dược tăng cường sinh lực cho con người. Lông, vỏ trứng và móng vuốt là nguyên liệu quý dùng chế mỹ phẩm, đồ trang sức có giá trị. Hiện nay các nước như: Anh, Pháp, Israel, Trung Quốc... là những nước có ngành chăn nuôi đà điểu phát triển. Thị trường quốc tế cần khoảng 10 triệu con/năm nhưng thực tế còn có sự cách biệt lớn giữa cung và cầu. Thức ăn chủ yếu là hạt hay cây cỏ có khi là các động vật nhỏ như cào cào Có thể nói tất cả các bộ phận của đà điểu đều hữu ích cho con người và có giá trị kinh tế cao Hiện nay trên cả nước đã có nhiều trang trại và hộ gia đình đầu tư nuôi đà điểu, song nhu cầu thực tế của thị trường vẫn còn lớn, các trang trại vẫn chưa đáp ứng đủ. Vì vậy việc thành lập và phát triển trang trại nuôi đà điểu có qui mô lớn sẽ góp phần cung ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó còn giải quyết được công ăn việc làm cho các hộ nông dân nghèo muốn có thu nhập ổn định. CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 1. Thị trường thế giới: Ngành chăn nuôi đà điểu đã được khởi đầu cách đây hơn 150 năm. Số lượng đà điểu nhìn chung có xu hướng tăng lên và tăng nhanh từ những năm 1990 trở lại đây ở khắp các châu lục. Ở Châu Phi Nơi nguồn gốc của đà điểu có lịch sử thuần hóa 150 năm chiếm 1/3 số đầu con tương đương với 660.800 con tập trung nhiều nhất ở Nam Phi. Hàng năm giết mổ 300.000 - 335.000 đà điểu. Sau đó đến các nước như Namibia, Botswana, Zimbabwe. Trong 3 năm qua, xuất khẩu thịt và da đà điểu sang Châu Âu tăng gấp đôi. Gần đây, người ta thấy các nước Bắc Phi: Ai Cập, Maroc, Tunisia đang phát triển chăn nuôi đà điểu Ở Châu Âu Số lượng đà điểu và các trang trại đang được gia tăng. Tổng đàn sinh sản vượt quá 50.000 con với trên 6.500 trang trại. Đà điểu nuôi nhiều theo thứ tự: Italia 150.000 con với 1.400 trang trại, quy mô trang trại lớn nhất 3.000 con; Tây Ban Nha 700 trang trại. Các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bungary cũng đã phát triển chăn nuôi đà điểu. Năm 1993, CH Séc bắt đầu nuôi và hiện có 250 trang trại, Ba Lan có 500 trang trại với tổng số 16.000 - 18.000 con trong đó có 3.500 con sinh sản, Nga có những trang trại quy mô 200 con và thịt đà điểu được cung cấp cho các nhà hàng sang trọng. Như vậy, Châu Âu trước đây không những là thị trường chính tiêu thụ thịt đà điểu từ Châu Phi mà ngày nay nhiều nước đã tổ chức phát triển trang trại nuôi đà điểu tiêu thụ ngay trên đất nước mình. Ở Bắc Mỹ Các trang trại lớn hàng nghìn con được nuôi ở Mỹ tại các bang Texas, Oklohoma, Arkansas, Kansas. Hiện nay, tại Mỹ các trang trại có xu hướng tập trung hóa cao để giảm chi phí sản xuất. Tại Canada, đà điểu đã phát triển thậm chí ở vùng rất lạnh với nhiệt độ -400C. Ở Australia Có 200 trang trại hầu hết ở các bang Victoria, New South Wales. Số lượng các trang trại có xu hướng giảm trong những năm gần đây vì được tập trung lại thành các trang trại quy mô lớn hơn nhằm giảm chi phí sản xuất. Ở Châu á Trong 2 thập niên qua, tốc độ phát triển đà điểu tăng rất mạnh. Israel có 50 trang trại trong đó có những trang trại thương mại quy mô rất lớn và đứng sau Nam Phi về giết mổ đà điểu trên thế giới. Đặc biệt những năm gần đây, đà điểu phát triển mạnh ở Trung Quốc. Năm 2000, có khoảng 60.000 con nhưng đến năm 2003 có 400 trang trại với số đầu con đạt 80.000 tăng 2,5 lần so với những năm 1990. Hiện nay, ở Trung Quốc có những trang trại sản xuất giống với quy mô tới 5.000 con và giao con giống cho người dân để nuôi thương phẩm. Chăn nuôi đà điểu được khép kín liên hoàn từ sản xuất con giống, nuôi thịt giết mổ, chế biến sản phẩm, thịt, da, trứng và thị trường. Nhật Bản có 60 trang trại nhưng do đất đắt không có khả năng xây dựng các trang trại lớn mà chỉ là thị trường nhập khẩu thịt lớn. Gần đây, các nước như ấn Độ, Hàn Quốc, Syria, Tiểu vương quốc ảrập thống nhất, Iran, Iraq đang xúc tiến phát triển chăn nuôi đà điểu. Như vậy, những năm gần đây chăn nuôi đà điểu đã có tốc độ tăng nhanh. Song đến nay, cung cầu vẫn rất mất cân đối. Sản phẩm từ đà điểu còn thiếu hụt nhiều so với nhu cầu, chẳng hạn như ở Châu Âu, nhu cầu thịt đà điểu cao gấp 3 – 4 lần khả năng cung cấp. Thị trường thế giới cần 10 triệu con/năm nhưng luôn thiếu hụt vì vậy giá bán giống rất cao 70 - 75 USD/1 trứng giống; 100 - 110 USD/1 đà điểu con mới nở và 350 - 450 USD/1 đà điểu giống 03 tháng tuổi. 2. Thị trường trong nước: VN mới bắt đầu từ năm 1996, khi Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương nhập và ấp thử nghiệm 100 quả trứng. Đến nay cả nước đã có hơn 12.032 con đà điểu giống được vào chăn nuôi, trong đó có 3.950 con đang đẻ, 8.082 con hậu bị tại 56 trang trại ở 40 tỉnh thành thuộc nhiều vùng sinh thái. Kết quả đà điểu nuôi sống cao, các trang trại nuôi sinh sản bước đầu chủ động sản xuất được con giống, nhiều trang trại nuôi thương phẩm đã có sản phẩm thịt.Và hiện nay có hơn 4000 con giống đã được đưa vào nuôi trong sản xuất có ở hơn 23 tỉnh thành Với nhiều ưu điểm: thích hợp với điều kiện ở nước ta nhất là khu vực miền trung, khả năng khánh bệnh cao, các sản phẩm (thịt, da, trứng, lông,…) đều có giá trị kinh tế cao và tận dụng hết, đà điểu được xem như là một “khám phá mới” về vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất hiện nay. Tại miền Trung hiện có 16 trang trại chăn nuôi đà điểu với 8.911 con, trong đó 3 cơ sở chăn nuôi theo hướng công nghiệp và đã sản xuất được con giống, thịt, trứng cung cấp cho thị trường trong nước; đang từng bước vươn ra thị trường nước ngoài và sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có nhu cầu. Tổng công ty Khatoco có 2 trung tâm giống đà điểu thương phẩm : Ninh Hòa và Quảng Ngãi. Tổng công ty Khánh Việt đã và đang triển khai đầu tư trên 600 tỷ đồng cho Chương trình công nghiệp đà điểu ở các tỉnh miền Trung và ven biển với các hạng mục công trình như: Trại giống, Nhà máy thức ăn, Nhà máy chế biến da, Nhà máy chế biến thịt với mục tiêu nuôi 5.000 - 7.000 đà điểu sinh sản và sản xuất 3.000 tấn thịt/năm để xuất khẩu. Tổng công ty chiếm thị phần khá cao với 75% tổng đà điểu cả nước tương ứng với hơn 20.000 con. Tuy đã phát triển lâu nhưng cung của 2 trung tâm này vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của thị trường. Ở địa phận Thành phố Nha Trang, có hơn 1000 nhà hang lớn nhỏ, đặc biệt lại là thành phố hang năm thu hút khách du lịch rất đông đến tham quan, nghỉ ngơi. Và một nhu cầu không thể thiếu đó là ăn uống, nhưng việc thu mua thịt đà điểu để đáp ứng nhu cầu của khách hang thì ngày càng gặp nhiều khó khăn. Bình quân thịt đà điểu được bán với giá 500.000 đ/kg nhưng do nhu cầu về thịt quá cao trong khi khả năng sản xuất không đủ nên nhiều trang trại chỉ cung cấp con giống. Con giống bình quân 5.000.000 đ/con. Còn ở Phú Yên, tuy là 1 tỉnh chưa phát triển nhưng không có nghĩa là mãi mãi không phát triển mà đó chỉ còn là vấn đề thời gian. Hiện nay, bước đầu là sự đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân, tiếp theo đó là sự hỗ trợ từ Trung ương và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và việc lựa chọn đầu tư trang trại nuôi đà điểu là 1 hướng phát triển mới cho Phú Yên bây giờ cũng như sau này. Trang trại sau khi thành lập sẽ ngày càng mở rộng qui mô để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong địa phương và cung ứng trên toàn quốc và xuất khẩu ra nước ngoài. Để có được sự thành công đó thì phải qua 1 quá trình nghiên cứu và đầu tư lâu dài. Và thành công như thế nào còn tùy thuộc vào khả năng nắm bắt cơ hội của chính bản than doanh nghiêp. CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN I.. Chủ đầu tư DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Địa chỉ: Sơn Hội – Huyện Sơn Hòa – Tỉnh Phú Yên. Web: www.dadieu.com.vn Email: aithi.pvh@gmail.com Điện thoại: 0978.533.544- 057.6285859 – Fax: 057.6285859. Ngành nghề kinh doanh: Trang trại cung cấp nhím giống và thịt nhím hơi. I.2. Đại diện được ủy quyền Họ và tên: Nguyễn Ái Thi Ngày sinh: 01/07/1990 Chức vụ trong công ty: Giám đốc. Số chứng minh nhân dân: 221281365. Nơi cấp: Phú Yên Đăng ký hộ khẩu thường chú: Sơn Hội, Sơn Hòa, Phú Yên Điện thoại liên lạc0982.499.029. - Fax: 057.3890143. I.3. Một số mẫu đơn cơ bản trong quá trình thành lập công ty Mẫu đơn 1: Đơn đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ----------------------------------------- ĐƠN ĐĂNG KÝ KINH DOANH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Kính gửi: PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (TỈNH) THÀNH PHỐ Tôi là: (ghi rõ họ tên bằng chữ hoa):………………………………………. Sinh ngày: ……………………….. Dân tộc: …………………… Quốc tịch:……………………………….. Chứng minh nhân dân số: ……do Công an ………… cấp ngày ………… Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …..………………………………………………… Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………… Điện thoại: ………… Fax: ………… Đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân do tôi làm chủ với nội dung sau: 1. Tên doanh nghiệp: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ………………………… Tên giao dịch : ……………………………………PRIVATE ENTERPRISE Tên viết tắt: …………………… ……………. ., PTE 2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………. Điện thoại: ………… Fax: ………… 3. Ngành nghề kinh doanh: …………………………………………………………………………… 4. Vốn đầu tư ban đầu:………………………… Tổng số: …………đồng ( Bằng chữ: ………… đồng) Trong đó tiền Việt Nam: ………… đồng ( Bằng chữ: ………… đồng) 5. Tên, địa chỉ chi nhánh:………………………………… 6.Tên, địa chỉ văn phòng đại diện:………………………………………. Tôi cam kết: - Bản thân không thuộc diện qui định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Doanh nghiệp - Trụ sở chính của doanh nghiệp thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp - Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đơn đăng ký kinh doanh. ………, ngày ….. tháng …. năm …… Chủ doanh nghiệp (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu đơn 2: Mẫu giấy đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản/sinh trưởng động vật hoang dã thông thường CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ----------------------------------------- GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI SINH SẢN/SINH TRƯỞNG ĐỘNG VẬT HOANG DÃ THÔNG THƯỜNG Kính gửi: … 1. Tên và địa chỉ của trại nuôi: 2. Họ tên chủ trại hoặc người đại diện: Số CMND/hộ chiếu: ngày cấp: Nơi cấp: Hộ khẩu thường trú: 3. Giấy phép đăng ký kinh doanh số … do … cấp ngày … tháng … năm … 4. Loài đăng ký nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng: TT Tên loài Số lượng khi đăng ký Mục đích gây nuôi (làm cảnh, thương mại, làm giống, làm xiếc, khoa học …) Tên thông thường Tên khoa học 1 2 … 5. Nguồn gốc vật nuôi: (Ghi rõ nguồn gốc mua, bắt, bẫy, cho, tặng v.v. từ đâu và thời gian nào) 6. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: (diện tích, quy mô trại nuôi, vật liệu xây dựng, bản vẽ hoàn công, điều kiện về an toàn, phòng ngừa bệnh dịch, vệ sinh môi trường,... Xác nhận của Chính chính quyền địa phương về thân nhân (nếu là cá nhân) … Ngày … tháng … năm … người đại diện ký, ghi rõ họ tên (chức vụ và đóng dấu nếu là tổ chức) Mẫu đơn 3: Đơn đăng ký cấp giấy phép đầu tư CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ........., ngày......tháng.......năm...... ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ (áp dụng đối với tất cả các hình thức đầu tư)                         Kính gửi :       Bộ Kế hoạch và Đầu tư                                                 (hoặc UBND tỉnh, thành phố...,                                                             hoặc Ban quản lý KCN tỉnh, thành phố...)              - Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000;             - Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết chi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Những người ký dưới đây trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư (UBND tỉnh, thành phố...., Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, thành phố...) Đơn đăng ký cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. I. Chủ đầu tư : A. Bên (các Bên)Việt Nam:             1. Tên công ty: .................................................................................             2. Đại diện được uỷ quyền:  ...........................................................                 Chức vụ: .......................................................................................             3. Trụ sở chính: ...............................................................................                 Điện thoại: ....................... Telex: ....................... Fax: .................             4. Ngành nghề kinh doanh chính:             5. Giấy phép thành lập công ty:                 Đăng ký tại: .................................. ngày: B. Bên (các Bên) nước ngoài:             1. Tên công ty hoặc cá nhân: ............................................................             2. Đại diện được uỷ quyền: ..............................................................                Chức vụ: .......................................................................................                Quốc tịch: ....................................................................................                 Địa chỉ thường trú: .......................................................................             3. Trụ sở chính: ...............................................................................                                Điện thoại: ....................... Telex: ....................... Fax: .....................             4. Ngành nghề kinh doanh chính: ....................................................             5. Giấy phép thành lập công ty: (hoặc số hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân)                  Đăng ký tại: .................................. ngày: .................................... Ghi chú: Nếu có nhiều chủ đầu tư thì mô tả riêng từng chủ đầu tư II. Doanh nghiệp xin thành lập 1. Tên gọi của Doanh nghiệp (trường hợp Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), tên gọi Hợp đồng hợp tác kinh doanh: - Tên tiếng Việt: - Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài thông dụng: 2. Hình thức đầu tư: ( Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Doanh nghiệp liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh) 3. Mục tiêu hoạt động chính của Doanh nghiệp (hoặc của Hợp đồng hợp tác kinh doanh): ............................................................ 4. Thời hạn hoạt động của Doanh nghiệp (hoặc của Hợp đồng hợp tác kinh doanh): ...... năm. 5. Vốn đầu tư: 5.1. Tổng vốn đầu tư dự kiến.................đô la Mỹ, trong đó: - Vốn cố định:.............đô la Mỹ, bao gồm: + Nhà xưởng:.............m2, trị giá.............đô la Mỹ + Văn phòng:.............m2, trị giá..............đô la Mỹ + Máy móc thiết bị :................đô la Mỹ, + Vốn cố định khác:.............đô la Mỹ - Vốn lưu động:................đô la Mỹ 5.2. Nguồn vốn: Tổng số:......................đô la Mỹ, trong đó: - Vốn pháp định (hoặc vốn góp để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh).......................đô la Mỹ, trong đó: + Bên Việt Nam góp:...................đô la Mỹ, gồm:             - Tiền:..............đô la Mỹ             - Tài sản khác:......tương đương ... đô la Mỹ (nêu chi tiết) + Bên nước ngoài góp..............đô la Mỹ, bao gồm:             - Tiền nước ngoài:..............đô la Mỹ             - Thiết bị, máy móc, vật tư:...................đô la Mỹ             - Vốn khác:....................đô la Mỹ (chi tiết)             - Vốn vay:..... ...........đô la Mỹ (Nêu rõ Bên chịu trách nhiệm dàn xếp vốn vay, các điều kiện vay trả, bảo lãnh). 6. Danh mục các sản phẩm chủ yếu và dự kiến thị trường tiêu thụ: Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm sản xuất ổn định Tên sản phẩm Số lượng Tỷ lệ tiêu thụ(%) ...... Số lượng Tỷ lệ tiêu thụ(%) Đơn vị Số lượng Trong nước Xuất khẩu Đơn vị Số lượng Trong nước Xuất khẩu  7. Qui trình công nghệ chủ yếu và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm: ..... (Trình bày ngắn gọn quy trình công nghệ hoặc  sơ đồ quy trình công nghệ chủ yếu; nếu có chuyển giao công nghệ, trình bày chi tiết trong hồ sơ kèm theo) 8. Danh mục thiết bị, máy móc Tên thiết bị Tính năng kỹ thuật Hiện trạng Nước sản xuất Số lượng Ước giá Giá trị Mới Đã qua sử dụng ( nếu là thiết bị đã qua sử dụng cần bổ sung các thông tin về năm chế tạo , đánh giá chất lượng và giá trị còn lại , các biện pháp tân trang, sửa chữa và nâng cấp sẽ được áp dụng) 9. Mặt bằng địa điểm và xây dựng - kiến trúc (áp dụng đối với các dự án ngoài KCN, KCX)             - Địa chỉ (xã, huyện, tỉnh), ranh giới và/hoặc toạ độ địa lý của địa điểm dự án (kèm theo bản vẽ).             - Hiện trạng mặt bằng và cơ sở hạ tầng của địa điểm (đường sá,  điện nước, thoát nước ...) - Diện tích mặt đất, mặt nước, mặt biển sử dụng cho dự án và mức giá cho thuê.             - Nguồn gốc khu đất; Giá trị đền bù, di chuyển cần thực hiện để giải phóng mặt bằng trên cơ sở thoả thuận với Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố (nếu có).             - Sơ đồ tổng mặt bằng (kèm theo bản vẽ) 10. Các nhu cầu cho sản xuất - Nhu cầu về lao động vào năm sản xuất ổn định, trong đó, chia ra tổng số người ViệtNam và người nước ngoài.  - Nhu cầu về điện vào năm sản xuất ổn định là...  Kwh/năm với công suất sử dụng cực đại là ... KW. - Nhu cầu về nước cho sản xuất vào năm sản xuất ổn định:...m3/ ngày đêm - Nhu cầu về nguyên liệu chính  cho năm sản xuất ổn định: Tên nguyên liệu Số lượng Ước giá Dự kiến nguồn cung cấp  (nhập khẩu hay tại Việt Nam) 11. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án:(kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư) -Hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động của Doanh nghiệp (hoặc Hợp đồng HTKD):                     

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDỰ ÁN ĐẦU TƯ.doc
  • xlsDự án ĐT.xls