PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM DỮ LIỆU
Từ lâu trên thế giới, việc phát triển hình thành Trung tâm dữ liệu (TTDL) đã
là một trong những quan tâm hàng đầu của các tổ chức, doanh nghiệp với mục tiêu
khai thác tối đa vai trò của CNTT nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh của doanh
nghiệp cũng như nâng cao năng lực quản lý của các tổ chức. TTDL cho phép
doanh nghiệp, tổ chức tối ưu hóa chuỗi cung cấp, triển khai thương mại điện tử, kết
nối các quy trình công việc quan trọng của doanh nghiệp, tổ chức, thực hiện các
công việc như tổng hợp, thống kê, phân tích, báo cáo và tự động hóa các quy trình,
giúp giảm chi phí, thời gian và kịp thời đưa ra các quyết định cho sản xuất kinh
doanh, quản lý điều hành. Cùng với sự bùng nổ của Internet, sự phát triển của
CNTT và xu hướng toàn cầu hóa, việc cạnh tranh, hoạt động trên thị trường không
còn giới hạn trong khuôn khổ một quốc gia, ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ cao nhằm đi trước đón đầu tạo thế cạnh tranh, nắm bắt cơ hội.
Việc xây dựng và khai thác TTDL một cách hiệu quả là yêu cầu tất yếu trong việc
nâng cao năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp cũng như tổ chức hành
chính, sự nghiệp và phục vụ có hiệu quả người dân trong xu thế kinh tế toàn cầu hiện nay.
72 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 2453 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án Xây dựng Trung tâm dữ liệu của tỉnh phục vụ lưu trữ và quản lý dữ liệu tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I:
SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ........................................................5
I.TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM DỮ LIỆU..............................................5
II.SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ.........................................................................7
III.MỤC TIÊU ĐẦU TƯ................................................................................9
GIỚI THIỆU DỰ ÁN.........................................................................................11
I.TÊN DỰ ÁN...............................................................................................11
II.HÌNH THỨC ĐẦU TƯ.............................................................................11
III.NGUỒN VỐN.........................................................................................11
IV.CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN...........................................................................11
DỰ KIẾN QUY MÔ ĐẦU TƯ, ........................................................................12
QUY MÔ LẮP ĐẶT, CÀI ĐẶT THIẾT BỊ.......................................................12
I.QUY MÔ ĐẦU TƯ....................................................................................12
II.YÊU CẦU VỀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA TTDL........................12
III.YÊU CẦU VỀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA TTDL.............................13
IV.DỰ KIẾN VỀ ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ.......................................................15
V.QUY MÔ LẮP ĐẶT.................................................................................16
VI.CÀI ĐẶT THIẾT BỊ................................................................................16
PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ........................................................17
KỸ THUẬT, GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ..........................................................17
I.TỔNG QUAN THIẾT KẾ:.........................................................................17
II.ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ........................................18
THIẾT KẾ SƠ BỘ TRUNG TÂM DỮ LIỆU CÀ MAU...................................20
I.TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ.........................................................................20
II.HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA TTDL TỈNH CÀ MAU............................21
III.HẠ TẦNG CNTT CỦA TTDL TỈNH CÀ MAU....................................36
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ.......................................................................................62
I.CƠ SỞ XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ.............................................62
II.TỔNG MỨC ĐẦU TƯ.............................................................................62
1
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ...................................................................63
I.KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TTDL.............................................................63
II.HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ...............................................................................63
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN......................................................................................64
I.TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN .............................................................................64
II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI DỰ ÁN........................................................65
III.HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN...........................................................65
IV.MỐI QUAN HỆ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
ĐẾN DỰ ÁN ...............................................................................................65
V.QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN ....................................................66
PHỤ LỤC ........................................................................................................64
2
ĐỊNH NGHĨA CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Các cụm từ, các thuật ngữ chuyên môn và các từ tiếng Anh trong báo cáo
được định nghĩa hoặc viết tắt sau đây:
- “TTDL”: Trung tâm dữ liệu.
- “CNTT”: Công nghệ thông tin.
- “Firewall” Thiết bị tường lửa.
- “Server”: Thiết bị máy chủ.
- “GIS”: Hệ thống thông tin địa lý.
- “Datacenter”: TTDL.
- “SAN”: Hệ thống lưu trữ riêng.
- “Data”: Dữ liệu.
- “E-mail”: Thư điện tử.
- “Switch”: Bộ chuyển mạch.
- “OS”: Hệ điều hành.
- “Tủ Rack”: Tủ đựng thiết bị, bao gồm máy chủ và thiết bị mạng.
- “VPN”: Mạng riêng ảo.
- “Backdoor”: Cửa hậu.
- “DDOS”: Từ chối dịch vụ.
- “Fail-Over”: Chuyển lỗi.
- “Inline”: Bên trong mạng.
- “Distribution”: Phân phối.
- “Access”: Truy cập.
- “Core”: Lõi.
- “DMZ”: Vùng phi truy cập.
- “INBOUND”: Luồng đi vào.
- “OUTBOUND”: Luồng đi ra.
- “LAN”: Mạng nội bộ.
- “WAN: Wide Area Network”: Mạng diện rộng.
- “IPS”: Intrusion Prevention System”: Hệ thống ngăn chặn xâm nhập.
- “IDS”: Intrusion Detection System”: Hệ thống phát hiện xâm nhập.
- “IDP”: Intrusion Detection Prevention”: Hệ thống phát hiện và ngăn chặn
xâm nhập.
- “ACL: Access Control List”: Danh sách các câu lệnh được áp đặt.
3
- “DNS: Domain Name System”: Hệ thống phân giải tên miền trên Internet.
- “FTP: File Transfer Protocol”: Giao thức truyền tập tin.
- “LDAP: Lightweight Directory Access Protocol”: Giao thức truy nhập
nhanh dịch vụ thư mục.
- “RAID: Redundant Array of Independent Disks”: Một công nghệ cho phép
ghi dữ liệu lên nhiều đĩa cứng cùng lúc.
- “ISP: Internet Service Provider”: Nhà cung cấp dịch vụ Internet.
- “Cluster”: kiến trúc nhằm đảm bảo nâng cao khả năng sẵn sàng cho các hệ
thống mạng máy tính. Việc thiết kế và lắp đặt các cluster cần thoả mãn các
yêu cầu sau:
Yêu cầu về tính sẵn sàng cao (High availability). Các tài nguyên mạng
phải luôn sẵn sàng trong khả năng cao nhất để cung cấp và phục vụ các
người dùng cuối và giảm thiểu sự ngưng hoạt động hệ thống ngoài ý
muốn.
Yêu cầu về độ tin cậy cao (Reliability). Độ tin cậy cao của cluster
được hiểu là khả năng giảm thiểu tần số xảy ra các sự cố và nâng cao khả
năng chịu đựng sai sót của hệ thống.
Yêu cầu về khả năng mở rộng được (Scalability). Hệ thống phải có
khả năng dễ dàng cho việc nâng cấp, mở rộng trong tương lai. Việc nâng
cấp mở rộng bao hàm cả việc thêm các thiết bị, máy tính vào hệ thống để
nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như việc thêm số lượng người dùng,
thêm ứng dụng, dịch vụ và thêm các tài nguyên mạng khác.
4
PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM DỮ LIỆU
Từ lâu trên thế giới, việc phát triển hình thành Trung tâm dữ liệu (TTDL) đã
là một trong những quan tâm hàng đầu của các tổ chức, doanh nghiệp với mục tiêu
khai thác tối đa vai trò của CNTT nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh của doanh
nghiệp cũng như nâng cao năng lực quản lý của các tổ chức. TTDL cho phép
doanh nghiệp, tổ chức tối ưu hóa chuỗi cung cấp, triển khai thương mại điện tử, kết
nối các quy trình công việc quan trọng của doanh nghiệp, tổ chức, thực hiện các
công việc như tổng hợp, thống kê, phân tích, báo cáo và tự động hóa các quy trình,
giúp giảm chi phí, thời gian và kịp thời đưa ra các quyết định cho sản xuất kinh
doanh, quản lý điều hành. Cùng với sự bùng nổ của Internet, sự phát triển của
CNTT và xu hướng toàn cầu hóa, việc cạnh tranh, hoạt động trên thị trường không
còn giới hạn trong khuôn khổ một quốc gia, ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ cao nhằm đi trước đón đầu tạo thế cạnh tranh, nắm bắt cơ hội.
Việc xây dựng và khai thác TTDL một cách hiệu quả là yêu cầu tất yếu trong việc
nâng cao năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp cũng như tổ chức hành
chính, sự nghiệp và phục vụ có hiệu quả người dân trong xu thế kinh tế toàn cầu
hiện nay.
5
Hình 1: Một TTDL
TTDL là nơi tích hợp tất cả các công nghệ hàng đầu về mạng, hệ thống và
phần mềm ứng dụng được sử dụng trong hệ thống TTDL, ở đó:
- Mạng được thiết kế dành riêng đáp ứng yêu cầu cực cao về tốc độ truyền
giữa các thiết bị, tính ổn định được coi trọng và vấn đề bảo mật cho hệ thống mạng
được đặt lên hàng đầu, được cấu hình tối ưu và hỗ trợ dự phòng khi một thiết bị
xảy ra sự cố thì hệ thống vẫn hoạt động bình thường và đảm bảo với các kết nối
luôn ổn định ở tốc độ cao.
- Hệ thống máy chủ có hiệu năng (performance) cao đáp ứng các ứng dụng
chạy trên nó với độ trễ nhỏ nhất, thời gian đáp ứng nhanh nhất, hỗ trợ nhiều ứng
dụng và cấu hình hoàn hảo giúp hệ thống chạy 24/7 và đảm bảo hoạt động ổn định
các ứng dụng khắc khe nhất.
- Các phần mềm hỗ trợ sử dụng tối đa hiệu năng của phần cứng, giúp liên kết
các máy chủ với kỹ thuật Cluster tăng sức mạnh cho máy chủ và khả năng sao lưu
dự phòng dữ liệu (backup) khi có sự cố xảy ra thì chỉ trong một thời gian ngắn hệ
thống có thể đi vào hoạt động bình thường và dữ liệu được đảm bảo an toàn.
- Các Datacenter được thiết kế hướng đến mục tiêu điện toán đám mây mà nơi
đó các ứng dụng được cung cấp bởi các máy chủ ảo hóa được xây dựng trên một
hệ thống máy chủ vật lý.
6
II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
1. Căn cứ pháp lý thực hiện đầu tư dự án:
- Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước giai đoạn 2009 – 2010;
- Chỉ thị số 10/2006/CT-TTg ngày 23/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc giảm văn bản, giấy tờ hành chính trong hoạt động của các cơ quan hành chính
nhà nước;
2. Hiện trạng Trung tâm dữ liệu của tỉnh Cà Mau:
TTDL được hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động năm 2002, có nhiệm vụ
tích hợp cơ sở dữ liệu từ các cơ quan ban ngành; quản lý lưu trữ và cung cấp thông
tin; điều phối các hoạt động ứng dụng CNTT cơ bản của các cơ quan nhà nước qua
hệ thống mạng như: hồ sơ công việc, điều hành tác nghiệp, email, hosting một số
trang tin điện tử của các sở, ban, ngành,...
Trong những năm gần đây, việc đầu tư nâng cấp để duy trì cơ sở hạ tầng
CNTT cũng như phát triển mở rộng các ứng dụng CNTT tại TTDL còn gặp nhiều
hạn chế, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan (như việc chấm dứt triển
khai Đề án 112), đã gây ảnh hưởng lớn đến việc duy trì vận hành ổn định chung
của hệ thống cũng như đảm bảo các yêu cầu về an ninh, an toàn thông tin, qua
khảo sát thực tế hiện trạng như sau:
a. Cơ sở hạ tầng CNTT:
Kiến trúc, thiết kế kỹ thuật: TTDL được thiết kế theo mô hình “ứng dụng tới
đâu, trang bị tới đó. Việc đầu tư không đồng bộ dẫn đến thiết kế kỹ thuật của
TTDL không đúng theo các tiêu chuẩn quy định của một Data center.
Thiết bị chính của TTDL tập trung đầu tư trong giai đoạn năm 2002 đến 2005,
tính đến nay hầu hết đã qua thời gian khấu hao, phần lớn thiết bị hư hỏng không sử
dụng được, một số thiết bị lạc hậu về công nghệ không thể triển khai các ứng dụng
mới, một số thiết bị còn lại luôn trong tình trạng hoạt động quá tải, thiếu các thiết
bị dự phòng dẫn đến công suất sử dụng ngày càng thấp, khả năng đảm bảo an toàn
thông tin, dữ liệu không cao.
- Đánh giá về máy chủ của TTDL:
.
- Đánh giá về thiết bị mạng:
b. Hệ thống thông tin:
7
c. Công tác quản lý hoạt động:
.
3. Nhu cầu ứng dụng CNTT của Tỉnh Cà Mau
Qua khảo sát, thống kê, thì nhu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động của các
cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh thể hiện qua ba nhóm chính, đó là:
a. Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý chỉ đạo và
điều hành của các cấp chính quyền, công tác quản lý hành chính nhà nước,
bao gồm:
- Hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
- Hệ thống quản lý thư điện tử.
- Hệ thống quản lý nhân sự (cán bộ, công chức), tài chính – kế toán, tài sản
công,...
- Hệ thống quản lý, cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ người dân, doanh
nghiệp – thực hiện công tác cải cách hành chính: hệ thống các trang thông tin điện
tử, hệ thống cung cấp dịch vụ hành chính công, (theo các mức độ khác nhau), hệ
thống một cửa điện tử liên thông,...
- Hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu vùng, đặc biệt là các thông tin về
quy hoạch, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến các lĩnh vực, ngành: dân
cư, y tế, giáo dục, tài nguyên và môi trường, xây dựng, các chỉ số thống kê,. của
địa phương trên cơ sở kiến trúc thông tin quốc gia.
- Hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành
phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
b. Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý chuyên môn
ngành, lĩnh vực như: giáo dục và đào tạo, y tế, tài nguyên và môi trường, giao
thông, xây dựng, bao gồm:
- Các hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành kết nối xuyên suốt từ cấp tỉnh
đến cấp xã, phường nhằm đảm bảo sự thống nhất, chính xác về quy trình thao tác,
thông tin, dữ liệu,
- Hệ thống tương tác thông tin, dữ liệu giữa các ngành, lĩnh vực liên quan với
nhau nhằm đảm bảo tính liên thông, kịp thời, chính xác nguồn thông tin.
c. Nhu cầu ứng công nghệ thông tin phục vụ phát triển vùng nông thôn, bao
gồm:
- Hệ thống thông tin cung cấp kiến thức về ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ
thuật và kinh nghiệm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tất cả các lĩnh
vực, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.
8
- Hệ thống cung cấp thông tin hỗ trợ công tác ứng phó, giảm nhẹ thiên tai ở
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo.
4. Sự cần thiết và nội dung đầu tư:
Qua phân tích hiện trạng tại TTDL và nhu cầu ứng dụng CNTT hiện nay trên
địa bàn tỉnh nhận thấy cần thiết phải thực hiện việc xây dựng TTDL của tỉnh. Xây
dựng hoàn thiện một TTDL chính quy, hiện đại, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ là
điều kiện quan trọng để đảm bảo cho việc triển khai các ứng dụng CNTT một cách
thuận lợi và mang lại hiệu quả sử dụng cao.
Và việc lựa chọn đầu tư dự án “Xây dựng Trung tâm dữ liệu của tỉnh phục vụ
lưu trữ và quản lý dữ liệu” là giải pháp đúng đắn và phù hợp nhất trong thời điểm
hiện nay. Để dự án mang tính khả thi và mang hiệu quả đầu tư cao, dự án sẽ triển
khai một số công việc chính như sau:
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng TTDL: mua sắm, thiết kế, lắp đặt, cài đặt trang thiết
bị, máy móc đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và phù hợp nhu cầu sử dụng.
- Xây dựng hệ thống quản lý thư điện tử: mua sắm dưới hình thức chuyển
giao, cài đặt, triển khai phần mềm quản lý thư điện tử. Chủ trương này cũng rất
phù hợp với “Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg ngày 3 tháng 12 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động
của cơ quan nhà nước”. Nhằm “hướng tới ứng dụng rộng rãi hệ thống thư điện tử
trong các cơ quan nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động, năng suất lao động, thực
hành tiết kiệm, thực hiện tốt Nghị định số 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước”.
III. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của dự án xây dựng hoàn thiện TTDL của tỉnh Cà Mau đạt các tiêu
chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành, áp dụng những giải pháp công nghệ tiên
tiến nhất vừa đảm bảo tính kế thừa vừa có tính sẵn sàng cao.
TTDL đảm bảo cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho việc triển khai
các hệ thống thông tin như: Cổng thông tin điện tử của tỉnh Cà Mau, trang thông
tin các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, các dịch vụ hành chính công trực
tuyến, dịch vụ thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành, các chương
trình quản lý chuyên ngành, lĩnh vực, nhằm hỗ trợ kịp thời công tác quản lý nhà
nước, đẩy nhanh tiến độ công tác cải cách hành chính, tạo môi trường làm việc
chuyên nghiệp, tiến tới thực hiện chính quyền điện tử, góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của các thành phần kinh tế và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
2. Mục tiêu cụ thể
9
Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, TTDL của tỉnh được thiết kế để
đáp ứng nhu cầu triển khai các hệ thống thông tin như sau:
• Các hệ thống thông tin dùng chung:
- Cổng thông tin điện tử của tỉnh Cà Mau.
- Hệ thống thư điện tử cho các cán bộ, công chức nhà nước của tỉnh.
- Hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
- Hệ thống cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến.
- Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến, kết nối hội nghị trực tuyến của
các Sở ban ngành trong tỉnh.
• Các hệ thống thông tin chuyên ngành:
- Hệ thống GIS phục vụ quản lý hạ tầng bưu chính, viễn thông.
- Các cổng thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân cấp
huyện thực hiện việc tích hợp thông tin lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh Cà Mau
để phục vụ người dân và doanh nghiệp: Cung cấp thông tin chuyên ngành và các
dịch vụ hành chính công cho người dân, doanh nghiệp.
- Các hệ thống thông tin chuyên ngành khác qua khảo sát thực tế tại các đơn
vị.
- Định hướng hosting các cổng thông tin của các sở, ngành, ủy ban nhân dân
cấp huyện tại TTDL tỉnh.
10
PHẦN II
GIỚI THIỆU DỰ ÁN
I. TÊN DỰ ÁN
Tên đầy đủ của dự án là “Xây dựng Trung tâm dữ liệu của tỉnh phục vụ lưu
trữ và quản lý dữ liệu”.
II. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
Xây dựng Trung tâm dữ liệu của tỉnh phục vụ lưu trữ và quản lý dữ liệu.
III. NGUỒN VỐN
Ngân sách nhà nước.
IV.CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Chủ đầu tư dự án: Sở Thông Tin và Truyền Thông tỉnh Cà Mau.
Địa chỉ: 284 - Trần Hưng Đạo - Phưởng 5 - TP. Cà Mau.
11
PHẦN III
DỰ KIẾN QUY MÔ ĐẦU TƯ,
QUY MÔ LẮP ĐẶT, CÀI ĐẶT THIẾT BỊ
I. QUY MÔ ĐẦU TƯ
Đầu tư xây dựng Trung tâm dữ liệu tỉnh Cà Mau - là một trong những biện
pháp nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thông của tỉnh nhằm thực
hiện mục tiêu của Nghị quyết số 1991/QĐ-UBND ngày 16/12/2010 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của các cơ quan nhà nước tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2015 và Công văn số
3783/UBND-VX ngày 15/09/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chuẩn bị đầu
tư các dự án ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
TTDL sau khi được đầu tư xây dựng sẽ là nơi lưu trữ cơ sở dữ liệu của các sở,
ban, ngành trong tỉnh, là nơi triển khai các phần mềm ứng dụng dùng chung và
phần mềm ứng dụng chuyên ngành. Là nơi hosting cổng thông tin điện tử của tỉnh
và các trang thông tin của các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân cấp huyện.
Dự án có các hạng mục như sau:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng tại TTDL: thiết kế kiến trúc hệ thống đảm bảo đúng
tiêu chuẩn và hợp lý; xây dựng các hệ thống an toàn, anh ninh; sửa chữa, mua sắm,
lắp đặt mới trang thiết bị phù hợp nhu cầu sử dụng.
- Xây dựng hệ thống quản lý e-mail công vụ đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu sử
dụng chung trong toàn tỉnh: trên cơ sở phần mềm quản lý thư điện tử - IBM lotus
note , cài đặt tại TTDL, chuyển đổi cơ sở dữ liệu đã có và triển khai sử dụng chung
cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Đào tạo nhân lực quản lý và vận hành TTDL; xây dựng quy chế hoạt động
và quản lý khai thác sử dụng TTDL.
II. YÊU CẦU VỀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA TTDL
- Được trang bị công nghệ hiện đại, đủ mạnh với khả năng hoạt động thống
nhất và cung cấp được nhiều loại dịch vụ chung trên một nền tảng mạng.
- Khả năng hòa nhập nhanh chóng và ít tốn kém.
- Khả năng kết nối mạng tại mọi vị trí bên trong kiến trúc mạng.
- Có khả năng cập nhật công nghệ mới để đáp ứng được các bước thay đổi về
công nghệ theo xu hướng phát triển hiện nay mà vẫn đảm bảo được sự đầu tư hiện
tại.
12
- Có hệ thống mạng hoàn chỉnh nhằm chia sẻ các nguồn tài nguyên (thông tin,
các thiết bị, máy móc,) và được giao tiếp với các hệ thống mạng bên ngoài một
cách dễ dàng mà không phải thay đổi nhiều về cấu trúc.
- Có hạ tầng kỹ thuật xây dựng theo hướng mở sẵn sàng đáp ứng những thay
đổi, dễ dàng nâng cấp trong tương lai mà vẫn đảm bảo tối đa chi phí đầu tư, khả
năng thay đổi toàn bộ kết cấu hệ thống là thấp nhất.
- Khả năng quản trị tập trung với đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin có số
lượng hạn chế mà vẫn điều hành ổn định toàn bộ phân hệ thiết bị trong TTDL.
- Khả năng hoạt động ổn định với hiệu suất cao.
- Có tính năng thông minh, tự động phân tải và dự phòng lẫn nhau giữa các
thành phần bên trong toàn bộ hệ thống.
- Sử dụng các sản phẩm với công nghệ mới nhất trong ngành CNTT dành cho
TTDL.
III. YÊU CẦU VỀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA TTDL
Xây dựng TTDL phải đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể như