FDI hay FII – câu hỏi nguyên lý?
FDI (foreign direct investment)và FII (foreign Indirect Investment) là hại dạng thức mà chúng ta
vẫn sửdụng đểphân biệt các luồng vốn nước ngoài đổvào Việt Nam. Việc phân biệt cho phép
ta so sánh và đong đếm những lợi và hại của hai dạng thức vốn này. Nhìn chung ởViệt Nam,
Trung Quốc hay Ấn Độ, những quốc gia thu hút mạnh vốn đầu tưnước ngoài, FDI vẫn có ý
nghĩa quan trọng và được chăm sóc nhiều hơn FII. Nếu nhưvới FDI, câu chuyện thường xoay
quanh thu hút thếnào cho nhiều thì với FII, câu chuyện lại là quản lý thếnào cho tốt. Liệu khác
biệt trong quan niệm này có căn cứvà có phải khi nào FDI cũng tốt hơn FII không, có khi nào
nên nghĩ đến chuyện hợp nhất hai loại vốn này?
Vềnguyên lý, FDI nhưông già Noel đi vào mang theo những túi quà lóng lánh. Những túi quà
này điểm qua thì có đầu tưtài chính; khảnăng tiếp cận công nghệmới, tiên tiến; khai phá và kích
thích xuất khẩu, Những món quà vô giá với những cậu bé – những doanh nghiệp nhỏ ởViệt
Nam vốn chỉquen chơi những trò chơi nhỏ, manh mún. Chúng ta phần nào “ưa” FDI bởi tác
động – ích lợi của nó rất hiện hữu, sờ- nắm - đo đếm – bình phẩm được. Đó là những nhà máy
mới, to lớn hiện đại chưa từng thấy, những mạng lưới công nghệthông tin cao cấp, những khu
thương mại khổng lồ, sáng long lanh và lộng lẫy, những người lao động chất lượng cao nói
chuyện với nhau bằng ngoại ngữquốc tế, - vềgóc độxã hội là khảnăng tạo việc làm lớn.
Những ưu điểm này vượt trội nếu so với FII.
9 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3186 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu FDI hay FII – Đầu tư nước ngoài trên thị trường tài chính Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
FDI hay FII – Đầu tư nước ngoài trên thị trường tài chính Việt Nam
Lưu Quý Phương - Bùi Quang Nam
© SAGA- www.saga.vn.
Ban soạn thảo: "SAGA là một mạng xã hội Internet về kinh doanh hiện đại do Tiến sĩ Vương
Quân Hoàng và một số đồng sự sáng lập. Nhằm đáp ứng nhu cầu về kỹ nghệ kinh doanh tại Việt
Nam, qua thực tế trao đổi và làm việc với hàng trăm doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực và qui mô
khác nhau, ngày 5/12/2006, hệ thống kiến thức, kỹ năng, phân tích và truyền thông kinh doanh
SAGA chính thức đi vào vận hành tại địa chỉ . Bài viết này chia sẻ một góc
nhìn của SAGA về ĐTNN trên thị trường tài chính Việt Nam."
Trên góc độ một nhà ĐTNN, vấn đề có lẽ sẽ không phải là chọn cách đầu tư nào mà trên thực tế
là phói hợp ra sao để FDI hay FII của mình cùng mang lại hiệu quả tối đa. Đứng trên góc độ một
người làm kinh doanh hay quản lý trong nước sẽ cần cân nhắc với một cơ hội kinh doanh cụ thể,
nếu như việc FDI tham gia không mang lại những nhân tố căn bản cho thành công dự kiến thì có
nhất thiết phải dành cho FDI hay nên để cho một doanh nghiệp trong nước khai thác, khi cần sẽ
kêu gọi FII...
FDI hay FII – câu hỏi nguyên lý?
FDI (foreign direct investment) và FII (foreign Indirect Investment) là hại dạng thức mà chúng ta
vẫn sử dụng để phân biệt các luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam. Việc phân biệt cho phép
ta so sánh và đong đếm những lợi và hại của hai dạng thức vốn này. Nhìn chung ở Việt Nam,
Trung Quốc hay Ấn Độ, những quốc gia thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài, FDI vẫn có ý
nghĩa quan trọng và được chăm sóc nhiều hơn FII. Nếu như với FDI, câu chuyện thường xoay
quanh thu hút thế nào cho nhiều thì với FII, câu chuyện lại là quản lý thế nào cho tốt. Liệu khác
biệt trong quan niệm này có căn cứ và có phải khi nào FDI cũng tốt hơn FII không, có khi nào
nên nghĩ đến chuyện hợp nhất hai loại vốn này?
Về nguyên lý, FDI như ông già Noel đi vào mang theo những túi quà lóng lánh. Những túi quà
này điểm qua thì có đầu tư tài chính; khả năng tiếp cận công nghệ mới, tiên tiến; khai phá và kích
thích xuất khẩu,… Những món quà vô giá với những cậu bé – những doanh nghiệp nhỏ ở Việt
Nam vốn chỉ quen chơi những trò chơi nhỏ, manh mún. Chúng ta phần nào “ưa” FDI bởi tác
động – ích lợi của nó rất hiện hữu, sờ - nắm - đo đếm – bình phẩm được. Đó là những nhà máy
mới, to lớn hiện đại chưa từng thấy, những mạng lưới công nghệ thông tin cao cấp, những khu
thương mại khổng lồ, sáng long lanh và lộng lẫy, những người lao động chất lượng cao nói
chuyện với nhau bằng ngoại ngữ quốc tế,… - về góc độ xã hội là khả năng tạo việc làm lớn.
Những ưu điểm này vượt trội nếu so với FII.
Chưa hết, tác động của FDI không dừng lại ở một nhà máy hay một hệ thống, mỗi đơn vị đầu tư
này lại có vai trò nhưng một hệ số nhân tác động – tức là sự xuất hiện của nó kéo theo một loạt
các hiệu ứng phát triển quy mô vùng. Cùng với những dự án FDI được triển khai sẽ có hàng loạt
các dự án lớn nhỏ ăn theo và một hệ thống các dịch vụ phụ trợ. Nhà máy Intel Việt Nam đi vào
hoạt động chắc chắn sẽ làm cho cả một khu dân cư xung quanh thay đổi, kèm theo là một loạt
các dịch vụ ăn uống, giải trí, vận chuyển,… - một hệ số nhân thực sự.
Câu hỏi là FDI có phải luôn tốt như vậy? Rất nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước thực sự băn
khoăn về câu hỏi này. Xã hội Mỹ tăng trưởng không phải chỉ nhờ có những Microsoft, Intel,
Apple, Goldman Sachs,… mà phần rất lớn động lực tuôn trào từ những người đang từng ngày
nỗ lực để trở thành những Bill Gates mới và Steve Jobs mới. Giáo sư Nancy Napier, nhà nghiên
cứu hàng đầu về chiến lược tại ĐH Boise State, trong một lần trao đổi với chúng tôi đã chia sẻ
mối lo lắng của những người làm chiến lược về sức sáng tạo và năng động trong các doanh
nghiệp quy mô vừa và nhỏ đang ngày càng giảm, làm cho nước Mỹ ngày càng già và kém vận
động. Sức sáng tạo, tính năng động đó chính là những người khởi nghiệp. Nó quan trọng đến nỗi
Jack Welch huyền thoại của GE từng tuyên bố muốn chẻ nhỏ, tái cơ cấu tập đoàn này để có thể
tiến lên với tinh thần của một doanh nghiệp nhỏ.
Những doanh nghiệp nhỏ - những doanh nghiệp khởi sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sức
tăng trưởng và khả năng đổi máu của toàn nền kinh tế. Bằng chứng với những người chủ khởi
nghiệp đầu tiên của Trung Nguyên hay FPT có lẽ cũng đủ - họ định nghĩa lại sức mạnh của Việt
Nam.
Thế thì FDI, nguồn vốn luôn được ta tôn sùng có một hạn chế: sự xuất hiện của nó giống như sự
xuất hiện của những doanh nghiệp lớn đã trực tiếp cạnh tranh những khoảng đất màu mỡ có thể
nuôi mầm những tinh thần khởi nghiệp. Phía nào yếu thế hơn, câu trả lời dành cho độc giả. Nhà
máy ViBird của tập đoàn Nguyễn Hoàng – người chủ sau 8 năm vẫn tự cho rằng “Tôi đang khởi
nghiệp” – sẽ ra sao nếu Dell đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp máy tính ở Việt Nam. Chỉ là câu
hỏi “nếu như” nhưng cũng có thể khiến NHG Group rùng mình.
Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng – miễn là bắt được chuột
Quay trở lại, mối đe dọa của FDI có thể làm triệt tiêu đi các nguồn lực tự thân ở quốc gia sở tại
đã được cụ thể hóa thành các yêu cầu như đảm bảo hàm lượng “chất xám nội” trong những nhà
máy FDI, những cam kết xuất khẩu và chuyển giao công nghệ cùng hàng loạt các quy định về
giao dịch ngoại hối cùng các quy định có tính cưỡng bức khác.
Nguồn vốn ngoại nếu ở dạng FII lại là nguồn dinh dưỡng rất lớn nuôi dưỡng tinh thần khởi
nghiệp trong nước, đưa những doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận đến nguồn vốn dồi dào kèm
theo các điều kiện nâng chuẩn công bố thông tin, yêu cầu minh bạch hóa và hàng loạt các chuẩn
mực quốc tế khác. Có thể khó khăn, nhưng cơ bản là cần thiết. Rõ ràng ngoài việc đưa vốn đến,
những lợi ích không trực tiếp của những nguồn vốn không trực tiếp này là đưa dần chuẩn mực
kinh doanh trong nước tiếp cận với các chuẩn mực hành vi quốc tế về giao dịch, quản trị rủi ro,
quản trị chiến lược, các công cụ mới,… Thực tế với thị trường tài chính và thị trường chứng
khoán cho thấy sự tham gia của các tổ chức và quỹ đầu tư quốc tế đã đẩy tính thanh khoản,
chiều sâu thị trường, tính hiệu quả cùng các yêu cầu chuẩn mực lên rất cao và rất nhanh chỉ
trong một thời gian rất ngắn. Giai đoạn 2006-2007 có bước tiền dài bằng cả 5-6 năm vận hành
trước đó của thị trường tài chính – thị trường chứng khoán Việt Nam. Quá trình này ngược lại
giúp tăng cường hiệu quả hoạt động phân bổ vốn quốc tế và trong nước.
Có lý do cụ thể để giải thích vì sao nhiều quốc gia không thực sự thích FII. Nếu như FDI là
những khoản đầu tư có đặc tính ổn định, giống như đã có gạch và vữa để xây lên bức tường và
việc phá đi cũng không giúp người bỏ tiền xây thu lại được nhiều; thì, FII khác ở chỗ họ đặt một
bức tường và khi cần thì nhấc cả bức tường đi. Thảm họa tài chính cuối những năm 1990 với
các nước Châu Á luôn là nỗi ám ảnh vô cùng lớn, Việt Nam không là ngoại lệ. Việt Nam và Trung
Quốc đều đang có những đặc điểm kinh tế - tài chính – xã hội rất giống với các nước Châu Á kia
trước khủng hoảng.
Rủi ro lớn nhất của FII là khi các danh mục đầu tư được vẽ ra rất đẹp với điểm nhấn là các tài
sản trong nước chợt bị gấp lại, bán hết và rút đi trong chớp nhoáng. Tuy nhiên, rủi ro luôn là rủi
ro, đối mặt và có các biện pháp phòng vệ sẽ tốt hơn là bỏ đi và chọn cách khác. Trong điều kiện
kinh tế - tài chính khu vực và thế giới hiện nay, sau bài học 1997 thì mỗi quốc gia, trong đó có
Việt Nam đều cố gắng xây dựng nhũng khung chính sách rất nhạy cảm và linh hoạt điều chỉnh
theo các biến động của kinh tế thế giới. Việc hợp tác cùng giải quyết là giải pháp mà các quốc
gia đều thống nhất. Bên cạnh đó, luôn tồn tại những lượng vốn rất lớn trong thị trường vốn toàn
cầu đi tìm những khu vực thị trường có thể hứa hẹn tăng trưởng đầu tư tốt. Rủi ro vẫn là rủi ro
nhưng rủi ro ở mức độ nào và khả năng đe dọa ra sao cấn sẽ cần được tính toán cụ thể.
Một đặc điểm khác giúp ta phân biệt tốt FDI và FII là tính chấp nhận rủi ro. Việt Nam hay bất kỳ
nền kinh tế mới nổi nào cũng đều có chung đặc điểm rủi ro cao và hiện diện trong mọi lĩnh vực.
Ở một khía cạnh nào đó, có thể thấy FDI sẽ chỉ được rót vào nếu các cơ hội làm kinh doanh và
mang lại lợi nhuận là rất cụ thể, có thể tính toán và dự báo với độ chính xác cao. Điều này dễ
hiểu vì nếu mất, nhà đầu tư FDI mất rất nhiều. Ngược lại, FII dám theo đuổi những cơ hội đầu tư
nhiều rủi ro nhưng với lợi suất kỳ vọng cũng lớn không kém.
Trên góc độ một nhà đầu tư nước ngoài, vấn đề có lẽ sẽ không phải là chọn cách đầu tư nào mà
trên thực tế là phối hợp ra sao để FDI hay FII của mình cùng mang lại hiệu quả tối đa. Đứng trên
góc độ một người làm kinh doanh hay người làm quản lý trong nước sẽ cần cân nhắc với một cơ
hội kinh doanh cụ thể, nếu như việc FDI tham gia không mang lại những nhân tố căn bản cho
thành công dự kiến thì có nhất thiết phải dành cho FDI hay nên để cho một doanh nghiệp trong
nước khai thác, khi cần sẽ kêu gọi FII.
Nhìn chung, khó có thể nói FDI hay FII tốt hơn hay thậm chí có nhất thiết phải phân FDI và FII
trong một số trường hợp. Mỗi hình thức đầu tư có những lợi thế và hạn chế. Ở góc độ quản trị và
điều hành vốn, không chỉ các doanh nghiệp FDI mà các nhà đầu tư FII cũng có những giải pháp
tăng cường quản trị, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kinh doanh để tối đa hóa giá trị cho khoản
đầu tư của mình.
Việt Nam – FDI vẫn rất được quan tâm
Tăng trưởng FDI 1988 – 2006
(Nguồn: Vietpartners)
Biểu đồ tăng trưởng FDI trong nước cho thấy sau giai đoạn 1988-2004, những năm 2005, 2006
có tăng trưởng đột biến về FDI. FDI năm 2006 đã vượt rất nhanh, cao hơn đỉnh 1996 và cao nhất
trong 19 năm gần nhất. Dự kiến cuối năm 2007, FDI có thể đạt đến 12 tỉ USD. Những con số cho
thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, năm 2007, GDP ước đạt 8,5% (kế hoạch 8,2-8,5%), phấn
đấu năm 2008 đạt 8,5-9%; kim ngạch xuất khẩu tăng 20,5% (kế hoạch 17,4%); kim ngạch nhập
khẩu 27% (kế hoạch 15,5%); Tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đạt 40,6% (kế hoạch
40%), tổng thu ngân sách 287.000 tỷ đồng, tổng chi ngân sách 368.000 tỷ đồng. Theo Cục đầu
tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch đầu tư, trong 9 tháng đầu năm, các DN FDI đã đạt tổng doanh thu
25,8 tỉ USD, trong đó xuất khẩu tới hơn 14 tỉ USD, tăng gần 32% so với cùng kỳ.
Những dự báo này cho thấy sức tăng trưởng mạnh nhất trong 10 năm trở lại đây (theo lời Thủ
Tướng. Cơ sở này là điểm cân nhắc cho nhà đầu tư nước ngoài hiện tại và tiềm năng ra quyết
định đổ thêm vốn vào Việt Nam, cả FDI lẫn FII.
Nguồn: www.saga.vn
Trong giai đoạn từ 1988 đến tháng 9/2007, đã có 8.058 dự án FDI được triển khai ở Việt Nam.
Lượng vốn đầu tư trong gần 20 năm đạt đến con số 72,86 tỉ USD nhưng cho đến thời điểm
9/2007 mới chỉ thực hiện được khoảng 42,5% – một hiệu suất không hề cao. Nếu bổ ra theo các
ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ thì càng thấy rõ.
Bảng trên cho thấy có rất ít vốn đổ vào ngành nông nghiệp, nhiều nhất và vượt trội là vốn đầu tư
vào ngành công nghiệp. Lượng vốn đầu tư vào mảng dịch vụ chỉ bằng một nửa.
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – góc nhìn từ thị trường tài chính
Nguồn: www.saga.vn
Trong biểu đồ tình hình sử dụng vốn của ngành dịch vụ, ta thấy rất rõ hiệu suất sử dụng thấp thể
hiện qua các cột xanh rất thấp so với các cột da cam. Có một điểm tương phản: lĩnh vực tài
chính-ngân hàng tuy có lượng vốn đầu thấp nhưng hiệu suất thực hiện rất cao, đạt xấp xỉ 91% -
trái ngược với hầu hết các lĩnh vực khác của ngành dịch vụ và cả nền kinh tế. Tuy nhiên lượng
FDI đổ vào hoạt động tài chính – ngân hàng chỉ khoảng 840 triệu USD. Trong khi chỉ riêng lượng
vốn của các quỹ đầu tư đang hoạt động ở Việt Nam đã đạt mức xấp xỉ 6 tỉ USD.
Rõ ràng hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng là một câu chuyện
khác, cần kể riêng.
Những ngân hàng ngoại thấu hiểu người nội
Giấy phép chi nhánh của HSBC ở Tp. Hồ Chí Minh ghi ngày 22/03/1995, vốn điều lệ là 15 triệu
USD nhưng rất nhiều người trong chúng ta đều biết câu chuyện họ đã có mặt ở Việt Nam từ năm
1870. Hoạt động đầu tư trực tiếp tồn tại từ rất sớm.
ANZ tuyên ngôn là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên hoạt động tại Việt Nam với
hơn 15 năm vận hành. Ngân hàng này còn nhanh tay thiết lập một hệ thống 24 điểm đặt máy
ATM và hiện đang được rất nhiều người có thu nhập cao, người có người thân đi học, công tác
và cư trú ở nước ngoài sử dụng.
Bên cạnh ANZ và HSBC, những ngân hàng Nhật cũng có mặt tại Việt Nam từ rất sớm. Những
tên tuổi như Mitsubishi Tokyo, Sumitomo-Mitsui, Mizuho,… đều nổi tiếng ở Nhật và thế giới. Họ
cũng có mặt ở Việt Nam từ những năm 1990.
Hiểu rồi thì mua …
Thống kê một số hoạt động mua lại cổ phần ngân hàng trong nước.
Thời gian Tên DN Nước TênNH Mức Giá trị ($)
24/03/2005 ANZ Úc Sacombank 10% 27 triệu
29/06/2005 Standard Chartered Anh ACB 10% 22 triệu
28/12/2005 HSBC HongKong Techcombank 10% 17,3 triệu
28/09/2005 OCBC Singapore VPBank 10% 15,7 triệu
17/01/2007
United Overseas Bank
Limited (UOB) Singapore Southern Bank 10%
14/07/2007 ANZ Úc SSI 10%
14/09/2007 HSBC HongKong Tập đoàn Bảo Việt 10% 225 triệu
2/10/2007 HSBC HongKong Techcombank 5% 33,7 triệu
4/10/2007 Deutsche Bank Đức Habubank 10% -
12/2007 Paris National Bank-
Paribas Pháp OCB 10% -
Nguồn: www.saga.vn
Bảng trên liệt kê một số vụ mua cổ phần ngân hàng trong thời gian gần đây. ANZ và HSBC, hai
cái tên ta vừa nhắc đến ở trên cũng chính là hai ngân hàng tích cực nhất trong hoạt động đầu tư
gián tiếp mua lại cổ phần các ngân hàng trong nước.
Cùng với nguồn vốn và trợ lực từ HSBC, Techcombank trở thành một trong những ngân hàng tư
nhân phát triển nhanh và mạnh nhất ở khu vực miền bắc, đang ráo riết mở rộng phạm vi của
mình ở khu vực phía Nam. Chỉ trong vòng 3 năm 2005, 2006, 2007, Techcombank liên tục nhận
những giải thưởng danh giá từ Wachovia, Bank of Newyorks, CitiBank,… nhận giải thưởng
thương hiệu mạnh và là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam nằm trong danh sách xếp hạng tín
nhiệm ngân hàng của Moody’s. Một sức sống hoàn toàn mới và bản thân HSBC cũng thể hiện
sự “phấn khích” khi tháng 10 vừa rồi quyết định mua thêm 5% cổ phần Techcombank với giá cao
gần gấp 2 lần mức giá họ mua 10% của Techcombank hai năm trước. Họ đang chứng tỏ những
mối quan hệ bền chặt và rõ ràng FDI hay FII không còn nhiều ý nghĩa, thành công mới là câu
chuyện để mừng.
ANZ cũng khẳng định mình biết làm đầu tư. Khoản đầu tư 27 triệu USD vào Sacombank cách
đây hơn 2 năm bây giờ đã có giá trị thị trường trên 3 nghìn tỉ, lãi 2,6 nghìn tỉ, một thương vụ đầu
tư cực kỳ thành công. STB hiện nay đang là một trong những cổ phiếu được ưa thích nhất trên
sàn giao dịch TP. HCM. Nó được ưa thích không chỉ nhờ tính thanh khoản cao mà còn nhờ hiệu
quả vận hành rất tốt của Sacombank, thương hiệu được ghi nhận và được tín nhiệm, đặc biệt
của người dân phía Nam. Sàn HoSE chỉ có hai cổ phiếu nhóm tài chính – ngân hàng, cả hai đều
là những tên tuổi hàng đầu, ngoài STB vừa nhắc đến còn có SSI. SSI cũng lại là một đối tượng
đầu tư của ANZ. Với 88 triệu USD để mua 10% SSI, sau hơn 3 tháng, giá trị tính theo giá thị
trường là 130 triệu USD, lãi 50% sau 3 tháng. Chỉ FII mới có thể làm lên những khoản lãi khổng
lồ trong khoảng thời gian rất ngắn.
Tuy nhiên việc so sánh FDI và FII không nên chỉ nhắm vào số lãi trên thời gian. Hãy nhìn vào
cách làm của ANZ, ngoài việc thực hiện đầu tư vào SSI, ANZ còn tham gia hỗ trợ với các tiêu chí
về kĩ thuật và quản trị kinh doanh. Những thành công vượt bậc của SSI trong khoảng thời gian
ngắn gần đây không thể không có phần đóng góp của ANZ và Daiwa Securities. FII đang thực sự
minh chứng hiệu quả của mình.
Câu chuyện đương nhiên sẽ không dừng lại, ngoài ANZ và HSBC còn có Standard Charter,
Deustch Bank hay Paribas. Tiếp theo các ngân hàng là thế lực vô cùng hùng hậu và có sức
mạnh còn vượt trội hơn nữa của các quỹ đầu tư quốc tế, các ngân hàng đầu tư hàng đầu như
Morgan Stanley hay G.Sachs. Mới đây trong một cuộc trao đổi với các đối tác từ Mỹ, chúng tôi
được biết có đến 200 quỹ đầu tư của họ đang chờ tín hiệu tốt để cùng tham gia vào thị trường
Việt Nam. FII có thể tăng chóng mặt, vốn sẽ bỗng chốc chảy ào ạt. Nhưng cũng đồng nghĩa với
rủi ro đang đạt đến mức cần báo động và phải có biện pháp phòng vệ.
Tương lai là gì
Ai cũng muốn nhìn vào tương lai tốt đẹp. Mặt tốt đẹp của những điều chúng ta trao đổi là lượng
vốn khổng lồ chảy vào sẽ kích thích nền kinh tế vọt lên nhanh chóng. Xu thế kết hợp cả đầu tư
trực tiếp và gián tiếp sẽ được nhiều nhà đầu tư nước ngoài áp dụng. Đầu tư trực tiếp để chủ
động tìm hiểu, nắm bắt thị trường, còn đầu tư gián tiếp để mở rộng hoạt động, đa dạng kinh
doanh, danh mục đầu tư. Đầu tư trực tiếp sẽ có ý nghĩa mở đường cho đầu tư gián tiếp.
HSCB đưa ra các khuyến cáo định hướng cho khách hàng của mình đầu tư vào Việt Nam. Khi
đó, họ vừa làm dịch vụ cho chính họ, đồng thời khuyến khích hoạt động đầu tư gián tiếp khác
vào Việt Nam.
Hội nhập WTO và hấp dẫn của thị trường 80 triệu dân đang tăng trưởng mở đường cho sự xuất
hiện ngày một đông đảo hơn đội ngũ các ngân hàng và định chế tài chính quốc tế tại Việt Nam
dưới hình thức FDI. Tuy nhiên với tốc độ tăng quá nhanh của số lượng các tổ chức tài chính như
công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính, ngân hàng… thì xu thế thâu tóm và
mua lại đối tác Việt Nam của các tổ chức tài chính nước ngoài dường như được báo trước sẽ
đến thời điểm rất thuận lợi và khi diễn ra sẽ rất ào ạt.
Bài đăng trong sách "20 năm Đầu tư nước ngoài- Nhìn lại và hướng tới 198 - 2007" do Cục Đầu
tư nước ngoài, Hội DN đầu tư nước ngoài và Tạp chí DN đầu tư nước ngoài hợp tác xuất bản;
1/2008